Giới thiệu chung Kết quả Kinh tế của Việt Nam


Nền tảng Năng lực Cạnh tranh Việt Nam



tải về 1.02 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích1.02 Mb.
#50
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Nền tảng Năng lực Cạnh tranh Việt Nam


Tiếp theo phần phân tích các kết quả kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế trung gian trong Chương 2, Chương 3 sẽ đi vào phân tích các nền tảng của NLCT, đó là những yếu tố cốt lõi tạo ra các kết quả kinh tế đã đề cập ở phần trên.
Các yếu tố thúc đẩy sự thịnh vượng chính là nền tảng để cải thiện mức sống. Sự thịnh vượng có thể được thừa hưởng, hoặc do những lợi thế tự nhiên trời cho đem lại, hoặc được tạo ra bởi nỗ lực. Phân tích NLCT tập trung vào sự thinh vượng do nỗ lực mà có, đó là kết quả của các lựa chọn chính sách nhằm nâng cao năng suất. Các yếu tố nâng cao năng suất và NLCT gồm hai nhóm lớn. NLCT kinh tế vĩ mô là những điều kiện để tạo lập môi trường cho việc nâng cao năng suất; trong hầu hết các trường hợp, chúng thuộc phạm vi kiểm soát của chính phủ. NLCT kinh tế vi mô là những điều kiện tác động trực tiếp tới năng suất, và phụ thuộc vào những quyết định có liên quan với nhau của các chủ thể thuộc khu vực công và tư hoạt động trong một môi trường vĩ mô nhất định. Hình 3.1 dưới đây mô tả khung phân tích NLCT, bao gồm tất cả các yếu tố nền tảng của NLCT như đã nói ở trên.


  1. Các yếu tố nền tảng của năng lực cạnh tranh



    1. Các yếu tố lợi thế tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý và quy mô dân số



- Vị trí nằm ở trung tâm châu Á với bờ biển dài là những ưu thế lớn; nhưng mặt khác vị trí ven biển và khí hậu nhiệt đới cũng làm tăng nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và dịch bệnh
Với vị trí ở trung tâm châu Á và bờ biển dài, Việt Nam có lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế. Với tổng diện tích 327.500 km2, Việt Nam có biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia với đường biên giới đất liền dài 3730 km. Phía Đông và Nam giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan với bờ biển dài 3260 km. Những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng cho thấy Việt Nam có tiềm năng phát triển du lịch, nông nghiệp và kinh tế biển. Nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa khai thác hiệu quả những lợi thế này, nhất là kinh tế biển như dịch vụ cảng biển.
Vị trí địa kinh tế đã làm cho Việt Nam trở thành trung tâm của khu vực Đông Dương và là cầu nối giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, tạo yếu tố thuận lợi cho hợp tác kinh tế khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa tận dụng được những thuận lợi và cơ hội mà vị trí địa kinh tế đưa lại. Kết quả hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông và hợp tác vùng giữa ASEAN-Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua chưa thật sự tương xứng với tiềm năng mà Việt Nam có được. Điều này nói lên sự cần thiết của việc có một chiến lược dài hạn nhằm tận dụng và khai thác vị trí địa kinh tế cho nâng cao NLCT quốc gia.
Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội từ vị trí địa lý, Việt Nam không tránh khỏi những khó khăn và thách thức do thiên tai và dịch bệnh gây ra do nằm ven biển và trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tại Hội nghị về khí hậu Copenhagen (2009), các chuyên gia đã khẳng định Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mekong sẽ bị ngập chìm nặng nhất. Mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ trầm trọng hơn do điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam còn rất thấp.



Hộp 3.1: Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng đến Việt Nam
Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu. Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,7 độ C, mực nước biển đã dâng cao khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nino ngày càng ảnh hưởng đến Việt Nam. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho lũ lụt, hạn hán, triều cường ngày càng nặng nề hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của con người và cả nền kinh tế.
Với bờ biển dài, Việt Nam được coi là quốc gia dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu. Năm 2007, WB đã liệt kê Việt Nam, cùng với bốn nước khác là Ai Cập, Suriname, Bahamas và Bănglađet là năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Theo một nghiên cứu mới đây của WB về hậu quả của nước biển dâng đối với 84 quốc gia ven biển đang phát triển, nếu nước biển dâng thêm 1 mét thì lụt lội có thể nhấn chìm 5% diện tích Việt Nam và ảnh hưởng tới 11% dân số cả nước, làm GDP giảm đi 10%.
Nguồn: Dasgupta (2009)

Tóm lại, mặc dù đang và sẽ phải đối mặt với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng Việt Nam vẫn có điều kiện địa lý thuận lợi và qui mô dân số tương đối tốt cho phát triển. Tuy nhiên, những lợi thế này vẫn chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả để nâng cao NLCT của quốc gia, trước hết là phát triển nông nghiệp, du lịch và dịch vụ cảng biển.


3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên



- Việt Nam có trữ lượng tài nguyên dồi dào nhưng đang đối mặt với tình trạng khai thác tài nguyên ồ ạt và lãng phí
Việt Nam được đánh giá là quốc gia giàu về tài nguyên thiên nhiên, bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, khoáng sản và tài nguyên du lịch. Việt Nam có hơn 33 triệu ha đất tự nhiên, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng hơn 75%. Tài nguyên nước được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào, có mạng lưới sông ngòi dày đặc, tạo tiền đề cho phát triển giao thông đường thuỷ, thuỷ điện và cho sản xuất nông nghiệp
Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn của Việt nam gồm có than, dầu khí, bôxit và urani. Trữ lượng than của Việt Nam khoảng hơn 6 tỉ tấn, chủ yếu là ở Quảng Ninh, Thái Nguyên. Trữ lượng dầu mỏ ước khoảng 3-4 tỷ thùng và khí đốt khoảng 50-70 tỷ mét khối, tập trung trong các trầm tích ở đồng bằng ven biển và thềm lục địa. Trữ lượng quặng boxit được dự báo vào khoảng 6 tỉ tấn và có khả năng lên 8 tỉ tấn nếu khảo sát kỹ, trong khi trữ lượng u-ra-ni dự báo khoảng 200-300 nghìn tấn. Ngoài ra còn có kim loại đen (sắt, măng gan, titan), kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc, chì...) và khoáng sản phi kim loại (apatit, pyrit...) đang được khai thác.
Mặc dù vậy, tình trạng triệt để khai thác, tận thu nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng đem lại những rủi ro nghiêm trọng đối với việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên12 và ở mức độ nhất định cũng làm nhụt ý chí sáng tạo và đầu tư để tạo nên năng lực tăng trưởng mới (thay vì dựa vào yếu tố ưu đãi tự nhiên).



    1. tải về 1.02 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương