Danh mục chữ viết tắT 13 danh mục chữ viết tắT 12



tải về 4.74 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích4.74 Mb.
#37443
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

3. CHẨN ĐOÁN

a. Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào lâm sàng

  • Lâm sàng

  • Tổn thương là những sẩn nhỏ ở nang lông, trên có vảy tiết, không đau, sau vài ngày tiến triển, tổn thương có thể khỏi không để lại sẹo.

  • Vị trí ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể, trừ ở lòng bàn tay bàn chân, thường gặp nhất là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mặt ngoài cánh tay, đùi, sinh dục, cẳng tay và cẳng chân...

  • Số lượng tổn thương nhiều hay ít tùy theo từng trường hợp. Hầu hết các trường hợp chỉ có một vài tổn thương đơn độc và dễ dàng bỏ qua. Nhiều người bệnh có nhiều thương tổn, tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

  • Cận lâm sàng: xác định nguyên nhân

  • Nuôi cấy vi khuẩn.

  • Soi nấm trực tiếp nhuộm mực Parker.

b. Chẩn đoán phân biệt

  • Nhọt: là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh. Thương tổn là sẩn đỏ ở nang lông, sưng, nóng. Bệnh nhân đau nhức nhiều, nhất là trẻ em. Sau vài ngày tiến triển, thương tổn hóa mủ ở giữa tạo thành ngòi mủ.

  • Sẩn ngứa: tổn thương là sẩn chắc, nổi cao trên mặt da, màu nâu hoặc màu da bình thường, vị trí ở ngoài nang lông. Triệu chứng cơ năng có ngứa.

4. ĐIỀU TRỊ

a. Nguyên tắc

  • Loại bỏ các yếu tố thuận lợi.

  • Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn…

  • Tránh cào gãi, kích thích thương tổn.

  • Tùy từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ cần dùng dung dịch sát khuẩn kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ hoặc kháng sinh toàn thân.

b. Cụ thể

  • Dung dịch sát khuẩn: có thể dùng một trong các dung dịch sát khuẩn sau

  • Povidon-iodin 10%.

  • Hexamidin 0,1%.

  • Chlorhexidin 4%.

Sát khuẩn ngày 2-4 lần.

  • Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ: dùng một trong các thuốc sau:

  • Kem hoặc mỡ acid fucidic, bôi 1- 2 lần/ngày.

  • Mỡ mupirocin 2%, bôi 3 lần/ngày.

  • Mỡ neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày.

  • Kem silver sulfadiazin 1%, bôi 1-2 lần/ngày.

  • Dung dịch erythromycin, bôi 1-2 lần/ngày.

  • Dung dịch clindamycin, bôi 1-2 lần/ngày.

Bôi thuốc lên tổn thương sau khi sát khuẩn, thời gian điều trị từ 7-10 ngày.

Trường hợp nặng cần phối hợp điều trị tại chỗ kết hợp với toàn thân bằng một trong các kháng sinh sau.



Kháng sinh

Liều lượng

Người lớn

Trẻ em

Cloxacilin

Uống, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch (TM) cứ 6 giờ dùng 250-500 mg

Dưới 20 kg cân nặng, cứ 6 giờ dùng liều 12,5 -25 mg/kg

Amoxicillin/ clavulanic

875/125 mg x 2 lần/ngày, uống

25 mg/kg/ngày chia hai lần, uống

Clindamycin

300-400 mg x 3 lần/ngày, uống hoặc truyền tĩnh mạch

10-20 mg/kg/ngày chia ba lần, uống hoặc truyền tĩnh mạch

Trường hợp do tụ cầu vàng kháng methicilin

Vancomycin

30 mg/kg/ngày, chia 4 lần (không dùng quá 2 g/ngày), pha loãng truyền tĩnh mạch chậm

40 mg/ngày chia 4 lần (cứ 6 giờ tiêm TM chậm hoặc truyền TM 10 mg/kg)

Thời gian điều trị từ 7-10 ngày. Trường hợp do nấm hoặc nguyên nhân khác cần điều trị theo nguyên nhân cụ thể.

5. PHÒNG BỆNH

  • Vệ sinh cá nhân.

  • Tránh các yếu tố thuận lợi như môi trường nóng ẩm, các hóa chất dầu mỡ.

  • Điều trị sớm khi có tổn thương ở da.

  • Trường hợp tái phát cần lưu ý vệ sinh tốt loại bỏ các ổ vi khuẩn trên da như vùng rãnh mũi má, rãnh liên mông…


HỘI CHỨNG BONG VẢY DA DO TỤ CẦU
(Staphylococcal Scalded Skin Syndrome - SSSS)


1. ĐẠI CƯƠNG

Hội chứng bong vảy da do tụ cầu hay bệnh Ritter được bác sĩ người Đức Gotfried Ritter von Rittershain mô tả lần đầu vào năm 1878. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ do độc tố của tụ cầu vàng gây ra và có thể gây thành dịch ở trẻ sơ sinh trong bệnh viện.



2. NGUYÊN NHÂN

Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) tiết ra độc tố gây bong da lưu hành trong máu người bệnh. Có 2 loại độc tố khác nhau là exfoliative toxin A và B (ETA, ETB). Các độc tố làm phân cắt desmoglein 1 (thường nằm ở lớp hạt của thượng bì) gây ra các bọng nước khu trú nông, dễ vỡ và bong vảy rất nhanh.



3. CHẨN ĐOÁN

a. Chẩn đoán xác định

  • Lâm sàng

  • Thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ em. Có thể xuất hiện trên người lớn nhất là người bệnh bị suy thận hoặc suy giảm miễn dịch.

  • Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng ban đầu có thể là thương tổn chốc hoặc nhọt.

  • Khởi phát người bệnh sốt cao, mệt mỏi, khó chịu, kích thích, đau họng và đau rát da. Sau đó xuất hiện ban màu hồng nhạt, thường ở quanh miệng.

  • Sau 1-2 ngày xuất hiện các bọng nước nông, nhanh chóng vỡ tạo thành lớp vảy da mỏng, nhăn nheo như giấy cuốn thuốc lá. Có thể có đỏ da toàn thân.

Dấu hiệu Nikolsky dương tính.

  • Thương tổn khỏi không để lại sẹo.

  • Có thể xuất hiện viêm kết mạc.

  • Cận lâm sàng

  • Bọng nước nguyên vẹn thường vô trùng.

  • Nuôi cấy vi khuẩn từ nước tiểu, máu, vòm họng, rốn, vùng da nghi ngờ nhiễm khuẩn.

  • Sinh thiết da chỉ làm để chẩn đoán phân biệt, nhất là với hội chứng Lyell. Trên tiêu bản có thể thấy bọng nước nằm ở phần dưới của lớp hạt, bong vảy và rất ít hoại tử.

b. Chẩn đoán phân biệt

  • Hội chứng Lyell: nguyên nhân do thuốc, hoại tử phần thượng bì, thương tổn niêm mạc thường gặp, tiên lượng rất nặng.

  • Bỏng nắng.

  • Chốc bọng nước lớn.

  • Ban đỏ do virus: hội chứng viêm long, dát đỏ dạng tinh hồng nhiệt hoặc
    dạng sởi.

  • Pemphigus thể đỏ da: bệnh bọng nước tự miễn, hiếm gặp ở trẻ em.

4. ĐIỀU TRỊ

a. Nguyên tắc chung

  • Kháng sinh toàn thân.

  • Bồi phụ nước - điện giải/nâng cao thể trạng.

b. Điều trị cụ thể

  • Tùy tình hình dịch tễ để lựa chọn kháng sinh, tốt nhất là amoxicillin phối hợp với acid clavulanic: trẻ em < 12 tuổi: 30 mg/kg/ngày chia 2 lần, trẻ em > 12 tuổi:
    40 mg/kg/ngày. Thời gian điều trị 7 ngày.

  • Tụ cầu vàng nhạy cảm methicillin: oxacillin 150 mg/kg/ngày chia đều 6 giờ/lần trong 5-7 ngày.

  • Tụ cầu vàng kháng methicillin: vancomycin 40-60 mg/kg/ngày chia đều 6 giờ/lần trong 7-14 ngày

  • Điều trị hỗ trợ: kem, mỡ dưỡng ẩm để nâng cao khả năng hồi phục của da.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

  • Đáp ứng tốt với điều trị và thường khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày.

  • Trường hợp nặng có thể gây tử vong, nhất là ở trẻ suy dinh dưỡng, người suy thận hay suy giảm miễn dịch.

  • Biến chứng: nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi…

6. PHÒNG BỆNH

  • Cách ly trẻ cho đến khi khỏi bệnh.

  • Nâng cao thể trạng.

  • Điều trị sớm các ổ nhiễm khuẩn bằng kháng sinh đủ liều.

  • Vệ sinh cá nhân.

TRỨNG CÁ
(Acne)


1. ĐỊNH NGHĨA

Trứng cá (acne) là bệnh da thông thường gây nên do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã.

Bệnh biểu hiện bằng nhiều loại tổn thương khác nhau như: mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn mủ, mụn bọc, nang... khu trú ở vị trí tiết nhiều chất bã như: mặt, lưng, ngực.

Khoảng 80% trường hợp trứng cá gặp ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì.

Trứng cá không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên, do tồn tại dai dẳng, mụn, sẩn hay sẹo lồi, sẹo lõm ở vùng mặt ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống người bệnh.

2. CĂN NGUYÊN, BỆNH SINH

Mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của 3 yếu tố chính. Đó là tăng sản xuất chất bã, sừng hóa cổ nang lông và vai trò của vi khuẩn Propionibacterium acnes.



a. Tăng tiết chất bã

Tuyến bã chịu sự điều tiết hoạt động của các hormon, đặc biệt là hormon sinh dục nam, các hormon này kích thích tuyến bã hoạt động và phát triển thể tích làm tăng bài tiết chất bã lên nhiều lần.



b. Sừng hóa cổ nang lông

Cổ nang lông tuyến bã bị sừng hóa làm ống bài xuất tuyến bã bị hẹp lại, chất bã không thoát ra ngoài được nên bị ứ đọng lại trong lòng tuyến bã, lâu ngày bị cô đặc lại hình thành nhân trứng cá.



c. Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes)

Bình thường P. acnes cư trú ở da một cách vô hại. Khi các lỗ nang lông bị ứ lại, các chất bã và tế bào chết sẽ tạo nên môi trường kỵ khí và P. acnes có thể phát triển, trở nên gây bệnh.



d. Một số yếu tố khác liên quan đến hình thành mụn trứng cá

  • Tuổi: trứng cá thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, 90% trường hợp ở lứa tuổi 13-19, sau đó bệnh giảm dần, nhưng trứng cá có thể bắt đầu ở tuổi 20-30 hoặc muộn hơn, thậm chí tới tuổi 50-59.

  • Giới: bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ nữ/nam gần bằng 2/1, nhưng bệnh ở nam thường nặng hơn ở nữ.

  • Yếu tố gia đình: có ảnh hưởng rõ rệt đến bệnh trứng cá. Theo Goulden, cứ 100 bệnh nhân bị trứng cá thì 50% có tiền sử gia đình.

  • Yếu tố thời tiết, chủng tộc: khí hậu nóng ẩm, hanh khô liên quan đến bệnh trứng cá; người da trắng và da vàng bị bệnh trứng cá nhiều hơn người da đen.

  • Yếu tố nghề nghiệp: khi tiếp xúc với dầu mỡ, với ánh nắng nhiều… làm tăng khả năng bị bệnh.

  • Yếu tố stress: có thể gây nên bệnh hoặc làm tăng nặng bệnh trứng cá.

  • Chế độ ăn: một số thức ăn có thể làm tăng bệnh trứng cá như: sô-cô-la, đường, bơ, cà phê…

  • Các bệnh nội tiết: một số bệnh như: Cushing, bệnh cường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang… làm tăng trứng cá.

  • Thuốc: một số thuốc làm tăng trứng cá, trong đó thường gặp là corticoid, isoniazid, thuốc có nhóm halogen, androgen (testosteron), lithium…

  • Một số nguyên nhân tại chỗ: vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng phương pháp và lạm dụng mỹ phẩm làm ảnh hưởng đến bệnh trứng cá.

3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

a. Trứng cá thể thông thường (acne vulgaris)

Là hình thái thường gặp nhất của trứng cá với các thương tổn rất đa dạng như sau:



  • Bắt đầu từ tuổi dậy thì, trên nền da nhờn xuất hiện các tổn thương nhân trứng cá (comedon) hay mụn đầu đen do chất bã bài tiết và tế bào biểu mô cô đặc lại. Sau đó, tùy mức độ viêm nhiều hay ít, nông hoặc sâu mà có các tổn thương như mụn đầu đen, đầu trắng, sẩn, mụn mủ, mụn bọc hay ổ áp xe.

  • Vị trí thường gặp là ở mặt, trán, cằm, má, phần trên lưng, trước ngực; ít khi xuống quá thắt lưng.

b. Các thể lâm sàng trứng cá nặng

  • Trứng cá dạng cục, dạng kén: hay gặp ở nam. Tổn thương sâu hơn trứng cá thường và hình thành các kén có nguồn gốc nang lông. Ví trị thường gặp là mặt, cổ, xung quanh tai.

  • Trứng cá bọc (acne conglobata): là loại trứng cá mủ mạn tính, dai dẳng. Bắt đầu ở tuổi thiếu niên, có tổn thương dạng cục, hay để lại lỗ dò, luôn luôn để lại sẹo lõm.

  • Trứng cá tối cấp (còn gọi là trứng cá bọc cấp tính, trứng cá có sốt và loét): bệnh xảy ra đột ngột với sốt, mệt mỏi, tăng bạch cầu đa nhân, hồng ban nút và các tổn thương trứng cá.

c. Các thể lâm sàng khác

  • Trứng cá trẻ sơ sinh: xảy ra trong tháng đầu của trẻ sơ sinh. Tổn thương sẩn bằng đầu ghim ở tháp mũi, má, trán. Tồn tại 5-7 ngày.

  • Trứng cá do thuốc: do thuốc nội tiết, Azathioprin, thuốc có iod, thuốc tránh thai. Corticoid có thể gây trứng cá ở mặt, lưng, phía ngoài 2 cánh tay, thương tổn không có nhân.

  • Trứng cá muộn ở phụ nữ: gặp ở phụ nữ từ 30-40 tuổi, nguyên nhân do cường nội tiết sinh dục (nhất là buồng trứng), thường kèm theo rụng tóc.

  • Trứng cá do hóa chất: do mỹ phẩm, do các chất halogen (clor, brom, iod), do xăng, dầu (còn gọi trứng cá hạt dầu: thường ở vùng mu bàn tay, cẳng tay, không
    có nhân).

4. CHẨN ĐOÁN

a. Chẩn đoán xác định

Chủ yếu dựa vào lâm sàng: mụn cám, sẩn, mụn mủ, mụn bọc, nang, tập trung chủ yếu ở vùng tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực; ít khi xuống quá thắt lưng.



b. Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm nang lông.

  • Giang mai 2 dạng trứng cá.

  • Dày sừng quanh nang lông.

  • Á lao sẩn hoại tử.

c. Phân độ trứng cá

Theo Karen McCoy (2008), bệnh trứng cá chia thành ba mức độ sau:



  • Mức độ nhẹ: dưới 20 tổn thương không viêm, hoặc dưới 15 tổn thương viêm hoặc tổng số lượng tổn thương dưới 30.

  • Mức độ vừa: có 20-100 tổn thương không viêm hoặc 15- 50 tổn thương viêm, hoặc 20-125 tổng tổn thương.

  • Mức độ nặng: trên 5 nang, cục hoặc trên 100 tổn thương không viêm, hoặc tổng tổn thương viêm trên 50 hoặc trên 125 tổng tổn thương.

5. ĐIỀU TRỊ

a. Mục tiêu

  • Chống tiết nhiều chất bã.

  • Chống dày sừng cổ tuyến bã.

  • Chống nhiễm khuẩn.

b. Thuốc điều trị

Thuốc bôi tại chỗ

Có thể sử dụng một trong các thuốc sau:



  • Retinoid

  • Tác dụng: tiêu nhân mụn, ngăn sự hình thành nhân mụn, chống viêm…

  • Tác dụng phụ: thường gặp nhất là khô da, đỏ da, kích ứng da, hồng ban tróc vảy, nhạy cảm ánh sáng… thường trong tháng đầu điều trị, nhưng cũng có thể trong suốt quá trình điều trị.

  • Tác dụng: diệt khuẩn với phổ tác dụng rộng. Thuốc làm giảm đáng kể
    P. acnes và acid béo tự do ở tuyến bã, ngoài ra tác dụng chống viêm và tiêu nhân mụn.

  • Dạng thuốc: cream, gel và chất làm sạch có nồng độ từ 2,5-10%.

  • Tác dụng phụ: thường gặp nhất là khô da và nhạy cảm ánh sáng. Nên bôi thuốc vào buổi chiều tối để làm giảm nhạy cảm ánh sáng.

  • Kháng sinh

  • Tác dụng: diệt P. acnes, chống viêm trực tiếp thông qua ức chế sự hóa ứng động của bạch cầu trung tính.

  • Dạng thuốc: dung dịch tan trong cồn (ví dụ: clindamycin và erythromycin) hoặc gel và lotion để làm giảm kích thích da. Hiện nay dùng dạng phối hợp thuốc có thể làm giảm sự đề kháng (ví dụ: erythromycin 3% với benzoyl peroxid 5% hay clindamycin 1% với benzoyl peroxid 5%).

  • Acid azelaic

  • Tác dụng ngăn chặn nhân mụn, kìm khuẩn.

  • Dạng thuốc: cream 20%.

  • Tác dụng phụ: ngứa và cảm giác bỏng tại chỗ.

  • Lưu ý: có thể phối hợp các loại thuốc bôi nếu bệnh dai dẳng hay tái phát (không phối hợp các chế phẩm thuộc nhóm cyclin với retinoid).

Thuốc dùng toàn thân

  • Kháng sinh

  • Doxycyclin: 100 mg/ngày x 30 ngày sau đó 50 mg/ngày x 2-3 tháng.

  • Tetracyclin 1,5 g x 8 ngày hoặc 0,25 g/ngày x 30 ngày (hoặc cho đến khi khỏi).

  • Trường hợp không có chỉ định của nhóm cycline, có thể dùng kháng sinh nhóm macrolide thay thế.

Tác dụng phụ: thuốc gây nhạy cảm với ánh sáng (tetracyclin, doxycyclin), rối loạn tiêu hóa (erythromycin).

  • Isotretinoin

  • Tác dụng: ức chế sự sản xuất chất bã, thúc đẩy quá trình tiêu sừng.

  • Liều dùng: tấn công: 0,5-1 mg/kg/ngày x 4 tháng. Duy trì: 0,2-0,3 mg/kg/ngày x 2-3 tháng.

  • Tác dụng phụ: khô da, bong da, môi, loét miệng, kích thích mắt. Lưu ý: không dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, cho con bú vì nguy cơ gây quái thai (khớp sọ thoái hóa nhanh gây não bé, khó đẻ). Dùng phối hợp với tetracyclin làm tăng áp lực nội sọ, gây u. Không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi.

  • Hormon: thuốc đối kháng androgen có nguồn gốc tự nhiên.

  • Cách dùng: vỉ 21 viên, bắt đầu uống viên đầu tiên khi có hành kinh, mỗi ngày uống 1 viên, nghỉ 7 ngày. Thời gian dùng thuốc từ 3-6 tháng.

  • Thuốc có nhiều tác dụng phụ nên cần có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa

  • Thuốc khác: vitamin B2; biotin; bepanthen; kẽm.

6. TƯ VẤN

  • Hạn chế dùng thuốc có chứa các chất thuộc nhóm halogen, corticoid.

  • Rửa mặt bằng xà phòng.

  • Ăn ít đường, chocola, chất béo, đồ rán.

  • Tránh làm việc quá sức, stress tâm lý.

BỆNH LAO DA

1. ĐẠI CƯƠNG

Lao da là bệnh nhiễm khuẩn da mạn tính, do trực khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh thường gặp ở những nước kém phát triển đặc biệt là ở những người suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch.



2. NGUYÊN NHÂN

  • Trực khuẩn lao do Robert Koch tìm ra năm 1892, có chiều dài từ 2-4 m, rộng 0,2-0,6 m. Bình thường trực khuẩn chủ yếu gây bệnh lao phổi. Tuy nhiên, vi khuẩn lao thể gây bệnh ở bất kỳ cơ quan bộ phận nào của cơ thể.

  • Lao da được xếp vào nhóm bệnh da hiếm gặp. Ước tính lao da chiếm khoảng 1% tất các các loại lao. Lao da có thể kèm theo lao ở các cơ quan khác như: lao phổi (25-30% các trường hợp), hoặc lao ruột, sinh dục,…

  • Trực khuẩn lao có thể trực tiếp đến da từ cơ quan nội tạng hoặc hiếm hơn là từ bên ngoài.

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thương lao da:

  • Độc lực của trực khuẩn.

  • Số lượng của trực khuẩn.

  • Sức đề kháng của người bệnh: đại đa số những người bị bệnh lao da thể hiện dị ứng với tuberculin hoặc BCG. Trong lao nặng thì phản ứng này là âm tính.

  • Nghiện rượu, dinh dưỡng kém, mắc các bệnh mạn tính hoặc giảm miễn dịch làm cho bệnh trầm trọng hơn.

3. CHẨN ĐOÁN

a. Săng lao

Do trực khuẩn lao xâm nhập trực tiếp vào da lần đầu ở những người bệnh chưa có đáp ứng miễn dịch.



  • Lâm sàng

  • Thường gặp ở trẻ em.

  • Thời gian ủ bệnh khoảng 15 đến 20 ngày.

  • Thương tổn thường ở vùng sang chấn.

Biểu hiện là vết loét không đau, kích thước khoảng 0,5 cm ở tại nơi vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể, sau đó lan rộng vài cm, bờ không đều, hàm ếch, đáy không cứng, màu đỏ nhạt, mùi hôi, đôi khi có vảy. Dần dần, đáy vết loét thâm nhiễm và trở nên cứng. Trường hợp vi khuẩn thâm nhập sâu có thể gây áp xe. Ở niêm mạc thường là các vết trợt, màu hồng, phù nề, không đau.

Hạch vùng tương ứng phát triển tạo thành phức hợp lao nguyên phát. Lúc đầu hạch cứng, sau đó mềm loét, chảy dịch chứa nhiều vi khuẩn.

Tiến triển nhiều tháng và có thể khỏi. Một số trường hợp có thể chuyển thành lao thông thường hoặc hồng ban nút, lao kê, viêm màng não hay cốt tủy viêm.


  • Cận lâm sàng

  • Soi trực tiếp

  • Mô bệnh học: hình ảnh nang điển hình.

  • Nuôi cấy vi khuẩn.

  • PCR dương tính với trực khuẩn lao.

  • Phản ứng tuberculin

  • Chẩn đoán xác định

  • Lâm sàng.

  • Xét nghiệm vi khuẩn lao dương tính tại thương tổn.

  • Phản ứng tuberculin dương tính.

  • Chẩn đoán phân biệt

  • Ung thư tế bào đáy

  • Nấm sâu.

  • Leishmania.

  • Bệnh do trực khuẩn kháng cồn kháng toan không điển hình.

b. Lupus lao

  • Do sự lây truyền và phản ứng từ ổ vi khuẩn hoạt tính hay tiềm tàng của các nội tạng trong cơ thể hoặc sự tái hoạt hóa từ ổ vi khuẩn tiềm tàng trong da.

  • Là thể lao da thường gặp nhất (50-70%), tiến triển dai dẳng, điều trị lâu dài, có thể 10 đến 20 năm.

  • Trẻ em hay bị hơn người lớn.

  • Lâm sàng

Thương tổn là củ lao màu vàng đỏ, kích thước bằng đầu ghim hay hạt đậu, bóng, ấn kính củ lao xẹp xuống, nhìn qua kính củ lao trong suốt màu vàng nâu, châm kim vào củ lao dễ dàng và có cảm giác như châm kim vào bơ. Các củ lao tập trung thành đám lan rộng ra xung quanh, có thể có loét ở giữa, có bờ nối cao trên mặt da không đồng đều, khúc khuỷu. Sau một thời gian tiến triển, vết loét có thể lành sẹo nhăn nhúm, co kéo, trên có những cầu da. Trên các tổn thương sẹo lâu ngày có khi lại xuất hiện các củ
lao mới.

Vị trí thường ở mặt, môi trên, có thể gặp ở tứ chi, mông, rất hiếm khi ở đầu. Nếu gặp ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn thì thường từ lao ruột lan ra.



  • Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Mô bệnh học: hình ảnh nang điển hình.

  • Nuôi cấy vi khuẩn.

  • Phản ứng với tuberculin dương tính.

Các xét nghiệm tìm ổ lao ở các cơ quan, nội tạng.

  • Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.

  • Chẩn đoán phân biệt:

  • Giang mai thể củ: thương tổn màu đỏ hồng, thâm nhiễm, xét nghiệm chẩn đoán giang mai dương tính.

  • Phong thể củ: thương tổn là các củ phong, có rối loạn cảm giác và kèm theo thần kinh to.

  • Nấm sâu.

  • Viêm mủ da hoại thư.

  • Bệnh sarcoid.

  • Bệnh leishmania.

  • Ung thư da.

c. Lao cóc

Do trực khuẩn vào da qua tiếp xúc trực tiếp hay tai nạn nghề nghiệp (bác sĩ thú y...), đôi khi do tự lây truyền ở những người bệnh bị lao. Bệnh gặp ở hai giới, nam mắc nhiều hơn nữ.



  • Lâm sàng

  • Tổn thương là những mảng sùi, lúc đầu là sẩn màu đỏ nhạt, cứng, ấn kính không xẹp, các sẩn lớn dần, không tạo thành mảng, giữa thương tổn dày sừng, sau đó sùi lên nứt nẻ, có thể có mủ. Xung quanh có một vùng thâm nhiễm màu tím thẫm, trên có vảy da lẫn vảy tiết, ngoài cùng có một vùng xung huyết màu đỏ. Vị trí chủ yếu ở các chi như mu bàn tay, các ngón tay, mu bàn chân.

  • Có thể kết hợp với lao ở các bộ phận khác như lao phổi, ruột, hay lao xương.

  • Tiến triển lâu năm, lan ra xung quanh và để lại sẹo.

  • Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Mô bệnh học: hình ảnh thâm nhiễm viêm và nang lao điển hình.

  • Xét nghiệm trực khuẩn lao có thể dương tính.

  • Chẩn đoán xác định: dựa vào:

  • Lâm sàng.

  • Mô bệnh học.

  • Phản ứng Mantoux dương tính.

  • Chẩn đoán phân biệt

  • Nấm sâu.

  • Bớt sùi.

  • Hạt cơm thể khảm trai.

  • Lichen phẳng sùi.

d. Loét lao

Do lây nhiễm trực khuẩn lao từ ổ lao trong cơ thể như: lao phổi, lao ruột hay lao đường tiết niệu.



  • Lâm sàng

  • Thương tổn thường ở các hốc tự nhiên như: miệng, hậu môn, sinh dục.

  • Vết loét màu đỏ, thâm nhiễm, kích thước từ 1-2 cm, bờ nham nhở, không đều, đau, không có xu hướng lành.

  • Xét nghiệm cận lâm sàng: như các thể lao khác.

  • Chẩn đoán xác định: dựa vào đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm trực tiếp tìm vi khuẩn, tổ chức học và nuôi cấy vi khuẩn.

  • Chẩn đoán phân biệt với loét do ung thư, nấm da, giang mai, leishmania hay các bệnh do trực khuẩn kháng cồn kháng toan không điển hình.

e. Lao tầng (scrofuloderma)

  • Là hình thái lao thường gặp ở trẻ em hoặc người nhiều tuổi.

  • Tổn thương thường xuất hiện ở vùng cổ dưới hàm và vùng trên xương đòn. Biểu hiện đầu tiên là các nốt chắc dưới da, giới hạn rõ, di động dễ và thường không có triệu chứng gì đặc biệt. Tổn thương ngày càng to lên, mềm, tạo thành các ổ áp xe lạnh sau đó vỡ ra để lại các vết loét và rò, chảy dịch. Nhiều lỗ rò thông với nhau tạo thành đường hầm dưới da. Sau nhiều năm tiến triển, tổn thương có thể lành để lại các vết sẹo co kéo, nhăn nhúm. Tổn thương loét và rò trên da cũng có thể xảy ra sau lao xương, lao hạch, lao khớp hoặc lao mào tinh hoàn.

  • Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào lâm sàng, xét nghiệm thấy trực khuẩn lao. Cần làm các xét nghiệm chụp Xquang để phát hiện tổn thương lao ở các tổ chức dưới da như ở xương, khớp...

f. Á lao sẩn hoại tử

  • Á lao sẩn hoại tử là bệnh mạn tính, phát triển thành từng đợt, thường gặp ở người trẻ, nữ nhiều hơn nam, đặc tính chung là sẩn hoại tử ở giữa, khi lành để lại
    sẹo lõm.

  • Vị trí khu trú thường ở mặt duỗi của các chi, mông, có khi ở mặt, tai, da đầu, cá biệt có thể phát triển toàn thân. Thương tổn là sẩn, khu trú ở trung bì, kích thước bằng hạt đậu hoặc lớn hơn, hình bán cầu, cứng, màu sắc lúc đầu đỏ nhạt, hoại tử ở giữa, lên sẹo.

  • Tiến triển: mỗi thương tổn riêng lẻ tiến triển khoảng 2-3 tháng. Sau tái phát từng đợt, triệu chứng chức năng không có gì đặc biệt, toàn trạng ít bị ảnh hưởng.

g. Hồng ban rắn Bazin

  • Lâm sàng: xuất hiện ở da, thường là ở cẳng chân, thương tổn thường là những cục nhỏ phát triển chậm, lúc đầu dưới da dần nổi cao lên mặt da, hình tròn, kích thước bằng hạt đậu, hoặc to hơn, màu đỏ tím, có thể đau khi sờ nắn.

  • Tiến triển: thương tổn lúc đầu cứng sau đó mềm ở giữa và loét, vết loét có bờ thẳng đứng, đáy mềm, màu vàng đỏ, xung quanh vết loét có viền đỏ tím, xơ cứng, giới hạn không rõ với da lành. Các cục này tồn tại lâu vài tháng, tiến triển chậm, khi lành có thể để lại sẹo teo.

  • Chẩn đoán phân biệt với hồng ban nút, gôm lao, gôm giang mai, nấm sâu.


tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương