Developing a teacher education curriculum that meets the need for secondary education innovation



tải về 448.82 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu07.12.2023
Kích448.82 Kb.
#55906
1   2   3   4   5   6   7
513-Galley-1112-1-10-20210507 (1)

2. Nội dung nghiên cứu 
Để chương trình đào tạo được phát triển tốt, 
chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp phát triển 
chương trình đào tạo giáo viên phổ thông đáp 
ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình 
GDPT như sau: 
2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng 
viên và cán bộ quản lý về phát triển chương trình 
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên 
(GV) nói chung và cán bộ quản lý và GV làm công 
tác phát triển chương trình nói riêng là việc làm hết 
sức cần thiết. Đội ngũ làm công tác phát triển 
chương trình phải nhận thức được tầm quan trọng 
và sự cấp thiết phải phát triển chương trình theo 
định hướng đổi mới căn bản và toàn diện trong xu 
thế toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới 
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được 
các yêu cầu của xã hội và thực tiễn cuộc sống cũng 
như chiều hướng phát triển xã hội trong tương lai, 
khẳng định chất lượng đào tạo và thương hiệu của 
nhà trường.
GV không chỉ nhận thức về sự cấp thiết mà còn 
phải nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình 
trong việc phát triển chương trình nhằm nâng cao 
chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội theo 
mục tiêu của nhà trường. Từ đó, có nghiên cứu kỹ 
quy trình và nội dung phát triển, cách triển khai 
thực hiện và đánh giá chương trình, trau dồi kỹ 
năng cần thiết và có ý thức thường xuyên thực hiện 
phát triển chương trình đào tạo ở các cấp độ khác 
nhau như ngành đào tạo, môn học, bài giảng. Khi 
đã có nhận thức đúng thì GV sẽ thực hiện với một ý 
chí và quyết tâm cao nhất để phát triển và thực hiện 
chương trình một cách chất lượng. 
2.2. Bồi dưỡng giảng viên đảm nhiệm công tác 
phát triển chương trình 
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận trong xây dựng 
và phát triển chương trình như cách tiếp cận nội 
dung, cách tiếp cận mục tiêu
, cách tiếp cận phát 
triển, tiếp cận theo CIDO[5]. Một số mô hình xây 
dựng chương trình thường được sử dụng như Mô 
hình Ralph W. Tyler, Mô hình của Saylor, 
Alexander và Lewis, Mô hình của Taba, Mô hình 
xây dựng chương trình của Peter F. Oliva [7]. Mỗi 
cách tiếp cận, mỗi mô hình đều có những yêu cầu 
riêng cần phải hiểu thấu đáo.
Bên cạnh đó, xã hội luôn vận động và phát triển 
không ngừng theo quy luật của nó, khoa học công 
nghệ phát triển với tốc độ cực nhanh trên nhiều lĩnh 
vực của đời sống kinh tế xã hội, an ninh quốc 
phòng. Đồng thời nhiều vấn đề toàn cầu cần chung 
tay giải quyết như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi 
trường, thiên tai, an ninh lương thực, năng lượng 
xanh, … 
Vì vậy, cần phải bồi dưỡng cho đội ngũ phát 
triển chương trình về nghiệp vụ phát triển chương 
trình, thế giới quan duy vật biện chứng. Cập nhật 
thành tựu khoa học giáo dục và khoa học công nghệ 
trong và ngoài nước, cập nhật yêu cầu xã hội và 
những đổi mới trong quan điểm chỉ đạo của Đảng, 
Nhà nước cũng như các chính sách liên quan trong 
giáo dục và các ngành có liên quan, cập nhật các 
quy định về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm 
non và giáo viên phổ thông[1][2][3], Luật giáo dục 
đại học,… nhằm giúp chương trình được phát triển 
mang tính hiện đại, sát thực tiễn và yêu cầu của xã 
hội. 
Những quan điểm cơ bản xây dựng chương 
trình giáo dục phổ thông mới cần lưu ý cập nhật 
trong chương trình, đó là: 
Kế thừa và phát triển 
những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ 
thông đã có của Việt Nam,đồng thời tiếp thu thành 
tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh 
nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát 
triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên 
thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, 
những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ 
và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hóa 
Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và 
những giá trị chung của nhân loại cũng như các 
sáng kiến và định hướng phát triển chung của 
UNESCO về giáo dục; Bảo đảm phát triển phẩm 


C.T.M.Nga/ No.20_Mar 2021|p.227-232 
230 
chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo 
dục vớinhững kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; 
hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận 
dụng kiến thức để giải quyết vấnđề trong học tập và 
đời sống[4]. 
Một trong những điều kiện để đảm bảo chất 
lượng giáo dục là người giáo viên phải có năng lực 
sư phạm (năng lực dạy học và năng lực giáo dục). 
Đối với năng lực dạy học bao gồm nhiều thành 
phần cơ bản nhưng trước những yêu cầu đổi mới thì 
một số năng lực dạy học cốt lõi của GV cần quan 
tâm, đó là [6]: 
- Năng lực tổ chức: gồm các thành phần như tổ 
chức các hoạt động dạy-học giữa GV với HS, giữa 
HS với HS; mối liên hệ giữa GV với GV trong hoạt 
động giảng dạy cũng như các hoạt động hỗ trợ, chia 
sẻ kinh nghiệm giáo dục; sự phối hợp và huy động 
các nguồn lực để giải quyết các vấn đề của học tập 
và cuộc sống. 
- Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục: bao 
gồm tổ chức nội dung chương trình để thiết kế mục 
tiêu kế hoạch các hoạt động giáo dục phù hợp (trên 
lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp); huy động sự 
tham gia của các lực lượng xã hội để tổ chức các 
hoạt động trải nghiệm cho HS; sử dụng các phương 
pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù 
hợp với đặc điểm lứa tuổi và điều kiện của địa 
phương,… 
- Năng lực hoạt động xã hội trong và ngoài 
trường: bao gồm giao tiếp sư phạm giữa GV với 
HS, giữa GV với phụ huynh và các lực lượng giáo 
dục khác trong và ngoài nhà trường; tham gia các 
hoạt động xã hội ở địa phương; phối hợp các môi 
trường giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội - nhà 
sử dụng lao động -cơ sở sản xuất kinh doanh. 
- Năng lực đánh giá: dạy học theo định hướng 
phát triển năng lực và phẩm chất thì GV cần phải 
thay đổi cách đánh giá HS phù hợp, cần đánh giá 
thường xuyên trong quá trình học tập, khuyến khích 
động viên mọi nỗ lực của học sinh, đảm bảo chính 
xác, công bằng, khách quan, tôn trọng sự khác biệt 
của từng học sinh. Đánh giá giúp cho HS thấy được 
điểm mạnh, điểm yếu và gợi ý hướng dẫn để HS 
khắc phục điểm yếu, không so sánh HS này với HS 
khác. 
Để hình thành được các năng lực dạy học nêu 
trên thì chương trình đào tạo cần thiết kế theo các 
vấn đề cốt lõi, theo hướng lấy người học làm trung 
tâm, học đi đôi với hành, sinh viên (SV) phải được 
tham gia các hoạt động, được thực hành, trải 
nghiệm trong thực tiễn, học cách phát hiện và giải 
quyết vấn đề trong mối quan hệ đa chiều, học cách 
tự học để phát triển nghề nghiệp, phát triển bản 
thân.

tải về 448.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương