Danh mục các tin, BÀi của bản tin kh&Đs tháng 06/2014


Quảng Yên: Đẩy mạnh phát triển thuỷ sản



tải về 243.64 Kb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2016
Kích243.64 Kb.
#31982
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Quảng Yên: Đẩy mạnh phát triển thuỷ sản


Vào thời điểm này, bà con ngư dân Quảng Yên đang tích cực bám biển để khai thác vụ cá nam và khẩn trương thu hoạch tôm nuôi vụ xuân - hè để chuẩn bị thả nuôi vụ thu - đông. Phát huy lợi thế nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, 6 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng thuỷ sản toàn thị xã đạt 8.364 tấn, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, sản lượng khai thác 6.071 tấn và sản lượng nuôi trồng 2.293 tấn.




Nông dân vùng nội đồng Đông Yên Hưng chăm sóc tôm vụ xuân - hè.
Từ đầu năm đến nay, các DN và bà con nông dân TX Quảng Yên đã đưa vào nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích 7.343ha, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó: Diện tích nuôi nước lợ 6.609ha, nuôi nước ngọt 734ha. Tổng lượng giống thuỷ sản đã thả nuôi 390 triệu con, đạt 111,4% kế hoạch năm, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tôm sú là 210 triệu con, tôm thẻ chân trắng là 180 triệu con. Riêng cua giống đã thả nuôi 40 triệu con, giống cá biển là 2,5 triệu con, cá nước ngọt 16 triệu con. Hiện nay, tại vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung nội đồng Đông Yên Hưng, bà con nông dân cũng đang tập trung thu hoạch thuỷ sản nuôi vụ xuân - hè và chuẩn bị các điều kiện để thả nuôi thu - đông. Ngay từ đầu vụ nuôi, việc đầu tư, nâng cấp các đầm nuôi của các hộ dân trong vùng được quan tâm hơn, hệ thống công trình nuôi đã dần đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật. Công tác quản lý môi trường của cả vùng được quan tâm, việc điều tiết nước được tốt hơn. Chất lượng con giống đã được cải thiện, chất lượng giống tôm sú, cua biển tốt hơn. Theo ước tính, vụ xuân nuôi xuân - hè này, bà con nông dân tại đây sẽ thu hoạch hơn 80 tấn thuỷ sản các loại, trong đó chủ yếu là tôm nuôi đạt hơn 40 tấn, cua biển đạt trên 10 tấn. Theo tính toán, tổng sản lượng thuỷ sản thả nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến trên địa bàn thị xã trong vụ nuôi xuân - hè ước đạt gần 1.800 tấn, trong đó riêng tôm nuôi đạt hơn 860 tấn. Năng suất thuỷ sản bình quân đạt hơn 270kg/ha, trong đó tôm nuôi các loại là 140kg/ha.

Theo đánh giá của cán bộ thuỷ sản Phòng Kinh tế thị xã, trong những năm gần đây, nuôi tôm theo hình thức thâm canh (nuôi công nghiệp) đã đem lại hiệu quả khá cao cho các DN nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. Vụ xuân - hè năm nay, toàn thị xã có hơn 170ha nuôi tôm theo hình thức thâm canh, chiếm hơn 2% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ trên địa bàn, nhưng sản lượng lại chiếm trên 60% tổng sản lượng tôm nuôi.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Hồng Hưng, Phó Phòng Kinh tế thị xã cho biết: Để thúc đẩy kinh tế thuỷ sản phát triển mạnh cả nuôi trồng và khai thác, ngay từ đầu năm, thị xã đã triển khai công tác hỗ trợ cho 20 hộ là chủ đầm nuôi trồng thuỷ sản thuộc các xã, phường Hà An, Nam Hoà, Yên Hải, Liên Vị bị thiệt hại do bão số 2 và bão số 14 với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng để các hộ có điều kiện phát triển sản xuất. Chúng tôi cũng phối hợp kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản về chấp hành Luật An toàn thực phẩm, về chất lượng vật tư, thức ăn, thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học dùng cho nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt, chất lượng con giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả nghề nuôi nên ngay từ đầu vụ, Phòng Kinh tế thị xã đã phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh triển khai kiểm dịch giống đối với cơ sở sản xuất giống tôm của Công ty TNHH Thuỷ sản Minh Hàn và kiểm tra các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn. Theo đó, toàn bộ tôm giống do các cơ sở sản xuất trên địa bàn đưa vào thả nuôi trong vụ này đều được thực hiện kiểm dịch nghiêm túc, đảm bảo giống sạch bệnh và có chất lượng tốt, giống được mua ở các cơ sở có uy tín và thương hiệu. Chúng tôi cũng đã thực hiện thu mẫu tôm nuôi cảnh báo bệnh dịch, xử lý nước và tôm nuôi bị bệnh viruts đốm trắng của hộ gia đình ông Phạm Văn Trung, thuộc vùng chuyển đổi 156ha, phường Hà An để khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh cho người nuôi.

Được biết, để từng bước nghề nuôi thuỷ sản trên địa bàn thị xã phát triển bền vững, Quảng Yên đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ kiểm dịch, tái kiểm dịch giống tôm sú; quan trắc cảnh báo môi trường và bệnh dịch trong nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. Phối hợp với Trung tâm KHKT và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 thực hiện quan trắc cảnh báo môi trường, bệnh dịch ở các vùng nuôi trọng điểm và các cửa cống chính, cửa sông chính phục vụ các vùng nuôi; để phục vụ dự tính, dự báo về môi trường, bệnh dịch trong nuôi trồng thuỷ sản. Đối với lĩnh vực khai thác, cùng với việc đẩy mạnh rà soát, thống kê số lượng tàu cá, cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá trên địa bàn thị xã để tổ chức khai thác hiệu quả, TX Quảng Yên còn tăng cường công tác tuyên truyền ngư dân tích cực bám biển sản xuất, bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam, thực hiện nghiêm Hiệp định nghề cá phân vùng Vịnh Bắc Bộ và tuyên truyền hướng dẫn người dân về những cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản, nhất là chính sách đối với các tàu khai thác trên các vùng biển xa.



Nguồn Baoquangninh.com

Nuôi tôm thẻ chân trắng: Hướng đi mới ở phường Yên Thanh


Nói tới tôm thẻ chân trắng, nhiều người nghĩ ngay tới một số địa phương có thế mạnh như: Móng Cái, Tiên Yên, Quảng Yên. Nhưng ít ai biết được rằng, ở một nơi không giáp biển, nuôi tôm thẻ chân trắng đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành mô hình điểm để xây dựng thương hiệu tôm này lại là phường Yên Thanh, TP Uông Bí.




Ao nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ ông Nguyễn Văn Ký ở khu Núi Gạc, phường Yên Thanh, TP Uông Bí.
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga, Chủ tịch Hội Nông dân phường Yên Thanh cho biết: Hiện nay trên địa bàn phường Yên Thanh có tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 270ha. Trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 70ha, với tổng sản lượng ước đạt trên 600 tấn/năm. Hiện trên địa bàn phường có khoảng 40 hộ dân đang nuôi tôm thẻ chân trắng (chiếm 1/2 tổng số hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn xã).

Khảo sát một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, chúng tôi đến nhà anh Nguyễn Văn Tới ở thôn Núi Gạc, một trong hai trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp của phường Yên Thanh. Anh Tới cho biết: Trước đây khu vực này toàn là đầm lầy đã bị bỏ hoang do nước mặn xâm lấn. Năm 2008, tôi xin phường cho đấu thầu và mua thêm phần ruộng bỏ hoang của một số hộ dân để thực hiện nuôi trồng thuỷ sản. Với tổng diện tích 5ha, tôi đã bắt tay vào cải tạo ngăn đầm, chia nhỏ thành từng ao để nuôi cá, sau 2 vụ không có hiệu quả. Qua tìm hiểu, thấy nhiều nơi người ta nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả kinh tế cao nên tôi đã đến một số mô hình ở Quảng Yên, Móng Cái, học tập kỹ thuật nuôi. Sau đó, tôi đã đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn trang trại nuôi tôm công nghiệp. Tôi đã đầu tư 2 ao nuôi mới có tổng diện tích 8.000m2, được xây bằng bê tông cuốn, hệ thống cung cấp nước hiện đại, bể tích trữ nước, lắp đặt hệ thống điện, tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng. Khi bước vào nuôi, để hạn chế rủi ro, tôi đã thuê một người có kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều năm để theo dõi, nắm bắt tình hình. Từ diện tích này, mỗi năm tôi có thể nuôi được 2 vụ, tuỳ thuộc vào thời tiết, thời gian nuôi khoảng trên dưới 90 ngày thì được thu hoạch. Trung bình trên 1ha diện tích ao nuôi, có thể thu hoạch 4-5 tấn/vụ. Giá 1kg tôm thẻ chân trắng trên thị trường hiện nay khoảng 140.000 đồng/kg.  Tôi thấy nuôi tôm thẻ chân trắng có giá trị kinh tế cao so với nuôi nhiều loài thuỷ sản khác nên tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng thêm 5-6 ao nuôi nữa.

Theo những hộ nuôi tôm thì việc nuôi được tôm thẻ chân trắng phụ thuộc cơ bản vào nguồn nước như nguồn nước phải ổn định. Tuy nhiên do điều kiện thuỷ văn nên nồng độ mặn lợ ở đây không đồng đều như ở các vùng nuôi khác nên người nuôi cần phải có kinh nghiệm và kỹ thuật xử lý. Nếu độ mặn không đảm bảo thì sẽ sử lý bằng nhiều cách, có thể cho muối hoà vào nước đánh để tăng độ mặn, hoặc sử dụng vôi để tăng độ pH cho nước. Do vậy, có thể môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng ở phường Yên Thanh không thuận lợi  bằng những vùng có độ mặn cao khác nhưng ở môi trường có độ mặn cao sẽ phát sinh nhiều dịch bệnh hơn nước ngọt. Điều này cũng tạo ra sự khác biệt cho con tôm, nếu quan sát kỹ thấy tôm thẻ chân trắng nuôi ở đây có mầu trắng hồng, còn nhiều vùng khác con tôm thường có mầu đậm hơn.

Cũng là một trong những hộ nuôi có hiệu quả kinh tế cao, ông Nguyễn Văn Ký, thôn Núi Gạc, hộ nuôi tôm thẻ chân trắng cho hay: Nhà tôi có 2ha ao đầm, trước đây chủ yếu là nuôi cá nước ngọt, hiệu quả kinh tế không cao. Sau đó tôi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng thấy hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với nuôi các loài thuỷ sản khác. Nuôi tôm một năm có thể nuôi tới 2 vụ, có nơi nuôi 3 vụ. Vụ vừa qua nhà tôi đã thả 50 vạn con trên diện tích 1ha ao nuôi. Hiện nay, tôm đang trong thời gian thu hoạch với sản lượng ước khoảng 3 tấn/ha, trừ chi phí cũng được vài chục triệu đồng. Vì vậy, nuôi tôm thẻ chân trắng đang được nhiều hộ dân đầu tư phát triển.

Được biết, cơ quan chức năng của TP Uông Bí đã tiến hành khảo sát đánh giá việc nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn. Hội Nông dân thành phố cũng phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT cho một số hộ vay nguồn vốn ưu đãi để phát triển mô hình. Trong thời gian tới, Hội sẽ phối hợp với các ngành chức năng mở lớp tập huấn kỹ thuật triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho người dân.

Nguồn Baoquangninh.com



tải về 243.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương