Danh mục chữ viết tắT 13 danh mục chữ viết tắT 12



tải về 4.74 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích4.74 Mb.
#37443
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

4. ĐIỀU TRỊ

a. Nguyên tắc điều trị

  • Nâng cao thể trạng.

  • Chăm sóc tại chỗ.

  • Kháng sinh điều trị lao.

b. Điều trị cụ thể

  • Kháng sinh điều trị: cũng như điều trị lao phổi, việc điều trị lao da cần phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau (đa hóa trị liệu). Tùy theo từng trường hợp cụ thể để chỉ định các phác đồ.

    Thuốc

    Phác đồ 1

    Phác đồ 2

    Phác đồ 3

    8 tuần

    đầu

    16 tuần sau

    2 tuần

    đầu

    6 tuần

    sau

    16 tuần

    sau




    Rifamycin 10 mg/kg

    Uống hàng ngày

    3 lần/tuần

    Uống hàng ngày

    Uống hàng ngày

    Uống hàng ngày

    3lần/tuần

    INH/5 mg/kg

    Uống hàng ngày

    3 lần/tuần

    Uống hàng ngày

    Uống hàng ngày

    Uống hàng ngày

    3 lần/tuần

    Pyrazinamid 30 mg/kg

    Uống hàng ngày




    Uống hàng ngày

    Uống hàng ngày




    3 lần/tuần

    Ethambutol 15 mg/kg hoặc streptomycin 15 mg/kg

    Uống hàng ngày




    Uống hàng ngày

    2 lần/tuần




    3 lần/tuần

  • Thời gian điều trị là 6 tháng, đối với những người bệnh mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, thời gian điều trị là 9 tháng.

  • Trong quá trình điều trị cần theo dõi chức năng gan, thận, công thức máu và soi đáy mắt.

  • Đối với trường hợp lupus lao hoặc lao sùi, có thể áp dụng các biện pháp khác nhau để xóa bỏ thương tổn như: đốt điện, laser CO2, hoặc áp nitơ lỏng.

  • Đối với các trường hợp loét hoại tử thì làm sạch tổn thương đóng vai trò quan trọng, làm vết thương hàn gắn nhanh.

  • Chế độ ăn uống, dinh dưỡng tốt, nâng cao thể trạng.

BỆNH PHONG
(Leprosy)


1. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng kinh diễn do trực khuẩn Mycobacterium leprae (M. leprae) gây nên.

Bệnh có thể gây các tàn tật nếu không đ­ược phát hiện và điều trị kịp thời. Chính những tàn tật này làm cho ng­ười bệnh bị xa lánh, kỳ thị.

Ngày nay, bệnh phong sẽ được chữa khỏi hoàn toàn bằng đa hóa trị liệu.



2. NGUYÊN NHÂN

a. Nguyên nhân

Trực khuẩn kháng cồn, kháng toan, tên khoa học là Mycobacterium leprae, hình que, dài từ 1-8 micromet, đ­ường kính 0,3 micromet.



b. Cách lây truyền

  • Bệnh phong là một bệnh rất khó lây.

  • Sau khi phát hiện ra trực khuẩn M. leprae gây bệnh, Hansen cùng Daniesen và các cộng sự đã tự tiêm truyền M. leprae vào bản thân, song không ai bị mắc bệnh.

  • Tỷ lệ lây lan giữa các cặp vợ chồng trong đó 1 trong 2 ngư­ời bị phong chỉ là 3-6%.

  • Lý do bệnh phong khó lây

  • Qua tiếp xúc: tiếp xúc trực tiếp thời gian lâu dài mới có khả năng lây.

  • Cơ thể có miễn dịch (miễn dịch chéo với lao và các bệnh do Mycobacterium khác).

  • Chỉ có 2 thể L và B chứa nhiều trực khuẩn phong có khả năng lây bệnh.

  • Chu kỳ sinh sản của M. leprae chậm nên khi vào cơ thể chưa kịp nhân lên đủ số lượng gây bệnh thì đã bị diệt.

  • Cắt đứt nguồn lây nhanh chóng bằng các thuốc điều trị đặc hiệu.

3. CHẨN ĐOÁN

a. Chẩn đoán xác định

  • Lâm sàng

  • Thời kỳ ủ bệnh: rất khó xác định. Thời kỳ ủ bệnh của bệnh phong rất lâu: trung bình 3 năm, có thể 5 năm hoặc 10 năm.

  • Thương tổn da

  • Dát: trong phong thể bất định (I: Indeterminate).

Màu sắc: trắng, thâm hoặc hồng.

Ranh giới: rõ hoặc không rõ.

Không thâm nhiễm, không nổi cao, kích thước to nhỏ không đều.

Số l­ượng: ít.



  • Củ: trong phong thể củ (T: Tuberculoid).

Th­ương tổn nổi cao hơn mặt da, ranh giới rõ với da lành.

Trung tâm lành, lên sẹo.

Hình thái: củ to, củ nhỏ, mảng củ.


  • U phong, cục: trong phong thể u (L: Lepromatouse).

Th­ương tổn lan tỏa, đối xứng, ranh giới không rõ với da lành.

Thâm nhiễm sâu.

Số l­ượng nhiều, lan tỏa, đối xứng.


  • Mảng thâm nhiễm: gặp trong phong thể trung gian (B: Borderline)

Th­ương tổn da khu trú hoặc lan tỏa.

  • Thương tổn thần kinh

  • Rối loạn cảm giác: mất hay giảm cảm giác đau, nóng lạnh, xúc giác tại các thương tổn da hoặc các vùng da do dây thần kinh chi phối bị viêm.

  • Viêm các dây thần kinh ngoại biên bị viêm có thể gây liệt, tàn tật.

  • Các dây thần kinh hay bị viêm: trụ, cổ nông, hông khoeo ngoài, giữa và quay.

  • Rối loạn bài tiết: da khô, bóng mỡ do không bài tiết mồ hôi.

  • Rối loạn dinh dưỡng.

  • Rụng lông mày (th­ường ở 1/3 ngoài).

  • Loét ổ gà.

  • Tiêu, xốp x­ương.

  • Rối loạn vận động

  • Teo cơ ở cẳng tay, bàn tay, cẳng chân, bàn chân nên cầm nắm, đi lại rất khó khăn.

  • Đây là hậu quả của viêm dây thần kinh không đ­ược phát hiện và điều trị kịp thời.

  • Các tổn thương khác

  • Viêm mũi có thể gây xẹp mũi, viêm họng, thanh quản, viêm giác mạc, mống mắt,…

  • Tiêu, xốp x­ương.

  • Viêm tinh hoàn do phản ứng phong.

  • Vú to ở đàn ông (phong thể L).

  • Một số cơ quan như­ gan, lách, hạch,… có thể tìm thấy M. leprae, song không có thương tổn.

  • Cận lâm sàng

  • Tìm trực khuẩn phong tại tổn thương bằng rạch da hoặc sinh thiết: nhuộm Ziehl-Neelsen thấy các trực khuẩn màu hồng hoặc màu đỏ nằm rải rác hoặc tập trung thành từng đám, từng bó. Khi vi khuẩn bị chết đi, thoái triển thành thể đứt khúc, thể bụi.

  • Mô bệnh học: tùy từng giai đoạn bệnh mà biểu hiện trên mô bệnh học khác nhau.

b. Chẩn đoán thể

Phân loại tùy theo 3 cách:



  • Phân loại Madrid 1953:

Được công nhận tại Hội nghị chống phong quốc tế tại Madrid, Tây Ban Nha năm 1953.




I

T

B

L

Lâm sàng

Các dát thay đổi màu sắc.

Củ; viêm dây thần kinh.

Dát thâm nhiễm; viêm dây thần kinh.

U phong; mảng thâm nhiễm; viêm dây thần kinh.

Vi trùng

Nư­ớc mũi (NM): phần lớn âm tính; Sinh thiết (ST): khoảng 30% có M. leprae.

NM: (-).

ST: Khoảng 40% có M. leprae (đứt khúc)



NM và ST: nhiều
M. leprae (đám).

NM và ST: Rất nhiều M. leprae (bó).

Phản ứng Mitsuda

Có thể (-) hay (+)

+++

+

(-)

Giải phẫu bệnh lý

Không đặc hiệu

Hình nang đặc hiệu *

Thâm nhiễm giới hạn và lan tỏa

Thâm nhiễm lan tỏa nhiều tổ chức bào.

  • Bảng phân loại theo đáp ứng miễn dịch của Ridley-Jopling

  • TT: Củ cục: đáp ứng miễn dịch tế bào còn tốt.

  • BT, BB, BL: thể trung gian

  • LL: Thể u cục: đáp ứng miễn dịch tế bào rất yếu.

  • Phân nhóm theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Để tiện lợi cho việc điều trị trong điều kiện thực địa, WHO đã phân nhóm như sau:

  • Nhóm ít vi khuẩn (PB: Paucibacillary):

  • Xét nghiệm trực khuẩn phong âm tính (BI = 0).

  • Có từ 1-5 thương tổn da.

  • Nhóm nhiều vi khuẩn: (MB: Multibacillary)

  • Có trên 5 thương tổn da; hoặc:

  • Xét nghiệm trực khuẩn phong dương tính (dù có ít hơn 5 thương tổn da).

c. Chẩn đoán phân biệt

  • Thể T: phân biệt với: hắc lào, giang mai củ, u hạt hình nhẫn.

  • Thể I: phân biệt với: lang ben, bạch biến, bớt sắc tố.

  • Thể B và L: phân biệt với: sarcoidosis, mũi đỏ, biểu hiện của các bệnh về máu ở da

4. ĐIỀU TRỊ

Từ 1981 đến nay: Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng Đa hóa trị liệu (MDT: Multidrug Therapy) bao gồm các thuốc: rifampicin, clofazimin, dapson (DDS) để điều trị bệnh phong.



a. Phác đồ điều trị bệnh phong ngư­ời lớn

  • Thể ít vi khuẩn (PB):

  • Rifampicin 600 mg: 1 tháng uống 1 lần (có kiểm soát).

  • DDS 100 mg/ngày: tự uống hàng ngày.

Thời gian điều trị: 6 tháng.

  • Thể nhiều vi khuẩn (MB):

  • Rifampicin 600 mg: 1 tháng uống 1 lần có kiểm soát.

  • Clofazimin 300 mg: 1 tháng uống 1 lần có kiểm soát.

  • Clofazimin 50 mg: tự uống hàng ngày.

  • DDS 100 mg: tự uống hàng ngày.

Thời gian điều trị: 12 tháng.

b. Phác đồ điều trị bệnh phong trẻ em

  • Thể ít vi khuẩn (PB: Paucibacillary):




Thuốc

< 10 tuổi

10-14 tuổi

Liều mỗi tháng uống 1 lần

Rifampicin

300 mg

450 mg

DDS

25 mg

50 mg

Liều mỗi ngày

DDS

25 mg

50 mg

Thời gian điều trị: 6 tháng.

  • Thể nhiều vi khuẩn (MB: Multibacillary):




Thuốc

< 10 tuổi

10-14 tuổi

Liều mỗi tháng uống 1 lần

Rifampicin

300 mg

450 mg

DDS

25 mg

50 mg

Liều mỗi ngày

DDS

25 mg

50 mg

Thời gian điều trị: 12 tháng.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

  • Bệnh phong nếu được phát hiện kịp thời, điều trị đúng, bệnh có thể khỏi hoàn toàn.

  • Nếu phát hiện muộn, điều trị không đúng, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng gây tàn tật.

6. PHÒNG BỆNH

  • Phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho những người bị bệnh phong

  • Khám định kỳ đối với những đối tượng tiếp xúc gần và tiếp xúc xa với người bệnh.

  • Nâng cao chất lượng sống: ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh. Cải thiện môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ.

Chương 2

BỆNH DA


DO KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG

BỆNH GHẺ
(Scabies)


1. ĐẠI CƯƠNG

  • Là một bệnh da khá phổ biến, thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt.

  • Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn màn.

  • Bệnh có thể gây ra các biến chứng nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp...

2. NGUYÊN NHÂN

Ký sinh trùng ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis, hình bầu dục, có 08 chân, lưng có gai xiên về phía sau, đầu có vòi hút thức ăn đồng thời để đào hầm ở. Mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1-5 trứng, sau 3-7 ngày trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng lột xác nhiều lần thành ghẻ trưởng thành.



3. CHẨN ĐOÁN

a. Chẩn đoán xác định

  • Lâm sàng

  • Thời gian ủ bệnh trung bình từ 2-3 ngày đến 2-6 tuần.

  • Thương tổn cơ bản.

  • Mụn nước trên nền da lành, rải rác, riêng rẽ, thường ở vùng da mỏng như ở kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, vú, quanh thắt lưng, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục. Ở trẻ sơ sinh mụn nước hay gặp ở lòng bàn tay, chân.

  • Đường hầm ghẻ còn gọi là “luống ghẻ” dài 3-5 mm.

  • Săng ghẻ thường xuất hiện ở vùng sinh dục, dễ nhầm với săng giang mai.

  • Sẩn cục hay sẩn huyết thanh: hay gặp ở nách, bẹn, bìu.

  • Vết xước, vảy da, đỏ da, dát thâm. Có thể có bội nhiễm, chàm hóa, mụn mủ.

  • Ghẻ Na Uy là một thể đặc biệt, gặp ở người bị suy giảm miễn dịch. Thương tổn là các lớp vảy chồng lên nhau và lan tỏa toàn thân, có thể tìm thấy hàng nghìn cái ghẻ trong các lớp vảy.

  • Triệu chứng cơ năng

Ngứa nhiều, nhất là về đêm.

  • Cận lâm sàng: soi tìm ký sinh trùng tại tổn thương.

b. Chẩn đoán phân biệt

  • Tổ đỉa: thương tổn là các mụn nước nhỏ ở vùng rìa các ngón tay hay bàn tay, bàn chân, ngứa, tiến triển dai dẳng.

  • Sẩn ngứa: thương tổn là sẩn huyết thanh rải rác khắp cơ thể, rất ngứa.

  • Viêm da cơ địa: thương tổn dạng sẩn mụn nước tập trung thành từng đám, chủ yếu ở các chi dưới, rất ngứa, tiến triển dai dẳng.

  • Nấm da: thương tổn là mảng da đỏ, các mụn nước và vảy da ở rìa thương tổn, bờ hình vòng cung, có xu hướng lành ở giữa. Ngứa nhiều, xét nghiệm tìm thấy sợi nấm.

  • Săng giang mai: thương tổn là một vết trợt nông, nền cứng, không ngứa, không đau, hay gặp ở vùng hậu môn sinh dục. Kèm hạch bẹn to, thường có hạch chúa. Xét nghiệm trực tiếp soi tươi tìm thấy xoắn khuẩn giang mai tại thương tổn và hạch vùng, xét nghiệm huyết thanh giang mai dương tính.

4. ĐIỀU TRỊ

a. Nguyên tắc chung

  • Điều trị cho tất cả những người trong gia đình, tập thể, nhà trẻ... nếu phát hiện bị ghẻ.

  • Nên tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục với các người bệnh trên 18 tuổi.

  • Quần áo, chăn màn đệm, vỏ gối, đồ dùng… giặt sạch phơi khô, là kỹ.

b. Điều trị cụ thể

  • Bôi tại chỗ

  • Gamma benzen 1%.

  • Permethrin 5%.

  • Benzoat benzyl 25%.

  • Diethylphtalat (DEP).

Có thể dùng các thuốc khác như:

  • Mỡ lưu huỳnh 5-10% cho trẻ em và cho người lớn, đặc biệt là người bệnh dưới 2 tháng tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú (rất an toàn, nhược điểm có mùi hôi).

  • Crotaminton 10%.

  • Có thể dùng vỏ cây ba chạc đen tắm hoặc dầu hạt máu chó.

Cách bôi: tắm sạch bằng xà phòng, sau đó bôi thuốc vào thương tổn ngày một lần vào buổi tối. Giặt sạch phơi khô quần áo, chăn màn.

Ghẻ bội nhiễm dùng milian hoặc castellani.

Nếu có chàm hóa, dùng hồ nước hoặc kem chứa corticoid bôi trong 1-2 tuần.

Ghẻ Na Uy: ngâm, tắm sau đó bôi mỡ salicylic để bong sừng rồi bôi thuốc diệt ghẻ.


  • Toàn thân

  • Uống kháng histamin tổng hợp.

  • Ivermectin liều 200 µg/kg cân nặng, liều duy nhất. Chỉ định trong những trường hợp ghẻ kháng trị với các thuốc điều trị cổ điển, ghẻ Na Uy, ghẻ ở người nhiễm HIV. Chống chỉ định cho trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai.

5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

a. Chàm hóa: người bệnh ngứa, gãi, chàm hóa xuất hiện các mụn nước tập trung thành đám.

b. Bội nhiễm: các mụn nước xen kẽ các mụn mủ, có thể phù nề, loét.

c. Lichen hóa: ngứa nên người bệnh gãi nhiều gây dầy da, thâm da.

d. Viêm cầu thận cấp: ở trẻ bị ghẻ bội nhiễm, không được điều trị hoặc điều trị không khỏi gây bệnh tái phát nhiều lần.

6. PHÒNG BỆNH

  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ.

  • Điều trị bệnh sớm, tránh tiếp xúc và dùng chung các đồ dùng của người bị bệnh.

LANG BEN

1. ĐẠI CƯƠNG

Lang ben (pityriasis versicolor) là bệnh da thường gặp.

Ở một số vùng nhiệt đới có tới 30-40% dân số đã từng bị. Khí hậu ấm và ẩm là điều kiện tốt cho nấm phát triển.

Bệnh hay gặp ở tuổi thiếu niên và người trẻ. Một số yếu tố thuận lợi như: vùng da dầu, mồ hôi quá nhiều, suy giảm miễn dịch, dinh dưỡng kém, mang thai và sử dụng corticosteroid...



2. NGUYÊN NHÂN

Lang ben do nấm thuộc nhóm Malassezia gây nên. Hiện nay đã xác định và phân loại được 12 chủng ưa mỡ Malassezia khác nhau, trong đó có 8 chủng hay gây bệnh cho người: M. sympodialis, M. globosaM. restrictaM. slooffiaeM. furfurM. obtusa và mới được phân lập là M. dermatisM. japonicaM. yamotoensisM. nana


M. caprae và M. equina.

3. CHẨN ĐOÁN

a. Lâm sàng

  • Tổn thương là dát hình tròn hay hình bầu dục trên có vảy da mỏng. Có thể cào nhẹ trên bề mặt tổn thương để phát hiện vảy da trong trường hợp khó phát hiện (dấu hiệu vỏ bào). Các tổn thương liên kết với nhau thành mảng lớn hình nhiều cung. Vị trí thường gặp ở vùng da tiết bã, đặc biệt là vùng ngực và vùng liên bả vai. Ngoài ra, tổn thương có thể gặp ở mặt (thường gặp ở trẻ em), da đầu, khoeo, dưới vú và bẹn.

  • Màu tổn thương hay gặp nhất là màu nâu (tăng sắc tố) và nâu vàng (giảm sắc tố); thỉnh thoảng có hiện tượng viêm nhẹ (màu hồng).

  • Dưới ánh sáng đen Wood, tổn thương lang ben có màu vàng sáng hoặc vàng huỳnh quang. Màu huỳnh quang được phát hiện ở vùng rìa của tổn thương.

  • Bệnh nhân có thể có ngứa nhẹ nhất là khi thời tiết nóng bức.

b. Xét nghiệm

  • Soi trực tiếp: hình ảnh bào tử xen kẽ với sợi nấm ngắn từ bệnh phẩm được lấy bằng băng dính hoặc cạo vảy da ở thương tổn.

  • Nuôi cấy: khi nuôi cấy Malassezia cần phủ trên đó lớp dầu bởi khả năng ưa dầu tự nhiên của nấm.


c. Chẩn đoán xác định

  • Tổn thương da tăng hoặc giảm sắc tố, vảy da mỏng.

  • Đèn wood thấy có màu huỳnh quang vàng.

  • Soi tươi thấy hình ảnh bào tử xen kẽ với sợi nấm ngắn.

d. Chẩn đoán phân biệt

  • Chàm khô (pityriasis alba).

  • Giảm sắc tố sau viêm của các bệnh lý khác.

  • Bạch biến.

  • Phong thể I.

  • Viêm da dầu.

  • Vảy phấn hồng Gilbert.

  • Nấm thân.

  • Giang mai II.

  • Viêm nang lông do nguyên nhân khác, đặc biệt viêm nang lông có ngứa và trứng cá.

4. ĐIỀU TRỊ

  • Thuốc chống nấm tại chỗ: ketoconazol (1-2%) hoặc selenium sulfid (2,5%) có hiệu quả. Điều trị 2 lần/tuần trong 2 đến 4 tuần. Để thuốc trong 10-15 phút rồi rửa.

  • Các thuốc khác như nhóm azol, allylamin dạng kem và dung dịch, glycol propylen, nystatin, acid salicylic.

  • Điều trị thuốc kháng sinh đường toàn thân:

  • Ketoconazol 200 mg/ngày x 5-7 ngày.

  • Itraconazol 100-200 mg/ngày x 5 ngày.

  • Fluconazol 300 mg/tuần x 2 tuần.

  • Phòng tái phát:

  • Loại bỏ và hạn chế các yếu tố thuận lợi.

  • Sử dụng dầu gội ketoconazol 1 lần/tuần như xà phòng.

  • Ketoconazol 400 mg x 1 lần/tháng.

  • Fluconazol 300 mg x 1 lần/tháng.

  • Itraconazol 400 mg x 1 lần/tháng.

Lưu ý: các thuốc điều trị bằng đường toàn thân có thể gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là cho gan, thận vì vậy cần được xét nghiệm trước khi chỉ định và trong quá trình điều trị.

BỆNH DA DO NẤM SỢI



1. ĐẠI CƯƠNG

  • Bệnh da do nấm sợi (dermatophytosis) rất thường gặp, nhất là ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, rất thuận lợi cho các chủng nấm phát triển.

  • Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường có triệu chứng cơ năng ngứa nhiều, nếu không được điều trị hay điều trị không đúng, thương tổn nấm có thể lan tỏa, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.


tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương