DẦu cách đIỆN (Bản thẩm định) Hà Nội 2011


CHƯƠNG III.PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM DẦU CÁCH ĐIỆN



tải về 2.48 Mb.
trang4/20
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích2.48 Mb.
#1964
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

CHƯƠNG III.PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM DẦU CÁCH ĐIỆN

Điều 1.Phương pháp thí nghiệm điện áp phóng điện


16.1. Thiết bị đo

Thiết bị đo bao gồm các bộ phận sau:

- Bộ điều chỉnh điện áp

- Máy biến áp tăng áp.

- Bộ ngắt mạch tự động (thời gian cắt dưới 10ms, dòng điện cắt 10mA đến 25mA).

a. Cốc thí nghiệm

Dung tích cốc thí nghiệm phải trong phạm vi 350ml đến 600ml.

Cốc thí nghiệm phải được chế tạo từ vật liệu cách điện, trơ về hóa học và bền đối với chất lỏng cách điện cũng như các dung môi dùng để làm sạch.

Cốc thí nghiệm loại có nắp hoặc không có nắp và được chế tạo sao cho có thể dễ dàng tháo các điện cực với mục đích làm sạch và bảo dưỡng chúng, đảm bảo điều kiện tốt cho phép thử.

Hình dáng và kích thước của cốc thí nghiệm:




Hình 6: Cốc thí nghiệm có nắp gắn điện cực dạng cầu đường kính 12,5 ÷ 13mm.

- Các điện cực phải được chế tạo từ đồng thau hoặc thép không gỉ. Điện cực phải được mài bóng. Đường trục của hệ thống các điện cực phải nằm ngang và được đặt trong cốc thí nghiệm thấp hơn bề mặt chất lỏng đang thí nghiệm ít nhất là 40mm. Không phần nào của điện cực được cách thành cốc thí nghiệm hoặc thanh khuấy dưới 12mm.

Khoảng cách giữa các điện cực được xác định và kiểm tra nhờ một chiếc que cữ chuẩn với độ dày 2,5±0,05mm.



b. Thiết bị khuấy

- Khuấy từ: Thanh khuấy dài 20 ÷ 25mm, đường kính 5 ÷ 10mm.

- Kết cấu của thanh khuấy phải đảm bảo dễ làm sạch, khi khuấy không được tạo bọt khí. Có thể lựa chọn khuấy hoặc không khuấy.

16.2. Chuẩn bị điện cực

- Điên cực trước khi thí nghiệm cần phải rửa sạch bằng dung môi phù hợp theo quy định kỹ thuật nếu không có quy định thì dung môi được lựa chọn bằng thực nghiệm.

- Mức độ sạch của điện cực được quan sát bằng mắt. Nếu có vết bẩn cần phải rửa lại. Sau khi rửa bằng dung môi, điện cực được rửa cẩn thận bằng nước cất sôi và sấy 1giờ trong tủ sấy ở nhiệt độ 90 ÷ 100oC (gắn với cốc sứ). Nếu điện cực gắn liền với cốc thí nghiệm làm bằng nhựa cách điện, nhiệt độ sấy không quá 70oC, tránh làm biến dạng cốc. Tốt nhất nên sấy bằng cách thổi gió nóng, nhiệt độ sấy không quá 70oC.

- Không được sờ tay vào bề mặt của điện cực.



16.3. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm

- Mẫu dầu cách điện dùng cho một lần thí nghiệm khoảng 350 ÷ 600ml. Trước khi thí nghiệm mẫu dầu cần đựng trong bình kín, để ổn định đến nhiệt độ trong phòng (nhiệt độ dầu không được chênh lệch với nhiệt độ không khí trong phòng quá 5oC).

- Nhiệt độ của mẫu dầu khi thí nghiệm nằm trong khoảng 15oC đến 35oC.

- Ngay trước khi nạp dầu vào cốc thí nghiệm, chai đựng mẫu thí nghiệm phải được đóng nắp kín và đảo ngược vài lần để phân bố đều các chất bẩn sao cho không tạo bọt khí.

- Tiến hành rót dầu vào cốc thí nghiệm để xúc rửa 2÷3 lần bằng chính dầu cần thí nghiệm, tráng rửa các điện cực. Sau đó từ từ rót dầu vào cốc thí nghiệm sao cho không tạo bọt khí.

- Đo và ghi lại nhiệt độ của mẫu dầu thí nghiệm.



16.4. Tiến hành thí nghiệm

- Đặt cốc thí nghiệm đã nạp mẫu dầu vào thiết bị đo, bật máy khuấy nếu có sử dụng.

- Tiến hành nâng điện áp thí nghiệm lần đầu sau 5 phút.

- Khi thí nghiệm tốc độ nâng điện áp phải đều đặn và đạt 2 ± 0,2kV/giây cho tới khi sự phóng điện xảy ra.

- Điện áp chọc thủng là điện áp lớn nhất đạt được ở thời điểm mạch tự động ngắt mạch (khi phóng hồ quang) hoặc cắt bằng tay (nhìn thấy hồ quang và nghe thấy phóng điện).

- Tiến hành thí nghiệm tiếp theo 5 lần điện áp chọc thủng đối với một mẫu dầu, mỗi lần cách nhau 2 phút. Kiểm tra xem có bọt khí tạo ra giữa khe hở của điện cực không. Nếu sử dụng khuấy, thì chúng phải hoạt động liên tục trong suốt quá trình thí nghiệm.

- Ghi lại giá trị điện áp chọc thủng của mỗi lần thí nghiệm.

16.5. Tính toán

- Giá trị điện áp chọc thủng được chấp nhận là giá trị trung bình của 6 lần thí nghiệm, được tính như sau:



(1)

Trong đó:



: giá trị trung bình của điện áp chọc thủng , kV

Ui: giá trị của điện áp chọc thủng lần thí nghiệm thứ i, kV

- Độ lệch chuẩn của các giá trị điện áp chọc thủng được tính theo công thức:

(2)

n : số lần thí nghiệm

- Đánh giá độ tin cậy của kết quả thí nghiệm:


  • Hệ số dao động là tỷ số giữa độ lệch chuẩn và giá trị trung bình của điện áp chọc thủng được tính theo công thức:

(3)

  • Nếu hệ số dao động lớn hơn 0,20 thì trong trường hợp này cần phải tiến hành thí nghiệm bổ sung thêm một lần nữa với việc nạp cốc thí nghiệm bằng chất lỏng lấy từ cùng một chai mẫu đã thí nghiệm (sau khi đã trộn đều chất lỏng trong chai như tiến hành trước đây), thực hiện thêm 6 lần xác định điện áp chọc thủng và tính toán theo các công thức (1) đến (3) với n=12.

  • Nếu hệ số dao động vẫn lớn hơn 0,20 mẫu thí nghiệm được coi là không đạt yêu cầu. Cần lấy lại mẫu để thí nghiệm.

Điều 2.Phương pháp thí nghiệm tang góc tổn thất điện môi (tgδ), hằng số điện môi và điện trở cách điện của chất lỏng cách điện


17.1. Thiết bị đo

a. Cốc thí nghiệm

- Sử dụng cùng một cốc thí nghiệm để thí nghiệm hằng số điện môi, tang góc tổn thất điện môi (tgδ) và điện trở cách điện của chất lỏng cách điện.

- Cốc thí nghiệm phù hợp cho mục đích thí nghiệm này đạt các yêu cầu sau:


  • Cấu tạo của cốc thí nghiệm sao cho dễ dàng tháo, lắp không làm thay đổi điện dung của cốc thí nghiệm khi không chứa dầu, cho phép đo và điều chỉnh ổn định nhiệt độ theo yêu cầu với sai số theo yêu cầu. Muốn vậy, cốc thí nghiệm có thể đặt trong bồn ổn nhiệt hoặc được trang bị bộ gia nhiệt điện bên trong.

  • Vật liệu chọn để chế tạo cốc thí nghiệm không xốp và có khả năng chịu nhiệt, không bị ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ.

  • Bề mặt của các điện cực đảm bảo đủ độ nhẵn để dễ dàng làm sạch khi tiếp xúc với chất lỏng cần thí nghiệm. Điện cực không được phản ứng hóa học với chất lỏng thí nghiệm. Điện cực được chế tạo từ thép không gỉ đáp ứng yêu cầu này. Điện cực chế tạo từ nhôm không phù hợp khi xúc rửa bằng dung môi kiềm tính.

  • Vật liệu cách điện cứng dùng để làm giá đỡ điện cực phải có trị số tg nhỏ và điện trở cao. Chúng không hấp thụ chất lỏng làm sạch, chất lỏng thí nghiệm. Vật liệu thường dùng cho mục đích này là sứ thạch anh.

  • Khoảng cách giữa bề mặt chất lỏng thí nghiệm và vật liệu cách điện cứng, giữa điện cực bảo vệ và các điện cực đo phải đủ lớn chịu được điện áp thí nghiệm.

  • Cốc thí nghiệm đáp ứng các yêu cầu trên đều phù hợp cho phép thí nghiệm. Điện áp thí nghiệm đối với chất lỏng cách điện có độ nhớt thấp có thể nâng tới 2000V.

  • Tang góc tổn thất điện môi của cốc thí nghiệm khô-sạch phải nhỏ hơn 10-6 ở 50Hz.

  • Để giảm tối đa ảnh hưởng của chất bẩn bám trên bề mặt điện cực, nên sử dụng tỷ số nhỏ giữa diện tích bề mặt điện cực với thể tích chất lỏng (ví dụ:K< 5cm-1).

  • Loại cốc thí nghiệm 3 cực

  • Loại cốc thí nghiệm 2 cực

b. Thiết bị đo



Hình 7: Cốc thí nghiệm 3 cực dùng thí nghiệm chất lỏng

1: Điện cực trong 5: Vòng đệm Silica

2: Điện cực ngoài 6: Vòng đệm Silica

3: Vòng bảo vệ 7: Giới hạn mức tối thiểu chất lỏng

4: Tay cầm


Thiết bị đo (cầu đo tgphải đảm bảo duy trì nhiệt độ ±1oC so với nhiệt độ thí nghiệm và đấu nối với cốc thí nghiệm phù hợp. Cốc thí nghiệm phải phù hợp với mạch chống chạm đất của thiết bị đo.

17.2. Điều kiện đo

a. Điều kiện của cốc thí nghiệm

- Điện cực sau khi vệ sinh và sấy khô, không được sờ tay lên bề mặt. Chú ý không được để nhiễm bẩn do ngưng hơi hoặc bám bụi.

- Để hạn chế ảnh hưởng khi làm sạch điện cực tới thí nghiệm tiếp theo cần xúc rửa cốc thí nghiệm bằng chất lỏng thí nghiệm. Chất lỏng có độ nhớt cao cần có thời gian dài hơn để ổn định.

b. Nạp cốc thí nghiệm

- Xúc rửa cốc thí nghiệm 3 lần bằng mẫu dầu thí nghiệm. Trong trường hợp cần tháo điện cực trong ra chú ý nơi để, đảm bảo không bị bám bụi bẩm và làm xước bề mặt.

- Nạp dầu để thí nghiệm chú ý tránh tạo bọt khí. Gia nhiệt cốc thí nghiệm đến nhiệt độ yêu cầu. Thời gian đạt được nhiệt độ yêu cầu phụ thuộc vào phương pháp gia nhiệt, đa phần mất khoảng 10 đến 30 phút. Tiến hành thí nghiệm khi nhiệt độ yêu cầu ổn định 10 phút với dao động ± 1oC.

- Chú ý tránh nhiễm bẩm từ mẫu này sang mẫu khác.

- Chú ý tới ảnh hưởng của hơi hoặc khí tới chất lượng mẫu thí nghiệm.

c. Nhiệt độ thí nghiệm

- Phương pháp này phù hợp cho thí nghiệm chất lỏng cách điện với khoảng nhiệt độ rộng. Nhiệt độ đo có thể ổn định tới ±0,25oC.



17.3. Tiến hành đo

a. Đo Tang góc tổn thất điện môi (tgδ)

- Điện áp thí nghiệm: Đặt điện áp xoay chiều (AC) vào cốc thí nghiệm trong khoảng từ 0,03kV/mm đến 1kV/mm, điện áp phải ổn định. Tần số nguồn điện trong khoảng 40Hz đến 62Hz.



- Chú ý: chuyến đổi kết quả đo ở tần số này sang tần số khác theo công thức:



Trong đó f1 và f2: tần số đo khác nhau

- Tiến hành đo:



  • Khi cốc thí nghiệm không được tự động gia nhiệt, khi nhiệt độ ổn định 10 phút với dao động ±1oC đưa điện áp thí nghiệm vào để đo.

  • Tiến hành xả và nạp lại để đo lần 2 (tiến hành như lần 1).

  • Chênh lệch giữa hai lần đo không quá 25% giá trị lớn hơn cộng với 0,0001

  • Nếu chênh lệch giữa hai lần đo lớn hơn giá trị trên tiến hành đo lần thứ 3. Chênh lệch của hai giá trị đo gần nhau phải thoả mãn yêu cầu trên, kết quả mới được chấp nhận.

b. Đo hằng số điện môi tương đối

- Đo điện dung của cốc thí nghiệm sạch, lúc đầu với không khí khô như là chất điện môi và sau đó nạp chất lỏng cần thí nghiệm với hằng số điện môi biết trước εn, tính hằng số điện cực Ce và điện dung hiệu chỉnh Cg theo công thức sau:





Trong đó:

Cn: điện dung của cốc thí nghiệm với chất điện môi biết trước hằng số điện môi εn

Ca: điện dung của cốc thí nghiệm với không khí khô như là chất điện môi

- Đo điện dung Cx của cốc thí nghiệm được nạp chất lỏng thí nghiệm với hằng số điện môi

- Lặp lại thí nghiệm, chênh lệch giữa hai giá trị đo không lớn hơn 5% giá trị cao

hơn. Kết quả đo chấp nhận được.

- Khi sử dụng cốc thí nghiệm 3 cực, chấp nhận độ chính xác thấp hơn có thể bỏ qua giá trị Cg , hằng số điện môi tính như sau:





c. Đo điện trở khối một chiều

- Điện áp thí nghiệm: điện áp một chiều đặt vào cốc thí nghiệm là 250V/mm

Thời gian duy trì trường điện: 60±2 giây.

- Tiến hành đo: sau khi đo tg, sau 60s đặt điện áp một chiều vào và đo điện trở khối.

- Nếu chỉ đo điện trở khối thì tiến hành đo ngay khi có thể, không lâu hơn 10 phút khi nhiệt độ ổn định với dao động ±1oC.

- Thiết lập sơ đồ đấu dây sao cho điện cực trong nối với đất. điện áp một chiều

(DC) nối với cực ngoài, sau giai đoạn cấp điện ghi lại dòng điện và điện áp.

- Ngắn mạch các cực của cốc thí nghiệm 5 phút.

- Xả bỏ mẫu đã đo, nạp lại mẫu tiến hành đo lần thứ 2.

- Tính điện trở theo công thức:



Trong đó:

U: số đọc điện áp thí nghiệm (V)

I : số đọc dòng điện (A)

K: hằng số cốc đo (m)

Hằng số cốc thí nghiệm K được tính từ điện dung:

K(m) = 0,113× điện dung của cốc thí nghiệm không nạp môi chất (pF)

- Chênh lệch giá trị giữa hai lần đo không lớn hơn 35% giá trị lớn nhất, kết quả chấp nhận được.



Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương