Giáo dục tích hợp các môn học thông qua hoạt động trồng rau của học sinh trường dtnt huyện Điện Biên Đông



tải về 4.99 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2023
Kích4.99 Mb.
#55678
1   2   3   4   5   6   7   8
ĐỀ TÀI DÁP-CHUẨN 2016

d) Sâu, bệnh hại
Sâu, bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống cay trồng. Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phất triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thuận lợi
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng chuyên môn nghiệp vụ Sở.
Cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn coi các em học sinh như con em trong gia đình. Không chỉ giảng dạy trên lớp, từ bữa ăn, giấc ngủ, nếp sinh hoạt của các em cũng được các thầy giáo, cô giáo chăm lo chu đáo. Việc quan tâm, chăm sóc vừa để nắm bắt được tâm tư, tình cảm, tư vấn, giúp các em lựa chọn những môn học, ngành học phù hợp với mình, vừa chia sẻ với các em những niềm vui, nỗi buồn trong sinh hoạt và học tập. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn đoàn kết thống nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, tích cực trong việc xây dựng và phát triển nhà trường và tiếp cận các phương pháp dạy học mới.
Các em học sinh chăm ngoan, có ý thức kỷ luật tốt, biết vươn lên trong học tập và cuộc sống.
Trường có diện tích đất trống rộng, thuận lợi cho các em học sinh trồng rau xanh, cây ăn quả cung cấp thực phẩm hàng ngày, giúp các em gắn bó với trường, với lớp.
2.2. Khó khăn
Về kinh tế-xã hội: Trường Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên Đông đóng trên địa bàn thị trấn huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên, là một trong 64 huyện nghèo của cả nước. Huyện có địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều khe suối, vực sâu, giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt có những bản chưa có điện lưới quốc gia, cách xa trung tâm huyện cả trăm km. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người như: Hmông, Thái, Khơ mú, Lào, Xinh mun... Trình độ dân trí, đời sống của nhân dân trên địa bàn nhìn chung ở mức thấp và không đồng đều, sự giao lưu học hỏi văn hóa giữa các vùng miền còn hạn chế, tập quán đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn tồn tại...Tất cả những lí do trên ảnh hưởng không nhỏ tới công tác giáo dục toàn diện của nhà trường.
Về kĩ năng: Nhiệm vụ giáo dục ở mỗi nhà trường không ngoài mục đích phát triển con người toàn diện cả về nhân-trí-thể-mỹ, vì vậy khi học tập tại trường, học sinh cần được trang bị những kĩ năng: kỹ năng giao tiếp xã hội, kĩ năng hoạt động, học tập, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kĩ năng làm việc đồng đội, kĩ năng tổ chức công việc và quản lí thời gian,... Các em chưa quen thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập. Khả năng tập trung, chấp hành những qui định chung và làm theo sự chỉ dẫn của thầy cô còn nhiều hạn chế. Thực tế này đặt ra vấn đề cần hình thành những kĩ năng thiết yếu cho học sinh để các em bắt nhịp tốt với môi trường học tập và sinh hoạt chung.
Về tâm lí: Do điều kiện địa lí, xã hội, môi trường giao tiếp hạn hẹp nên các em học sinh chưa phát huy được vai trò chủ động trong học tập cũng như lao động. Với tâm lí nhút nhát, e dè, hạn chế trong giao tiếp là cản trở lớn đối với các hoạt động nhóm của các em khi học tập tại trường.
Bên cạnh những khó khăn kể trên, an toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ đang là quyền cơ bản với mỗi con người. Trăn trở trước những vấn đề đã nêu, tôi đã có nhiều cuộc trao đổi với các em học sinh trong nhà trường xoay quanh vấn đề dạy học tích hợp trong hoạt động trồng trọt (chủ yếu là trồng rau xanh). Các em đều bày tỏ quan điểm: "Chúng em rất muốn trong các bữa ăn hàng ngày tại bếp ăn tập thể sẽ được thưởng thức những sản phẩm sạch do chính tay mình làm ra." (em Lầu Pó Chua lớp 10A1 chia sẻ). Em Vàng A Châu, học sinh lớp 10A2 cho biết: "Ngoài thời gian học tập trên lớp, em rất muốn có một hoạt động nào đó có ý nghĩa và thiết thực cho cuộc sống của mình"...Từ những tâm sự, chia sẻ của các em học sinh, Ban giám hiệu nhà trường xác định việc tăng cường dạy học tích hợp trong trồng trọt (đặc biệt là hoạt động trồng rau) cho các em học sinh sẽ trở thành một trong những định hướng chiến lược lâu dài trong công tác giáo dục toàn diện của nhà trường.
II. TIẾN TRÌNH CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO HỌC SINH TRƯỜNG DTNT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT (TRỒNG RAU)
1. Xây dựng kế hoạch
Ngay từ đầu năm học, tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường kế hoạch dạy học tích hợp qua hoạt động trồng trọt của học sinh. Đây là phần quan trọng trong kế hoạch lao động của nhà trường.
Thời gian thực hiện kế hoạch trong thời vụ từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 2 năm 2016 (đây là thời gian khí hậu ở huyện Điện Biên Đông phù hợp cho trồng trọt).
1.1. Mục tiêu

tải về 4.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương