Giới thiệu học phần thực vật dưỢC – ĐỌc viết tên thuốC Đối tượng: Cao đẳng Dược Số tín chỉ



tải về 3.6 Mb.
Chế độ xem pdf
trang21/137
Chuyển đổi dữ liệu21.05.2023
Kích3.6 Mb.
#54724
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   137
ky-3.-thuc-vat 173 (1)

2. Các phần của thực vật dược
Hình thái học thực vật: chuyên nghiên cứu về hình dạng bên ngoài của các cây 
để phân biệt được cây thuốc hoặc các dược liệu chưa chế biến, nó cũng là cơ sở cho 
môn Hệ thống học thực vật. 
Giải phẫu học thực vật: chuyên nghiên cứu cấu tạo vi học bên trong của cây để 
kiểm nghiệm được các vị thuốc đã cắt vụn hoặc tán thành bột phát hiện ra sự nhầm lẫn 
hoặc giả mạo 
Hai môn cơ sở của giải phẫu học thực vật là Tế bào học thực vật nghiên cứu về 
các tế bào và Mô học thực vật nghiên cứu về các mô thực vật. 
Sinh lý học thực vật: chuyên nghiên cứu các quá trình hoạt động sinh trưởng 
của cây và sự tạo thành các hoạt chất trong cây thuốc; qua đó biết cách trồng, thời vụ 
thu hái khi bộ phận dùng làm thuốc của cây chứa nhiều hoạt chất nhất để tăng hiệu quả 
chữa bệnh. 
Hệ thống học thực vật: chuyên nghiên cứu về cách sắp xếp các thực vật thành 
từng nhóm dựa vào hệ thống tiến hóa của thực vật nên dễ nhớ đặc điểm của các cây, 
phương hướng nghiên cứu cây thuốc và biết được sự tiến hóa chung của thực vật. 
Sinh thái học thực vật: chuyên nghiên cứu quan hệ giữa thực vật với các yếu tố 
của môi trường xung quanh. Mỗi cây có hình dạng và cấu trúc thích nghi với hoàn 
cảnh như thổ nhưỡng, khí hậu, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng…để trồng và di thực cây 
thuốc. 
Địa lý học thực vật: chuyên nghiên cứu về sự phân bố thực vật trên trái đất và 
thành phần của đất đáp ứng cho từng loại cây thuốc. 
Ngoài ra còn một số phần khác như : Cổ sinh thực vật, Phôi sinh học thực vật, 
Di truyền học, Phấn hoa học,…để áp dụng vào ngành Dược. 
3. Quan hệ của môn học thực vật với các môn học khác 
Để có nguồn dược liệu làm thuốc, ngoài cách thu hái bền vững từ tự nhiên còn 
cần phải trồng trọt chúng. Muốn vậy phải hiểu biết về nơi sống, đặc điểm sinh lý, điều 
kiện sinh thái, cách trồng trọt, thu hái sơ chế, bảo quản. Các hoạt động này liên quan 
đến môn học ngành nông, lâm nghiệp. 
Do đối tượng phục vụ là con người, dược liệu làm thuốc cần đạt các tiêu chuẩn 
khắt khe về thành phần, hàm lượng. Điều này liên quan đến môn Dược liệu học, Hóa 
thực vật, Phân tích.
Mỗi cây thuốc hiển nhiên cần biết bộ phận dùng, tác dụng, cách dùng, liều dùng 
nhằm mang lại hiệu quả điều trị và chăm sóc sức khỏe cao nhất. Nội dung này liên 
quan đến các môn: Dược lí học, Thực vật dân tộc, Dược liệu học, Dược cổ truyền. 
Do là một tài nguyên đặc biệt, việc bảo tồn và phát triển cây thuốc liên quan 
đến các lĩnh vực quản lí, kinh tế, xã hội và nhân văn, cần sự hỗ trợ của các ngành, các 
nhà khoa học như: Quản lí, Kinh tế tài nguyên, Xã hội học, Dân tộc học… 


56

tải về 3.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   137




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương