Giáo dục tích hợp các môn học thông qua hoạt động trồng rau của học sinh trường dtnt huyện Điện Biên Đông



tải về 4.99 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu16.11.2023
Kích4.99 Mb.
#55678
1   2   3   4   5   6   7   8
ĐỀ TÀI DÁP-CHUẨN 2016

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

1

PTDTNT

Phổ thông dân tộc nội trú

2

THPT

Trung học phổ thông

3

DTNT

Dân tộc nội trú

4

DHTH

Dạy học tích hợp

`Phần I


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước phát triển đòi hỏi phải đổi mới toàn diện và mạnh mẽ nền giáo dục để đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực, tăng cường khả năng hợp tác, cạnh tranh cho hội nhập quốc tế; phục vụ ngày càng tốt hơn sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong tiến trình đổi mới ấy, dạy học theo phương pháp tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học.
Dạy học tích hợp là một trong những định hướng chính của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nước ta sau năm 2015, nhằm hướng tới mục tiêu chuyển nền giáo dục nước ta từ chủ yếu cung cấp kiến thức và kỹ năng sang nền giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Dạy học tích hợp tuân theo quy luật nhận thức của loài người và quy luật phát triển của khoa học, đáp ứng yêu cầu giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm một cách linh hoạt, từ đó hình thành, phát triển đồng thời các năng lực chung và năng lực có tính chuyên biệt, đặc thù.
Trường PTDTNT là loại hình trường chuyên biệt nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Học sinh của trường PTDTNT được nuôi dạy và đảm bảo các điều kiện để phát triển toàn diện theo hệ thống quản lí suốt cả ngày tại trường. Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. Học tập theo phương pháp tích hợp sẽ giúp các em quan tâm hơn đến con người và xã hội quanh mình, việc học gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu tố để các em học tập toàn diện hơn. Những thắc mắc nảy sinh từ thực tế kích thích tư duy sáng tạo của các em. Chẳng hạn "Vì sao khu vực này trồng rau tốt, khu vực kia lại không?"; "Lên luống rau như thế nào sẽ phù hợp?"; "Tại sao mùa này trồng rau cải, mùa kia trồng rau muống?"...
Ngoài thời gian học tập trên lớp theo chương trình giáo dục chính thức của cấp học, thời gian còn lại đều là thời gian ngoài giờ lên lớp. Số thời gian này chiếm một dung lượng khá lớn trong tổng số thời gian của học sinh tại trường. Hoạt động tăng gia sản xuất (trong đó có hoạt động trồng rau) là hoạt động giáo dục thực hiện trong thời gian ngoài giờ lên lớp ở trường PTDTNT, góp phần giáo dục toàn diện học sinh về đức, trí, thể, mĩ. Đó không chỉ là điều kiện để mỗi học sinh được thể hiện mà các em còn được giao lưu học hỏi, được trải nghiệm sáng tạo, thân thiện với môi trường sống... Qua hoạt động trồng rau, học sinh được hòa nhập với bạn bè, hiểu biết về thổ nhưỡng, khí hậu, cây trồng... Bên cạnh đó, thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang là vấn đề nhức nhối với toàn xã hội. Chính vì vậy những sản phẩm an toàn luôn được đón nhận. Không ngoài mục tiêu cung cấp thực phẩm rau sạch cho bếp ăn tập thể, các em học sinh đều yêu thích hoạt động trồng rau sau mỗi giờ học chính khóa để được tận hưởng sản phẩm lao động sạch do chính đôi bàn tay và khối óc của mình làm ra.
Sau thời gian tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng thực tiễn, tôi thực hiện đề tài: "Dạy học tích hợp cho học sinh trường Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên Đông qua hoạt động trồng trọt." Đề tài được thực hiện, sẽ trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản về trồng trọt, chuẩn bị hành trang cho các em học lên trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc bước vào cuộc sống tự lập.
2. Mục đích của đề tài
Phát triển năng lực sáng tạo và tư duy tích cực cho các em học sinh.
Giáo dục học sinh sự thân thiện với thiên nhiên, môi trường.
Giúp học sinh có kiến thức cơ bản trong hoạt động trồng trọt không chỉ ở trường, lớp mà còn ở gia đình, bản làng.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu dạy học tích hợp cho học sinh trường DTNT huyện Điện Biên Đông qua hoạt động trồng trọt. Từ đó hướng dẫn quy trình của việc dạy học tích hợp cho học sinh qua hoạt động trồng trọt.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường Phổ thông DTNT huyện Điện Biên Đông.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động trồng trọt của học sinh trường Phổ thông DTNT huyện Điện Biên Đông.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Phương pháp khảo sát thực tiễn.
Phương pháp thống kê, phân loại.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Điểm mới của đề tài
Đề tài có thể ứng dụng rộng rãi trong các trường Phổ thông DTNT, bán trú.
Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường.
Học sinh yêu trường lớp, yêu các hoạt động, chủ động, tự tin bước vào cuộc sống khi rời ghế nhà trường.
Đề tài sẽ phát huy rất tốt việc tích lũy kiến thức cho học sinh, và đặc biệt chú trọng đến việc định hướng cho học sinh học tiếp một ngành nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp. Với vốn kiến thức tích lũy được, học sinh có thể học tiếp ở các trường dạy nghề hoặc học tiếp ở đại học,…
Phần II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp
1.1.1. Tích hợp
Tích hợp (tiếng Anh: Integration) có nguồn gốc từ tiếng La tinh: integration với nghĩa: xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.
Theo từ điển Anh-Anh (Oxford Advanced Learner's Dictionany), từ integrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng thích hợp với nhau.
Theo Từ điển Bách khoa Khoa học Giáo dục của Cộng hòa Liên bang Đức (Enzyklopadie Erziehungswissienscheft, Bd.2, Stuttgart 1984), nghĩa chung của từ integration có hai khía cạnh:
- Quá trình xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất từ những cái riêng lẻ.
- Trạng thái mà trong đó có cái chung, cái toàn thể được tạo ra từ những cái riêng lẻ. Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự kết hợp, sự hòa nhập.
Trong lĩnh vực giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kỳ Khai sáng (thế kỷ dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (theo cách hiểu truyền thống từ 400 năm nay) thành một “môn học” mới. Ví dụ môn Khoa học (science) được hình thành từ sự tổ hợp, kết hợp của các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học; môn Nghiên cứu xã hội được hình thành từ sự tổ hợp, kết hợp của các môn thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lý, Xã hội học, Kinh tế học.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Tích hợp cũng có thể được hiểu là sự lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của một môn học, thí dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường…vào nội dung các môn học: Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân…xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống.
Trong dạy học ở bậc phổ thông, tích hợp được hiểu là sự tổ hợp theo một cách thức nào đấy một số nội dung cần thiết cho việc hình thành, phát triển năng lực người học thành một môn học mới; hoặc tạo môn học mới từ một số nội dung của các môn học khác; hay có thể lồng ghép thêm các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học…
1.1.2. Dạy học tích hợp
Trên thế giới và tại Việt Nam, DHTH đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại. Tháng 9 năm 1968, “Hội nghị tích hợp về việc giảng dạy các khoa học” đã được Hội đồng Liên quốc gia về giảng dạy khoa học tổ chức tại Varna (Bungari), với sự bảo trợ của UNESCO. Hội nghị nêu ra hai vấn đề là vì sao phải DHTH và tích hợp các khoa học là gì. Theo đó, DHTH được UNESCO định nghĩa như sau: “Một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”. Định nghĩa của UNESCO cho thấy DHTH xuất phát từ quan niệm về quá trình học tập hình thành ở HS những năng lực ở trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Quá trình DHTH bao gồm những hoạt động tích hợp giúp học sinh biết cách phối hợp các kiến thức, kĩ năng và thao tác một cách có hệ thống. Như vậy, có thể hiểu tích hợp bao hàm cả nội dung và hoạt động.
Về phương diện lí luận dạy học, tích hợp (Integration) được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất.
Đây là một tư tưởng, một xu hướng dạy học được đưa vào nhà trường từ những năm 60 của thế kỉ XX và ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Hầu hết các nước ở khu vực Đông Nam Á cũng đã sử dụng các chương trình khoa học tích hợp để dạy các kiến thức về tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học và THCS.
Ở Việt Nam, trong quá trình đổi mới chương trình sách giáo khoa từ những năm 90 và sau năm 2000, các kiến thức về địa lí, lịch sử, khoa học tự nhiên đã được tích hợp trong môn Tự nhiên-Xã hội (ở bậc tiểu học). Riêng bậc THCS, THPT việc dạy học tích hợp các môn KHXH, KHTN vẫn chưa áp dụng được. Tâm thế của học sinh, giáo viên, nhà trường và toàn xã hội đối với việc dạy học tích hợp cũng chưa sẵn sàng. Bởi vậy, thuật ngữ dạy học tích hợp còn là mới mẻ với khá đông những người làm công tác dạy học và giáo dục.
Theo cách hiểu của TS. Phạm Thị Kim Anh (Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội): DHTH là một cách thức dạy học chú trọng đến việc hình thành, phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng tổng hợp thông qua việc gắn kết, phối hợp các nội dung gần gũi liên quan, nhằm hình thành ở HS những năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề đa dạng của các tình huống thực tiễn. …Do đó, DHTH đòi hỏi chương trình phải được biên soạn theo logic tích hợp các kiến thức liên quan với nhau. Nội dung kiến thức phải được gắn với các tình huống của cuộc sống sau này mà học sinh có thể đối mặt.
Về mặt phương pháp, dạy tích hợp còn được hiểu là sự kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành trong cùng một bài dạy, kết hợp được nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên lớp.
Tóm lại, DHTH phải được thể hiện ở cả mục tiêu, nội dung kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá.
Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo để mỗi học sinh biết cách vận dụng kiến thức học được trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống của cuộc sống mà sau này học sinh có thể đối mặt vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với học sinh. Với cách hiểu như vậy, DHTH phải được thể hiện ở cả nội dung chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học.
Dạy học tích hợp được hiểu là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn sao cho học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng đã có thuộc các lĩnh vực để giải quyết được nhiệm vụ học tập và qua đó mà hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Như vậy, thực hiện DHTH sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò của người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai.
1.1.3. Đặc trưng của dạy học tích hợp
Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực
học sinh, giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống. Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lý các kiến thức, kỹ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định; và phương pháp tạo ra năng lực đó chính là dạy học tích hợp. Dạy học tích hợp có những đặc điểm sau đây:
- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
- Làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt.
- Giáo viên không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
- Khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng rời rạc làm cho con người trở nên "mù chữ chức năng", nghĩa là có thể được nhồi nhét nhiều thông tin, nhưng không dùng được. Như vậy, dạy học tích hợp là cải cách giảm tải kiến thức không thực sự có giá trị sử dụng, để có điều kiện tăng tải kiến thức có ích. Để lựa chọn nội dung kiến thức đưa vào chương trình các môn học trước hết phải trả lời kiến thức nào cần và có thể làm cho học sinh biết huy động vào các tình huống có ý nghĩa. Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thụ lượng tri thức rời rạc.
1.2. Hoạt động trồng trọt
1.2.1. Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt
Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; thức ăn cho chăn nuôi; nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu... Do vậy, nghề trồng trọt vẫn là nghề muôn đời và đang ngày càng có giá trị bởi sức ép về lương thực thực phẩm cho con người ngày một gia tăng.
Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt được sơ đồ hóa như sau:

1.2.2. Một số kiến thức cơ bản về trồng trọt



tải về 4.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương