Giới thiệu chung Kết quả Kinh tế của Việt Nam



tải về 1.02 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích1.02 Mb.
#50
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2.2.2 Thương mại10

Thương mại thúc đẩy sự thịnh vượng thông qua nhiều cách. Thương mại thúc đẩy chuyên môn hoá vào những lĩnh vực mà nền kinh tế đó có lợi thế cạnh tranh hoặc lợi thế tương đối. Như một con đường hai chiều, thương mại buộc các công ty trong nước phải vươn mình cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời cũng tiếp thu và hưởng lợi từ thị trường toàn cầu.


2.2.2.1. Xuất khẩu

2.2.2.1.1.Tình hình xuất khẩu chung


- Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP cao; tuy nhiên thị phần thế giới còn tương đối nhỏ


  1. Mức độ và tăng trưởng xuất khẩu


Các số liệu thương mại cho thấy sự hội nhập nhanh chóng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt kể từ sau khi ký Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2001. Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam đã tăng hơn bốn lần trong giai đoạn 2000 – 2008, từ 17,2 tỷ USD lên 69,8 tỷ USD năm 2008, trước khi giảm xuống còn 62,8 tỷ USD năm 2009 do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Với mức này, tỷ trọng xuất khẩu trong GDP của Việt Nam năm 2009 là xấp xỉ 68%, chỉ thấp hơn Xingapo và Malaixia, xấp xỉ tương đương với Thái Lan và cao hơn hầu hết các nước khác trong khu vực.
Bảng 2.5 dưới đây thể hiện một số chỉ số hoạt động thương mại khác của Việt Nam. So sánh với các nước bạn, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, nhưng thị phần trên thị trường thế giới vẫn tương đối thấp, do quy mô nền kinh tế còn nhỏ.



  1. Chỉ số hoạt động thương mại (TPI) – Việt Nam so với một số nước châu Á, 2006




Quốc gia

Thị phần thế giới (%)

Tăng trưởng kim ngạch XK (%)

Tăng trưởng khối lượng XK (%)

Số lượng các nhà xuất khẩu có doanh thu trên 100.000 USD/ năm

Trung Quốc

8.1

31

21

4,644

Malaixia

1.3

14

2

3,397

Thái Lan

1.1

18

8

3,281

Inđônêxia

0.8

15

2

2,941

Việt Nam

0.4

26

9

2,107

Nguồn: Trade Performance HS: Exports and Imports of all industries 2006, Trade Competitiveness Map, International Trade Centre (ITC).
2.2.2.1.2 Cơ cấu xuất khẩu theo sản phẩm


- Tập trung chủ yếu vào các sản phẩm thâm dụng lao động có hàm lượng công nghệ thấp và các sản phẩm nông nghiệp:
Ngoài dầu thô vốn chiếm tỷ trọng tới một phần năm tổng kim ngạch xuất khẩu, các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt khác chủ yếu là các mặt hàng thâm dụng lao động hoặc sản phẩm nông nghiệp, ví dụ như giày dép, may mặc (cả dệt và may), và máy móc linh kiện điện tử.

Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2003 – 2009 của 15 nhóm mặt hàng có trị giá kim ngạch lớn nhất trong Hình 2.26 có sự khác biệt khá lớn. Nhóm hàng tăng chậm bao gồm giày dép (với mức tăng hàng năm 13,8%), dệt may (16,7%), thủy sản (16,4%), cao su (18,0%), da và thuộc da (13,2%), cá thịt chế biến (14,1%). Nhóm hàng tăng trưởng nhanh gồm có máy móc linh kiện điện tử (29,0%), đồ gỗ nội thất và chăn ga gối đệm (30,7%), máy móc, lò phản ứng và nồi hơi (47,6%) và ngũ cốc (46,5%). Mức tăng chung của cả nhóm 15 sản phẩm này là 22,9%/năm, . Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của tất cả các nhóm hàng khác (không thể hiện trong Hình 2.27), tăng trưởng tới 31,7%/ năm trong giai đoạn 2003- 2008, cho thấy mức độ đa dạng hoá của xuất khẩu Việt Nam đang tăng lên.




  1. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
    phân theo các phân nhóm sản phẩm chính (2003 và 2008)





  • Tỷ trọng các mặt hàng chế tác xuất khẩu trong tổng xuất khẩu tương đối cao

Xuất khẩu các mặt hàng chế tác hiện chiếm khoảng hai phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Tăng trưởng kim ngạch chế tác xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2008 là 25,4%/năm từ 6,8 tỷ USD lên 41,2 tỷ USD (xem Bảng 2.6 dưới). Tốc độ tăng ấn tượng này không kém gì mức tăng của Trung Quốc là 25,1% trong cùng thời kỳ.




  1. Xuất khẩu các sản phẩm chế tác, 2000-2008




Nước

Kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực chế tác (tỷ USD)

Thị phần thế giới

Tốc độ tăng trưởng hàng năm

2000

2005

2008

2000

2005

2008

2000-2005

2005-2008

2000-2008

Cam-pu-chia

1.1

3

4.6

0.02%

0.03%

0.03%

22.2%

15.4%

19.6%

Trung Quốc

228.4

722.6

1,370.1

3.79%

7.44%

9.51%

25.9%

23.8%

25.1%

Hồng Kông

22.1

16.5

10.7

0.37%

0.17%

0.07%

-5.7%

-13.6%

-8.7%

Inđônêxia

42.9

55

82.4

0.71%

0.57%

0.57%

5.1%

14.4%

8.5%

Hàn Quốc

166.5

277.7

409.4

2.76%

2.86%

2.84%

10.8%

13.8%

11.9%

Malaixia

87.5

120.4

140.1

1.45%

1.24%

0.97%

6.6%

5.2%

6.1%

Phi-lip-pin

36.6

39.4

45.2

0.61%

0.41%

0.31%

1.5%

4.6%

2.7%

Xingapo

129.6

215.4

303.7

2.15%

2.22%

2.11%

10.7%

12.1%

11.2%

Đài Loan

144.5

183.1

223.9

2.39%

1.89%

1.55%

4.9%

6.9%

5.6%

Thái Lan

58.7

95.9

149.1

0.97%

0.99%

1.04%

10.3%

15.9%

12.4%

Việt Nam

6.8

17.5

41.2

0.11%

0.18%

0.29%

21%

33%

25.4%

Ghi chú: Số liệu ước đối được sử dụng cho Việt Nam và Cam-pu-chia trong năm 2008.

Nguồn: UN Comtrade.

Xuất khẩu lĩnh vực chế tác của Việt Nam tăng trưởng từ xuất phát điểm rất thấp, cho nên dù tăng trưởng nhanh vẫn không thể tăng nhanh được thị phần trên thị trường thế giới. Việt Nam chỉ chiếm 0,3% của thị trường sản phẩm chế tác thế giới năm 2008 và chiếm 0,1% thị phần thế giới về nhóm các sản phẩm chế tác năng động nhất của thương mại toàn cầu, chỉ xếp trên Hồng Kông (là nền kinh tế xuất khẩu dịch vụ) và Campuchia về xếp hạng này năm 2008.




  1. Thị phần thế giới về 20 mặt hàng chế tạo xuất khẩu năng động nhất, 2000- 2008


Việt Nam có lẽ đã tập trung vào các lĩnh vực mà nhu cầu thị trường toàn cầu sụt giảm và bão hòa chẳng hạn như trao đổi thương mại quần áo may mặc nam giới và phụ nữ chỉ tăng tương ứng 4,3% và 7,1% trong giai đoạn 2000- 2008, thấp hơn nhiều so với mức tăng trung bình của thương mại thế giới là 11,5%.
Hình 2.28 khái quát sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu Việt Nam theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm có độ phức tạp cao hơn. Nhìn chung, Việt Nam đang đi đúng hướng, chậm nhưng chắc. Thách thức thực sự đối với Việt Nam là làm sao để tăng mức độ phức tạp về công nghệ của các sản phẩm chế tác xuất khẩu.


  1. Xu hướng thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm chế tác và sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, (2000-2008)





  • Các sản phẩm chế tác xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp:

So sánh với các nước khác trong khu vực, các sản phẩm chế tác xuất khẩu của Việt Nam không phức tạp về mặt công nghệ - tỷ trọng của các sản phẩm công nghệ vừa và cao trong tổng giá trị gia tăng của các mặt hàng chế tác xuất khẩu chỉ ở mức trên 20% và không thay đổi qua những năm gần đây. Các lĩnh vực công nghệ thấp thâm dụng lao động, chủ yếu là các cụm sản xuất hàng may mặc thời trang, chiếm tới hơn 70% giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế tác của Việt Nam.




  1. Hàm lượng công nghệ của các sản phẩm chế tác xuất khẩu, 2000-2008




Nước

2000

2008

Công nghệ cao

Công nghệ vừa

Công nghệ thấp

Thâm dụng tài nguyên

Công nghệ cao

Công nghệ vừa

Công nghệ thấp

Thâm dụng tài nguyên

Cam-pu-chia

0.1%

1.2%

93%

5.7%

0.1%

1.8%

96.7%

1.4%

Trung Quốc

21.2%

24.3%

45.4%

9.1%

29.9%

28.3%

33.3%

8.5%

Hồng Kông

25.8%

11.3%

58.5%

4.4%

20.5%

17.9%

47.1%

14.5%

Inđônêxia

14.9%

19.6%

31.9%

33.6%

6.4%

23.3%

22.7%

47.6%

Hàn Quốc

35.1%

35.3%

17.9%

11.7%

28.4%

44.3%

11.6%

15.7%

Malaixia

55.2%

21.4%

9.8%

13.7%

34.3%

24%

13%

28.6%

Phi-lip-pin

69%

12.4%

11.9%

6.6%

62.1%

15.5%

8.1%

14.4%

Xingapo

59.4%

20.9%

6.9%

12.7%

44.8%

22%

6.7%

26.6%

Đài Loan

43.2%

28.2%

24.3%

4.3%

35.8%

32.5%

18.5%

13.2%

Thái Lan

32.4%

27.2%

21.9%

18.5%

22.7%

37.7%

16.1%

23.5%

Việt Nam

11.1%

10.3%

64.7%

13.8%

10.1%

14.5%

67.1%

8.2%

Nguồn: UN Comtrade.



2.2.2.1.3 Đối tác xuất khẩu


- Tập trung vào các thị trường phát triển ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam, như minh họa trong Hình 2.29. Sau đó là Nhật Bản, Úc, Trung Quốc và Đức. Nhóm 5 nước này chiếm quá nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; mặc dù tỷ trọng có giảm từ 57,2% năm 2003 xuống 55,4% năm 2008. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của tổng xuất khẩu vào 17 nước đối tác thương mại chủ chốt là 23,5%. Các thị trường tăng trưởng chậm hơn trong nhóm này là EU và Xingapo. Xu hướng chung cho thấy sự tập trung ngày càng gia tăng vào khu vực châu Á kể cả Úc, với mức tăng trưởng xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 26,3%.


  1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với một số đối tác chính (2003 và 2008)





  1. Kim ngạch xuất khẩu một số nhóm hàng chủ lực của Việt Nam phân theo thị trường, 2008 - 2009




Thị trường

2008

2009

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của VN(%)

Sản phẩm chủ lực

Kim ngạch (Tỷ USD)

Sản phẩm chủ lực

Kim ngạch (Tỷ USD)

2008

2009

EU

Giày dép

2.51

Giày dép

1.71

17.3%

15.1%

Dệt may

1.7

Dệt may

1.44

Thuỷ sản

1.15

Thuỷ sản

0.96

Dầu thô

2.82

Dầu thô

2.21

ASEAN

Gạo

1.52

Gạo

1.23

16.3%

13.6%

Máy tính

0.73

Máy tính

0.59

Dệt may

5.1

Dệt may

4.99

Hoa Kỳ

Giày dép

1.07

Đồ gỗ

1.1

18.9%

19.9%

Đồ gỗ

1.06

Giày dép

1.04

Dầu thô

2.18

Dệt may

0.95

Nhật Bản

Thuỷ sản

0.83

Thuỷ sản

0.76

13.6%

11%

Dệt may

0.82

Dây cáp điện

0.64

Cao su

1.06

Than đá

0.94

Trung Quốc

Than đá

0.74

Cao su

0.86

7.2%

10.7%

Dầu thô

0.6

Sắn

0.5

Nguồn: Báo cáo Xúc tiến Xuất khẩu của DEPOCEN, 2009 - 2010

 

 



2.2.2.1.4 Đa dạng hoá xuất khẩu

- Mức độ đa dạng hoá thị trường cao, trong khi mức độ đa dạng hoá sản phẩm còn tương đối thấp nhưng đang được cải thiện


Xuất khẩu Việt Nam có mức độ đa dạng hoá cao. Việt nam xếp thứ hai trong khu vực xét về đa dạng hóa thị trường, chỉ sau Trung Quốc, và xếp trước Hàn Quốc, Inđônexia và Thái Lan (xem Bảng 2.9). Mức độ đa dạng hóa thị trường cao của Việt Nam là một điểm mạnh giúp bảo vệ hàng xuất khẩu Việt Nam khỏi sự cạnh tranh mạnh mẽ trước sự nổi lên của các đối thủ trên các thị trường lớn. Về mức độ đa dạng hoá mặt hàng, 5 mặt hàng chế tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam chiếm hơn 50% trong tổng xuất khẩu hàng chế tác vào năm 2000, nhưng gần đây đã giảm xuống còn hơn 40% vào năm 2008 (Hình 2.30) – một dấu hiệu cho thấy sự cải thiện về đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng của xuất khẩu Việt Nam.


  1. Chỉ số đa dạng hóa thị trường của Việt Nam và một số nước, 2000-2008




Nước

Xếp hạng

Giá trị chỉ số

2008

2000

2008

2000

Trung Quốc

1

3

1

0.95

Việt Nam

2

1

0.88

1

Hàn Quốc

3

4

0.77

0.95

Inđônêxia

4

2

0.73

0.97

Thái Lan

5

5

0.73

0.91

Phi-lip-pin

6

7

0.68

0.80

Malaixia

7

8

0.66

0.78

Đài Loan

8

6

0.56

0.84

Hồng Kông

9

10

0.36

0.41

Xingapo

10

9

0.35

0.56

Cam-pu-chia

11

11

0

0

Nguồn: UN Comtrade.



  1. Tỷ trọng của 5 sản phẩm chế tác xuất khẩu lớn nhất trong tổng kim ngạch hàng chế tác xuất khẩu, 2000 và 2008


2.2.2.2 Nhập khẩu

2.2.2.2.1 Tình hình nhập khẩu chung


- Tỷ lệ nhập khẩu so với GDP cao và tăng nhanh dẫn đến nhập siêu ngày càng gia tăng
Từ 2006, kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng rất nhanh và cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu trung bình hàng năm trong giai đoạn 2006 – 2008 là 30,2%, dẫn đến việc thâm hụt mậu dịch ngày càng mở rộng, từ 4,5% GDP năm 2006 lên đến 16,8% năm 2008. Sang năm 2009, kim ngạch nhập khẩu giảm 14,7% so với năm 2008, xuống còn 68,8 tỷ USD (tương đương 62,5% GDP). Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sản xuất trong nước bị sụt giảm dưới tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Thêm nữa, do khủng hoảng nhu cầu của thế giới cũng sụt giảm dẫn đến giảm giá các mặt hàng nhập khẩu.
Hình 2.31 dưới đây minh họa sự thay đổi của cán cân thương mại của Việt Nam và các nước so sánh trong thời kỳ 1990 - 2008. Cả ba nước so sánh đều có diễn biến giống nhau - gần như đạt được cân bằng thương mại vào năm 1997, và từ đó trở đi đạt thặng dư thương mại khá lớn (chủ yếu nhờ cắt giảm nhập khẩu). Tuy nhiên, Việt Nam thì ngược lại vẫn ghi nhận cán cân thương mại thâm hụt trong suốt cả giai đoạn này, chỉ giảm nhẹ vào các năm tiếp theo khủng hoảng, rồi mở rộng trở lại ngay sau đó. Năm 2009, nhập siêu đã ở mức 20% kim ngạch xuất khẩu hoặc tương đương 11,9% GDP. Hậu quả là thâm hụt cán cân thương mại đã tác động tiêu cực đối với cán cân thanh toán tổng thể, dù Việt Nam vẫn đạt được thặng dư cán cân thanh toán tổng thể nhờ lượng kiều hồi, vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài chảy vào khá dồi dào.


  1. Cán cân thương mại, 1990 – 2008



2.2.2.2.2 Cơ cấu nhập khẩu
- Nhập khẩu hàng hóa vốn chiếm tỷ trọng chi phối, đồng thời tỷ trọng hàng hóa tiêu dùng cũng đang tăng lên

Theo phân loại của SITC, tỷ trọng các mặt hàng chế tạo trong tổng kim ngạch nhập khẩu đã tăng nhanh với tốc độ trung bình 28,8% trong giai đoạn 2006 – 2008 và chiếm tới 69,7% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2008. Trong số các mặt hàng nhập khẩu nguyên liệu thô và sơ chế, chất đốt chiếm tỷ trọng lớn nhất là 56,6%, còn trong số các mặt hàng chế tạo, thiết bị, máy móc và các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất 75,7%. Điều này phản ánh sự phụ thuộc lớn của Việt Nam vào nguồn nguyên vật liệu và thiết bị nhập khẩu để phục vụ ngành công nghệp chế tạo.




  1. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam theo phân loại SITC (2005-2008)

Nếu phân loại theo nhóm hàng thì 90% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 là các mặt hàng đầu vào phục vụ cho sản xuất và xây dựng - trong số đó 60% là nguyên nhiên liệu thô, thiết bị máy móc chỉ chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu. Hàng hóa tiêu dùng chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ, nhưng ngày càng tăng lên – từ mức 6% năm 2000 lên gần 10% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009. Điều này thể hiện cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam, trong đó ngành công nghiệp chế biến giá trị gia tăng thấp chiếm đa số và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn đã thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng. Đáng lo lắng hơn là xu hướng giá trị kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng ô tô, xe máy, hàng hóa xa xỉ ngày càng tăng nhanh chóng trong khi mức thu nhập tổng thể còn tương đối thấp. Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này chiếm tới 50% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng. Xu hướng này càng tạo thêm áp lực lên cán cân thương mại và dự trữ ngoại hối của Việt Nam bởi những mặt hàng này không phục vụ cho khu vực sản xuất hướng xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ.




  1. Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam theo nhóm hàng (2005 – 2009)



2.2.2.2.3 Các đối tác nhập khẩu chủ yếu:


- Tập trung chủ yếu vào các thị trường láng giềng (ASEAN, Trung Quốc, Đông Á), đặc biệt là thâm hụt thương mại với Trung Quốc tăng mạnh
Các đối tác thương mại của Việt Nam chủ yếu tập trung vào một số nước và khu vực lớn, như ASEAN (20% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009), Trung Quốc (23%), Nhật Bản (10%), Hàn Quốc (10%), EU (8,3%) và Hoa Kỳ (4%) – các thị trường này chiếm tới ba phần tư tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ nhóm nước ASEAN có xu hướng giảm đi trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc lại gia tăng nhanh chóng, từ 15% năm 2005 lên 23% năm 2009, một phần do các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc thường rẻ hơn mặt hàng nhập khẩu từ các thị trường phát triển hơn, và một phần vì Việt Nam chưa tận dụng được lợi thế gần gũi về mặt địa lý và thị trường rất rộng lớn, nhu cầu cao của Trung Quốc để thúc đẩy xuất khẩu của mình vào Trung Quốc. Qua đây, một yêu cầu cũng được đặt ra là làm sao để có thể tăng cường tính năng động của thương mại nội khối ASEAN.


  1. Nhập khẩu của Việt Nam theo đối tác (2005 – 2009)


2.2.2.3 Thương mại dịch vụ



- Tỷ trọng thương mại dịch vụ trong GDP tương đối nhỏ; thâm hụt thương mại dịch vụ đang tăng lên
Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt 5,77 triệu USD. Xuất khẩu du lịch vẫn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, ước đạt 3,05 triệu USD, giảm 22,4% so với năm 2008, trong khi đó ngành xuất khẩu cao thứ hai là vận tải đạt 2,06 triệu USD, cũng giảm 12,5% so với năm 2008. Mặc dù vậy, cả hai ngành này chiếm tới 91,3% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam. Đây là hai ngành chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu diễn ra từ giữa năm 2008. Hệ quả là tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2009 giảm 18,1% so với năm 2008.
Tương tự như xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Năm 2009, nhập khẩu dịch vụ đạt 6,9 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2008 (1,4%). Năm 2009, dịch vụ du lịch và bảo hiểm, vận tải mặc dù giảm về tuyệt đối, song vẫn chiếm tới 83% tổng nhập khẩu dịch vụ, tức là tăng về tỷ trọng. Ngoại trừ dịch vụ chính phủ và viễn thông tăng về kim ngạch nhập khẩu, các loại dịch vụ còn lại đều giảm kim ngạch trong năm 2009.


  1. Tỷ trọng xuất nhập khẩu dịch vụ trong GDP (2008)


Hình 2.35 so sánh tỷ trọng của thương mại dịch vụ trong GDP của các nước trong khu vực. Tỷ trọng của Việt Nam khá giống với của Hàn Quốc, với mức thâm hụt thương mại dịch vụ ngày càng cao; tăng từ mức 716 triệu USD năm 2007 lên 819 triệu USD một năm 2008.

2.2.3 Tinh thần kinh doanh

2.2.3.1 Thành lập doanh nghiệp



- Số lượng và quy mô các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân trong nước thành lập mới tăng lên nhanh chóng, đặc biệt kể từ khi ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2000
Nhờ các quy định nới lỏng các hạn chế và điều kiện gia nhập thị trường, sau khi Luật Doanh nghiệp năm 2000 được ban hành, số lượng đăng ký doanh nghiệp đã tăng nhanh và liên tục. Cụ thể, tổng số doanh nghiệp đăng ký mới trong 3 năm từ 2000-2002 đã vượt qua tổng số doanh nghiệp trong 10 năm trước đó. Ngay cả trong thời kỳ nền kinh tế chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của lạm phát và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường vẫn tăng cao hơn năm trước đó, đạt trên 51.000 doanh nghiệp. Theo số liệu của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ KHĐT, tính đến cuối năm 2009, số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân vào khoảng 355.000 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 272.680 được cho là đang tồn tại và hoạt động (thanh toán thuế).


  1. Doanh nghiệp tư nhân mới thành lập tại Việt Nam, 1991 - 2008


Như trong Hình 2.36, cùng với làn sóng đăng ký kinh doanh là sự tăng vọt về vốn đầu tư, đặc biệt kể từ khi Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2005 có hiệu lực, theo đó các thủ tục đăng ký gia nhập thị trường tiếp tục được đơn giản hóa và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần sở hữu được hoạt động trong cùng một khung quản trị công ty chung. Vốn điều lệ trung bình của một công ty ở thời điểm đăng ký năm 2001 là 1,29 tỷ VND/ doanh nghiệp thì con số này đã tăng lên 3,17 tỷ VND/ công ty vào năm 2006 và lên tới 11,6 tỷ VND/ doanh nghiệp năm 200811.

2.2.3.2 Trình độ doanh nghiệp tư nhân trong nước



- Năng lực và trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn hạn chế
Mặc dù các số liệu đăng ký kinh doanh tăng trưởng đầy ấn tượng và cho thấy Luật Doanh nghiệp đã có tác động thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp như thế nào đối với nhà đầu tư Việt Nam, những cải thiện này chỉ mới đem lại những kết quả chủ yếu theo chiều rộng. Ngược lại, có rất ít cải cách nhằm vào khuyến khích cải thiện tăng trưởng theo chiều sâu ở khu vực tư nhân.
Trong nền kinh tế hiện nay, xét về mức vốn và sáng tạo thì khu vực tư nhân Việt Nam thiếu cả nền tảng tri thức lẫn khả năng về vốn. Cho nên có đến 98,4% số doanh nghiệp tư nhân được xếp vào loại doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) theo tiêu chí đặt ra của chính phủ Việt Nam. Sự thiếu nền tảng giáo dục và đào tạo cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp và khả năng tích lũy vốn đã hạn chế khả năng của doanh nghiệp để có thể chuyển dịch từ việc dựa vào các nguồn lực vật chất sang dựa vào tri thức, cũng như từ mô hình sản xuất thâm dụng lao động sang sử dụng vốn nhiều hơn.



  1. Quy mô doanh nghiệp theo thành phần sở hữu, 2008



Một thách thức lớn đối với sự phát triển của khu vực tư nhân trong nước là sự méo mó của các thị trường và hệ thống động lực. Đầu cơ bất động sản và các hoạt động ngắn hạn thường đem lại lợi nhuận lớn hơn nhiều so với đầu tư để nâng cao công nghệ, phát triển sản phẩm mới hoặc cải thiện kỹ năng lao động. Do đó, các doanh nghiệp thiếu động lực để đầu tư nghiêm túc vào việc nâng cao năng suất, cải thiện NLCT.

2.2.4 Công nghệ và sáng tạo

2.2.4.1 Xây dựng quyền sở hữu trí tuệ



- Số lượng văn bằng bảo hộ được cấp còn ít
Mặc dù sáng chế và giải pháp hữu ích đóng vai trò trung tâm trong các giao dịch chuyển giao công nghệ nhưng số lượng mua bán công nghệ gắn với patents rất thấp. Trong số văn bằng được bảo hộ, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa có số lượng cao nhất và tăng nhanh nhất trong vòng 10 năm qua.


  1. Số lượng văn bằng bảo hộ được cấp




Năm

Bảo hộ sáng chế

Bảo hộ giải pháp hữu ích

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá

2001

783

26

376

3,639

2002

743

47

377

5,200

2003

774

55

468

7,150

2004

698

69

647

7,600

2005

668

74

726

9,760

2006

669

70

1,175

8,840

2007

725

85

1,370

15,860

2009

706

64

1,238

22,730

Nguồn: Văn phòng Quốc gia về SHTT (NOIP).

Số văn bằng được cấp của Việt Nam còn ít cho thấy loại hàng hoá công nghệ này chưa phát triển ở Việt Nam. Một vấn đề đặt ra là thiếu cầu nối giữa các nhà sáng chế và người khai thác sáng chế, bao gồm các tổ chức trung gian, môi giới và tư vấn công nghệ. Bên cạnh đó, thủ tục đăng ký bảo hộ còn phức tạp và hiệu lực thực thi các quy định của pháp luật về bảo hộ sáng chế còn thấp.


2.2.4.2. Nền tảng về quản lý chất lượng

- Việc ứng dụng và thực thi các tiêu chuẩn chất lượng trong các doanh nghiệp còn hạn chế

Cần rất nhiều nỗ lực để cải thiện tiêu chuẩn chất lượng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và chế tạo. Việt Nam đang lạc hậu so với các nước khác xét về tỷ lệ doanh nghiệp được cấp các chứng nhận chất lượng quốc tế. Theo điều tra doanh nghiệp của Ngân hàng thế giới, chỉ có 11,4% số doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chí này, so với mức trung bình 22,4% của khu vực (năm 2005).


2.2.5 Đánh giá

Mô hình kinh tế Việt Nam phản ánh khái quát đặc trưng của một nền kinh tế chuyển đổi đang tăng trưởng nhanh. Việt Nam đã thành công trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt hai thập kỷ qua nhưng động lực để thúc đẩy tăng trưởng bền vững hơn nữa đang giảm dần và áp lực tăng chi phí để tạo tăng trưởng đang tăng lên, trong khi những lợi thế cạnh tranh mới chưa được tạo lập.


Những thành tựu của Việt Nam qua các chỉ tiêu kinh tế trung gian là dấu hiệu của những lợi thế cạnh tranh hiện tại nhưng đóng góp rất ít để có thể hình thành những lợi thế cạnh tranh trong tương lai.


  • Việc gia tăng đầu tư vốn là điều tự nhiên đối với một nền kinh tế thâm dụng lao động. Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, nơi mà vốn là một nguồn lực khan hiếm thì năng suất biên của vốn lẽ ra phải cao hơn nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế, vốn tạo ra tăng trưởng nhưng lại thất bại trong cải thiện năng suất tổng thể. Hiệu quả đầu tư ngày càng đi xuống cho thấy còn thiếu vắng những động lực phát triển mới.




  • Giá trị gia tăng thấp và cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm có hàm lượng lao động cao là dấu hiệu cho thấy năng lực sáng tạo không có nhiều và mối liên kết giữa khu vực xuất khẩu và kinh tế trong nước là rất hạn chế.




  • Thị trường xuất khẩu có độ đa dạng cao nhưng sự đa dạng của sản phẩm lại thấp chứng tỏ Việt Nam chỉ có một số lợi thế tương đối nhất định, chẳng hạn như chi phí lao động thấp, nhưng thiếu khả năng thâm nhập thị trường và chưa hội nhập sâu vào những thị trường xuất khẩu năng động nhất của thế giới.




  • Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào đầu tư nước ngoài so với các nước khác ở cùng giai đoạn phát triển, nhưng khu vực nước ngoài không gắn kết với nền kinh tế trong nước. Có rất ít doanh nghiệp tư nhân lớn gia nhập thị trường và năng lực đổi mới sáng tạo thấp của DNNN là dấu hiệu cho thấy không có nhiều động lực nội sinh để dẫn dắt tăng trưởng.




  • Sự méo mó của các thị trường và sự phân bổ nguồn lực thiếu hợp lý là những nguyên nhân chính gây ra hiệu quả đầu tư thấp và sự chậm đổi mới nâng cao công nghệ và năng suất của Việt Nam.


Tài liệu tham khảo Chương 2:

Albaladejo, M. (2010). “Benchmarking Vietnam's Industrial Competitive Performance”, background paper prepared by UNIDO for the Vietnam Competitiveness Report 2010, Vienna (Austria).

Ark, B. Van và M.P.Timmer (2003). “Asia’s Productivity and Potential: The contribution of sectors and structural change”), http://www.eco.rug.nl/medewerk/Ark/pdf/Asiapaper4.pdf

Asia Competitiveness Institute (2009). Singapore Competitiveness Report 2009.

Bùi Trinh (2010). “Đánh giá hiệu quả đầu tư,” bài viết chưa công bố.

DEPOCEN. Báo cáo Xúc tiến Xuất khẩu 2009 – 2010.

Cục Đầu tư Nước ngoài, Báo cáo 20 năm Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Fulbright Economics Teaching Program (2008). “The Structural Roots of Macroeconomic Instability”._

Tổng cục Thống kê (2006). Điều tra mức sống hộ dân cư.

Tổng cục Thống kê (2009). http://www.gso.gov.vn.

Tổ chức Lao động Quốc tế (2009). Báo cáo Xu hướng Việc làm 2009.

Maddison, Angus (2001). “The World Economy: A Millennium Perspective”, OECD Development Centre

Trung tâm Báo chí (2010). “Thủ tướng nhấn mạnh những ưu tiên hàng đầu trong năm 2010”, http://www.presscenter.org.vn/en//images/PMmessage.pdf. Truy cập ngày 6/10/2010.

Riedel, James (2009). “Hội thảo về Mô hình tăng trưởng” tại Hà Nội

STAR – Vietnam (2003). Đánh giá tác động kinh tế của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Báo cáo thường niên 2002, Hà Nội, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia

Trade Competitiveness Map (2006). International Trade Centre (ITC), http://www.intracen.org/marketanalysis/tradecompetitivenessmap.aspx.

United Nations Development Programme (2009). Human Development Report 2009.

United Nations Environment Programme. Global Environment Outlook Data Portal. http://geodata.grid.unep.ch/results.php.

World Bank (2005), Entreprise Surveys, http://www.enterprisesurveys.org.





tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương