Danh sách nhóm thực hiệN



tải về 1.27 Mb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu31.10.2017
Kích1.27 Mb.
#33933
1   2   3

1.8.8 Tác động văn hoá xã hội

Tác động văn hóa xã hội của thương mại điện tử xuất hiện khi sử dụng Internet làm công cụ giao tiếp, như khi tiến hành thương mại điện tử qua biên giới (với nước khác), hoặc nếu trong một quốc gia nhưng sử dụng Iternet, Web làm công cụ mạng. Internet có thể trở thành "hộp thư" giao dịch mua bán dâm, ma tuý, và buôn lậu; các lực lượng phản xã hội đưa lên Internet phim con heo, các tuyên truyền kích dục có mục đích đối với trẻ em, các hướng dẫn làm bom thư, làm chất nổ phá hoại, các loại tuyên truyền kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, v.v...; Internet cũng có thể trở thành một phương tiện thuận lợi cho các lực lượng chống đối sử dụng để tuyên truyền, kích động lật đổ Chính phủ và hoặc gây rối làm loạn trật tự xã hội; ngoài ra phải tính tới tác động về cuốn hút thanh niên theo các lối sống không phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc (nếu chỉ làm thương mại điện tử trong nước, thông qua nối mạng các doanh nghiệp, sử dụng mạng quốc gia, mà không dùng Internet, thì không cần tính tới tác động tiêu cực này; nhưng nếu không lợi dụng Internet làm công cụ giao tiếp chung, mà thiết lập các mạng riêng thì không có tính kinh tế, và việc làm thương mại điện tử với nước ngoài sẽ bị hạn chế).



1.8.9 Lệ thuộc công nghệ

Hoa Kỳ đang khống chế toàn bộ công nghệ thông tin trên thế giới, cả phần cứng cũng như phần mềm (bao gồm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng), chuẩn công nghệ Internet, các phần mềm tìm kiếm và trình duyệt chủ yếu cũng là của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đã đi đầu và có nhiều thực tiễn về kinh tế số hóa và thương mại điện tử. Một khi thương mại được số hóa thì toàn thế giới sẽ chịu sự khống chế công nghệ Hoa Kỳ và các nước tiên tiến gần với Hoa Kỳ, là điều có thể đưa tới nhiều hệ quả.



Thương mại điện tử bao trùm một phạm vị rộng lớn các hoạt động kinh tế xã hội, và hạ tầng cơ sở của nó là một tổng hòa phức hợp của hàng chục mặt vấn đề; cho nên, tuyệt đối không nên nhìn nhận thương mại điện tử đơn thuần chỉ là việc dùng phương tiện điện tử để thực hiện các hành vi buôn bán truyền thống, mà nên hiểu rằng một khi chấp nhận và áp dụng thương mại điện tử thì toàn bộ hình thái hoạt động của một đất nước sẽ thay đổi, cả hệ thống giáo dục, cả tập quán làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG TMĐT TRONG VIỆC ĐẶT VÉ MÁY BAY TRỰC TUYẾN CỦA

HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM.

2.1 Giới thiệu về công ty

Thời kỳ đầu tiên

Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956.


Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaysia và Singapo. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).


Tháng 4 năm 1993 chính là thời điểm lịch sử khi Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1996, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt.

 

Tiến trình phát triển

Vào ngày 20/10/2002, Vietnam Airlines giới thiệu biểu tượng mới  -  Bông Sen Vàng, thể hiện sự phát triển của Vietnam Airlines để trở thành Hãng hàng không có tầm cỡ và bản sắc trong khu vực và trên thế giới. Đây là sự khởi đầu cho chương trình định hướng toàn diện về chiến lược thương hiệu của Vietnam Airlines, kết hợp với những cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng đường bay và đặc biệt là nâng cấp đội máy bay.

Tháng 10/2003, Vietnam Airlines tiếp nhận và đưa vào khai thác chiếc máy bay hiện đại với nhiều tính năng ưu việt Boeing 777 đầu tiên trong số 6 chiếc Boeing 777 đặt mua của Boeing. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của chương trình hiện đại hóa đội bay của hãng. Ba năm sau đó, Vietnam Airlines trở thành một trong những hãng hàng không có đội bay trẻ và hiện đại nhất trong khu vực.
Thành tựu

Hãng hàng không đẳng cấp thế giới


Trong vòng 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/ năm (trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng không có uy tín trong khu vực châu Á nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương.

Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thường lệ, ngày nay mạng đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng đến 20 tỉnh, thành phố trên cả nước và 44 điểm đến quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á.


Năm 2006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA),  Vietnam Airlines đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng định chất lượng dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình.

 

Hướng tới tương lai


Nhằm khẳng định thương hiệu quốc tế và thế mạnh về đội bay trẻ, hiện đại, Vietnam Airlines đã để lại ấn tượng mạnh mẽ khi cùng với Công ty cho thuê tàu bay Việt Nam (VALC) mà Vietnam Airlines là một trong những sáng lập viên, k‎ý một hợp đồng mua máy bay lớn gồm 12 chiếc Boeing 787, 10 chiếc Airbus A350 - 900, 20 chiếc Airbus A321 và 5 chiếc ATR72 - 500 trong năm 2007. Vietnam Airlines hy vọng sẽ mở rộng đội bay lên mức 104 chiếc máy bay hiện đại vào năm 2015 và 150 chiếc vào năm 2020.
2.2 Đối tác hàng không:

2.2.1 Các đối tác trong liên minh SkyTeam

 Alitalia 

Korean Air 

 China  Southern Airlines 

 

 2.2.2 Các đối tác khác



Japan  Airlines 

China  Airlines 

Cathay Pacific 

Qantas Airways 

Philippines Airlines 

Garuda Indonesia 

Lao Airlines 

Vasco 
2.3 Chương trình Bông Sen Vàng

Ngày 20/10/2002 Vietnam Airlines tổ chức lễ giới thiệu biểu tượng mới “Bông Sen Vàng”. Đây là mốc đánh đấu sự thay đổi toàn diện của Vietnam Airlines với chương trình hiện đại hoá đội ngũ máy bay, mở rộng mạng đường bay và hoàn thiện chất lượng dịch vụ để trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới.

Hoa Sen một hình tượng có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với người Việt Nam. Hoa Sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa cao quý, linh thiêng; vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc. Đó là những phẩm chất quý giá của Hoa Sen và là lý do để Vietnam Airlines lựa chọn Hoa Sen làm biểu tượng mới của mình. Màu vàng của Hoa Sen tượng trưng cho chất lượng và sự hoàn hảo, sang trọng.


Chương trình Bông Sen Vàng (tên viết tắt là GLP) mong muốn đem tới cho những khách hàng thường xuyên của Vietnam Airlines các phần thưởng xứng đáng: những chuyến bay miễn phí, những ưu đãi dịch vụ cùng sự thoải mái và tiện nghi.

Là Hội viên của Chương trình GLP, sau mỗi chuyến bay với Vietnam Airlines, mỗi lần sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các Đối tác Chương trình GLP, dặm sẽ được tích luỹ vào tài khoản của Hội viên và dễ dàng chuyển dặm thành những phần thưởng giá trị cho mình và cho người thân.

Để đăng ký tham gia thành viên Chương trình  Bông Sen Vàng, Hội viên truy cập vào trang web của Chương trình theo địa chỉ www.vietnamairlines.com  , vào mục Đăng ký mới ở phần Khách hàng thường xuyên và điền đơn gia nhập trực tuyến theo hướng dẫn.

Lưu ý:


  • Quý khách lưu ý thông báo số thẻ hội viên mỗi khi đặt chỗ và xuất trình thẻ hội viên khi làm thủ tục chuyến bay. Bằng cách này, quý khách sẽ bắt đầu tích luỹ dặm bay mặc dù quý khách vẫn chưa nhận được thẻ chính thức.

  • Quý khách cần lưu giữ thẻ lên máy bay gốc và bản sao cuống vé hoặc số vé nếu là vé điện tử (được dùng để khiếu nại dặm  cho các chuyến bay còn thiếu trong tài khoản) hoá đơn mua, sử dụng sản phẩm dịch vụ của đối tác chương trình cho đến khi dặm đã được cộng vào tài khoản.

  • Thẻ hội viên chính thức và các ấn phẩm Chương trình sẽ được gửi đến địa chỉ thư tín của Quý khách sau khi Quý khách thực hiện chuyến bay đủ điều kiện cộng dặm đầu tiên với Vietnam Airlines hoặc bất kỳ hãng hàng không nào thuộc SkyTeam và dặm  được cộng vào tài khoản.


2.4 Quy trình đặt vé, thay đổi thông tin, làm thủ tục trực tuyến, tra cứu thong tin thành viên Bông sen vàng onlin của Vietnam Airlines

2.4.1 Quy trình đặt vé online

Tại website www.vietnamairlines.com, với cả ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, hành khách có thể xem giá vé và mua vé cho 20 điểm đến nội địa và 44 điểm đến Quốc tế .



Ngoài ra, các hành khách còn có thể liên hệ vận tải hàng hóa và tìm hiểu các thong tin cần thiết trước chuyến bay, trên chuyến bay, chương trình khuyến mãi và khách hàng thành viên của Vietnam Airlines
Sơ đồ đặt mua và thanh toán trực tuyến




  • Bước 1: TÌM CHUYẾN BAY



    • Tùy theo nhu cầu chuyến đi của hành khách, ta có thể chọn 1 trong 2 ô “Khứ hồi) (nếu có đi và trở về) hoặc “Một chiều” (chỉ đi 1 lượt)

    • Chọn hành trình phù hợp: chặng bay đi nhấn vào ô “Khởi hành”, Địa điểm đến nhấn vào “Đến”. Ví dụ: bay từ Tp. Hồ Chí Minh đến Quy Nhơn.

    • Ta chọn “Ngày đi” và “Ngày về”. Chọn số lượng người lớn, trẻ em hoặc em bé (nếu có).

    • Theo quy định của hãng, số tuổi của người lớn là >=12 tuổi (nguyên giá vé); 2 tuổi <= trẻ em < 12 tuổi (bằng giá vé người lớn – ½ lệ phí sân bay); em bé < 2 tuổi (10% giá vé người lớn ).

    • Nếu trẻ em hoặc em bé thì phải đi cùng ba mẹ và mang theo giấy khai sinh để làm thủ tục tai sân bay.

    • Tiếp đến chọn ô “Tìm chuyến bay” ở góc phải cuối màn hình bên phải.
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương