Danh mục các tin, BÀi của bản tin kh&Đs tháng 06/2014


Tăng hiệu quả nguồn vốn vay khu vực nông nghiệp, nông thôn



tải về 243.64 Kb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2016
Kích243.64 Kb.
#31982
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Tăng hiệu quả nguồn vốn vay khu vực nông nghiệp, nông thôn


Mặc dù Quảng Ninh không phải là tỉnh trọng điểm phát triển về nông nghiệp, tuy nhiên, có thể thấy thời gian qua, cùng với những chính sách ưu tiên của Nhà nước, tỉnh cũng đã dành những quan tâm rất lớn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, hỗ trợ về vốn cho khu vực nông thôn đang khá rộng mở cho người dân. Tuy nhiên, cung ứng vốn thôi thì chưa đủ để người nông dân phát triển sản xuất bền vững.

Nhiều “kênh” tiếp cận




Người dân thôn Đông Nam, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên thu hoạch tôm. Ảnh: Minh Tuấn (CTV)
Đồng chí Nguyễn Văn Đoan, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh Quảng Ninh cho biết: So với trước đây thì bây giờ người dân khu vực nông nghiệp nông thôn đã có nhiều sự lựa chọn để tiếp cận nguồn vốn. Các ngân hàng khá ưu ái cho nông dân vay vốn với lãi suất “nhẹ nhàng” hơn các món vay khu vực khác. Hơn nữa, tuỳ từng đối tượng mà người dân có thể tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng phù hợp. Chẳng hạn, hộ nghèo, cận nghèo, hộ khu vực khó khăn thì có thể tiếp cận vốn từ Ngân hàng CSXH; các chủ hộ trang trại, gia trại, hay hộ gia đình muốn phát triển mô hình nông nghiệp quy mô thì vay vốn Ngân hàng NN&PTNT. Ngay cả một số ngân hàng TMCP trước đây ít quan tâm đến khu vực nông nghiệp, nông thôn nay cũng “bắt tay” với tỉnh thực hiện chính sách vay vốn cho khu vực này.

Một trong những chính sách mà nông dân đang áp dụng phổ biến hiện nay là Nghị định 41/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ cho vay vốn khu vực nông nghiệp, nông thôn. Chính sách này sau hơn 3 năm triển khai trên địa bàn tỉnh đã mở rộng nguồn vốn vay đến hàng ngàn hộ gia đình. Theo thống kê của NHNN Chi nhánh Quảng Ninh, trong hơn 3 năm thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, các ngân hàng trên địa bàn đã giải quyết cho trên 183 lượt khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vay vốn với tổng doanh số cho vay trên 19.000 tỷ đồng. Trong đó, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại chiếm 94,4%. Tính đến thời điểm này, tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt trên 6.493 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm trên 50% tổng dư nợ (trên 3.300 tỷ đồng), còn lại là vay trung và dài hạn.

Cùng với Nghị định 41/NĐ-CP, hiện nay người dân còn có thể vay vốn theo Quyết định 2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2012-2015. Chính sách này sau một thời gian dài “ngủ quên” do một số khó khăn vướng mắc trong xác định đối tượng thụ hưởng nay đã được điều chỉnh nhiều nội dung để phù hợp với thực tiễn. Theo đó, từ cuối năm 2013, các lĩnh vực được vay vốn theo quyết định này đã được mở rộng thêm; về thủ tục để xác nhận vay vốn cũng thuận lợi hơn. Quyết định 2009 của tỉnh cũng được các ngân hàng trên địa bàn ủng hộ, đến nay đã có 10  ngân hàng cam kết phối hợp nội dung theo Quyết định 2009 để hỗ trợ người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hiện các ngành địa phương cũng đang rà soát nhu cầu vốn vay của người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn để đề xuất với tỉnh phương án hỗ trợ nguồn vốn theo quyết định này.

Để đồng vốn phát huy hiệu quả

Theo số liệu thống kê của NHNN Chi nhánh Quảng Ninh, tổng nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng tính đến hết tháng 4 đạt 82.900 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước; tổng doanh số cho vay tháng 4 đạt 12.600 tỷ đồng, tăng 25,1% cùng kỳ. Tổng dư nợ vốn tín dụng đến ngày 30-4 đạt 66.300 tỷ đồng, tăng 10,8% cùng kỳ. Theo lãnh đạo các ngân hàng đã và đang thực hiện việc cho vay vốn khu vực nông nghiệp, nông thôn thì việc cung ứng vốn cho người nông dân không khó vì hiện nay đại đa số ngân hàng đang thừa vốn, cần phải giải ngân. Tuy nhiên, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn lại có tính rủi ro tương đối cao (mất mùa, thiên tai, dịch bệnh…) nên ngân hàng phải xem xét rất kỹ tính khả thi các dự án cho vay. Các ngân hàng  đặc biệt quan tâm đến hiệu quả mô hình người dân triển khai, đây là yếu tố quan trọng quyết định giá trị vốn vay nhiều hay ít.

Qua tìm hiểu được biết, trong những năm trở lại đây, tại các khu vực nông nghiệp, nông thôn đã thí điểm rất nhiều mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, không phải mô hình nào cũng thành công. Một số mô hình trong giai đoạn đầu do được hỗ trợ vốn nên người dân ồ ạt thực hiện mà chưa tính đến hiệu quả lâu dài. Chính vì vậy, ngay sau khi mô hình hết hỗ trợ, người dân cũng phá bỏ mô hình.

Được biết, thời gian này, các ngành, địa phương của tỉnh đang triển khai thực hiện các quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh. Theo đó, toàn tỉnh đã xác định được 19 vùng sản xuất sản phẩm chủ lực tập trung cho tất cả các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển các mô hình phù hợp. Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh cho biết thêm: Trong thời gian tới, các cấp hội tiếp tục định hướng phát triển các mô hình phát triển sản xuất cho người dân từng khu vực. Việc phát triển mô hình sản xuất sẽ phải dựa vào tiềm năng, thế mạnh của địa phương; nhu cầu cung ứng sản phẩm ra thị trường… Bên cạnh đó, Hội sẽ phối hợp với cơ quan chuyên môn tăng cường phổ biến kiến thức về KHKT để người dân áp dụng.

Nếu làm tốt được điều này, chắc chắn dòng vốn ngân hàng sẽ “chảy” về khu vực nông nghiệp, nông thôn hiệu quả hơn.

Theo Baoquangninh.com
Giải pháp nào cho nuôi biển Việt Nam
Với diện tích đường bờ biển lớn, Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng nuôi biển, tuy nhiên đến nay, việc phát triển nghề này gặp rất nhiều khó khăn.

Tiềm năng lớn…

N


hiều tỉnh ven biển nước ta có điều kiện thuận lợi về địa hình (diện tích, độ sâu, dòng chảy, kín sóng gió nhờ nhiều đảo và bán đảo che chắn…) để phát triển nuôi cá biển bằng lồng nhỏ, đơn giản, đầu tư thấp, đặt rải rác trong vũng vịnh, cửa sông có độ sâu >5 m khi thủy triều thấp nhất.

Các vùng bãi bồi ở cửa sông thuộc ĐBSH và ĐBSCL có độ mặn và nguồn thức ăn phù hợp nuôi nhuyễn thể bãi triều. Hơn nữa, chúng ta đã thành công trong việc sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm hầu hết các đối tượng cá biển (như cá song, giò, hồng mỹ, vược…); các đối tượng nhuyễn thể (như tu hài, hàu, ốc hương, nghêu…). Bên cạnh việc sử dụng lồng gỗ truyền thống, công nghệ nuôi sử dụng lồng tròn với vật liệu HPPE có khả năng chịu sóng gió cũng đã phát triển. Ngoài ra, nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm thuận lợi cùng với việc ban hành các cơ chế chính sách, định hướng phát triển ngành nuôi biển thông qua các chiến lược và quy hoạch đã đảm bảo hành lang pháp lý cho phát triển nuôi biển.

Về thị trường tiêu thụ, theo số liệu của FAO lượng sản phẩm thủy sản tiêu thụ bình quân đầu người khá cao; trong đó, lượng đạm thủy sản nạp vào cơ thể ở quy mô thế giới chỉ bằng 15,8% lượng đạm động vật, con số này ở Việt Nam 30,1% - gần gấp đôi mức thế giới. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản đa dạng; đặc biệt, Việt Nam gần nhiều thị trường tiêu thụ thủy sản lớn (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…).

 … nhưng thách thức nhiều

Việt Nam nhiều tiềm năng phát triển nuôi biển, nhưng đến nay sự phát triển của nuôi biển ở Việt Nam mới ở giai đoạn khởi đầu và tự phát là chính. Theo số liệu thống kê, tỷ trọng sản lượng nuôi cá biển chỉ chiếm 1,19%, nhuyễn thể 19,48%, rong biển 2,78%, các đối tượng hải sản khác 6,35%. Cùng đó, tỷ trọng sản lượng nuôi biển thấp hơn nhiều so với nuôi tôm mặn lợ. Điều này cho thấy, sự phát triển nuôi cá biển chủ yếu đang ở giai đoạn định hình, xét trên các góc độ quy hoạch phát triển, công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm, sản xuất thức ăn, kỹ nghệ, dịch vụ hỗ trợ (lồng lưới, thuyền bè, sơ chế bảo quản sau thu hoạch) và định hướng thị trường

Trong tương lai, nghề nuôi biển nước ta còn đối diện với nhiều thách thức và rủi ro về con giống, thức ăn, thị trường tiêu thụ, suy giảm môi trường, biến đối khí hậu và sự xung đột lợi ích với ngành khác. Việc sản xuất con giống ở quy mô nhỏ lẻ trong khi còn phụ thuộc nguồn nhập khẩu tiểu ngạch sẽ dẫn tới sự thiếu hụt con giống cả về số và chất lượng, cũng như không đáp ứng được yêu cầu mùa vụ. Thức ăn cho đối tượng nuôi biển không thể phụ thuộc mãi vào nguồn cá tạp, trong khi thức ăn công nghiệp chưa được phát triển đúng mức. Theo Tổng cục Thủy sản, có tới 80% thức ăn thủy sản từ nhập khẩu hoặc do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi biển cũng đang là thách thức cho phát triển bền vững nghề nuôi biển. Hiện, sản phẩm nuôi trồng thường ở dạng tươi sống và chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch, một ít bán cho khách du lịch qua các nhà hàng, đầu mối và chợ địa phương. Các nhà máy chế biến trong nước hầu như không tham gia mắt xích tiêu thụ sản phẩm nuôi biển. Ngoài ra, mâu thuẫn trong sử dụng mặt nước giữa nuôi thủy sản và các ngành kinh tế khác (như du lịch, vận tải biển, phát triển khu công nghiệp) sẽ càng gay gắt. Thực tiễn cho thấy, việc quy hoạch phát triển du lịch ở các vùng ven biển (như Cửa Lò, vịnh Hạ Long) hoặc phát triển khu công nghiệp (như Nghi Sơn hoặc Vân Phong) đã buộc các lồng bè phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc phải di dời tìm địa điểm mới. Hơn nữa, bùng phát dịch bệnh và môi trường bị biến đổi theo chiều hướng xấu do phát triển nuôi biển tự phát, thiếu hoặc không thực hiện quy hoạch. Nhiều vùng nuôi hiện nay có dấu hiệu ô nhiễm nặng (như khu vực Bến Bèo, huyện Cát Bà, Hải Phòng), do độ sâu và tốc độ dòng chảy thấp, mật độ các lồng nuôi quá cao, chất thải sinh hoạt, chất thải từ chính các hoạt động nuôi quá lớn.

Đặc biệt, những tác động mạnh của biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển sẽ có những tác động đến nghề này trong tương lai. Nước biển dâng và nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng không chỉ tới công trình nuôi biển như lồng bè, bãi triều nuôi nghêu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe động vật nuôi, môi trường nuôi, dẫn tới bùng phát dịch bệnh. Hơn nữa, sự thay đổi tần suất, cường độ bão và áp suất nhiệt đới do biến đổi khí hậu có thể sẽ phá vỡ hệ thống đê bao, lồng bè nuôi biển và làm thay đổi môi trường sinh thái vùng nuôi, trong khi lượng mưa tăng có thể gây lũ lụt phá hủy công trình nuôi hoặc giảm độ mặn ở vùng nuôi ven biển và cửa sông.

 “Báo cáo phát triển kinh tế biển Việt Nam” của CIEM - Trung tâm Thông tin - Tư liệu thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho thấy, nghề nuôi biển nước ta hiện nay mới tập trung vào một số công ty, xí nghiệp liên doanh và các hộ có vốn lớn, sản xuất mang tính tự phát ở một số vùng ven biển; Còn đại bộ phận người dân ven biển chưa có sự hiểu biết và điều kiện tham gia nuôi trồng hải sản trên biển. Việc sử dụng diện tích mặt nước biển để nuôi hải sản chưa đáng kể; việc giao, cho thuê mặt nước biển còn nhiều bất cập; sản lượng nuôi chưa nhiều; giống loài thủy sản tham gia sản xuất còn ít; giá trị kim ngạch xuất khẩu so với tiềm năng còn thấp. Chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển công nghệ và xây dựng cơ sở hạ tầng hầu như chưa có gì đáng kể để phục vụ yêu cầu sản xuất, đã làm hạn chế phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo…

>> Việt Nam nhiều tiềm năng phát triển nuôi biển, nhưng đến nay sự phát triển của nuôi biển ở Việt Nam mới ở giai đoạn khởi đầu và tự phát là chính. Theo số liệu thống kê, tỷ trọng sản lượng nuôi cá biển chỉ chiếm 1,19%, nhuyễn thể 19,48%, rong biển 2,78%, các đối tượng hải sản khác 6,35%.

 Nguồn: thuysanvietnam.com.vn



tải về 243.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương