Danh mục các tin, BÀi của bản tin kh&Đs tháng 06/2014


Nước chanh giải say hoa quả



tải về 243.64 Kb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2016
Kích243.64 Kb.
#31982
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Nước chanh giải say hoa quả


Vào mùa này, nhiều người sau khi ăn hoa quả, đặc biệt là quả vải thì có dấu hiệu bị say. Theo các chuyên gia, hiện tượng này khá phổ biến và có thể xử lý bằng cách uống nước nhiều để bão hòa các chất gây say, trong đó nước chanh đường là hữu hiệu nhất.

Hạ đường huyết vì ăn vải




Các chuyên gia khuyến cáo, cùng với vải, nhãn thì các quả chứa chất ta nanh (tanin) như chuối, hồng, ổi... cũng nên ăn khi bụng no.
Chị Nguyễn Thị Hà, làm nghề bán hàng quần áo trên phố Bà Triệu (Hà Nội) chia sẻ, mấy ngày hôm nay vải thiều rẻ nên ngày nào chị cũng mua ăn. Tuy nhiên, sau mỗi lần ăn chị  lại có cảm giác như bị say thuốc. "Dù vẫn tỉnh táo nhưng tôi thấy rất choáng, buồn nôn, mệt mỏi toàn cơ thể. Không có biểu hiện của ngộ độc thức ăn như đau bụng, tiêu chảy. Dấu hiệu này xảy ra khoảng nửa tiếng sau khi ăn vải", chị Hà cho hay.

Theo nhiều người, sau khi ăn hoa quả bị say không còn xa lạ. Trong đó, vải là loại quả dễ say nhất, sau đó là các loại quả có vị ngọt đậm khác. Hầu hết những người bị say thường ăn chúng khi bụng đói hoặc khát nước. 

Giải thích về vấn đề này, TS Nguyễn Công Ngữ, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu thực phẩm, Viện Công nghệ sau thu hoạch, dấu hiệu say hoa quả sau khi ăn khá phổ biến ở nhiều người. Hiện vẫn chủ yếu được giải thích rằng, do quả vải nói chung và các loài hoa quả ngọt đậm có chứa nhiều đường glucoza. Khi ăn nhiều quả cùng một lúc, cơ thể sẽ hấp thu lượng đường lớn dẫn đến tăng đường trong máu từ đó tác động đến quá trình chuyện hóa của gan. Đồng thời, cơ thể sẽ tiết ra chất insulline tăng lên để làm hạ đường huyết. Quá trình này diễn ra đồng nghĩa với việc đường huyết bị hạ nên có biểu hiện mệt mỏi, choáng, chân tay rã rời và buồn nôn.

Giải "say" bằng nước chanh đường

Ngoài ra, theo vị chuyên gia thực phẩm TS Nguyễn Công Ngữ, các dấu hiệu say là do bị tác động thần kinh. Vì thế, không phải ai cũng bị say hoa quả sau khi ăn mà chủ yếu do cơ địa từng người cũng như thời điểm ăn. Nếu ăn nhiều quả ngọt lúc bụng đói, nguy cơ bị say cao hơn. Khuyến cáo nên ăn quả ngọt ở một chừng mức nhất định, tức không quá 10 quả/lần. Nên ăn khi cơ thể khoẻ mạnh, no bụng, thần kinh ổn định. Sau khi ăn cần uống nhiều nước cũng như sinh hoạt ở nơi có không khí thoáng đãng.

Khi có dấu hiệu bị say hoa quả sau khi ăn, cần đi nằm và uống nhiều nước. Đặc biệt, nên uống nước chanh đường để bão hòa lượng đường trong máu. Hoặc ăn thêm một múi cam cũng có tác dụng tương tự. 

Các chuyên gia khuyến cáo, cùng với vải, nhãn thì các quả chứa chất ta nanh (tanin) như chuối, hồng, ổi... cũng nên ăn khi bụng no. Bởi nếu ăn khi đói cũng tác động đến dạ dày khiến chúng ta có cảm giác mệt, đau bụng, tiêu hóa kém... Bởi lúc này, chất ta nanh tác động đến thành dạ dày gây tổn thương. Đối với các loại quả ngọt, nếu cho vào tủ lạnh thì lượng đường sẽ tăng cao hơn, đây cũng là lý do quả ngọt hơn khi để lạnh. Vì thế, người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ dễ bị tụt đường huyết cần chú ý để có chế độ ăn hợp lý.



"Nói là ăn lúc no nhưng không có nghĩa là ăn ngay sau bữa ăn. Thời điểm tốt nhất để ăn hoa quả là sau bữa ăn khoảng 30 phút. Lý do, hoa quả chứa nhiều vitamin C, chất hữu cơ, ta nanh nên ăn liền sau bữa chính thì các thực phẩm chưa tiêu hóa hết gây nên tình trạng đóng vón, khó tiêu".
 

TS Nguyễn Công Ngữ

Nguồn Kiến Thức

Những công dụng tuyệt vời ít biết từ quả măng cụt


Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, khả năng chống mệt mỏi của măng cụt là một trong những điểm lợi tìm thấy từ trái cây này. Những người dùng măng cụt đã từng khen ngợi về sự tăng cường sinh lực thấy rõ và trạng thái khỏe khoắn trong người sau khi ăn.

Tăng cường sinh lực cho cơ thể




Trái măng cụt nhỏ chứa nhiều công dụng thần kỳ. Ảnh: A&P Orchard.
Trong quả măng cụt chứa axit Trytophan - chất có liên hệ trực tiếp với Serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng vui buồn và khẩu vị) tạo sự phấn chấn trong tinh thần. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, khả năng chống mệt mỏi của măng cụt là một trong những điểm lợi tìm thấy từ trái cây này. Những người dùng măng cụt đã từng khen ngợi về sự tăng cường sinh lực thấy rõ và trạng thái khỏe khoắn trong người sau khi ăn.

Hỗ trợ, phòng ngừa ung thư

Măng cụt chứa hàm lượng các xanthone cao nhất (chất thuộc nhóm chống oxy hóa, có nguồn gốc từ thực vật) có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Chất này chứa nhiều trong vỏ. Tuy nhiên, ăn vỏ ngoài hơi đắng, nên trong Đông y thường kết hợp với một số vị khác để làm thuốc.



Giảm mùi hôi của hơi thở

Kháng thể Xanthones trong quả măng cụt cũng có khả năng diệt khuẩn. Vì vậy khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt sẽ làm giảm mùi hôi trong miệng.



Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Nhờ đặc tính chứa nhiều xanthone, măng cụt giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp rất tốt. Khi cholesterol xấu bị lão hóa sẽ sinh ra những mảng bám trong mạch máu. Kháng thể xanthone trong măng cụt có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả, rất thích hợp trong việc giảm cân. Đồng thời, các kháng thể xanthone trong măng cụt khiến các tế bào trở nên mềm hơn, có thể thấm nước và có khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Điều này khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn, đồng thời cũng không phải âu lo về vấn đề cân nặng.



Giảm huyết áp

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng xơ vữa động mạch. Những cặn lắng nguy hiểm thường làm hẹp đường lưu thông máu trong các động mạch khiến gia tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Măng cụt đã tỏ ra hữu hiệu, nhất là đối với những người có trọng lượng cơ thể trung bình, trong việc giảm huyết áp và ngăn sự tấn công huyết áp của mạch máu đường phổi.



Củng cố đường tiết niệu

Phụ nữ có tuổi hay bị chứng "Tiểu không tự chủ" thường do sự thoái hóa tự nhiên của cơ bắp vùng xương chậu. Khi đàn ông có tuổi, tuyến tiền liệt tự nhiên to ra khiến đường tiểu hẹp lại và đưa đến tình trạng một phần nước tiểu tồn đọng lại ở bàng quang sau khi tiểu. Cả hai giới tính trong tình trạng này thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Kháng thể Xanthones trong trái cây măng cụt đã tỏ ra có hiệu quả trong việc kháng vi trùng giúp cho đường tiết niệu được củng cố tốt hơn.



Cải thiện hệ thần kinh






Hiện tượng lão hóa đối với não bộ là một nguyên nhân chính yếu của các bệnh lý thần kinh, đãng trí, tay chân run lẩy bẩy và những bệnh khác có liên quan đến trung khu thần kinh. Măng cụt là một trong những thứ hữu hiệu nhất để chống lão hóa, cho nên nó được xem như thứ quả thần kỳ trong việc phòng ngừa sự thoái hóa của hệ thần kinh.

Giảm cholesterol

Khi cholesterol xấu bị lão hóa sẽ sinh ra những mảng bám trong mạch máu. Các công trình nghiên cứu cho thấy kháng thể Xanthones trong măng cụt có tác dụng làm giảm tác dụng gây lão hóa của cholesterol xấu và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám nguy hiểm.



Làm đẹp da

Các chứng bệnh ngoài da như chàm (eczema), viêm da, mụn trứng cá, vẩy nến, và chứng ngứa thường được điều trị bằng Steroids và các loại kem chống nấm. Sử dụng nước măng cụt bôi rửa ngay trên vùng da đang bị tổn thương cho thấy các chứng bệnh ngoài da kể trên đã điều trị tự nhiên mà không cần thuốc men và không sợ bị phản ứng phụ như khi sử dụng dược phẩm.



Một số bài thuốc hay từ quả măng cụt

- Trị tiêu chảy: Dùng vỏ măng cụt khô 24g, hạt thì là (có nơi gọi hạt bồng sàn) mỗi thứ 2g. Đem tất cả nấu lấy nước, uống 2 lần trong ngày.

- Chữa lỵ: Dùng vỏ quả măng cụt 6g, rau sam, rau má, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa (mỗi thứ 8g), trà xanh (loại ngon) 6g, cam thảo, vỏ quýt (mỗi thứ 4g), gừng 3 lát. Đem tất cả nấu lấy nước để uống trong ngày.

- Cũng chữa lỵ, có thể dùng cách khác: Vỏ quả măng cụt nướng thơm 8g, rau má 10g; rau dền tía, khổ sâm, gương sen, củ rối sao đen, vỏ lựu (mỗi vị 8g); hạt cau già 6g; cam thảo, vỏ quýt nướng (mỗi vị 4g). Tất cả đem nấu lấy nước uống trong ngày.



Nguồn SKĐS

Ốc sên hoa làm thuốc


Oa ngưu là vị thuốc từ loài ốc sên hoa (Achatina fulica) - là loài ốc lớn nhất trong họ ốc sên, sống ở trên cạn, nơi ẩm thấp, phổ biến trong các hốc cây, lùm bụi, nhất là ở hàng rào cây xương rồng ba cạnh. Đó là một động vật thân mềm (nhuyễn thể) có vỏ to, tháp có 5 - 6 vòng xoắn, vòng miệng phồng to và rộng.






Về mặt thực phẩm, ốc sên hoa là một thức ăn giàu đạm trong bữa cơm hàng ngày và làm thuốc khi cần thiết. Khi bắt ốc về, ta để 24 giờ cho ốc nhả hết chất bẩn hoặc chất độc của cây cỏ mà ốc ăn phải. Đập bỏ vỏ, ruột, dạ dày và thực quản, chỉ lấy phần thịt, xát với muối và phèn chua, rửa sạch cho hết nhớt. Hoặc rải ốc thành lớp mỏng, rắc muối lên, đảo đều 3 lần cách nhau 5 phút. Lấy ốc ra, nhúng vào nước sôi 5-7 phút, rồi rửa sạch. Nhể thịt ốc ra khỏi vỏ, cắt bỏ ruột. Cho thịt ốc vào nước muối 5% ngâm trong nửa giờ. Vớt ốc ra, rửa sạch nhớt và tạp chất, để ráo nước.

Sau khi chế biến, thịt ốc sên hoa ăn cũng giòn, ngon không kém ốc nhồi dưới dạng xào, nấu, rán...

Trong y học cổ truyền, ốc sên hoa được dùng với tên thuốc là oa ngưu, có vị mặn, tính hàn, tươi nhầy, có tác dụng bổ dưỡng, giải độc, tiêu viêm, giảm đau, chống co thắt, lợi tiểu. Ốc sên hoa 1 - 2 con, lấy thịt giã nát, thêm ít nước, phết lên giấy để chừa một lỗ nhỏ ở giữa, đắp chữa mụn lở mọc ở da mặt (Nam dược thần hiệu). Thịt ốc sên hoa và cùi quả ô mai lượng bằng nhau, giã nát, làm viên ngậm chữa cổ họng sưng đau, không nuốt được. Dịch ốc sên hoa đã thủy phân, đem cô đến khi đặc thành sản phẩm mang tên “đạm ốc sên” được dùng làm thuốc bổ dưỡng rất tốt. Một trong số bài thuốc có ốc sên hoa bổ trí não cho người cao tuổi như sau: thịt ốc sên hoa 1.000g, hoài sơn 600g, đường kính 750g, natri bicarbonat 12,5g, acid benzoic 2,5g, menthol 0,03g. Thịt ốc sên đã làm sạch hấp với natri bicarbonat cho nhừ, giã nhỏ. Thêm đường vào, nấu kỹ. Trộn acid benzoic để bảo quản. Hoài sơn rang giòn, tán bột, rây mịn, trộn đều với thịt ốc cho thành khối bột không dính tay. Làm viên 4g. Sấy khô. Ngày dùng 4 viên, trong 15 - 30 ngày.

Để chữa hen suyễn, thấp khớp, lấy ốc sên hoa 2 con làm thịt, nướng vàng, thái nhỏ, nấu lấy nước đặc. Măng tre 50g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt. Trộn hai nước lại, uống làm 1 - 2 lần trong ngày. Dùng trong thời gian dài.

Nhớt ốc sên hoa là lớp chất nhầy bao bọc toàn thân ốc trong vỏ cũng được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Người ta lấy nhớt bằng cách bắt ốc sên hoa dùng khăn lau sạch đất dính ở miệng ốc, rồi dùng một que nhọn kích thích liên tục vào mình ốc, chất nhớt sẽ tiết ra rất nhiều. Lấy bông sạch quét nhớt mà dùng ngay, không để nhớt lưu cữu qua ngày. Nhớt ốc sên hoa được dùng bôi chữa rết cắn rất hay. Sở dĩ có tác dụng như vậy vì nhớt là một chất nhầy có phản ứng kiềm. Khi bôi lên vết rết cắn, chất nhầy làm trung hòa tính acid của nọc rết, gây cảm giác mát dễ chịu, hết đau nhức.

Theo tài liệu nước ngoài, ở Pháp, người ta đã nuôi ốc sên hoa trên quy mô công nghiệp và chế biến thịt ốc thành một món ăn - vị thuốc được nhiều người ưa thích. Thịt ốc sên hoa phơi khô, mỗi lần dùng 15g, sao cháy, sắc nước uống ngày 3 lần liền trong 3 - 5 ngày, chữa kiết lỵ, tiêu chảy. Để chữa tràng nhạc, lấy thịt ốc sên hoa tươi 60g hoặc phơi khô 30g, thái nhỏ, nấu chín với  thịt lợn nạc 100g, thêm gia vị ăn trong ngày. 



Nguồn SKĐS

BẠN NHÀ NÔNG


Chuyện nhà nông ở Trường Sa và khi chiến sĩ “trổ tài”... nuôi vịt

Ông kể những bí quyết của bộ đội về nhân nuôi vịt; làm phân bón từ xác cá để có những khay rau, dây mướp xanh tốt. Vịt là giống gia cầm ưa nước ngọt, nhưng qua “kỹ năng” thuần hóa của bộ đội, việc nuôi vịt trên biển không còn hiếm ở Trường Sa.

Quần đảo Trường Sa là nơi khí hậu khắc nghiệt nhất ở Việt Nam nên việc làm nông nghiệp ở đây rất khó khăn, vất vả. Người làm nông ở Trường Sa như cây phong ba vươn mình trong nắng cháy và bão gió...

Thời tiết ở Trường Sa chia làm 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa bão gió tít mù, biển gầm gào tung sóng. Mùa khô nắng cháy da thịt, biển lặng êm ru. Làm nông nghiệp ở đất liền phải “trông trời trông đất trông mây”, còn quân và dân trên quần đảo Trường Sa thì “mùa chắn bão dông, mùa ngăn nắng lửa”.



Nhà nông ở đảo

Giữa tháng 5 vừa qua, tàu HQ 996 đã đưa đoàn công tác số 11 của Quân chủng Hải quân đi thăm và làm việc trên quần đảo Trường Sa. Một trong những ấn tượng đối với các thành viên đoàn là những trải nghiệm thú vị về việc chăn nuôi, trồng trọt, đánh bắt hải sản của nhà nông trên đảo.

Từng đi khắp các tỉnh, thành cả nước và đi tham quan nhiều mô hình phát triển nông nghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới, nhưng Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng và các thành viên trong đoàn rất háo hức khi tìm hiểu công việc nhà nông ở Trường Sa.

Khu dân cư nằm ở một góc của đảo Trường Sa Lớn - đảo trung tâm của quần đảo Trường Sa. Trồng rau, chăn nuôi và đánh cá là những công việc mưu sinh của dân nơi đây. Anh Nguyễn Quốc Tuấn - cư dân trên đảo Trường Sa Lớn thổ lộ:

“Ở ngoài đảo trồng được đủ rau ăn đã là giỏi rồi. Rau quả thực phẩm trồng trên đảo Trường Sa ngày càng đa dạng. Mỗi chiếc lá rụng, một cọn rau già cũng được người dân và bộ đội chắt chiu, dành dụm để xử lý thành chất mùn bồi bổ cho đất”

Ngoài rau cải, rau muống, khu vườn nhỏ của vợ chồng anh Tuấn còn trồng nhiều loại rau thơm làm cho khách từ đất liền ra thăm thán phục. Anh chị Tô Hoài - Đoàn Thị Thịnh khoe: “Năm 2013 gia đình trồng được hơn 1.000 quả bầu, bí, mướp”.

Một trong những món quà của đất liền được quân, dân trên quần đảo Trường Sa rất thích là hạt giống rau các loại. Trong chuyến công tác, ông Lê Ngọc Thắng- Phó Chủ tịch Hội ND TP. Hà Nội đã mang theo nhiều loại hạt giống rau tặng quân dân trên quần đảo Trường Sa…

Chiến sĩ là nhà nông

Vào mùa khô, đến mỗi đảo nổi, đảo chìm trên quần đảo Trường Sa, vườn rau thanh niên và khu chuồng trại chăn nuôi bao giờ cũng là điểm tham quan, chụp ảnh thú vị của khách. Biết tôi từng là chiến sĩ Trường Sa, đại tá Lê Bá Sổ- Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân cho biết, chỉ riêng trong lĩnh vực tăng gia sản xuất, Trường Sa hôm nay đã rất khác Trường Sa cách đây hơn 15 năm.

Đại tá Sổ kể vanh vách đảo nào nuôi được nhiều lợn, nhiều chó, đánh bắt được nhiều hải sản, trồng được nhiều rau, bộ đội đảo nào có bí quyết trồng bầu, bí, mướp nhiều quả…

Ông kể những bí quyết của bộ đội về nhân nuôi vịt; làm phân bón từ xác cá để có những khay rau, dây mướp xanh tốt. Vịt là giống gia cầm ưa nước ngọt, nhưng qua “kỹ năng” thuần hóa của bộ đội, việc nuôi vịt trên biển không còn hiếm ở Trường Sa.

Khởi đầu việc nuôi vịt ở đây từ các đảo Sơn Ca, Sinh Tồn. Chiến sĩ Nguyễn Văn Thọ xác nhận: “Hơn 1 năm nay, điểm đảo chúng em đã nuôi được bầy vịt, được ăn trứng vịt tươi thoải mái…”.

Chị Võ Thị Thu Sai- vợ anh Tuấn chia sẻ: “Là ND thứ thiệt, nhưng ra sinh sống ngoài đảo, vợ chồng tôi phải học hỏi bộ đội rất nhiều cách nuôi gà, nuôi vịt, trồng rau trên đảo”.

Đại tá Sổ còn “quảng cáo” ở đảo Thuyền Chài, cây rau mồng tơi do bộ đội trồng lá to như bàn tay người lớn, rằng chỉ cần vài lá là có thể nấu một nồi canh.

Khi tới thăm đảo Thuyền Chài, ai cũng tấm tắc đồng ý danh hiệu “Giàn mồng tơi đẹp nhất trên quần đảo Trường Sa” thuộc về đảo Thuyền Chài. Chiến sĩ Lê Văn Trung - quê Phú Yên chia sẻ: “Không riêng gì mồng tơi, các loại rau khác nếu được bón bằng phân làm từ cá cũng đều tốt như vậy”.

Ra làm nhiệm vụ ngoài đảo xa, phần lớn cán bộ, chiến sĩ đều xuất thân từ những gia đình nông dân. “Ngoài thời gian huấn luyện thì trồng và chăm sóc vườn rau vừa là nhiệm vụ vừa là thư dãn.

Những khay rau muống, rau cải, giàn mồng tơi, đàn gà, đàn vịt chính là những hình ảnh gần gũi, thân thương như em đang được sống cùng gia đình trong đất liền vậy…”- Hoàng Ngọc Hùng, chiến sĩ trẻ trên đảo Thuyền Chài tâm sự…



Theo danviet.vn

Làm giàu từ chanh bông tím và xoài Đài Loan

Ông Phan Văn Say, xã Tân Thanh (Cái Bè, Tiền Giang) được nhiều người biết đến bởi sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, ông đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, giúp gia đình mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

T


iếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, ông Say phấn khởi tâm sự: để có được kết quả như ngày hôm nay là cả một quá trình lao động vất vả. Ông nhớ lại thời gian trước đây, đời sống kinh tế gia đình rất khó khăn, gia đình ông có 8 công đất trồng nhãn tiêu và quýt nhưng hiệu quả kinh tế không cao, giá cả thì bấp bênh. Ông luôn trăn trở nên trồng loại cây gì để có hiệu quả kinh tế cao. Với ý chí và quyết tâm làm giàu, ông đã đi tìm tòi và học hỏi mô hình trồng trọt ở nhiều nơi và nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây chanh lai bông tím mang lại rất cao, vốn đầu tư không nhiều, kỹ thuật chăm sóc đơn giản. Chính vì vậy, ông đã chọn cây chanh lai bông tím để khởi nghiệp.

Hiện nay với 8 công đất vườn ông đều đầu tư trồng cây chanh bông tím. Ông Say chia sẻ: Thời điểm ông mới trồng, giá chanh không cao khiến nhiều nhà vườn chán nản và chuyển từ chanh sang trồng những loại cây ăn trái khác, khiến tâm trạng ông lo lắng, rối bời. Với suy nghĩ nếu cứ đốn – trồng” thì cảnh “được mùa – mất giá” vẫn diễn ra, thế là ông kiên trì giữ lại vườn chanh vừa mới bén rễ hy vọng “có gan làm giàu”.

Đất không phụ lòng người, sau hơn một năm chăm sóc, vườn chanh của ông Say bắt đầu cho trái. Thời gian càng lâu năm chanh cho tàng càng lớn, trái càng nhiều. Từ lúc nở hoa đến thu hoạch khoảng 3 tháng rưỡi, chi phí phân, thuốc bảo vệ thực vật và công chăm sóc 1 kg chanh tươi khoảng 5.000 đồng. Chính vì vậy, chỉ cần giá trên 5.000 đồng là người trồng chanh có lãi. Những khi cao điểm, chanh rất có giá, khoảng 30.000 đồng/kg.

Ông cũng cho biết thêm, thời tiết đang oi bức nhu cầu sử dụng chanh tươi uống giải khát cao nên giá tăng so với mùa mưa. Hiện tại thương lái đến tận vườn mua với giá 20.000 đến 22.000 đồng/kg. Bình quân mỗi tháng ông thu hoạch 2 lần, mỗi lần 300 đến 500 kg, mang về cho gia đình ông nguồn thu khá cao và ổn định.

Bén duyên với cây chanh đã được 8 năm, với chừng ấy thời gian ông Say đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc để chanh mang lại hiệu quả kinh tế cũng như cho năng suất cao. Ông Say chia sẻ: “Chanh lai bông tím trồng rất dễ, ít tốn kém chi phí, cho trái quanh năm. Tuy nhiên, chanh thường bị rệp sáp tấn công hại rễ, chính vì thế, cần thường xuyên kiểm tra, tăng cường phun thuốc diệt rệp sáp là vườn chanh sẽ được an toàn và cho năng suất cao”.

Ngoài việc trồng chanh để thu hoạch trái, ông còn tiến hành bó, chiết cành để bán cho bà con trong và ngoài huyện với giá 10.000 đồng/cây. “Đây là loại chanh mới, dễ trồng, năng suất cao, trái quanh năm, nên được bà con ưa chuộng, tìm mua rất nhiều” – ông Say phấn khởi cho biết.

Kiên quyết không để đất bỏ hoang, ông tiến hành trồng thêm xoài Đài Loan vào những khoảng đất trống xen vườn chanh để tăng thêm thu nhập. Ông Say phấn khởi cho biết: “Hiệu quả trồng xen canh rất cao, thường thì phân bón cho chanh với xoài xài chung nên tiết kiệm được khoảng 1/3 lượng phân thuốc và công chăm sóc, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa giảm chi phí”.

Tuy nhiên, để có kiến thức nhiều hơn trong việc chăm sóc xoài cho trái nhiều, trúng mùa vụ, ông thường xuyên đọc thêm sách báo, lên mạng tìm thêm thông tin, cách thức trồng xoài, dự các cuộc hội thảo. Từ đó, ông áp dụng vào vườn xoài đem lại hiệu quả cao, mỗi năm ông xử lý cho cây xoài ra trái rải vụ, thu hoạch sau Tết Nguyên đán và dịp mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Ông Say chia sẻ kinh nghiệm trồng xoài Đài Loan: “Để thu hoạch xoài vào khoảng tháng 3, đầu tháng 11 bắt đầu xử lý, bằng cách xới gốc cây xoài cho đều, tưới nước cho ướt sau đó rải thuốc kích thích cây ra hoa, tiếp tục tưới nước cho thuốc rút lên thân, sang tuần thứ 2 dùng phân bón gốc có kali và sau đó chỉ tưới nước đến khi thấy cây ra hoa, dùng thêm phân bón lá Bioted phun sương nhằm giúp lá xanh tốt cây trổ bông dài… thời gian từ khi xử lý đến thu hoạch khoảng 4 - 5 tháng”.

Ông Say nói thêm: “So với các loại cây ăn trái khác, cây xoài Đài Loan rất dễ chăm sóc, không kén đất, thời gian trồng đến khi thu hoạch cũng tương đối nhanh, trồng khoảng 2 năm cây bắt đầu cho trái. Cũng như các giống xoài khác, xoài Đài Loan cũng bị sâu bệnh, cách phòng trị tốt nhất là phun thuốc ngừa khi cây ra đọt non”.

Hiện tại, ông Say đang đốn bỏ 2 công đất trồng xoài ghép hiệu quả không cao chuyển sang trồng chanh lai bông tím xen thêm xoài Đài Loan để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Hằng năm sau khi trừ các chi phí, ông thu về hơn 200 triệu đồng từ vườn chanh lai bông tím xen lẫn xoài Đài Loan.

Không chỉ làm kinh tế giỏi mà trong phong trào Hội Nông dân tại địa phương ông Say luôn là một hội viên tích cực tham gia, không chỉ chia sẻ những kinh nghiệm trong việc trồng chanh, trồng xoài, ông còn giúp đỡ các hội viên còn khó khăn vươn lên trong cuộc sống, khuyến khích bà con chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp. Bên cạnh đó, ông còn là người xung phong trong phong trào xây dựng nông thôn mới, vận động bà con hiến đất làm đường, tạo sự khang trang, đổi mới trong xóm làng.

Ông Phan Văn Hiệm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thanh, cho biết: “Anh Say là một trong những nông dân của xã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng có hiệu quả và có những hướng đi đúng đắn. Từ đó, có những định hướng thiết thực giúp nhiều hộ nông dân khác chuyển đổi, đầu tư vào những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Chúng tôi đánh giá cao sự đóng góp của anh Say trong công tác hội…”.

Ngôi nhà tường kiên cố, đầy đủ tiện nghi, các con được học hành đến nơi đến chốn là thành quả của bao năm miệt mài lao động sáng tạo của ông Phan Văn Say. Nhiều năm liền, ông được công nhận là nông dân sản xuất, kinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Ông Say xứng đáng là tấm gương sáng về phong trào nông dân sản xuất giỏi để mọi người học hỏi, noi theo.



Theo Báo điện tử Cần Thơ

tải về 243.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương