Câu 1: Khái quát sự khủng hoảng về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ xx?


Câu 10: Phân tích định hướng của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn?



tải về 195.25 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích195.25 Kb.
#13018
1   2   3

Câu 10: Phân tích định hướng của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn?

* Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao. Gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đầy nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh.

- Tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.

* Về qui hoạch phát triển nông thôn

- Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Xậy dựng các làng, bản, ấp có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh.

- Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ như giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch...

- Phát huy dân chủ đi đôi với xây dựng nếp sống văn hoá, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục...

* Về giải quyết việc làm, lao động ở nông thôn

- Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở vùng có sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới.

- Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xoá đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Câu 11: Phân tích những bước đổi mới tư duy của Đảng về cơ chế quản lý kinh tế trước đổi mới?

a. Đặc điểm và khuyết tật của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp

* Đặc điểm của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp:

- Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới.

- Các cơ quản hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình

- Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu.

- Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực.

 - Nhà nước bao cấp bằng những hình thức:



+ Bao cấp qua giá: Nhà nước quyế định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá thị trường.

+ Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động.

+ Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đố làm nảy sinh cơ chế “xin – cho”.

* Khuyết tật của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp

- Cơ chế này trong những thời kỳ nhất định đã tập trung được tối đa các nguồn lực kinh tế, phát huy được sức mạnh tổng hợp cả nước, phù hợp với điều kiện có chiến tranh. Bên cạnh đó, còn có những hạn chế:

+ Thủ tiêu cạnh tranh.

+ Kìm hãm tiến bộ khoa học công nghệ.

+ Triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động.

+ Không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh.



b. Những đột phá đầu tiên trong đổi mới tư duy về cơ chế quản lý kinh tế của Đảng (1979-1986)

  • Bước 1: Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (8-1979)

- Hội nghị phủ định một số yếu tố của thể chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.

- Thừa nhận sự cần thiết phải kết hợp kế hoạch với thị trường (tuy nhiên thị trường vẫn được coi ở vị trí thứ yếu, bổ sung cho kế hoạch.

- Nhận thấy sự cần thiết phải kết hợp nhiều loại lợi ích, huy động vai trò của tiểu thương, cá thể, tiểu chủ… làm cho sản xuất bung ra.

Như vậy, Hội nghị đã đột phá vào khâu quan trọng nhất của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp: Chế độ công hữu và kế hoạch hóa trực tiếp.


  • Bước 2: Chỉ thị 100, Quyết định 25 CP, 26CP của Chính phủ (1981)

- Nội dung các chỉ thị, quyết định trên là nhằm giải phóng sức sản xuất. Những điều chỉnh này đã tạo ra hình thái song song tồn tại giữa kinh tế công hữu kế hoạch hóa với phi công hữu và thị trường tự do. Đây là nét đặc thù từ sau Hội nghị Trung ương 6. “Cộng sinh” và “xung đột” giữa hai loại cơ chế kinh tế, hai loại thị trường là đặc trưng cơ bản của thời kỳ manh nha cho sự ra đời của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

  • Bước 3: Đại hội V của Đảng (1982)

- Nhấn mạnh: Xác lập chế độ quản lý và kế hoạch hóa đúng đắn, đổi mới chế độ quản lý và kế hoạch hiện hành. Xóa bỏ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp.

- Về kế hoạch hóa nền kinh tế, kế hoạch phải thấu suốt nguyên tắc hạch toán kinh doanh XHCN.

- Để chấn chỉnh và phát huy tốt vai trò của phân phối lưu thông, Đại hội chủ trương kết hợp chặt chẽ cả ba biện pháp quản lý: Kinh tế, hành chính, giáo dục, trong đó biện pháp kinh tế là gốc. Như vậy, Đảng đã nhận thức được vai trò của các biện pháp kinh tế, của các động lực kinh tế, thay vì đề cao, tuyệt đối hóa các biện pháp hành chính mệnh lệnh như trước đây.


  • Bước 4: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (6-1985)

- Chủ trương xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện cơ chế một giá, chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN, thừa nhận quy luật của sản xuất hàng hóa.

- Đề cập ba nội dung quan trọng của cái cách: Giá cả, tiền lương, tiền tệ (giá – lương – tiền).

+ Giá cả: Thực hiện cơ chế một giá thống nhất và đánh giá đúng, đủ chi phí cho giá thành sản phẩm.

+ Tiền lương: Xóa bỏ chế độ tiền lương hiện vật, thực hiện tiền lương tiền tệ gắn với xóa bỏ bao cấp. Chế độ tiền lương phải đảm bảo cho người lao động tái tạo sức lao động và gắn với chất lượng và hiệu quả lao động.

+ Tiền tệ: Đổi mới lưu thông tiền tệ; thu hút tiền nhàn rỗi; đẩy nhanh nhịp độ quay vòng đồng tiên; chuyển ngân hàng sang hạch toán kinh doanh XHCN.

Đề cập đến sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI khẳng định: “Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế...” Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cấp thiết và cấp bách.



Câu 12: Làm rõ tính định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam?( quan trọng)

Đại hội IX của Đảng( t4/2001) xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội”.

Trong nền kinh tế đó, các thế mạnh của “thị trường” được sử dụng để “phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”, còn tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” được thể hiện trên 3 mặt của quan hệ sản xuất: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối.

Kế thừa tư duy của đại hội IX, đại hội X đã làm sáng tỏ them nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta:



- Mục đích phát triển: thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân

chủ , công bằng, văn minh”, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.



- Về phương hướng phát triển:Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức

sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền… trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.



- Về định hướng xã hội và phân phối: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, khuyến khích và đãi ngộ xứng đáng tài năng, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội.

- Về quản lý: Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 13: Chủ trương xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới?

Đại hội X, Đảng ta xác định: “Đảng cộng sản việt nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.”

Trong quá trình đổi mới Đảng ta luôn coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị.

Quan điểm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải được tiến hành đồng bộ với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đổn Đảng, với các thành tố của hệ thống chính trị, với đổi mới kinh tế.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, kiên định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, cần chủ động, tích cực, quyết tâm, thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm.



Nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

- Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, các chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển và kiểm tra việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

- Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra bằng hành động gương mẫu của đảng viên.

- Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể.

- Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.
Câu 14: Quan điểm và chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa trong thời kỳ đổi mới?

* Một là, Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội

Văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Đó là 1 hệ giá trị truyền thống và lối sống bền vững, nhờ đó dân tộc ta khẳng định bản sắc riêng của mình.

- Văn hóa là động lực thúc đẩy

Công cuộc đổi mới ở nước ta đạt được nhiều thành tựu càng khẳng định vai trò động lực của Văn hóa.Trong thời đại cách mạng khoa học – công nghệ, yếu tố quyết định nhất cho sự phát triển đó là văn hóa, trí tuệ, thông tin, tài nguyên con người- nguồn vốn trí tuệ của dân tộc.

- Văn hóa là mục tiêu

Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt nam “dân giàu , nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” chính la mục tiêu văn hóa.

Khi xác định mục tiêu, giải pháp phát triển văn hóa phải căn cứ và hướng tới mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, làm cho sự phát triển văn hóa trở thành động lực thúc đẩy phát triển KT- XH.

Khi xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phải đồng thời xác định mục tiêu văn hóa, hướng tới xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

*Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Tiên tiến là yêu nước, tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mac – leenin, tư tưởng HCM, nhằm mục tiêu tất cả vì con người.Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung.

- Bản sắc dân tộc bao gồm giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc VN được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: cách tư duy, cách sống, cách dựng nước, giữ nước, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa học... nhưng được thể hiện sâu sắc nhất là trong hệ giá trị của dân tộc, nó là cốt lõi của 1 nền văn hóa.

Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta chủ trương vừa bảo vệ bản sắc dân tộc, vừa mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

*Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Nét đặc trưng nổi bật của văn hóa VN là sự thống nhất mà đa dạng, là sự hòa quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ VN. Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc riêng của mình, cả cộng đồng dân tộc VN có nền văn hóa chung nhất, không có sự đồng hóa, kỳ thị bản sắc văn hóa của các dân tộc.



*Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Mọi người dân VN đều tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà. Công nhân, nông dân, tri thức là nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Đội ngũ tri thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp này.

*Năm là,văn hóa là một mặt trận; Xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

Trong công cuộc bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị mới, thì Xây phải đi đôi với Chống, lấy Xây là chính. Bên cạnh việc giữ gìn và phát triển những di sản văn hóa quý báu của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, sáng tạo, vun đắp giá trị mới, phải tiến hành kiên trì cuộc đấu tranh bài trừ các hủ tục, thói hư tật xấu, nâng cao tính chiến đấu, chống mọi mứu toan lợi dụng văn hóa để thực hiện Diễn biến hòa bình.



Câu 15: Trình bày tư tưởng chỉ đạo của Đảng về công tác đối ngoại thời kỳ đổi mới?

- Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam.

- Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

- Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác; đấu tranh để hợp tác; tránh trực diện đối đầu, tránh bị đẩy vào thế cô lập.

- Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Coi trọng quan hệ hòa bình, hợp tác với khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu.

- Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Xác định hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân.

- Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập WTO, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.

- Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.






P hi công trẻ lái máy bay bà già – k54QlC- 15/05/2012

Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 195.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương