HỒ SƠ thị trưỜng vưƠng quốc hà lan mục lụC



tải về 0.98 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2018
Kích0.98 Mb.
#37071
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1. Các thông tin cơ bản


Tên nước

Vương quốc Hà Lan (Kingdom of the Netherlands)

Thủ đô

Amsterdam

Quốc khánh

30/4 (theo ngày sinh của Nữ hoàng)

Diện tích

41.526 km2

Dân số

16,877,351 (2013)

Khí hậu

Ôn đới, khí hậu biển; mùa hè mát mẻ và mùa đông ấm áp

Ngôn ngữ

Tiếng Hà Lan : 90% dân số sử dụng ngôn ngữ này. Khoảng 350.000 người chiếm 2,2% dân số Hà Lan sử dụng tiếng Frisian là ngôn ngữ chính, chủ yếu ở tỉnh phía Bắc của Friesland. Ở Hà Lan hơn 1,2% dân số sử dụng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập.

Tôn giáo

Thiên chúa giáo La mã 30%, Hà Lan cách tân 11%, Can-vin 6%, Hồi giáo 5,8%, khác 5,2%, không tôn giáo 42%

Đơn vị tiền tệ

Euro

Múi giờ

GMT +1

Thể chế

Quân chủ lập hiến và Nghị viện

Nguyên thủ

Nữ hoàng Beatrix (Queen Beatrix) kế vị ngày 30/4/1980

Khác với nhiều nước Châu Âu khác, Nữ Hoàng Hà Lan - nguyên thủ quốc gia - tham gia thành một bộ phận của chính phủ bên cạnh Thủ tướng và các bộ trưởng. Nữ Hoàng có trách nhiệm đọc các bài phát biểu hàng năm, khai mạc quốc hội và thông qua kế hoạch năm của chính phủ vào ngày Thứ Ba tuần thứ ba của Tháng Chín.

Nữ Hoàng có vai trò quan trọng trong việc lập chính phủ mới sau khi bầu nghị viện, đặc biệt trong bối cảnh lịch sử Hà Lan chưa khi nào có một chính đảng một mình chiếm được đa số trong Quốc hội và các chính phủ Hà Lan đều là chính phủ liên hiệp


Thủ tướng

Mark RUTTE (từ 14/10/2010);

2. Lịch sử


Trong thời trung cổ, nước Hà Lan được chia thành những vùng từ trị dưới quyền các lãnh chúa phong kiến. Dưới thời vua Karel đệ ngũ (1500-1558), những vùng tự trị này kết hợp với vùng đất thuộc Bỉ và Luxembourg ngày nay dưới tên gọi "Lage Lande" (có nghĩa là các nước thấp hơn mực nước biển) và bị sát nhập vào đế quốc Bourgon và Habsburg (Bourgondisch - Habsburgse Rijk). Năm 1568, vì vua Phillip đệ nhị (con của vua Karel đệ ngũ) độc tài nên hoàng tử Willem van Oranje lãnh đạo những vùng tự trị miền bắc Hà Lan đứng lên chống lại Phillip đệ nhị. Lịch sử Hà Lan gọi giai đoạn này là "Cuộc chiến tranh 80 năm", kết thúc bằng hiệp ước MÜ nster năm 1648 đánh dấu sự ra đời của quốc gia độc lập "Cộng hoà thống nhất bảy xứ Hà Lan" (Pepubliek der Zeven Verenigde Nederlanden) gồm 7 vùng tự trị là Holland, Zeeland, Utrecht, Friesland, Groningen, Overijssel và Gelderland.

Cuối Thế kỷ 18, Pháp chiếm đóng Hà Lan và thành lập nước Cộng hoà Batavia (Batavian Republic). Napoleon đã biến nước cộng hoà này thành vương quốc (Kingdom of Holland) dưới sự trị vì của em mình là Louis, lấy Amsterdam làm thủ đô. Một vài năm sau, Netherlands bị sát nhập vào Pháp. Đến 1813, Hà Lan lại được độc lập, nhưng lại xẩy ra nội chiến giữa hai phe Cộng hoà và nhóm ủng hộ Hoàng gia. Kết quả là nhóm Cộng hoà bị thua.

Năm 1813, Willem Frederik - vị Vua đầu tiên - chuyển chính phủ về The Hague, mặc dù Amsterdam vẫn tiếp tục là thủ đô chính thức. Năm 1815, miền Bắc và miền Nam Netherlands - ngày nay là lãnh thổ Hà Lan và Bỉ - sáp nhập lại thành Vương quốc Netherlands dưới sự trị vì của Vua Willem Frederik. Năm 1830, miền Nam Netherlands tách ra để thành lập Vương quốc riêng là Vương quốc Bỉ hiện nay. Vua Willem đệ tam qua đời năm 1890 mà không có con trai để nối ngôi. Dưới quyền nhiếp chính của Thái hậu Emma, nữ hoàng Wilhelmina bắt đầu lãnh đạo đất nước và cũng chấm dứt quyền lực của Hà Lan đối với Luxembourg.

Hiến pháp năm 1848 mở đầu thời kỳ quân chủ lập hiến (nhà vua không chịu trách nhiệm về các hoạt động của chính phủ mà các bộ trưởng phải có trách nhiệm giải trình với Nghị viện) và việc bầu trực tiếp Hạ viện.

Trong chiến tranh Thế giới thứ nhất, Hà Lan được đánh giá là nước trung lập nhưng trong chiến tranh Thế giới thứ hai, Hà Lan bị Phát xít Đức xâm lược và chiếm đóng. Hiện nay, là một quốc gia hiện đại, công nghiệp hóa cao, Hà Lan cũng là quốc gia chuyên xuất khẩu các sản phẩm nông sản.

Hà Lan là thành viên sáng lập NATO và EEC (hiện nay là EU), và tham gia vào khu vực đồng tiền chung Châu Âu năm 1999.


3. Đường lối đối ngoại


Hà Lan là nạn nhân của nhiều cuộc chiến tranh (Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh...). Trước chiến tranh thế giới thứ 2, Hà Lan theo đường lối trung lập. Sau khi bị phát xít Đức chiếm (hoàng gia phải chạy ra nước ngoài), Hà Lan liên kết với phe đồng minh và phương Tây, tham gia sáng lập và có vai trò quan trọng (đóng góp nhiều sáng kiến và tài chính) ở nhiều tổ chức quốc tế như UN, EU, IMF, Ngân hàng thế giới, CSCE, GATT-WTO, NATO, ASEM...

Hà Lan ưu tiên củng cố quan hệ với đồng minh truyền thống như Mỹ, NATO, Tây Âu, Nhật. Ngoại trưởng hiện nay (Verhagen) coi “Mỹ là đồng minh quan trọng nhất” (có 3 Tổng thống Mỹ gốc Hà Lan, hai nước mới kỷ niệm 400 năm quan hệ 1609 – 2009, Hà Lan đầu tư hơn 150 tỉ USD ở Mỹ - lớn thứ 3 sau Anh và Nhật, Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất ở Hà Lan với hơn 200 tỉ USD)

Hà Lan chú trọng quan hệ với các nước đang phát triển (một phần vì thuộc địa trước đây), tranh thủ tài nguyên, thị trường tiêu thụ... Hà Lan đặc biệt ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực xây dựng luật pháp quốc tế (Toà án hình sự), an ninh, xây dựng châu Âu, nhân quyền, xoá đói giảm nghèo, chú trọng lĩnh vực năng lượng, môi trường, biến đổi khí hậu.

Năm 2010, Hà Lan đóng góp 3,6 tỉ euro cho EU (năm 2009 là hơn 7 tỉ euro).


Chính phủ mới sẽ tiếp tục chính sách của chính phủ trước: coi trọng quan hệ với các nước láng giềng (Pháp, Bỉ, Luxembourg), các nước thành viên EU, NATO. Ngay sau khi Chính phủ mới được thành lập, Thủ tướng Mark Rutte đã thăm Bỉ và Luxembourg, Ngoại trưởng Uri Rosenthal thăm Bỉ, gặp song phương với Tổng Thư ký NATO và Đại diện cấp cao Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU. Ngoài ra, Chính phủ của Thủ tướng Mark Rutte tiếp tục coi Mỹ là đối tác chiến lược; tranh thủ các nước đang phát triển, đặc biệt với châu Phi và châu Á; đề cao vấn đề năng lượng, môi trường, nhân quyền, các mục tiêu thiên niên kỷ… Đối với các vấn đề quốc tế, Thủ tướng Mark Rutte tuyên bố Hà Lan sẽ tiếp tục gách vác các trách nhiệm quốc tế như đã thực hiện trong quá khứ; để ngỏ khả năng đưa nhân viên quân sự Hà Lan trở lại Afghanistan và giúp Afghanistan đào tạo cảnh sát theo đề nghị của NATO. 
 Hợp tác phát triển là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hà Lan. Chính sách viện trợ phát triển của Hà Lan do Chính phủ thông qua và giao cho Bộ Hợp tác phát triển thuộc Bộ Ngoại giao quản lý và điều phối việc cấp các khoản viện trợ. Hà Lan là một trong những nước có tỉ lệ viện trợ ODA cao nhất trên thế giới (0,8% GDP hàng năm), tương đương hơn 4 tỉ USD/năm, chủ yếu cho những nước chậm phát triển nhất ở châu Phi, Nam Á, Mỹ Latinh… và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xoá đói, giảm nghèo, quản lý nước, thuỷ lợi, giáo dục…Mức độ viện trợ của Hà Lan cho các nước tuỳ thuộc trình độ phát triển của các nước này và quan hệ chính trị nói chung. 

4. Văn hoá xã hội


Văn học: Từ thời Trung cổ các tác phẩm văn học của Hà Lan và Flemish được sáng tác bằng ngôn ngữ chuẩn của Hà Lan.

Phát triển rực rỡ từ thế kỷ 12 trở đi, nền văn học sơ khai của Hà Lan đã cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng Pháp và một chút gì đó của tiếng Đức trong vốn từ vựng và phong cách văn học. Văn học Hà Lan thời Trung cổ cũng mang những đặc điểm chung tương tự như các nền văn học địa phương đương đại, do vậy mà tinh thần tư sản đã được thể hiện trong các tác phẩm của Jacob van Maerlant và trong các bản dịch bằng tiếng Hà Lan về con cáo trong các bài thơ ngụ ngôn. Còn Hadewijch, John Ruysbroeck và Gerard Groote lại nói một thứ ngôn ngữ mang chủ nghĩa huyền bí. Tới thế kỷ 14 thì nét tinh thần thượng võ và chủ nghĩa kinh viện đã dần suy yếu và tới thế kỷ 15 thì chủ nghĩa thần bí được chuyển thành sự hiếu thảo đạo đức.

Sau thế kỷ 17 văn học của người Flemish và Hà Lan đã đi xuống. Pieter Langendijk, Justus van Effen, các tiểu thuyết gia Elisabeth Wolff và Agatha Deken đều là những nhà văn hàng đầu của Hà Lan ở thế kỷ 18. Vào thế kỷ 19, nền văn học của người Hà Lan và Flemish đã lan rộng sang các dòng văn học Châu Âu với sự xuất hiện của các nhà tiểu thuyết như Jacob van Lennep, Anna Bosboom-Toussaint, Eduard Dekker và Hendrik người Bỉ. Các nhà thơ thì có Isaac Da Costa, Hendrik Tollens, Everhardus Potgieter cùng các nhà thơ người Bỉ: Guido Gezelle, Albrecht Rodenbach, Pol de Mont và Nicolaas Beets.

Sau thập kỷ 40 của thế kỷ 20 tiểu thuyết tâm lý xuất hiện tiêu biểu cho nền văn học Flemish. Bác sỹ Simon Vestdijk có lẽ là nhà văn vĩ đại nhất của Hà Lan trong thể kỷ 20. Ông đã viết các tiểu thuyết tâm lý ẩn chứa ảnh hưởng về thuyết sinh tồn. Nhà văn đương đại Gerrit Achterberg đã khám phá các chủ đề tương tự về sự sống và cái chết trong các bài thơ mang tính cách đầy mạnh mẽ của ông. Nhật ký của Anne Frank chỉ là một trong vô vàn các tác phẩm hay nhất viết về những kinh biến của Hà Lan trong thế chiến thứ hai. Kể từ sau chiến tranh, đặc điểm trong thơ ca của Hà Lan đã thay đổi tiêu biểu là nhà thơ Lucebert ( Lubertus Swaanswijk) với các tác phẩm liên quan tới nhóm Cobra theo chủ nghĩa quốc tế. Ông đã từ bỏ cách gieo vần, nhịp thơ và đưa vào các yếu tố của chủ nghĩa siêu thực trong các tác phẩm thơ ca của mình.



Ẩm thực: Mặc dù thực phẩm trên khắp thế giới đều dễ dàng tìm thấy trong các nhà hàng, siêu thị nhưng phương thức chế biến truyền thống của Hà Lan vẫn còn được duy trì. Bữa chính của người Hà Lan truyền thống thường là khoai tây nghiền thỉnh thoảng trộn với rau xanh, thịt lợn ở dạng xúc xích hun khói và nước xốt. Thịt viên cũng thường được an cùng với nước xốt và khoai tây. Người Hà Lan hiếm khi ăn thịt cừu, tuy nhiên thịt ngựa thì lại là món phổ biến. Một số món rau lạ thường được người Hà Lan ăn là dưa cải bắp, rau riếp xoăn và cải xoăn.

Các món súp tạo nên một bữa ăn phổ biến khác của người Hà Lan. Món súp nổi tiếng nhất là “erwtensoep”, thành phần chính là đậu hạt và giăm bông.

Hà Lan giáp với Biển Bắc cho nên họ ăn nhiều cá cả xông khói và cá tươi. Món cá đáng chú ý nhất là “zoute haring” gồm một con cá trích sống róc xương ăn kèm với hành thái nhỏ giống như một món ăn nhanh. Món lươn hun khói cũng được coi là món đặc sản của người Hà Lan. Phómát được tiêu thụ nhiều tại Hà Lan. Tại nhiều cửa hàng phómát được bán ở dạng nguyên, miếng và lát trong khi bạn chờ mua hàng. Loại phổ biến nhất là Gouda (loại không có mùi gắt) không phải loại ê đam phết đỏ như thường thấy ở các nước Châu Âu khác.

Ở khắp nơi đều có các quán ba phục vụ món ăn nhanh bán các loại bánh cuộn nhồi và món rán. Nổi bật nhất là món “kroket” một loại thịt ragu phết vụn bánh mỳ và thịt rán. Khoai tây rán khá là phổ biến và được ăn cùng với xốt ma-don-ne. Các nhà hàng bán thức ăn In-đô-nê-xi-a và Trung Quốc có mặt ở khắp Hà Lan và bữa ăn nhanh là một lựa chọn khá phổ biến.

Một món ăn nhanh khá phổ biến vào đêm khuya là “shoarma”. Đây là một loại thịt nướng ướp tẩm nhiều vị ăn kèm với sa-lát và xốt nóng kẹp trong ổ bánh mỳ.

Âm nhạc: Loại hình âm nhạc cổ điển của Hà Lan đã không được tổ chức với phạm vi và quy mô lớn trong một thời gian dài. Chỉ đến cuối thế kỷ 19 mới bắt đầu một cuộc chuyên môn hóa và nhiều dàn nhạc giao hưởng cũng như đoàn ca múa mới hình thành. Các nhà soạn nhạc nổi tiếng trong thế kỷ 20 là Julius Röntgen, Willem Pijper, Mathijs Vermeulen, Louis Andriessen, Otto Ketting, Ton de Leeuw, Theo Loevendie, Misha Mengelberg, Tristan Keuris và Klaas de Vries. Ban nhạc rock của Hà Lan được biết đến nhiều nhất là Golden Earring đã có hit lớn nhất của họ với bài "Radar Love" trong thập niên 1970. .

Thể thao: Tại Hà Lan thể thao được tổ chức kỹ lưỡng với sự quan tâm của các hiệp hội chính thức của quốc gia và có hàng ngàn các câu lạc bộ địa phương dành cho mọi người. Ngay từ nhỏ trẻ em được khuyến khích tham gia vào các câu lạc bộ thể thao vì trường học không phục vụ môn thể thao đòi hỏi nhiều sự sắp xếp và tổ chức.

Trong tổng dân số hơn 16 triệu người thì gần 5 triệu đăng ký là thành viên của câu lạc bộ thể thao vậy nên có thể nói chắc chắn rằng người Hà Lan là những fan cuồng nhiệt với thể thao. Môn thể thao số một cho cả người chơi và khán giả đó là bóng đá. Điều này không có gì quá ngạc nhiên khi mà tại đất nước sản sinh ra các cầu thủ như Johan Cruyff, Marco van Basten và Ruud Gullit.

Mặc dù không phản ánh số lượng thành viên đăng ký nhưng môn trượt băng cũng là một môn thể thao rất phổ biến cả ở trên truyền hình và trên các thuỷ lộ của Hà Lan mỗi khi thời tiết đủ lạnh. Trong các kỳ đông giá rét, khi mà các sông ngòi ao hồ trong nước đóng băng thì một trong những giải đi bộ trượt băng lớn nhất sẽ được tổ chức. Cuộc đua Eleven Cities (elfstedentocht) diễn ra tại tỉnh Friesland. Trượt băng đóng một vai trò lớn trong văn hoá và tinh thần của người Hà Lan.

Ở Hà Lan, khúc côn cầu được chơi rộng rãi, đua xe đạp là môn thể thao truyền thống và có nhiều câu lạc bộ quần vợt. Các môn thể thao cưỡi ngựa đang được hâm mộ và môn cầu lông, bóng quần là các môn thể thao ưa thích cuối tuần.



Ngày nghỉ/lễ tết

1/1: Ngày đầu năm mới

Ngày thứ 6 tốt lành: Ngày thứ 6 trước Lễ Phục sinh

Ngày chủ nhật của Lễ Phục sinh tháng 3 và tháng 4

Ngày thứ hai của Lễ Phục sinh tháng 3 và tháng 4

1/5: Quốc tế lao động

40 ngày sau Lễ Phục sinh: Lễ Thăng thiên

Ngày chủ nhật thứ 7 sau ngày lễ Phục sinh: Lễ hiện xuống

25/12: Giáng sinh

26/12: Ngày tặng quà (Theo tục lệ Hà Lan, ngày này chủ nhà tặng quà cho người làm, người đưa thư, người giao hàng)



Каталог: Media -> AuflaNews -> Attachment
Attachment -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Attachment -> Trung tâm thông tin công nghiệp và thưƠng mạI
Attachment -> Các Tổng cục, Cục, Vụ, Ban Đổi mới và qldnnn, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ
Attachment -> Bản dự thảo để các đơn vị góp ý trước ngày 20/9/2011 B…BỘ NÔng nghiệP
Attachment -> THỦ TƯỚng chính phủ ­­­­­­­­­ Số: /QĐ-ttg DỰ thảO
Attachment -> HIỆP ĐỊnh về quy tắc thanh toán trong liên vận hành khách và HÀng hóA ĐƯỜng sắt quốc tế do Ủy ban osjd tái bản
Attachment -> HỒ SƠ thị trưỜng vưƠng quốc hà lan mục lụC
Attachment -> TỔng cục lâm nghiệp số: 287 /QĐ – tcln-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachment -> Bé n ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n ng th n

tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương