GIÁo trình đỊnh giá ĐẤt mục lụC


ĐỊNH GIÁ NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP



tải về 1.55 Mb.
trang17/20
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.55 Mb.
#29053
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

3. ĐỊNH GIÁ NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP


Nhóm đất phi nông nghiệp được quy định tại Điều 13 Luật đất đai 2003 bao gồm:

a) Ðất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Ðất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;

c) Ðất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Ðất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

đ) Ðất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;

e) Ðất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;

g) Ðất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;

h) Ðất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

i) Ðất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

k) Ðất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;

3.1. Định giá đất phi nông nghiệp ở nông thôn

a) Khung giá đất phi nông nghiệp ở nông thôn


Tại điều 9 Nghị định 188/2004/NĐ-CP quy định: đất ở tại nông thôn, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn và các loại đất phi nông nghiệp khác ở nông thôn như: đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ; đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng; đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa và đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ được xếp theo vị trí của từng loại đất, chia theo ba loại xã trong địa giới hành chính: đồng bằng, trung du, miền núi để định giá theo khung giá quy định tại Nghị định 188/2004/NĐ-CP.

Giá đất ở tại nông thôn cũng được chia theo 3 vùng (đồng bằng, trung du và miền núi) với mức giá tối thiểu của vùng đồng bằng là 10 nghìn đồng/m2 và mức giá tối đa là 1.250 nghìn đồng/m2 (bảng 5.9).



  1. Khung giá đất ở tại nông thôn

Ðơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại xã

Xã đồng bằng

trung du

Xã miền núi

Mức giá

Giá tối thiểu

Giá tối đa

Giá tối thiểu

Giá tối đa

Giá tối thiểu

Giá tối đa

10,0

1.250,0

4,5

850,0

2,5

600,0

(Nghị định 188/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ)

  1. Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn

Ðơn vị tính: Nghìn đồng/m2

Loại xã

Xã đồng bằng

Xã trung du

Xã miền núi

Mức giá

Giá tối thiểu

Giá tối đa

Giá tối thiểu

Giá tối đa

Giá tối thiểu

Giá tối đa

10,0

900,0

4,5

600,0

2,5

350,0

(Nghị định 188/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ)

Giá đất kinh doanh phi tại nông thôn cũng được chia theo 3 vùng (đồng bằng, trung du và miền núi) (bảng 5.10) với mức giá tối thiểu của vùng đồng bằng là 10 nghìn đồng/m2 và mức giá tối đa là 900 nghìn đồng/m2.


b) Tiêu chuẩn xếp loại vị trí


Vị trí của từng loại đất trong mỗi loại xã được chia theo 3 khu vực thuộc địa giới hành chính cấp xã: 

- Khu vực 1: đất có mặt tiền tiếp giáp với trục đường giao thông chính nằm tại trung tâm xã hoặc cụm xã (gần Uỷ ban nhân dân xã, trường học, chợ, trạm y tế); gần khu thương mại và dịch vụ, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất; hoặc không nằm tại khu vực trung tâm xã nhưng gần đầu mối giao thông hoặc gần chợ nông thôn.

- Khu vực 2: nằm ven các trục đường giao thông liên thôn, tiếp giáp với khu vực trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại và dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất.

- Khu vực 3: là những vị trí còn lại trên địa bàn xã.

Việc phân loại khu vực để xác định giá đất thực hiện theo nguyên tắc: khu vực 1 có khả năng sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất; khu vực 2 và khu vực 3 có khả năng sinh lợi và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn.

Vị trí của từng loại đất trong từng khu vực được xác định căn cứ vào khả năng sinh lợi, khoảng cách tới mặt tiền của các trục đường giao thông và điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ theo nguyên tắc vị trí số 1 có mức sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất, gần trục đường giao thông chính nhất, các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự từ thứ 2 trở đi có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn.


c) Xác định giá đất phi nông nghiệp ở nông thôn


Đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn, thực hiện định giá theo vị trí đất ở ba khu vực đất tại địa phương. Căn cứ vào tiêu thức xếp loại vị trí đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành xây dựng hệ số vị trí định giá đất cho từng khu vực đất theo nguyên tắc: Đất tại vị trí số 1 của khu vực nào có mức giá cao nhất tại khu vực đó, ứng với hệ số 1, đất tại các vị trí tiếp sau của các khu vực đất tương ứng có hệ số thấp hơn ứng với các mức giá thấp hơn. Cách thức xác định giá đất cho từng vị trí đất thực hiện tương tự như cách xác định giá cho từng vị trí đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị.

Riêng đối với một số vị trí đất ở tại nông thôn có mặt tiền liền cạnh với các trục đường giao thông chính (tỉnh lộ, quốc lộ), hoặc nằm tiếp giáp khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch nên đặc biệt thuận lợi cho việc kinh doanh và làm dịch vụ, có giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường cao; thì giá đất được qui định cao hơn, nhưng mức tối đa không được cao hơn quá 3 lần mức giá tối đa của khung giá đất ở tại nông thôn qui định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chí cụ thể và quy định số lượng ví trí đối với loại đất này để định giá.

d) Định giá đất phi nông nghiệp ở nông thôn của Hà Nội

Phân khu vực

Để phục vụ cho công tác định giá đất ở khu vực nông thôn, theo quyết định số 199/2004/QĐ-UB ngày 29/12/2004 UBND Thành phố Hà Nội về việc: Ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, thì các xã vùng ngoại thành Hà nội được phân thành: xã giáp ranh nội thành, xã vùng đồng bằng và xã vùng trung du. Như vậy đối với đất phi nông nghiệp ở nông thôn chỉ tính đến các xã vùng đồng bằng và vùng trung du. Toàn thành phố Hà Nội có 75 xã thuộc vùng nông thôn, trong đó có 70 xã vùng đồng bằng và 5 xã vùng trung du. Cụ thể:

Xã vùng đồng bằng

Huyện Từ Liêm bao gồm các xã: Xuân Phương, Phú Diễn, Minh Khai, Tây Tựu, Thượng Cát, Liên Mạc, Thuỵ Phương, Tây Mỗ, Đại Mỗ.

Huyện Thanh Trì bao gồm các xã: Ngũ Hiệp, Hữu Hoà, Ngọc Hồi, Vĩnh Quỳnh, Duyên Hà, Đông Mỹ, Liên Ninh, Tả Thanh Oai, Đại áng, Vạn Phúc.

Huyện Gia Lâm bao gồm các xã: Yên Viên, Ninh Hiệp, Dương Xá, Phú Thị, Yên Thường, Đình Xuyên, Dương Hà, Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Đặng Xá, Bát Tràng, Phù Đổng, Trung Mầu, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi, Kim Lan, Văn Đức.

Huyện Đông Anh bao gồm các xã: Nguyên Khê, Uy Nỗ, Hải Bối, Tiên Dương, Cổ Loa, Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm, Vĩnh Ngọc, Kim Chung, Nam Hồng, Võng La, Bắc Hồng, Vân Nội, Xuân Nộn, Việt Hùng, Kim Nỗ, Dục Tú, Tầm Xá, Vân Hà, Đại Mạch, Liên Hà, Thuỵ Lâm.

Huyện Sóc Sơn bao gồm các xã: Phù Lỗ, Phú Minh, Phú Cường, Thanh Xuân, Mai Đình, Quang Tiến, Xuân Thu, Kim Lũ, Trung Giã, Đức Hoà, Tân Minh, Bắc Phú, Đông Xuân, Tân Dân, Tân Hưng, Việt Long, Hiền Ninh, Xuân Giang, Tiên Dược, Phù Linh.

Xã vùng trung du bao gồm các xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Minh Trí, Minh Phú, Hồng Kỳ thuộc huyện Sóc Sơn.

Đồng thời để xác định giá đất cho đất phi nông nghiệp, UBND thành phố Hà Nội tiến hành phân loại các trục đường chính ngoại thành thành phố Hà Nội theo 3 loại đường phố chính. Toàn bộ các đường thuộc 5 huyện ngoại thành thành phố Hà Nội thể hiện ở bảng 5.11.


  1. Phân loại đường trục chính ngoại thành thành phố Hà Nội

Số TT

Đoạn đường

Phân loại

I

Huyện Từ Liêm




a

Quốc lộ




1

- Đường 32

+ Cầu Diễn (Hồ Tùng Mậu - Cầu vượt đường sắt)

+ Cầu vượt đường sắt đến hết địa phận Hà Nội


I

II


2

+ Đường Láng - Hoà Lạc

I

b

Đường địa phương




3

Đường đê Sông Hồng (từ địa phận huyện Từ Liêm qua cầu Thăng Long đến hết địa phận Từ Liêm (xã Thượng Cát)

III

4

Đường 69*

+ Đoạn 1: từ giáp địa phận quận Cầu Giấy đến đường Phạm Văn Đồng*

+ Đoạn 2: từ đường Phạm Văn Đồng đến hết địa phận xã Đông Ngạc*

+ Đoạn 3: Đoạn qua xã Thụy Phương



II

IV

II



5

Đường 70

+ Đoạn từ ngã ba đi Quốc Oai đến hết địa phận Hà Nội

+ Đoạn từ thôn Ngọc Trục Đại Mỗ đến Nhổn

+ Đoạn từ Nhổn đến đê Sông Hồng



III

II

III



6

Đường 72 (ngã ba Biển Sắt - hết địa phận Từ Liêm)

II

7

Đường Kinh tế Miền Tây

III

8

Đường Liên Mạc - Phú Diễn

III

9

Đường Thuỵ Phương - Thượng Cát (tạm gọi) (Cống Liên Mạc - đường 70 xã Thượng Cát)

III

10

Đường vào Trại gà (từ hết thị Cầu Diễn - Sông Pheo)

III

11

Đường vào xí nghiệp Vi sinh

III

12

Đường Yên Hoà đến xã Đại Mỗ

II

13

Đoạn từ đường 69 đi Đại học Cảnh sát, Mỏ Địa chất

III

14

Đường đê Sông Hồng*

Đoạn từ địa phận quận Tây Hồ qua xã Đông Ngạc



III

II

Huyện Thanh Trì




a

Quốc lộ




1

Quốc lộ 1A từ cuối Thị trấn Văn Điển đến hết địa phận huyện Thanh Trì

I

2

Quốc lộ 1B Pháp Vân - Cầu Giẽ (địa phận huyện Thanh Trì)

I

b

Đường địa phương




3

Đường đê Sông Hồng (đoạn Huyện Thanh Trì)

II

4

Đoạn từ Ngọc Hồi đến Đê Sông Hồng

II

5

Đoạn hết Thị trấn Văn Điển - Giáp địa phận Hà Tây

II

6

Đường liên xã (Thị trấn Văn Điển qua xã Tam Hiệp Hoàng Liệt)

III

7

Đường liên xã Đông Mỹ - Vạn Phúc - Đê sông Hồng (Đông Mỹ - Đê sông Hồng)

III

8

Đường liên xã Liên Ninh (từ Liên Ninh - Đại áng)

III

9

Đường liên xã QL 70- Tả Thanh Oai

+ Đoạn Quốc lộ 70 đến đường rẽ vào thôn Siêu Quần.

+ Từ đường rẽ vào thôn Siêu Quần đến địa phận Hà Tây


II

III


10

Đường liên xã QL1A - Liên Ninh - Đông Mỹ (Từ QL1A - Đông Mỹ)

III

11

Đường Ngọc Hồi - Yên Kiện - Lạc Thị

III

12

Đường từ cuối Thị trấn Văn Điển - Tứ Hiệp - Đê sông Hồng

III

13

Đường vào xã Vĩnh Quỳnh - Đại áng

+ Từ cuối Thị trấn Văn Điển đến cuối Xã Vĩnh Quỳnh.

+ Từ cuối xã Vĩnh Quỳnh đến Hà Tây


II

III


14

Kim Giang (từ Đại Kim - QL 70)

III

III

Huyện Gia Lâm




a

Quốc lộ




1

Cuối phố Hà Huy Tập đến hết địa phận Hà Nội

II

2

- Quốc lộ 5







+ Nguyễn Văn Linh đến hết địa phận xã Trâu Quỳ

I




+ Dương Xá đến hết địa phận Hà Nội

II

3

- Quốc lộ 179

III

4

- Quốc lộ 181 (từ 179 đến hết địa phận Hà Nội)

III

b

Đường địa phương




5

- Cổ Bi (dốc Hội-đường QLộ 5)

III

6

- Dốc Lã - Trung Mầu

III

7

- Dốc Vân - Dốc Lã (Yên Viên)

III

8

- Đường Kiên Thành (từ quốc lộ 5 đến 179 cũ)

III

9

- Đường từ ĐHNN 1 đi Bát Tràng (hoặc đê sông Hồng)

III

10

- Đường từ Đa Tốn đi đê Sông Hồng

III

11

- Đường từ Đa Tốn đi Kiêu Kị

III

12

- Đường trong Đại học NN1 (áp dụng với trục chính)

II

13

- Ngô Xuân Quảng

II

14

- Ninh Hiệp - Đình Xuyên - Dương Hà

III

15

- Phan Đăng Lưu

III

16

- Thiên Đức (Hà Huy Tập - Dốc Vân)

II

17

- Từ Hà Huy Tập vào Đình Xuyên

III

18

- Vành đai III (đi Lạng Sơn thuộc quận Long Biên)

I

IV

Huyện Đông Anh




a

Quốc lộ




1

Quốc lộ 3







- Đoạn Cầu Đuống - Cầu Đôi

I




- Đoạn Thị trấn Đông Anh - Phù Lỗ

I

2

- Đường Bắc Thăng Long - Quốc lộ 3

I

3

- Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài

II

4

Quốc lộ 3 đi bến phà Đông Trù

III

b

Đường địa phương




5

Chợ Sa (Cổ Loa) đi Chợ Tó

III

6

Đường từ quốc lộ 3 đi nông trường Đông Anh II đi ga Bắc Hồng

III

7

Đường từ Trung tâm Y tế Huyện đi Đền Sái

III

8

Đường từ cầu Kênh giữa - Nam Hồng - Cầu Đò So

III

9

Đường từ Trạm biến thế đi đường cao tốc

III

10

Quốc lộ 3 đi ga Đông Anh, ấp Tó, Uy Nỗ, Việt Hùng

III

11

Quốc lộ 23B*

III

12

Cầu kênh giữa đi UBND xã Kim Nỗ

III

13

Chợ Kim đi Nguyên Khê đi Bắc Hồng

III

14

Ga Cổ Loa đi Cổng Trắng đi ấp Tó

III

15

Cổng trắng đi ga Cổ Loa đi Dục Tú

III

16

Ngã ba chợ Vân Trì đi chợ Bỏi

III

17

Ngã ba đồng Lủi đi chợ Cổ Loa

III

18

Quốc lộ 3 đi Xưởng phim đi Cổ Loa

III

19

Chợ Sa vào khu di tích Cổ Loa

III

20

Đường từ Vân Nội đi Kim Nỗ, Kim Chung

III

21

Đường Nam Hà ( từ xãViệt Hùng vào xã Vân Hà )

III

22

Đường Kinh tế Miền Đông

III

23

Chợ Vân Trì đi Ga Bắc Hồng

III

IV

Huyện Sóc Sơn




a

Quốc lộ




1

Quốc lộ 2







- Đoạn từ Phù Lỗ đến hết xã Thanh Xuân

I




- Cuối xã Thanh Xuân đến hết địa phận Hà Nội

II




- Đoạn từ Quốc lộ 2 vào sân bay Nội Bài

I

2

Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài (thuộc các xã Phú Cường, Quang Tiến, Thanh Xuân)

II

3

Quốc lộ 3







- Đoạn từ Phù Lỗ đến hết Phù Linh

I




- Đoạn thuộc các xã Trung Giã, Tân Minh.

II

4

Đường 131

II

b

Đường địa phương




5

Đường Phù Lỗ - Đò Lo

III

6

Đường Nỉ đi Cà phê Tân Phúc (đường 35)

III

7

Đường từ Quốc lộ 3 đi đền Sóc

III

8

Đường từ Quốc lộ 3 đi Minh Trí, Xuân Hoà

III

9

Đường 35 đi Bắc Sơn

III

10

Đường 131 đi Bắc Phú

III

11

Đường 131 - Hiền Ninh

III

12

Núi Đôi - Thá

III

13

Quốc lộ 3 - Cầu Vát

III

(Quyết định số 199/2004/QĐ-UB ngày 29/12/2004 của UBND thành phố Hà Nội, *Quyết định số 72/2005/QĐ-UB ngày 13/5/2005 của UBND thành phố Hà Nội)

Giá đất quy định



Giá đất ở và giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khu vực ven trục đường giao thông có tên trong bảng 5.12 chia thành 3 loại đường (I, II, III) và 4 vị trí (1, 2, 3, 4), được quy định tại bảng 5.13.

  1. Giá đất ở và giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khu vực ven trục đường giao thông

Đơn vị tính: đồng/m2

Vị trí lô đất

Đất ở

Đoạn loại I

Đoạn loại II

Đoạn loại III

Vị trí 1

áp dụng trong phạm vi từ chỉ giới hè đường đến 200m

3 750 000

3 000 000

2 600 000

Vị trí 2

2 800 000

2 300 000

1 900 000

Vị trí 3

2 200 000

1 800 000

1 500 000

Vị trí 4

1 700 000

1 400 000

1 250 000

Ngoài 200m tính từ chỉ giới hè đường

Theo giá đất khu dân cư nông thôn

Vị trí lô đất

Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

Đoạn loại I

Đoạn loại II

Đoạn loại III

Vị trí 1

áp dụng trong phạm vi từ chỉ giới hè đường đến 200m

2 630 000

2 100 000

1 830 000

Vị trí 2

1 690 000

1 380 000

1 180 000

Vị trí 3

1 210 000

1 120 000

1 000 000

Vị trí 4

1 050 000

1 000 000

950 000

Ngoài 200m tính từ chỉ giới hè đường

Theo giá đất khu dân cư nông thôn

(Quyết định số 199/2004/QĐ-UB ngày 29/12/2004 của UBND thành phố Hà Nội)

Giá đất ở trong khu vực nông thôn được quy định đến từng xã trong các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội cho đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (bảng 5.18). Mức giá đất ở được xây dựng cao nhất là các xã thuộc huyện Từ Liêm và Thanh Trì (Xuân Phương, Phú Diễn, Minh Khai, Ngũ Hiệp) là 1,25 triệu đồng/m2. Các xã có mức giá đất ở thấp nhất (100 nghìn đồng/m2) là Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ thuộc huyện Sóc Sơn.



  1. Giá đất ở nông thôn

Đơn vị tính: đồng/m2

Số thứ tự

Tên địa phương

Mức giá

Đất ở

Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

I

Huyện Từ Liêm

 

 

1

Xã Xuân Phương

1 250 000

900 000

2

Xã Phú Diễn

1 250 000

900 000

3

Minh Khai

1 250 000

900 000

4

Xã Tây Tựu

1 000 000

750 000

5

Xã Thượng Cát

1 000 000

750 000

6

Xã Liên Mạc

920 000

700 000

7

Xã Thuỵ Phương

920 000

700 000

8

Xã Tây Mỗ

920 000

700 000

9

Xã Đại Mỗ

1 000 000

750 000

II

Huyện Thanh Trì

 

 

1

Xã Ngũ Hiệp

1 250 000

900 000

2

Xã Hữu Hoà

920 000

700 000

3

Xã Ngọc Hồi

920 000

700 000

4

Xã Vĩnh Quỳnh

1 000 000

750 000

5

Xã Duyên Hà

800 000

600 000

6

Xã Đông Mỹ

800 000

600 000

7

Xã Liên Ninh

920 000

700 000

8

Xã Tả Thanh Oai

800 000

600 000

9

Xã Đại áng

800 000

600 000

10

Xã Vạn Phúc

800 000

600 000

III

Huyện Gia Lâm

 

 

1

Xã Yên Viên

920 000

700 000

2

Xã Ninh Hiệp

920 000

700 000

3

Xã Dương Xá

800 000

600 000

4

Xã Phú Thị

650 000

500 000

5

Xã Yên Thường

800 000

600 000

6

Xã Đình Xuyên

920 000

750 000

7

Xã Dương Hà

920 000

750 000

8

Xã Kiêu Kỵ

650 000

500 000

9

Xã Đa Tốn

650 000

500 000

10

Xã Đặng Xá

650 000

500 000

11

Xã Bát Tràng

800 000

600 000

12

Xã Phù Đổng

650 000

500 000

13

Xã Trung Mầu

650 000

500 000

14

Xã Dương Quang

650 000

500 000

15

Xã Kim Sơn

650 000

500 000

16

Xã Lệ Chi

500 000

350 000

17

Kim Lan

650 000

500 000

18

Xã Văn Đức

650 000

500 000

IV

Huyện Đông Anh

 

 

1

Xã Nguyên Khê

650 000

500 000

2

Xã Uy Nỗ

800 000

600 000

3

Xã Hải Bối

800 000

600 000

4

Xã Tiên Dương

650 000

500 000

5

Xã Cổ Loa

500 000

350 000

6

Xã Xuân Canh

500 000

350 000

7

Xã Đông Hội

500 000

350 000

8

Xã Mai Lâm

650 000

500 000

9

Xã Vĩnh Ngọc

650 000

500 000

10

Xã Kim Chung

800 000

600 000

11

Xã Nam Hồng

800 000

600 000

12

Xã Võng La

650 000

500 000

13

Xã Bắc Hồng

650 000

500 000

14

Xã Vân Nội

650 000

500 000

15

Xã Xuân Nộn

650 000

500 000

16

Xã Việt Hùng

500 000

350 000

17

Xã Kim Nỗ

650 000

500 000

18

Xã Dục Tú

500 000

350 000

19

Xã Tầm Xá

650 000

500 000

20

Xã Vân Hà

500 000

350 000

21

Xã Đại Mạch

650 000

500 000

22

Xã Liên Hà

500 000

350 000

23

Xã Thuỵ Lâm

500 000

350 000

V

Huyện Sóc Sơn

 

 

1

Xã Phù Lỗ

650 000

500 000

2

Xã Phú Minh

650 000

500 000

3

Xã Phú Cường

650 000

500 000

4

Xã Thanh Xuân

650 000

500 000

5

Xã Mai Đình

650 000

500 000

6

Xã Quang Tiến

650 000

500 000

7

Xã Xuân Thu

350 000

250 000

8

Xã Kim Lũ

350 000

250 000

9

Xã Trung Giã

500 000

350 000

10

Xã Đức Hoà

500 000

350 000

11

Xã Tân Minh

500 000

350 000

12

Xã Bắc Phú

350 000

250 000

13

Xã Đông Xuân

500 000

350 000

14

Xã Tân Dân

350 000

250 000

15

Xã Tân Hưng

350 000

250 000

16

Xã Việt Long

350 000

250 000

17

Xã Hiền Ninh

500 000

350 000

18

Xã Xuân Giang

350 000

250 000

19

Xã Tiên Dược

650 000

500 000

20

Xã Phù Linh

500 000

350 000

21

Xã Nam Sơn

100 000

90 000

22

Xã Bắc Sơn

100 000

90 000

23

Xã Minh Trí

200 000

150 000

24

Xã Minh Phú

200 000

150 000

25

Xã Hồng Kỳ

100 000

90 000

(Quyết định số 199/2004/QĐ-UB ngày 29/12/2004 của UBND thành phố Hà Nội)

Xác định giá đất phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn tại thành phố Hà Nội phải biết được các đường trục chính thuộc ngoại thành Hà Nội (bảng 5.11). Khi xác định giá đất trong khu vực cần biết được đường trục chính của mình nằm ở loại nào, căn cứ vào bảng giá quy định cho đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khu vực ven trục đường giao thông (bảng 5.12) để xác định giá cho từng thửa đất nằm trong phạm vi cách 200 m so với đường giao thông, các vị trí nằm ngoài phạm vi 200 m giá đất được tính theo bảng giá đất ở và kinh doanh khu vực nông thôn bảng 5.13.



Каталог: share -> proxy -> alfresco-noauth -> api -> internal -> shared -> node
node -> BÁ ĐẠo và VÔ ĐỐI
node -> 12 cung hoàng đẠo cung Bạch Dương (Aries 22/3 20/4)
node -> TÍnh cách 12 cung hoàng đẠo bảo Bình (21/1-19/2)
node -> [Tính hai mặt của 12 cung hoàng đạo] Bạch Dương: "Thiên thần" và "ác quỷ"
node -> HƯỚng dẫn sử DỤng và KÊ khai c/o mẫu ico hàng cà phê việt nam xuất khẩU
node -> Ch­¬ng 3: Ph­¬ng ph¸p ®o su
node -> NÓI "anh yêu em" LẦn nữA, ĐƯỢc không ? Tác giả: Shino
node -> Là gì? Vâng, bạn có thể đã nghe từ đó trước đây, lập trình là xây dựng một chương trình. Một chương trình máy tính là một tập hợp các hướng dẫn. Đây bắt đầu là vấn đề
node -> 10 CÂu nói nổi tiếng của các tổng thống mỹ
node -> Truyện ngắn Vì cơn gió nhẹ Niềm tin và niềm “hi vọng ngớ ngẩn”. Cậu đấy đã quay trở lại. “Nếu hai người yêu nhau luôn nghĩ về nhau, chắc chắn sẽ gặp được nhau.”

tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương