Hà Nội, 2012 MỤc lụC 6 phần mở ĐẦU 7 phần I: hiện trạng 9


III. CÁC NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN



tải về 0.5 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.5 Mb.
#12952
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

III. CÁC NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN

III.1 Các nhiệm vụ chiến lược

1. Nhóm nhiệm vụ thực hiện Mục tiêu chiến lược 1

1.1 Xây dựng thể chế và bộ máy quản lý hiệu quả về bảo tồn ĐDSH


1.1.1 Thực hiện rà soát chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan nhà nước chủ chốt tham gia quản lý đa dạng sinh học (đặc biệt là các cơ quan và đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhằm đề xuất phương án phối hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động; xây dựng Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cơ chế phối hợp quản lý về đa dạng sinh học.

1.1.2 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan, đoàn thể trong thực thi pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học; bao gồm các cơ chế chia sẻ thông tin, kỹ năng và phối hợp hoạt động.

1.1.3 Xây dựng và triển khai Đề án kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học nhằm tăng cường hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo hướng thống nhất quản lý, có sự phân công, phân cấp rõ trách nhiệm của các cơ quan ở tất cả các cấp.

1.2 Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về ĐDSH ở các cấp, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư cho ĐDSH


1.2.1 Thực hiện đánh giá hiện trạng và phân tích nhu cầu xây dựng năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học (đặc biệt là các cơ quan và đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Ban quản lý khu bảo tồn) nhằm xác định năng lực kỹ thuật nghiệp vụ còn thiếu, yếu và đề xuất các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp.

1.2.2 Xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm tăng cường nguồn lực cho công tác thực thi pháp luật về quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học; đặc biệt cần cải tiến chế độ tiền lương nhằm khuyến khích cán bộ công tác tại các khu bảo tồn vùng sâu, vùng xa, các cán bộ kiểm lâm, kiểm ngư.

1.2.3 Củng cố và tăng cường các đơn vị quản lý nhà nước về đa dạng sinh học ở địa phương; các Sở Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần bố trí cán bộ chuyên trách về đa dạng sinh học.

1.2.4 Thực hiện đào tạo nghiệp vụ thường xuyên về bảo tồn đa dạng sinh học cho các cán bộ làm công tác bảo tồn tại các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, các Vườn quốc gia, khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; ưu tiên tập trung vào các nội dung: lập kế hoạch quản lý, kế hoạch kinh doanh, điều tra và giám sát đa dạng sinh học, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, kỹ năng thu thập, xử lý và bảo quản mẫu động, thực vật; nhận dạng và cứu hộ các loài, hệ thống thông tin địa lý (GIS), xây dựng báo cáo và sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu…

1.2.5 Xây dựng và ban hành chính sách về tăng cường nguồn đầu tư cho đa dạng sinh học; đặc biệt thông qua các cơ chế như chi trả dịch vụ môi trường, bồi hoàn đa dạng sinh học, các cơ chế tài chính khác thông qua thị trường các bon và khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân.

1.3 Củng cố và hoàn thiện khung pháp luật và chính sách về bảo tồn và quản lý ĐDSH


1.3.1 Xây dựng và thực hiện Đề án tổng thể về rà soát và sửa đổi các Luật có liên quan đến đa dạng sinh học (đặc biệt các Luật: Đa dạng sinh học, Bảo vệ và Phát triển rừng, Thủy sản) nhằm đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả thực hiện.

1.3.2 Tổ chức đánh giá 5 năm thực hiện Luật Đa dạng sinh học và sửa đổi, bổ sung luật Đa dạng sinh học.

1.3.3 Thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Đa dạng sinh học.

1.3.4 Rà soát các chế tài xử phạt vi phạm luật liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học, đồng thời cập nhật và sửa đổi các chế tài nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học; ban hành và thực hiện Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đa dạng sinh học.

1.3.5 Nghiên cứu, đánh giá khả năng Việt Nam tham gia các hiệp ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học: Công ước quốc tế về các loài di cư, Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, Nghị định thư Nagoya- Kualar Lumpur về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường;

1.4 Lồng ghép nội dung ĐDSH vào các chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế-xã hội cấp quốc gia, ngành và địa phương


1.4.1 Rà soát các chiến lược, kế hoạch và chương trình của các bộ, ngành, đánh giá mức độ lồng ghép các vấn đề về đa dạng sinh học vào các hoạt động của các bộ, ngành và đề xuất các giải pháp để lồng ghép các các vấn đề về đa dạng sinh học vào các chương trình, dự án của các bộ ngành một cách hiệu quả hơn.

1.4.2 Xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học cuả cả nước, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của các ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

1.4.3 Xây dựng và ban hành hướng dẫn lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển một số ngành chủ chốt (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp) ở tất cả các cấp (trung ương, các thành phố trực thuộc trung ương, và các tỉnh), thông qua áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái đối với công tác quy hoạch.

1.4.4 Rà soát và củng cố các điều khoản về đa dạng sinh học trong Đánh giá môi trường Chiến lược và Đánh giá tác động môi trường.


1.5 Lượng giá giá trị của ĐDSH và đưa vào hệ thống thống kê, báo cáo của quốc gia


1.5.1 Xây dựng hướng dẫn lượng giá giá trị và dịch vụ của hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

1.5.2 Thực hiện lượng giá dịch vụ của các hệ sinh thái quan trọng, đặc biệt các vườn quốc gia trên phạm vi cả nước; bảo đảm các thông tin về giá trị và dịch vụ của hệ sinh thái được đưa vào hệ thống báo cáo quốc gia;

1.5.3 Xem xét và đăng ký Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội kiểm kê và lượng giá dịch vụ hệ sinh thái do Ngân hàng Thế giới khởi xướng và huy động hỗ trợ kỹ thuật thực hiện kiểm kê tài nguyên thiên nhiên quốc gia và kiểm kê môi trường và kinh tế của hệ thống các quốc gia.

1.6 Thiết lập và vận hành hiệu quả mạng lưới quan trắc, hệ thống báo cáo và cơ sở dữ liệu về ĐDSH từ trung ương đến địa phương


1.6.1 Xây dựng và thực hiện Đề án điều tra cơ bản đa dạng sinh học của Việt Nam. Đến năm 2020 hoàn thành việc kiểm kê đa dạng sinh học ở phạm vi toàn quốc.

1.6.2 Xây dựng và thực hiện Đề án thiết lập cơ sở dữ liệu và hệ thống báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học; thiết lập cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các tổ chức, cơ quan quản lý về đa dạng sinh học

1.6.3 Xây dựng bộ chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học và các hướng dẫn kỹ thuật về quan trắc đa dạng sinh học phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; thực hiện dự án quan trắc thí điểm về đa dạng sinh học cho 3 hệ sinh thái điển hình: rừng, biển và đất ngập nước.

1.6.4 Xây dựng hệ thống thông tin địa lý về đa dạng sinh học.


1.7 Xây dựng các quy định thực hiện Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.


1.7.1 Xây dựng và ban hành khung pháp lý và các hướng dẫn kỹ thuật cần thiết nhằm thực hiện đầy đủ Nghị định thư Nagoya tại Việt Nam.

1.7.2 Xây dựng và thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực tại địa phương, tỉnh và trung ương đảm bảo thực hiện hiệu quả Nghị định thư.

1.7.3 Thực hiện các mô hình thí điểm nhằm hoàn thiện các cơ chế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, chú trọng đến lợi ích của cộng đồng.

1.8 Thiết lập các quy định pháp luật về bảo vệ các tri thức truyền thống về nguồn gen

1.8.1 Rà soát khung quy định pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ và đề xuất các điều chỉnh nhằm bảo vệ các tri thức truyền thống (đặc biệt là các tri thức có liên quan đến quản lý bền vững đa dạng sinh học).

1.8.2 Xây dựng và ban hành chính sách về giá trị của tri thức truyền thống và các thực hành về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

2. Nhóm nhiệm vụ thực hiện Mục tiêu chiến lược 2

2.1 Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách đối với các hoạt động bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững ĐDSH


2.1.1 Xây dựng các các thông điệp chính sách về tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với phát triển bền vững, đặc biệt nhấn mạnh sự kết nối giữa đa dạng sinh học và phát triển kinh tế, dịch vụ hệ sinh thái, du lịch quốc tế và sức khỏe con người; bảo đảm các thông điệp chính sách được gửi tới các đại biểu quốc hội, các lãnh đạo cấp vụ của các cơ quan có liên quan ở cấp trung ương và địa phương; các ban đảng trung ương và địa phương; tổ chức học tập kinh nghiệm quốc tế về bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học cho Ban chỉ đạo liên ngành thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2.1.2 Đưa nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào Chương trình đào tạo của Học viện hành chính chính trị quốc gia.


2.2 Tăng cường nhận thức và sự tham gia của doanh nghiệp trong hoạt động bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững ĐDSH


2.2.1 Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp khuyến khích để tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

2.2.2 Xây dựng các giải thưởng về bảo tồn đa dạng sinh học trong cơ cấu giải thưởng môi trường quốc gia; chú trọng xây dựng “gương mặt doanh nghiệp tiêu biểu cho sự nghiệp bảo tồn đa dạng sinh học” trong khuôn khổ hợp tác với Trung tâm Đa dạng sinh học Đông Nam Á.


2.3 Nâng cao nhận thức và sự tham gia tích cực của cộng đồng trong công tác bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững ĐDSH


2.3.1 Xây dựng và thực hiện các chương trình về Thông tin - Giáo dục - Truyền thông để tiến hành nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học một cách sâu rộng trong toàn dân.

2.3.2 Đào tạo cán bộ truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học để trở thành lực lượng nòng cốt được giao nhiệm vụ nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học ở cấp cơ sở. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hiện công tác truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý khu bảo tồn thiên nhiên cho cán bộ quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên. Thu hút các tổ chức như: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam... và cộng đồng dân cư các địa phương vào công tác lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về ĐDSH.

2.3.3 Lồng ghép các khái niệm, nội dung về bảo tồn và quản lý bền vững đa dạng sinh học vào nội dung giảng dạy tại mọi cấp học.

2.3.4 Đẩy mạnh việc thực hiện các Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học cấp tỉnh; khuyến khích chính quyền địa phương chủ động trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

2.3.5 Thí điểm thiết lập các câu lạc bộ sinh vật hoang dã (wildlife clubs) tại các trường học, tại các vùng khác nhau trên cơ sở các mô hình đã được thực hiện thành công trên thế giới. Xây dựng năng lực nghiệp vụ cho cán bộ kiểm lâm, kiểm ngư, hải quan tại địa phương về việc nhận dạng và báo cáo các hành vi buôn bán và tiêu thụ trái phép động vật hoang dã.

2.3.6 Đánh giá các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến và xây dựng các mô hình mới về cộng đồng tham gia bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Thúc đẩy xây dựng và thực hiện các hương ước về bảo tồn đa dạng sinh học ở cấp xã.

2.3.7 Khuyến khích các tổ chức phi chính phủ chủ động thực hiện chuyển giao kiến thức, nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và phát triển vùng đệm, nhất là hoạt động nông – lâm, ngư nghiệp.

3. Nhóm nhiệm vụ thực hiện Mục tiêu chiến lược 3

3.1 Giảm tốc độ mất xuống còn một nửa đối với: rừng tự nhiên, vùng đất ngập nước nội địa, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và các sinh cảnh tự nhiên; giảm đáng kể tốc độ chia cắt và suy thoái hệ sinh thái;


3.1.1 Tiến hành công tác Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước, của các Bộ, ngành và các tỉnh.

3.1.2 Thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM, ĐMC) và thực hiện công tác hậu kiểm đối với tất cả các dự án phát triển liên quan tới các vùng có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao hoặc các khu bảo tồn, đặc biệt chú ý các Dự án thực hiện ở các vùng sinh thái quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học như: vùng núi Đông Bắc, vùng núi Bắc Trung Bộ; vùng núi Trung Trung Bộ và Tây Nguyên; Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

3.1.3 Rà soát kế hoạch sử dụng vùng đất ngập nước nội địa trên toàn quốc và đề xuất phương án phát triển bền vững, ưu tiên cho các hệ thống sông quan trọng như sông Hồng, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba - sông Côn, sông Đồng Nai, và sông Cửu Long.

3.1.4 Đánh giá việc thực hiện Dự án phục hồi rừng ngập mặn ven biển (giai đoạn 2008 – 2015) và đề xuất kế hoạch bảo vệ và phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

3.1.5 Rà soát và đánh giá công tác bảo vệ các hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển trên quy mô toàn quốc, đề xuất giải pháp quản lý tại cấp trung ương và cấp tỉnh nhằm bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái.

3.1.6 Rà soát hệ thống khu bảo tồn đã được thành lập trước khi Luật ĐDSH có hiệu lực và đề xuất một hệ thống khu bảo tồn mới theo các tiêu chí và quy định của Luật Đ DSH để trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt

3.1.7 Đánh giá nguy cơ cháy rừng trên quy mô toàn quốc, đặc biệt tại các khu vực có rừng có giá trị đa dạng sinh học cao hoặc các khu vực có quần thể loài nguy cấp, quý, hiếm và thực hiện các giải pháp phòng cháy, chữa cháy nhằm bảo vệ đa dạng sinh học.

3.1.8 Thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu các nguy cơ tiềm năng ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái trong quá trình thiết kế và thực hiện Chương trình hành động quốc gia về REDD+, thông qua việc áp dụng cơ chế “an toàn môi trường” và “an toàn xã hội” ở cấp quốc gia và cấp tỉnh.

3.2 Kiểm soát hiệu quả nạn buôn bán, tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã


3.2.1 Xây dựng và đề xuất ban hành Nghị quyết của Chính phủ về việc chống buôn bán và tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã.

3.2.2 Thực hiện cuộc vận động, tuyên truyền hướng tới mọi thành phần xã hội giảm nhu cầu tiêu dùng, nâng cao nhận thức về sản phẩm từ động vật hoang dã trên phạm vi toàn quốc hướng tới mọi thành phần xã hội và tiến tới xoá bỏ thị trường buôn bán các sản phẩm từ động vật hoang dã.

3.2.3 Tăng cường cung cấp các nguồn lực (tài chính, kỹ thuật và thể chế) nhằm thực thi các Hiệp ước quốc tế và pháp luật quốc gia về buôn bán động vật hoang dã.

3.2.4 Triển khai các cơ chế khuyến khích như REDD+ và FLEGT2, nhằm đóng góp đáng kể vào công tác kiểm soát khai thác và buôn bán gỗ trái phép trong nước cũng như quốc tế.

3.2.5 Thực hiện Chương trình kiểm soát hoạt động săn bắt trái phép động, thực vật hoang dã, bao gồm vận chuyển và tiêu thụ các loài quý, hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật từ trung ương đến địa phương; tăng cường hợp tác với các mạng lưới thực thi pháp luật quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác với cơ quan Cảnh sát quốc tế, các nước trong khu vực và quốc tế trong việc phòng chống các đường dây buôn lậu xuyên quốc gia về động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

3.3 Hạn chế hoạt động khai thác quá mức và thay đổi phương thức đánh bắt, nuôi trồng nông, lâm, thủy sản gây ảnh hưởng xấu tới các loài đang bị đe doạ và những hệ sinh thái dễ bị tổn thương


3.3.1 Khảo sát, đánh giá tính bền vững của các phương thức khai thác hiện được sử dụng trong các ngành nông, lâm, thủy sản, tập trung vào xác định ảnh hưởng của khai thác lên các hệ sinh thái điển hình và các loài sinh vật; và đề xuất áp dụng các kỹ thuật khai thác có tính bền vững. Xây dựng quy định hướng dẫn loại bỏ các phương thức khai thác có tính huỷ diệt và không bền vững trong khai thác nguồn lợi nông, lâm, thủy sản.

3.3.2 Lập danh sách và xây dựng bản đồ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế và đề xuất các giải pháp phục hồ và, xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư phục hồi các hệ sinh thái dễ bị tổn thương này.


3.4 Kiềm chế tốc độ gia tăng và hạn chế tác động của ô nhiễm môi trường làm tổn thương các hệ sinh thái, loài và nguồn gen, đặc biệt tại các lưu vực sông, các vùng đất ngập nước nội địa và vùng biển ven bờ


3.4.1 Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới các loài nguy cấp, quý hiếm, các hệ sinh thái có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia; xác định và kiểm soát các nguồn thải nhằm đề xuất các biện pháp giảm hoặc ngăn chặn ô nhiễm từ các nguồn thải được xác định.

3.4.2 Xây dựng và thực hiện các cơ chế nhằm giảm ô nhiễm tại các khu vực đa dạng sinh học quan trọng của Việt Nam, bao gồm thực thi hiệu quả các luật có liên quan, khuyến khích sử dụng các kỹ thuật quản lý chất thải hiệu quả.

3.4.3 Xây dựng và thực hiện các chương trình nhằm phục hồi môi trường một cách toàn diện tại các lưu vực sông và các vùng đất ngập nước có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao.

3.5 Tăng cường quản lý an toàn sinh học của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và ĐDSH


3.5.1 Nâng cao năng lực kỹ thuật, chuyên môn của các cơ quan, đơn vị ở cấp quốc gia chịu trách nhiệm về an toàn sinh học và quản lý sinh vật biến đổi gen thông qua việc tăng cường hợp tác với các tổ chức nghiên cứu quốc tế và tổ chức các khoá đào tạo.

3.5.2 Công nhận ít nhất 3 phòng thí nghiệm đủ năng lực kiểm định, kiểm nghiệm sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng ở 3 miền Bắc, Trung, Nam.

3.5.3 Ban hành các văn bản pháp luật quy định các thủ tục pháp lý, trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường cho các vi phạm liên quan đến quản lý và kiểm soát sinh vật biến đổi gen.

3.5.4 Đánh giá thực trạng giải phóng ra môi trường và lưu thông trên thị trường các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có chứa sinh vật biến đổi gen; Tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời xác định những rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học.

3.5.5 Đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học của các hệ sinh thái nông nghiệp điển hình nhằm phục vụ công tác khảo nghiệm và đánh giá rủi ro đối với sinh vật biến đổi gen.

3.5.6 Đảm bảo các quy định về an toàn sinh học quốc gia được tuân thủ nghiêm ngặt trong nghiên cứu, khảo nghiệm, giải phóng ra môi trường, sử dụng sinh vật biến đổi gen làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

3.5.7 Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen tới môi trường và đa dạng sinh học, trước mắt ưu tiên đối với cây trồng biến đổi gen.

3.5.8 Vận hành cơ chế trao đổi thông tin về an toàn sinh học, bảo đảm các thông tin được cập nhật và kết nối với cổng thông tin quốc tế về an toàn sinh học.


3.6 Ngăn ngừa, kiểm soát chặt chẽ và phòng trừ có hiệu quả các loài ngoại lai xâm hại ĐDSH Việt Nam


3.6.1 Điều tra trên phạm vi toàn quốc về thực trạng các loài sinh vật ngoại lai đang xâm hại và có tiềm năng xâm hại ở Việt Nam bao gồm dữ liệu về mức độ phát tán, xâm lấn, tác động sinh thái và khả năng diệt trừ các loài này; Lập và công bố danh mục các loài ngoại lai xâm hại.

3.6.2 Xây dựng và ban hành đề án ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại đến năm 2020, tập trung vào các nội dung ưu tiên: (i) Tăng cường năng lực kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai cho các cơ quan chuyên môn về đa dạng sinh học, kiểm dịch, đặc biệt là các cơ quan cấp tỉnh, bao gồm Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục bảo vệ thực vật, Hải quan cửa khẩu; Trung tâm kỹ thuật kiểm dịch thực vật; Chi cục kiểm dịch vùng, Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định thủy sản; (ii) Xây dựng năng lực khảo nghiệm, đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai; tăng cường thực hiện cơ chế giám sát đối với việc nuôi trồng các loài ngoại lai trong danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại và xâm hại; (iii) Thực hiện chương trình kiểm soát và diệt trừ các sinh vật ngoại lai xâm hại (tập trung vào các loài: ốc bươu vàng, cây Mai dương, rùa tai đỏ, bèo nhật bản); (iv) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại tại Việt Nam.

3.6.3 Phát triển hệ thống cảnh báo sớm bao gồm việc thông báo những trường hợp sinh vật ngoại lai xâm hại mới xuất hiện hoặc dự báo xuất hiện; Thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin trong kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại Việt Nam.

4. Nhóm nhiệm vụ thực hiện Mục tiêu chiến lược 4

4.1 Bảo vệ diện tích rừng nguyên sinh và gia tăng tỷ lệ rừng trồng có tính ĐDSH cao trong các chương trình trồng mới rừng; tăng tỷ lệ che phủ của các khu rừng đầu nguồn xung yếu


4.1.1 Xây dựng và thực hiện các biện pháp khuyến khích duy trì và cải thiện các dịch vụ hệ sinh thái nhằm thúc đẩy bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên. Xác định cơ chế tái đầu tư cho các khu bảo tồn cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái từ nguồn thu chi trả dịch vụ hệ sinh thái.

4.1.2 Xây dựng và thực hiện các chương trình khoanh nuôi và phục hồi rừng tự nhiên; thực hiện các cơ chế khuyến khích tối đa hóa đa dạng sinh học trong các dự án trồng rừng mới; quan tâm đến việc phát triển các loài cây bản địa.


4.2 Thiết lập một hệ thống khu bảo tồn đáp ứng nhu cầu bảo tồn các loài, hệ sinh thái và quá trình sinh thái quan trọng nhất tại Việt Nam


4.2.1 Triển khai rà soát, đánh giá hiện trạng và tình hình quản lý rừng đặc dụng, tình hình quy hoạch chi tiết và kế hoạch thành lập các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển; trên cơ sở tiêu chí phân cấp, phân loại khu bảo tồn của Luật Đa dạng sinh học, thực hiện chuyển đổi thành các khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của Luật Đa dạng sinh học.

4.2.2 Thực hiện điều tra, đánh giá các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng trên toàn quốc để đề xuất thành lập các khu bảo tồn mới.

4.2.3 Thúc đẩy việc quy hoạch và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn đất ngập nước phù hợp với quy định của Luật Đa dạng sinh học; khảo sát, thành lập khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Cửa sông Ô Lâu (Thừa Thiên Huế) và khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cửa Sông Đáy (Ninh Bình - Nam Định).

4.2.4 Xây dựng và phổ biến các kế hoạch quản lý hiệu quả các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng bảo tồn cao (bao gồm rừng kín thường xanh, rừng ngập mặn, đầm phá ở miền Trung, rạn san hô và thảm cỏ biển).

4.2.5 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và bảo tồn tại các khu bảo tồn thông qua thúc đẩy hợp tác giữa ban quản lý các khu bảo tồn, các tổ chức nghiên cứu và giáo dục, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế.

4.3 Rà soát và kiện toàn hệ thống ban quản lý khu bảo tồn; thiết lập và đưa vào hoạt động trên toàn bộ các khu bảo tồn một hệ thống quản lý và giám sát hiệu quả và thống nhất


4.3.1 Xây dựng các quy hoạch, kế hoạch quản lý các khu bảo tồn; trong đó xác định trách nhiệm, hoạt động, cơ chế quản lý, cơ chế trách nhiệm báo cáo và tài chính.

4.3.2 Xem xét và thực hiện các cơ chế tài chính bền vững mới cung cấp tài chính cho các khu bảo tồn bên cạnh nguồn đầu tư tài chính chủ yếu từ nhà nước; các khu bảo tồn có các kế hoạch tài chính bền vững, trong đó xác định được các hoạt động và giải pháp tăng nguồn thu cho khu bảo tồn, bao gồm cả các nguồn thu từ dịch vụ hệ sinh thái.

4.3.3 Củng cố bộ máy quản lý các khu bảo tồn, đảm bảo các khu bảo tồn đã thành lập có ban quản lý, rà soát chức năng nhiệm vụ, tổ chức hoạt động và nâng cao năng lực của các ban quản lý.

4.3.4 Xây dựng năng lực quan trắc và cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học của các khu bảo tồn hỗ trợ công tác lập báo cáo đa dạng sinh học cho các các ban quản lý khu bảo tồn. Nâng cấp cơ sở hạ tầng cần thiết trực tiếp hỗ trợ quản lý, cung cấp thiết bị hiện trường cho các khu bảo tồn thiên nhiên.

4.3.5 Xây dựng 03 mô hình bảo tồn kiểu mẫu đại diện cho các hệ sinh thái đặc trưng gồm đất ngập nước, biển và rừng.

4.3.6 Xây dựng 03 khu vực ưu tiên bảo tồn hổ tại khu bảo tồn liên biên giới với Lào và Campuchia (Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An và Khu bảo tồn Sốp cộp, Sơn La, Vườn Quốc gia Yordon).


4.4 Đề cử và tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn được Quốc tế công nhận


4.4.1 Xây dựng hướng dẫn, quy chế quản lý các loại khu Bảo tồn được quốc tế công nhận: khu Ramsar, Dự trữ sinh quyển, Di sản thiên nhiên Thế giới, Khu Di sản ASEAN.

4.4.2 Khảo sát, đánh giá và lập hồ sơ đăng ký các khu bảo tồn được Quốc tế công nhận, bao gồm 6 khu Ramsar, 2 khu Dự trữ sinh quyển, 3 khu Di sản thiên nhiên Thế giới, 6 khu Di sản ASEAN.


4.5 Ngăn chặn suy giảm và từng bước phục hồi các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ


4.5.1 Đẩy mạnh thực hiện đề án bảo vệ các loài thủy sinh có nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

4.5.2 Điều tra hiện trạng các đặc tính sinh học, sinh thái, thực hiện các chương trình giám sát các loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. Định kỳ cập nhật và công bố danh sách loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

4.5.3 Thực hiện các kế hoạch, chương trình về bảo tồn các loài thú lớn nguy cấp: Voi, Hổ, Sao la.

4.5.4 Xây dựng chương trình và huy động hỗ trợ của quốc tế trong thực hiện bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm ở mức độ quốc gia và quốc tế như: vượn đen đông bắc (Nomascus nasutus); voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus); voọc đầu trắng (Trachypithecus poliocephalus); voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri); vượn đen (Nomascus concolor); chà vá chân xám (Pygathrix cinerea); rùa trung bộ (Mauremys annamensis); rùa hồ gươm (Rafetus swinhoei); gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi); và sao la (Pseudoryx nghetinhensis),...

4.5.5 Cập nhật, ban hành Danh lục đỏ, Sách đỏ Việt Nam được điều chỉnh của Việt Nam dựa trên các hướng dẫn và tiêu chí mới nhấtcủa IUCN.

4.6 Bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi bản địa và các loài họ hàng hoang dại của các giống vật nuôi, cây trồng, các chủng vi sinh vật quý, hiếm


4.6.1 Tiếp tục thực hiện Nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen do Bộ KHCN đề xuất ( Theo hướng dẫn của Thông tư số 18/2010/TT-BKHCN, ngày 24/12/2010),

4.6.2 Nghiên cứu và lập chương trình bảo tồn các loài là họ hàng hoang dại của các giống vật nuôi, cây trồng; điều tra, thu thập, đánh giá, bảo tồn, lưu giữ nguồn gen vi sinh vật có giá trị; lập danh mục và triển khai các chương trình bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

4.6.3 Thực hiện rà soát về tình hình triển khai và hiệu quả của các chương trình bảo tồn tại nông trại (on-farm) nhằm mục đích bảo tồn họ hàng các loài cây trồng bản địa; bao gồm đánh giá kinh tế và các phương thức khác để khuyến khích nông dân tham gia bảo tồn.

4.7 Củng cố, xây dựng, quản lý hệ thống các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ (vườn thú, vườn thực vật, trung tâm nhân nuôi động vật hoang dã, vườn cây thuốc, ngân hàng gen, trung tâm cứu hộ động vật) và liên kết hiệu quả với các mục tiêu bảo tồn tại chỗ.


4.7 Đánh giá hiện trạng các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ của Nhà nước và đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ sở này; thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường hiệu quả của công tác bảo tồn chuyển chỗ.

4.7.1 Thành lập 3 vườn thú và 3 Vườn thực vật cấp quốc gia ở 3 miền : trung nam, bắc

4.7.2 Thành lập 1 Bảo tàng tự nhiên

4.7.3 Củng cố và đưa vào hoạt động hệ thống các phòng Bách thảo ( Herbarium) của các Viện Nghiên cứu và trường đại học trong toàn quốc

4.7.4 Thành lập 2 Bảo tàng thiên nhiên quốc gia ở hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội

4.7.5 Củng cố và đưa vào hoạt động các bảo tàng chuyên ngành có liên quan đến ĐDSH của các Bộ : Như Bảo tàng lâm nghiệp, Bảo tàng nông nghiệp, Bảo tàng thủy sản; Bảo tàng biển…

4.7.6 Rà soát các cơ sở tư nhân gây nuôi động vật hoang dã; tính thực thi của hệ thống quản lý hiện hành, và mối liên hệ với việc buôn bán trái phép động vật hoang dã.

4.7.7 Nâng cấp 09 Trung tâm cứu hộ trọng điểm cấp quốc gia tại: các Vườn quốc gia Cát Tiên, Tam Đảo, Cúc Phương, Phong Nha - Kẻ Bàng, các VQG Pù Mát, ConKaKinh và KBT Nam Hải Vân – Đà Nẵng; Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh.

4.7.8 Nâng cấp 04 Trung tâm cứu hộ cấp tỉnh: tại Sơn La (Khu bảo tồn Copia); Thành phố Hà Nội (Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn); Thanh Hoá (Vườn quốc gia Bến En); Thành phố Cần Thơ (Trung tâm cứu hộ Ô Môn).

4.7.9 Nâng cấp Trung tâm tài nguyên di truyền thực vật thành ngân hàng gen quốc gia đạt tiêu chuẩn khu vực.

5. Nhóm nhiệm vụ thực hiện Mục tiêu chiến lược 5

5.1 Thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; thí điểm đối với các hệ sinh thái biển và đất ngập nước


5.1.1 Thúc đẩy việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; giải quyết cơ chế chi trả cho các chủ rừng cung cấp dịch vụ hệ sinh thái, bảo đảm kinh phí thu được từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đóng góp đáng kể cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái.

5.1.2 Thiết kế và thực hiện các phương pháp chi trả dịch vụ môi trường cho các hệ sinh thái khác (bao gồm đất ngập nước và biển và ven biển).

5.1.3 Xây dựng và ban hành hướng dẫn phương pháp và quy trình thực hiện đánh giá dịch vụ của các hệ sinh thái (trên cạn, đất ngập nước và biển).

5.2 Thực hiện cơ chế đồng quản lý ở các khu bảo tồn, đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý và hưởng những lợi ích mang lại từ các khu bảo tồn.


5.2.1 Đánh giá các mô hình đồng quản lý các khu bảo tồn trong việc phát huy vai trò của người dân trong công tác bảo tồn, chú trọng đến việc phân quyền trong quản lý tài nguyên đa dạng sinh học; tiếp tục xây dựng các mô hình thí điểm và nhân rộng các mô hình tiên tiến.

5.2.2 Phổ biến kết quả nghiên cứu về thể chế hoá công tác đồng quản lý nguồn lợi thuỷ sản, sử dụng cơ chế thị trường để tại điều kiện thuận lợi cho việc khai thác bền vững các nguồn lợi thủy sản.


5.3 Phục hồi hiệu quả ít nhất 15% diện tích hệ sinh thái quan trọng đã bị suy thoái; sử dụng phương pháp và cách tiếp cận hệ sinh thái nhằm tăng cường bảo tồn ĐDSH, tăng dự trữ cácbon và giảm thiểu tác động và thích nghi với biến đổi khí hậu


5.3.1 Xây dựng và thực hiện chương trình phục hồi ít nhất 15% diện tích của các hệ sinh thái quan trọng (cung cấp các dịch vụ thiết yếu) đã bị suy thoái (các khu rừng, vùng đất ngập nước, rạn san hô và rừng ngập mặn).

5.4 Thúc đẩy du lịch sinh thái trở thành một nguồn thu quan trọng đối với người dân ở vùng đệm và xung quanh khu bảo tồn


5.4.1 Tổng kết, đánh giá việc thực hiện các mô hình du lịch sinh thái; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc thực hiện các mô hình du lịch sinh thái bền vững.

5.4.2 Xây dựng và thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn và các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng.

5.4.3 Xây dựng và thực thi hướng dẫn về công tác quản lý và khuyến khích các sáng kiến du lịch sinh thái tại Việt Nam.

5.5 Tăng số lượng và loại hình sản phẩm, dịch vụ được cấp chứng chỉ quốc tế về khai thác và sử dụng bền vững từ ngành nông, lâm, thủy sản có tiềm năng xuất khẩu cao của Việt Nam


5.5.1 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để đưa các loài lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt các loài cây thuốc quý, cây tinh dầu, cây lương thực, thực phẩm và các loài động vật hoang dã thông thường vào trồng trọt, gây nuôi và sản xuất tập trung, thành hàng hóa tiêu dùng trung nước và xuất khẩu.

5.5.2 Hỗ trợ các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản thực hiện chương trình “ Cấp chứng chỉ cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn về quản lý bền vững và môi trường .” được quốc tế công nhận.


5.6 Nghiên cứu tạo giống, thử nghiệm và đưa vào trồng trọt, gây nuôi và sản xuất tập trung các loài lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là các loài LSNG có giá trị kinh tế và thị trường cao


5.6.1 Nghiên cứu tạo giống, thử nghiệm và đưa vào trồng trọt, gây nuôi và sản xuất tập trung các loài hoang dã (đặc biệt các loài cây thuốc quý, cây làm lương thực, thực phẩm và các loài động vật hoang dã thông thường) để nâng cao đời sống cho người dân địa phương và đóng góp tích cực cho sự phát triển của kinh tế địa phương, giảm áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên.

5.6.2 Tiến hành rà soát, đánh giá tính khả thi của việc gây nuôi thương mại các loài động vật hoang dã; nghiên cứu, đề xuất và thực hiện quy chuẩn, quy trình và hướng dẫn (tuân thủ các quy định của quốc gia) về gây nuôi các loài nguy cấp quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.

5.6.3 Thực hiện công bố các loài động, thực vật hoang dã được phép nuôi, trồng thương mại; triển khai các chương trình nhân nuôi các loài động thực vật hoang dã quý, hiếm, có giá trị kinh tế.

5.7 Điều tra, đánh giá, bảo tồn tri thức truyền thống về ĐDSH nhằm góp phần hỗ trợ bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH của nước ta.


5.7.1 Nghiên cứu, thu thập và đánh giá tri thức truyền thống về bảo tồn, khai thác, gieo trồng vàsử dụng bền vững đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên.

5.7.2 Thực hiện các biện pháp hỗ trợ đăng ký bản quyền tri thức truyền thống.


6. Nhóm nhiệm vụ thực hiện Mục tiêu chiến lược 6

6.1 Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với ĐDSH Việt Nam và vai trò của ĐDSH trong thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.


6.1.1 Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học tại Việt Nam.

6.1.2 Nghiên cứu và thí điểm đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế của phương pháp phục hồi tổng hợp cảnh quan rừng, làm cở sở xây dựng chính sách và nhân rộng các mô hình hiệu quả.

6.1.3 Tăng cường các phương pháp tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên trong bảo vệ và phát triển rừng (gắn kết các bên liên quan từ trung ương đến địa phương) để đạt được hiệu quả phục hồi rừng.

6.2 Lồng ghép các chỉ tiêu bảo tồn đa dạng sinh học trọng trong Kế hoạch hành động về REDD+ (giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhờ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng) để tạo một cơ chế bổ sung nguồn lực cho bảo tồn ĐDSH


6.2.1 Bản đồ hóa các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao, cung cấp thông tin trong quá trình thực hiện Chương trình hành động quốc gia về REDD + và góp phần đạt hai mục tiêu về bả tồn đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu.

6.3 Xây dựng hành lang ĐDSH kết nối các hệ sinh thái và khu vực trọng yếu nhằm bảo tồn ĐDSH và thích ứng với biến đổi khí hậu.


6.3.1 Điều tra, khảo sát và Quy hoạch một hệ thống hành lang đa dạng sinh học cấp quốc gia trong toàn quốc.

6.3.2 Xây dựng các hướng dẫn quy hoạch và quy chế quản lý các hành lang đa dạng sinh học, với mục tiêu tăng tính kết nối giữa các hệ sinh thái.

6.3.3 Đánh giá ưu tiên xây dựng hành lang thuộc hệ sinh thái rừng trong khuôn khổ Chương trình hành động quốc gia về REDD+, thông qua thực hiện các hoạt động tăng cường dự trữ các bon, sử dụng các loài bản địa.

7. Nhóm nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện đa mục tiêu

7.1 Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học


7.1.1 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, phát huy vai trò của khoa học và công nghệ trong việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.

7.1.2 Phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, sử dụng các biện pháp khai thác bền vững về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.


7.2 Tăng cường hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học


7.2.1 Coi trọng vấn đề môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học trong các đàm phán, ký kết hiệp định quốc tế; thu hút đầu tư nước ngoài về bảo tồn đa dạng sinh học.

7.2.2 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thu hút nguồn lực cho bảo tồn đa dạng sinh học; đề xuất các sang kiến hợp tác quốc tế, tham gia và tổ chức thực hiện hiệu quả các điều ước quốc tế trong lĩnh vực mà Việt Nam là thành viên.

7.2.3 Đẩy mạnh hợp tác khu vực và trên thế giới, tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.



tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương