Giáo dục tích hợp các môn học thông qua hoạt động trồng rau của học sinh trường dtnt huyện Điện Biên Đông



tải về 4.99 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2023
Kích4.99 Mb.
#55678
1   2   3   4   5   6   7   8
ĐỀ TÀI DÁP-CHUẨN 2016

a) Đất trồng
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của yếu tố khí hậu, sinh vật và con người. Đất trồng khác với đá là đất có độ phì nhiêu.
Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.
Thành phần của đất trồng được trình bày như sau:

Phần khí chính là không khí có ở trong các khe hở của đất. Không khí trong đất cũng chứa nitơ, oxi, cacbonnic như không khí trong khí quyển. Tuy nhiên lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, còn lượng khí cacbonnic thì lớn hơn lượng khí cacbonnic trong khí quyển hàng trăm lần.


Phần rắn của đất bao gồm thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ:
Thành phần vô cơ chiếm 92% đến 98% khối lượng phần rắn, trong đó có chứa các chất dinh dưỡng như nitơ, photpho, kali...
Thành phần hữu cơ của đất bao gồm các sinh vật sống trong đất và xác động thực vật, vi sinh vật đã chết. Dưới tác động của vi sinh vật, xác động, thực vật bị phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng. Các sản phẩm phân hủy này là thức ăn cho cây trồng và là nguyên liệu để tổng hợp thành chất mùn. Mùn chính là chất làm cho đất có những tính chất tốt. Đất nhiều mùn là đất tốt.
Phần lỏng chính là nước trong đất. Nước trong đất có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng.
b) Phân bón
Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm (N), lân (P) và kali (K). Ngoài các chất trên, còn có nhóm các nguyên tố vi lượng...
Phân bón được chia làm 03 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh.


c) Giống cây trồng
Thuật ngữ giống (tiếng Latin: varietas; tiếng Anh: variety) dùng để chỉ một quần thể sinh vật cùng loài do con người tạo ra và có các đặc điểm di truyền xác định. Tất cả các cá thể của cùng một giống đều có tính trạng hay thường được gọi là các đặc tính về hình thái-giải phẫu, sinh lí-sinh hóa, năng suất...hầu như giống nhau và ổn định trong những điều kiện sinh thái và kĩ thuật sản xuất phù hợp.
Từ khái niệm về giống cây như vậy, người đọc có thể hình dung giống cây trồng (crop variety, cultivar) là một nhóm các thực vật có đặc trưng sau:
Có nguồn gốc chung với các tính trạng hay đặc điểm giống nhau.
Mang tính di truyền đồng nhất (nghĩa là có sự ổn định, ít phân li).
Mang tính khu vực hóa.
Do con người tạo ra.
Khi đề cập tới khái niệm giống, thông thường người ta muốn đề cập tới các tính trạng và đặc tính của giống.
Giống là sản phẩm của sức lao động sáng tạo của con người và là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp sản sinh ra mọi thứ nông phẩm. Vì lí do đó giống giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Việc chọn đúng các giống tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên và canh tác giúp cho người sản xuất thu được năng suất cao và ổn định với phẩm chất tốt và mức chi phí sản xuất trên dơn vị sản phẩm.

tải về 4.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương