Giáo dục tích hợp các môn học thông qua hoạt động trồng rau của học sinh trường dtnt huyện Điện Biên Đông



tải về 4.99 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2023
Kích4.99 Mb.
#55678
1   2   3   4   5   6   7   8
ĐỀ TÀI DÁP-CHUẨN 2016

c) Thái độ
Dạy học tích hợp thông qua hoạt động trồng rau giáo dục các em học sinh những điều sau:
Học sinh từ biết lao động đến yêu lao động.
Khơi dậy tính tự lập, tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm, yêu thiên nhiên, môi trường trong học sinh
Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên.
Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng.
Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài thực vật.
Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn).
Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên.
Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên.
Say mê và giỏi các môn tự học như sinh học, hóa học, địa lý.
1.2. Tổ chức thực hiện
Cử giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, chuyên đề, hội thảo do cấp trên tổ chức. Thường xuyên triển khai các nội dung về dạy học tích hợp trong hội đồng sư phạm nhà trường và trong học sinh (dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, giáo dục ngoài giờ lên lớp) dưới hình thức chuyên đề, thảo luận, sinh hoạt tập thể, trải nghiệm sáng tạo…
Giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức được ý nghĩa của dạy học tích hợp trong hoạt động trồng rau của học sinh trong xã hội hiện nay và tính tất yếu phải giáo dục tích hợp hoạt động trồng rau cho các em. Đồng thời dựa vào đặc điểm của nhóm học sinh xác định những kiến thức cần tích hợp cho các em.
Phối hợp với gia đình, cộng đồng để tạo ra môi trường giáo dục khuyến khích hoạt động tăng gia sản xuất của học sinh. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua các phương pháp: thảo luận nhóm, động não, thực hành,…
2. Biện pháp thực hiện
a) Xây dựng mô hình “Vườn rau của em”
Hàng năm, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, Ban lao động nhà trường đã xây dựng kế hoạch, phân chia diện tích đất trồng rau cho các lớp một cách phù hợp nhất thuận lợi cho việc tăng gia phục vụ trực tiếp cho bữa ăn hàng ngày của các em học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm các lớp triển khai và thực hiện mô hình “Vườn rau của em” tới các em học sinh của lớp mình. Hàng ngày, vào buổi chiều sau khi hết giờ học, các em học sinh dành thời gian cho việc chăm sóc vườn rau với những công việc quen thuộc như: lên luống, gieo hạt, tưới nước, bón phân,... Để có những luống rau xanh tốt, phong phú chủng loại và an toàn cho các bữa ăn đòi hỏi các thầy cô giáo chủ nhiệm chủ động hướng dẫn các em tiếp thu những kinh nghiệm mùa vụ trồng rau của nhân dân địa phương. Đồng thời, nhà trường cũng đã cộng tác với Trung tâm Khuyến nông huyện Điện Biên Đông để được tư vấn kỹ thuật nuôi trồng. Học sinh sẽ được hướng dẫn cách làm vườn hoặc được cung cấp những thông tin hữu ích như: mỗi loại rau sẽ có kĩ thuật chăm sóc và thu hoạch khác nhau, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp sinh học...
Bên cạnh việc trồng các loại rau như: cải ngọt, cải ngồng, cải cúc, cải bẹ, cải bắp, su hào... các em học sinh còn chủ động trồng thêm các loại củ, quả khác như: mướp, bí, su su, đỗ… để đảm bảo dinh dưỡng cho các bữa ăn.
Để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tăng gia sản xuất, nhà trường đã mở rộng mô hình nuôi lợn, gà, chim bồ câu nhằm tận dụng lượng rau già, thức ăn dư thừa từ bếp ăn tập thể. Sản lượng lãi thu được từ nguồn chăn nuôi có giá trị kinh tế lớn đạt 40.000.000 đồng/năm (Bốn mươi triệu đồng trên năm).
b) Dạy học tích hợp vào mô hình “Vườn rau của em”
Học sinh tích hợp được kiến thức ở tất cả các bộ môn để nâng cao hiệu quả hoạt động trồng rau ví dụ như:
Việc vận dụng kiến thức các môn Địa lí, Sinh học, Công nghệ, Hóa học...vào hoạt động trồng rau để tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giúp học sinh ý thức hơn, việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống, kĩ năng lao động, kĩ năng hoạt động nhóm...
Với môn Sinh học: Giúp học sinh có được những kiến thức về đặc điểm của đất, cách cải tạo và bổ sung dinh dưỡng cho đất. Hướng dẫn cách tưới tiêu, bón phân một cách hợp lý để cây sinh trưởng phát triển và đạt hiệu quả kinh tế đồng thời không gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường. Qua bộ môn Sinh học 10 cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng thực hành về muối chua các loại rau củ quả góp phần làm phong phú thực đơn của bữa ăn.
Với môn Công nghệ: Giúp các em có kiến thức về phương pháp truyền thống và các biện pháp khoa học kĩ thuật trong tất cả các khâu kĩ thuật trồng, chăm bón, chế biến, bảo quản các loại rau củ quả.
Với môn Hóa học: Một công việc không thể thiếu trong kĩ thuật trồng rau xanh cần phải được bổ sung lượng phân hữu cơ trước khi gieo trồng, phân hóa học NPK, phân vi lượng vừa cung cấp nguồn ion khoáng cho cây (Zn2+, Mg2+....sau khi gieo trồng, trong quá trình xử lí đất cần bón vôi (Ca(OH)2 nhằm khử chua cho đất.
Với môn Địa lí: Giúp các em học sinh hiểu biết được điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để gieo trồng các loại rau phù hợp theo mùa vụ, góp phần hạn chế sạt lở chống xói mòn đất trong khuôn viên nhà trường.
Với môn Toán học: Các em biết cách đo đạc độ cao, thấp của luống rau, tính toán tỉ lệ tăng năng suất rau khi thu hoạch so với trước khi thực hiện dạy học tích hợp trong hoạt động trồng rau.
Với bộ môn Giáo dục công dân: Giáo dục cho học sinh thấy được những giá trị tươi đẹp của cuộc sống, các em thêm yêu đời, yêu lao động muốn cống hiến sức lực của mình cho gia đình, xã hội.
Với môn Ngữ văn: Những bài văn, bài thơ ca ngợi về tình yêu lao động sẽ bồi đắp cho các em tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống và trân trọng những giá trị của cuộc sống.
c) Phát động phong trào “Vườn rau của em”
Xây dựng mô hình “Vườn rau của em” đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác chăm lo đời sống cho các em học sinh, nhà trường đã phát động phong trào “Vườn rau của em” tới toàn thể giáo viên, nhân viên và học sinh. Phong trào đã có sức lan tỏa rộng lớn thu hút đông đảo giáo viên, nhân viên 100% các em học sinh trong trường tham gia. Trong đó mỗi lớp đều có diện tích vườn rau từ 300-500m2. Nhà trường đã tự cung cấp đủ, không phải mua thêm rau xanh phục vụ bữa ăn hàng ngày. Việc trồng rau xanh đang trở thành phong trào thiết thực, hữu ích thu hút đông đảo học sinh tham gia, tạo cảnh quan khuôn viên nhà trường thêm “xanh, sạch, đẹp”.
Để phong trào được thực hiện hiệu quả, các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp đã cùng các em học sinh tham gia lao động, chỉ cho các em cách chăm sóc rau đúng cách. Hằng tuần, trong tiết chào cờ và sinh hoạt lớp đều tuyên dương cá nhân, tập thể thực hiện tốt phong trào. Hình thức này đã cỗ vũ, khích lệ học sinh hăng say lao động. Nhà trường khuyến khích các em tự làm vườn rau cho riêng mình để cung cấp cho bếp ăn tập thể nhà trường, nguồn thu nhập thêm từ việc trồng rau sẽ giúp các em đầu tư có hiệu quả cho học tập.
3. Kết quả
Trong những những năm qua, công tác trồng rau xanh của nhà trường đã không ngừng được cải thiện về số lượng và chất lượng. Đặc biệt trong năm học 2015-2016 (năm áp dụng đề tài) sản lượng rau xanh thu được của học sinh toàn trường trung bình là 08 tấn/năm học tương đương với số tiền 80.000.000 đồng/năm (tám mươi triệu đồng trên năm) tăng 02 tấn so với cùng kì năm học 2014-2015.
Qua hoạt động học tập này, giúp các em học sinh biết quí trọng sức lao động và thành quả của mình. Không chỉ làm ở trường, trong kỳ nghỉ hè các em đã vận động gia đình và bà con tận dụng diện tích đất tham gia trồng rau đảm bảo an toàn cho cuộc sống.
Việc trồng rau xanh đang trở thành phong trào thiết thực, hữu ích thu hút đông đảo học sinh tham gia. Hàng ngày các em được ăn rau do chính tay mình trồng, mình chăm sóc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó đã khơi dậy tính tự lập, tinh thần trách nhiệm, yêu lao động, biết quý trọng sức lao động và có thêm kỹ năng sống. Đây là hoạt động học tập rất thiết thực vì vừa cải thiện bữa ăn, vừa gây quỹ sinh hoạt chi đoàn; các em học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng cơ bản cụ thể hóa cuộc vận động xây dựng hình mẫu người thanh niên Việt Nam thời kỳ mới hướng tới mục tiêu có “Tâm trong-Trí sáng-Hoài bão lớn". Hoạt động được duy trì và hoàn thành theo kế hoạch đề ra sẽ góp một phần nhỏ làm giảm chi phí, cung cấp nguồn rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Đồng thời góp phần rèn luyện khả năng thích ứng, tính kỷ luật, tính tự lập cho học sinh, giáo dục kĩ năng sống, thân thiện với môi trường,...nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường.
Niềm vui như được nhân lên gấp bội với người thực hiện đề tài qua lời nhận xét của Em Lò Thị Phương Thảo lớp 11B3 cho biết: "Được đi học ở trường nội trú và được ăn cơm tại trường em rất vui. Trong bữa cơm có đầy đủ các món ăn và có cả những thực phẩm do chúng em làm ra nữa nên ai cũng thấy ngon miệng. Chúng em còn thi đua trồng rau xanh nên bạn nào, lớp nào cũng cố gắng chăm sóc vườn rau cho thật tốt. Mùa nào thức nấy, chúng em thay đổi liên tục các loại rau trong vườn trường như mồng tơi, rau muống, cải củ, su hào, bắp cải…"; "Qua việc trồng rau xanh tại trường, chúng em hiểu ý nghĩa của lao động, biết trân trọng những gì mình đã làm ra. Việc cùng nhau chăm sóc và trồng rau xanh cũng giúp mỗi bạn trong lớp thêm hiểu nhau, tăng tình đoàn kết tập thể" (em Vàng Thị Thoa lớp 12C2 tâm sự). Em Vàng Thị Ca Lia-học sinh lớp 10A1 hồ hởi chia sẻ: “Sau một ngày học tập căng thẳng, đây là dịp để chúng em được hòa mình vào với thiên nhiên; áp dụng kiến thức học được vào thực tiễn và rèn luyện sức khỏe. Qua hoạt động trồng rau đầy thiết thực của nhà trường còn giúp chúng em biết quí trọng sức lao động và thành quả của mình. Không chỉ làm ở trường, trong kỳ nghỉ hè tới em cũng như các bạn sẽ vận động gia đình và bà con tận dụng diện tích đất tham gia trồng rau đảm bảo an toàn cho cuộc sống. Em sợ rau có thuốc sâu như trên ti vi nói lắm”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã chủ động thực hiện các kế hoạch đề ra và đạt được những kết quả đáng khích lệ song gặp không ít những khó khăn trong công tác tổ chức dạy học tích hợp qua hoạt động trồng rau. Tôi thiết nghĩ tích hợp là phương thức duy nhất để dạy học phát triển. Đây cũng là phương thức gắn kết học đi đôi với hành cho các em học sinh người dân tộc thiểu số, giúp các em tiếp cận với khoa học kỹ thuật và hình thành thuần thục các kĩ năng quan trọng trong cuộc sống.

Một số hình ảnh thể hiện năng suất rau sạch sau khi áp dụng đề tài: "Dạy học tích hợp cho học sinh trường Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên Đông qua hoạt động trồng trọt".







Những luống rau xanh mướt khuôn viên nhà trường







tải về 4.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương