HÀ NỘI 2014 Mục lục giới thiệu quy chuẩN 3



tải về 241.37 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích241.37 Kb.
#23253
  1   2   3   4


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện

--------------------

THUYẾT MINH

XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT THIẾT BỊ GIẢI MÃ

SET TOP BOX TRONG MẠNG TRUYỀN HÌNH VỆ TINH

Chủ trì : Ks. Phạm Tùng Lâm

Cộng tác viên : Ks. Thân Phụng Cường

HÀ NỘI - 2014

Mục lục

1. GIỚI THIỆU QUY CHUẨN 3

1.1. Tên Quy chuẩn 3

1.2. Mã số : QCVN xxx:2014/BTTTT 3

2. ĐẶT VẤN ĐỀ. 3

2.1. Đặc điểm, tình hình đối tượng tiêu chuẩn hoá trong và ngoài nước. 3

2.1.1. Giới thiệu chung. 3

2.1.2. Các chuẩn phát sóng truyền hình số. 3

2.1.3. Tiêu chuẩn truyền hình vệ tinh kĩ thuật số của Việt Nam. 4

2.1.4. Khái niệm về Set Top Box 5

2.2. Khảo sát tình hình sử dụng và quản lý thiết bị Set Top Box trong mạng truyền hình vệ tinh 7

2.2.1. Trên thế giới 7

2.2.2. Việt Nam 13

2.2.3. Nhận xét. 20



3. TÌNH HÌNH TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN QUỐC TẾ, QUỐC GIA VÀ CỦA VIỆT NAM VỀ THIẾT BỊ SET TOP BOX TRUYỀN HÌNH VỆ TINH 20

3.1. Việt Nam 20

3.2. Thế giới 20

3.2.1. Tổ chức ITU 20

3.2.2. Tổ chức IEC 21

3.2.3. Tổ chức ETSI 22

3.2.4. Tổ chức Nordig. 23

3.2.5. Tiêu chuẩn truyền hình kĩ thuật số của Mỹ 23

3.2.6. Các tiêu chuẩn quốc gia khác 23

3.2.6.1. Tiêu chuẩn của Australia. 23

3.2.6.2. Tiêu chuẩn của Ấn Độ. 24

3.2.6.3. Tiêu chuẩn của Trung Quốc. 24

3.2.6.4. Tiêu chuẩn của Áo. 24



4. LÝ DO, MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI XÂY DỰNG QUY CHUẨN. 25

4.1. Lý do xây dựng quy chuẩn. 25

4.2. Mục đích xây dựng quy chuẩn. 25

4.3. Giới hạn phạm vi xây dựng quy chuẩn. 25



5. SỞ CỨ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN. 26

5.1. Phân tích tài liệu. 26

5.2. Lựa chọn sở cứ. 26

5.3. Hình thức xây dựng quy chuẩn 26

6.1. Tên của bộ quy chuẩn. 27

6.2. Bố cục của quy chuẩn 27

6.3. Diễn giải nội dung quy chuẩn 27

Tài liệu tham khảo 29

Bảng đối chiếu các chỉ tiêu kỹ thuật với các tiêu chuẩn viện dẫn 31

31



1 Bảng đối chiếu mục lục dự thảo quy chuẩn với tài liệu tham khảo 32

1.4. Thuật ngữ và chữ viết tắt 32

2.4.2. Bộ giải ghép MPEG-2 33

1. GIỚI THIỆU QUY CHUẨN

    1. Tên Quy chuẩn


QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ THU TÍN HIỆU DVB-S và DVB-S2 TRONG MẠNG TRUYỀN HÌNH VỆ TINH
    1. Mã số : QCVN xxx:2014/BTTTT

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ.

    1. Đặc điểm, tình hình đối tượng tiêu chuẩn hoá trong và ngoài nước.

      1. Giới thiệu chung.


Truyền hình số và tương tự khác nhau ở cách thông tin được truyền từ máy thu đến máy phát. Truyền hình tương tự tín hiệu có dạng sóng liên tục trong khi đó truyền hình số tín hiệu có dạng là các bit thông tin rời rạc. Dòng tín hiệu số giúp cho truyền tín hiệu hiệu quả hơn nhiều so với truyền tương tự.

Truyền hình số cho phép thực hiện được các chương trình hình ảnh chất lượng cao với âm thanh lập thể. Ngoài ra nó có thể cung cấp các dòng thông tin đa mức cho phép người sử dụng có thể truy cập thông tin phong phú và hơn thế nữa có thể có tác động qua lại, cung cấp các dịch vụ truyền hình tích hợp với Internet.

Xét trên khía cạnh kỹ thuật, truyền hình số cho hình ảnh rõ ràng và sắc nét, loại bỏ được nhiễu giao thoa và hiệu ứng ảnh ma mà với truyền hình tương tự hiện tại đang gây ảnh hưởng đến nhiều người xem ở những khu vực có nhiều nhà cao tầng và các vùng đồi núi.

      1. Các chuẩn phát sóng truyền hình số.


Hiện tại trên thế giới tồn tại 3 tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số là:

- ATSC (Mỹ - tính đến năm 2009 có 38 % số nước đang sử dụng)

- DVB (Châu Âu - “ 54% “ )

- ISDB (Nhật - " 8 % " )



2.1.2.1. Chuẩn ATSC (Advanced Television System Committee).

Hệ thống ATSC ( được sử dụng ở Mỹ ) có cấu trúc dạng lớp, tương thích với mô hình OSI 7 lớp của các mạng dữ liệu. Mỗi lớp ATSC có thể tương thích với các ứng dụng khác cùng lớp. Các đơn vị dữ liệu có độ dài cố định phù hợp với sửa lỗi, ghép dòng chương trình, chuyển mạch, đồng bộ, nâng cao tính linh hoạt và tương thích với dạng thức ATM.

Chuẩn ATSC cung cấp cho cả hai mức: truyền hình phân giải cao (HDTV) và truyền hình tiêu chuẩn (SDTV).

2.1.2.2. Chuẩn DVB (Digital Video Broadcasting).

Các tổ chức của châu Âu bao gồm European Telecommunications Standards Institute (ETSI), the Centre for Electrotechnical Standards (CENELEC) và European Broadcasting Union (EBU) đã thành lập một nhóm kỹ thuật chung (JTC) cùng thực hiện việc xây dựng họ tiêu chuẩn DVB.

DVB gồm một loạt các tiêu chuẩn. Trong đó cơ bản là:

- DVB-S/S2: Hệ thống truyền hình qua vệ tinh.

- DVB-C/C2: Hệ thống cung cấp tín hiệu truyền hình số qua mạng cáp.

- DVB-T/T2: Hệ thống truyền hình số mặt đất



2.1.2.3. Chuẩn ISDB (Intergrated Services Digital Broadcasting).

Hệ thống chuyên dụng cho phát thanh truyền hình số mặt đất đã được hiệp hội ARIB đưa ra và được hội đồng công nghệ viễn thông của Bộ thông tin bưu điện (MPT) thông qua như một bản dự thảo tiêu chuẩn cuối cùng ở Nhật bản.

Hệ thống này có thể truyền dẫn các chương trình truyền hình, âm thanh hoặc dữ liệu tổng hợp. ISDB cho phép truyền đa chương trình phức tạp với các điều kiện thu khác nhau, truyền dẫn phân cấp, thu di động ...

      1. Tiêu chuẩn truyền hình vệ tinh kĩ thuật số của Việt Nam.


Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 22/2009/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020 với định hướng thực hiện thành công lộ trình chuyển đổi công nghệ từ kỹ thuật tương tự sang kỹ thuật số vào thời điểm cuối năm 2020. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành quyết định số 2451-QĐ-TTg vào tháng 12/2011 phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình đến năm 2020. Hiện nay, trên lãnh thổ Việt Nam truyền hình kỹ thuật số đang áp dụng tiêu chuẩn truyền hình số thuộc họ chuẩn DVB của Châu Âu.

Thực tế, việc quyết định chọn chuẩn phát sóng DVB cho Việt Nam có nghĩa là quyết định chọn tiêu chuẩn truyền dẫn số qua cáp và mặt đất và vệ tinh là DVB-C, DVB-T và DVB-S, bởi vì các tiêu chuẩn này đều thuộc họ các tiêu chuẩn DVB (châu Âu).

Truyền hình số qua vệ tinh chính thức được Đài truyền hình Việt Nam ứng dụng từ năm 1998 để truyền dẫn các chương trình truyền hình đến các trạm phát lại trên phạm vi toàn quốc và đến 2002 bắt đầu triển khai phát sóng truyền hình số vệ tinh dạng thức DTH trên băng tần Ku vừa cung cấp dịch vụ truyền hình trực tiếp vừa làm chức năng truyền dẫn.

Từ khi vệ tinh VINASAT-1 được phóng lên quỹ đạo tháng 4/2008, truyền hình số vệ tinh đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng các nhà cung cấp dịch vụ, số lượng thuê bao và cả số lượng kênh phát thanh, truyền hình.

Truyền hình số vệ tinh DVB-S/S2 đã và đang trở nên quen thuộc ở Việt Nam, cơ chế chính sách mới khuyến khích nhiều đối tượng đủ điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ. Chính vì vậy, công tác xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật để định hướng phát triển, tạo công cụ quản lý Nhà nước trên lĩnh vực truyền dẫn phát sóng truyền hình số hết sức cấp bách. Thực tế, nhiều năm qua trong kế hoạch triển khai nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông, các tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình số đang được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng. Việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho thiết bị Set Top Box trong mạng truyền hình vệ tinh là nhiệm vụ quan trọng trong việc triển khai thực hiện quy hoạch lộ trình truyền dẫn, phát sóng truyền hình số . Quy chuẩn này sẽ bổ sung vào họ danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn truyền hình số đang áp dụng tại Việt Nam như tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình cáp số DVB-C/C2, tiêu chuẩn kỹ thuật tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T/T2, tiêu chuẩn kỹ thuật dịch vụ truyền hình IPTV.

Hiện nay, truyền hình qua vệ tinh đã phủ sóng khắp cả nước và nước ngoài, có thể thu được tại các khu vực mà truyền hình cáp hay truyền hình số mặt đất khó tiếp cận. Đây là lý do cho thấy sự quan trọng của mạng truyền hình vệ tinh.


      1. Khái niệm về Set Top Box


2.1.4.1. Khái niệm chung

Set Top Box (STB) là một thiết bị kết nối giữa máy thu hình với nguồn tín hiệu bên ngoài, và chuyển đổi các tín hiệu đó thành nội dung có thể hiển thị trên màn hình vô tuyến. Nguồn tín hiệu bên ngoài là tín hiệu đã được điều chế từ vệ tinh, từ cáp đồng trục, từ đường điện thoại (bao gồm cả kết nối DSL) và từ ăngten VHF hay UHF. Phần nội dung có thể hiển thị có thể là video (kèm số liệu, text), audio.

Set Top Box (STB) - Còn có thể được gọi là Set-tops, set-top box, Set Top Box, STB, Receivers, Converters, Decoders, Intelligent Set-top Boxes, Set-top Decoders, Smart Encoder, Digital TV Converter, DTV Converter, Voice-enabled Set-top Boxes, Digital Decoder, DTV Tuner, Descrambler, Digital Set-top Box, Addressable Converter, Demodulator, Smart TV Set-top Box, ITV enabled Set-top Box, Internet-enabled Set-top Box, ITV enabled Set-top cable box, Satellite- enabled Set-top Box, Cable-enabled Set-top Box, Low-end Boxes, Thin Boxes, Thick Boxes, Smart TV Set-top Box, Super Box, All-in-one Set Top Box, Integrated Set Top Box, Hybrid Cable Box, Media Center, Intergrated Receiver Decoder – IRD …

Khi các chức năng của Set Top Box được tích hợp trong Tivi thì nó được gọi là “Built-in”, ti vi có tích hợp STB ( iDTV ).

Khái niệm Set Top Box thường dẫn đến hiểu lầm vì không nhất thiết là thiết bị phải đặt ở trên ti vi và cũng không cần thiết phải là dạng box. Thuật ngữ này bắt nguồn từ các thiết bị thu truyền hình cáp, ban đầu là các thiết bị điều khiển tương tự thường đặt ở trên hay ở dưới ti vi.

Set Top Box có thể có bộ phận điều khiển phía trước nhưng nói chung thường được sử dụng qua điều khiển từ xa dùng tín hiệu hồng ngoại.

Các Set Top Box được dùng để giải mã tín hiệu số và khái niệm Set Top Box cũng được hiểu là Set Top Box số. STB có thể thu tín hiệu truyền hình số, kết nối với mạng, chơi trò chơi, truy nhập Internet, tương tác với Hệ thống hướng dẫn lập trình điện tử, các kênh ảo, gửi thư điện tử và hội nghị truyền hình. Rất nhiều STB có thể giao tiếp theo thời gian thực với các thiết bị camcorders, DVDs, CD players, các thiết bị cầm tay và bàn phím nhạc.

Các chương trình tương tác có thể được tải xuống Set Top Box và được phát dưới dạng tín hiệu số cùng với các chương trình và được cung cấp tới Set Top Box theo yêu cầu. Các ứng dụng đó thường được lưu trữ trong bộ nhớ và không bị xoá mất khi thay đổi kênh hay tắt Set Top Box.

Một vài STB còn có ổ lưu trữ lớn và khe cắm thẻ thông minh cho phép lưu trữ chương trình, lúc đó nó còn có chức năng của một thiết bị ghi hình cá nhân (PVR) hay thiết bị ghi hình số (DVR). Một vài Set Top Box còn tích hợp thiết bị đọc và ghi DVD.

Set Top Box có thể đươc kết nối với máy tính cá nhân. Một vài STB còn có chức năng như một máy tính cá nhân. Chắng hạn như trong mạng IPTV, thiết bị Set Top Box là một máy tính cá nhân cung cấp giao tiếp 2 chiều qua mạng IP.



2.1.4.2. Phân loại Set Top Box

Thiết bị Set Top Box được phân thành các loại:

Phụ thuộc vào nguồn tín hiệu cung cấp, các Set Top Box được chia như sau:

+ Set Top Box dùng cho truyền hình số mặt đất DVB-T

+ Set Top Box dùng cho truyền hình vệ tinh DVB-S

+ Set Top Box dùng cho truyền hình cáp DVB-C

Phụ thuộc vào chuẩn mã hoá hình ảnh, các Set Top Box được chia như sau:

+ Set Top Box chuẩn MPEG-2

+ Set Top Box chuẩn MPEG-4

Thực tế hiện nay tại thị trường Việt Nam, các nhà cung cấp thiết bị đã chia Set Top Box làm hai loại :

+ Set Top Box mức SDTV (thông thường)

+ Set Top Box mức HDTV (cao cấp)

Kiến trúc chung của một thiết bị Set Top Box được trình bày trong hình vẽ 1.



Hình vẽ 1. Kiến trúc chung của một thiết bị Set Top Box

2.1.4.3. Set Top Box truyền hình vệ tinh

Thiết bị Set Top Box truyền hình vệ tinh thu, giải mã tín hiệu số cung cấp từ đầu thu anten parabol đưa ra tín hiệu hình và tiếng hiển thị trên màn hình.

Thiết bị Set Top Box vệ tinh chia làm 2 loại thiết bị chuẩn với định dạng SDTV và loại thiết bị cao cấp với định dạng HDTV. Với công nghệ thiết bị Set Top Box vệ tinh DVB-S, và thiết bị Set Top Box vệ tinh DVB-S2.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam, đa số các thiết bị Set Top Box là DVB-S2 vì có thể giải mã được cả tín hiệu DVB-S và DVB-S2, việc phân chia thiết bị chủ yếu là thiết bị chuẩn hay thiết bị cao cấp.





    1. Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
      vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
      vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
      vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
      vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
      vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
      vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
      vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
      vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
      vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
      vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

      tải về 241.37 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương