Câu 1: Khái quát sự khủng hoảng về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ xx?



tải về 195.25 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích195.25 Kb.
#13018
1   2   3

Bên cạnh đó, Ban Chấp hành Trung ương còn đặc biệt chú trọng tới công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đồng thời chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận, nông vận, binh vận, quân sự và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng.

* Dự báo của bác tại Hội nghị trung ương 8 (5/1941):

+ Đức chắc chắn sẽ tấn công Liên Xô, nhưng Liên Xô nhất định thắng lợi, mang lại cơ hội giải phóng dân tộc cho các nước trên thế giới.

+ Cách mạng Việt Nam sẽ thắng lợi vào Tháng 8 năm 1945



c. Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

Với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo BCH Trung ương Đảng đã giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương đúng đắn để thực hiện mục tiêu ấy.

- Về lý luận: Đường lối là ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân. Chủ trương đúng đắn của Hội nghị thực sự là kim chỉ nam đối với hoạt động của Đảng cho tới thắng lợi cuối cùng năm 1945.

- Về thực tiễn: Ngày 25/10/1941, mặt trận Việt Minh tuyên bố ra đời. Lực lượng chính trị quần chúng ngày càng đông đảo và được rèn luyện trong đấu tranh chống Pháp - Nhật theo khẩu hiệu của mặt trận Việt Minh. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, lập các chiến khu và căn cứ địa cách mạng tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị,.

Câu6: Phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp trong những năm đầu của cuộc kháng chiến (1946-1947)?

a. Hoàn cảnh lịch sử

- Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tỏ rõ thiện chí, nhằm đẩy lùi chiến tranh, nhưng với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp vẫn tăng cường khiêu khích và lấn chiếm.

+ Ngày 20-11-1946, quân Pháp tấn công chiếm đóng Hải Phòng, Lạng Sơn và đổ bộ lên Đà Nẵng.

+ Ngày 17 và 18-12-1946 tại Hà Nội, quân Pháp tàn sát thảm khốc đồng bào ta ở các phố Yên Ninh, Hàng Bún. Chúng ngang ngược đòi tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, đòi kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô như trong tối hậu thư gửi cho Chính phủ ta trong những ngày 18, 19.

- Trong thời điểm lịch sử đó, vào lúc 20 giờ ngày 19-12-1946, Mệnh lệnh kháng chiến đã được phát đi, tất cả các chiến trường trong cả nước đồng loạt nổ súng.



  • Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

  • Nhân dân cả nước đã đứng lên theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch

b)  Quá trình hình thành và nội dung đường lối 

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp trong giai đoạn đầu được thể hiện tập trung trong ba văn kiện:

+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng (12/12/1946)

+ Lời Kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch hồ Chí Minh (19/12/1946).

+ Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh (3/1947).

* Nội dung đường lối:

- Mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng tháng Tám, “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.

- Tính chất kháng chiến: Đó là cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.

- Chính sách kháng chiến: “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp. Đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình. Đoàn kết chặt chẽ toàn dân. Thực hiện toàn dân kháng chiến… Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”.

- Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: “Đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, chính, dân nhất trí… Động viên nhân lực, vật lực, tài lực, thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến. Giành quyền độc lập, bảo toàn lãnh thổ, thống nhất Trung, Nam, Bắc. Củng cố chế độ cộng hòa dân chủ… Tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc…”.

- Tính chất của cuộc kháng chiến: Dân tộc giải phóng và dân chủ mới.

- Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.


  • Kháng chiến toàn dân: Là chiến lược quan trọng, cơ bản, cốt lõi nhất, xuyên suốt toàn bộ cuộc kháng chiến, nhằm tạo ra sức mạnh to lớn đối trọng với bọn xâm lược Pháp. Dùng sức mạnh toàn dân để tiến hành kháng chiến ở khắp mọi nơi, mọi lúc. Chủ trương được đề ra dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin “cách mạng là sự nghiệp của toàn dân” và so sánh lực lượng giữa ta-địch.

  • Kháng chiến toàn diện là phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân để đánh giặc trên mọi phương diện:

+ Về chính trị, đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, dân nhất trí, động viên nhân lực, vật lực, tài lực của cả nước; đoàn kết với hai dân tộc Lào, Campuchia anh em, với nhân dân Pháp, với các nước châu Á và các dân tộc bị áp bức, các dân tộc yêu chuộng hoà bình, dân chủ trên thế giới, cô lập kẻ thù, tranh thủ thêm nhiều bầu bạn, củng cố chế độ cộng hoà dân chủ, lập ra Uỷ ban kháng chiến các cấp.

+ Về quân sự, cuộc kháng chiến sẽ trải qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, phản cộng; triệt để dùng “du kích vận động chiến”, tiến công địch khắp nơi, vừa đánh địch vừa xây dựng lực lượng; tản cư nhân dân ra xa vùng chiến sự.

+ Về kinh tế, toàn dân tăng gia sản xuất, tự túc, tự cấp, xây dựng kinh tế theo hướng “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”; ra sức phá kinh tế địch, không cho chúng lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

+ Về văn hoá, đánh đổ văn hoá nô dịch, ngu dân xâm lược của thực dân Pháp, xây dựng nền văn hoá mới, xoá nạn mù chữ; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; động viên các nhà văn hoá tham gia kháng chiến.



  • Đánh lâu dài: Ta thực hiện chủ trương này để làm cho những chỗ yếu cơ bản của địch ngày càng bộc lộ, chỗ mạnh của địch ngày một hạn chế; chỗ yếu của ta từng bước được khắc phục, chỗ mạnh của ta ngày một phát huy. Chủ trương này được đề ra dựa trên âm mưu của địch: đánh nhanh, thắng nhanh và so sánh lực lượng giữa ta - địch.

  • Tự lực cánh sinh: Dựa vào sức lực của toàn dân, vào đường lối của Đảng, vào các điều kiện nhân hoà, địa lợi, thiên thời của đất nước ta, đồng thời ra sức tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để chiến thắng kẻ thù.

 c. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm

- Kết quả 

+ Chính trị: Đảng ra hoạt động công khai đã có điều kiện kiện toàn tổ chức, tăng cường sự lãnh đạo của đối với cuộc kháng chiến. Bộ máy chính quyền 5 cấp được củng cố. Khối đại đoàn kết toàn dân phát triển lên một bước mới. Chính sách ruộng đất được triển khai, từng bước thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng.

+ Quân sự: Đến cuối năm 1952, lực lượng chủ lực đã có 6 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công binh – pháo binh. Thắng lợi của các chiến dịch Trung Du, Đường 18, Hà-Nam-Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào.v.v… đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và dân cư, mở rộng vùng giải phóng của Việt Nam và cho cách mạng Lào.v.v… Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 báo hiệu sự thắng lợi của nhân dân các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân.

+ Ngoại giao: Với phương châm kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao, khi biết tin Pháp có ý định đàm phán, thương lượng với ta ngày 27-12-1953, Ban Bí thư ra Thông tư nêu rõ: “Lập trường của nhân dân Việt Nam là kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Xong nhân dân và Chính phủ ta cũng tán thành thương lượng nhằm mục đích giải quyết hoàn bình vấn đề Việt Nam”. Ngày 8/5/1954, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương chính thức khai mạc ở Genéve (Thụy Sỹ). Ngày 21/7/1954, các văn bản của Hiệp nghị Genéve về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta kết thúc thắng lợi.



- Ý nghĩa 

+ Trong nước: Chúng ta đã bảo vệ được chính quyền cách mạng, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện tiến lên hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.



+ Quốc tế: Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới cùng với nhân dân Làovà Campuchia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp.

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính, có sức mạnh động viên và tổ chức toàn dân đánh giặc.

+ Có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi - Mặt trận Liên Việt - được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công nông và trí thức vững chắc.

+ Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh, chiến đấu dũng cảm, mưu lược, tài trí là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường, đè bẹp ý chí xâm lược của địch, giải phóng đất đai của Tổ quốc.

+ Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh, làm công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới.

+ Có sự liên minh chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung; có sự đồng tình, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp.



  • Bài học kinh nghiệm:

    • Thứ nhất, đề ra đường lối đúng đắn và quán triệt sâu rộng đường lối đó cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện.

    • Thứ hai, kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội, trong đó nhiệm vụ tập trung hàng đầu là chống đế quốc, giải phóng dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng.

    • Thứ ba, thực hiện phương châm vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh để có tiềm lực mọi mặt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.

    • Thứ tư, quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài.

    • Thứ năm, tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.

Câu 7: Phân tích nội dung cơ bản Nghị quyết TW 15 (tháng 1/1959) về đường lối cách mạng miền Nam?

a. Hoàn cảnh:

+ 1/1959: sau khi phân tích bối cảnh thế giới và trong nước, dựa trên nguyện vọng của người dân, đảng ta quyết định tiến tới thống nhất đất nước và có thể sử dụng bạo lực vũ trang.

+ Thực hiện chủ trương này, nhân dân miền nam đồng loạt đứng lên tiến hành nổi dậy. Phong trào Đồng Khởi đã gây cho kẻ thù nhiều khó khăn, đồng thời cũng giải phóng được một diện tích rộng lớn ở miền nam Việt Nam.

+ Tháng 1/1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam.

b. Nội dung Nghị quyết T.Ư15 về Cách mạng miền Nam.

+ Tính chất xã hội miền Nam: Đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp, đặt ách thống trị thực dân (kiểu mới) ở miền Nam nước ta. Âm mưu của chúng là xâm chiếm cả nước ta làm thuộc địa và căn cứ quân sự, nhằm phá hoại phong trào độc lập dân tộc và hoà bình dân chủ ở Đông Nam Á. Chính quyền Ngô Đình Diệm là chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ, chế độ thực dân và nửa phong kiến ở miền Nam là một chế độ phản động, tàn bạo và đen tối.

+ Trong xã hội miền Nam thuộc địa và nửa phong kiến, có hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa nhân dân ta ở miền Nam với đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai của chúng. Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam mà chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến. Trong hai mâu thuẫn trên, thì mâu thuẫn chủ yếu ở miền Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta ở miền Nam với đế quốc mỹ xâm lược cùng tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm - tay sai của đế quốc Mỹ, đại diện cho bọn địa chủ phong kiến và tư sản mại bản thân Mỹ phản động nhất.

+ Lực lượng của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là bốn giai cấp trong nhân dân ở miền Nam: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc và những nhân sĩ yêu nước. Động lực của cách mạng ở miền Nam là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản, lấy khối liên minh công nông làm cơ sở, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Cần tập hợp tối đa lực lượng nhân dân miền Nam trong Mặt trận dân tộc thống ở miền Nam.

+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam:

•Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

•Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau nhằm phương hướng chung là giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội.

+ Nhiệm vụ cơ bản là "giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh".

Cụ thể là: đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam á và trên thế giới.

+ Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Đó là con đường lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân.

+ Phương pháp cách mạng: Cần có sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù phân hoá cao độ đế quốc Mỹ và tay sai của chúng. Sử dụng, kết hợp những hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp, phối hợp chặt chẽ phong trào ở đô thị với phong trào nông thôn và vùng căn cứ. Cần kiên quyết giữ vững đường lối hoà bình thống nhất nước nhà. Lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Đảng ta vẫn phải tích cực chuẩn bị về mọi mặt theo phương hướng căn bản là khởi nghĩa đánh đổ chế độ Mỹ - Diệm.

+ Đồng thời hội nghị dự báo: Đế quốc Mỹ là đế quốc hiếu chiến, cho nên trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài. Trong tình hình đó, cuộc đấu tranh sẽ chuyển sang một cục diện mới: đó là chiến tranh lâu dài giữa ta và địch, và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta..

+ Về mặt trận: Hội nghị chủ trương cần có mặt trận dân tộc thống nhất riêng ở miền Nam có tính chất, nhiệm vụ và thành phần thích hợp nhằm tập hợp tất cả các lực lượng chống đế quốc và tay sai.

+ Về vai trò của Đảng bộ miền Nam: Hội nghị chỉ rõ sự tồn tại và trưởng thành của Đảng bộ miền Nam dưới chế độ độc tài phát xít là một yếu tố quyết định thắng lợi phong trào cách mạng miền Nam. Phải củng cố Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đề cao công tác bí mật, triệt để khả năng hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp để che dấu lực lượng đề phòng sự xâm nhập phá hoại của bọn gián điệp và những phần tử đầu hàng, phản bội chui vào phá hoại Đảng.

d. Ý nghĩa

+ Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứu 15 BCH trung ương khóa II là một nghị quyết lịch sử rất quan trọng tạo nên bước chuyển biến lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân cả nước ta, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của đồng bào hai miền Nam, Bắc là: giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà.

+ Nghị quyết giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với miền Bắc vừa phù hợp với miền Nam, vừa phù hợp với cả nước Việt Nam và phù hợp với tình hình quốc tế. Đồng thời thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng trong việc giải quyết những vấn đề không có tiền lệ trong lịch sử, vừa đúng với thực tiễn Việt Nam vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế của thời đại.

Câu 8: Phân tích đường lối cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960) của Đảng?


  1. Hoàn cảnh đại hội III

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền bắc hoàn toàn được giải phóng, miền nam còn tạm thời nằm dưới quyền kiểm soát của Mỹ - ngụy. Vì vậy, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH ở miền bắc và tiến hành đấu tranh để giải phóng miền nam, thống nhất Tổ quốc.
Giữa lúc cách mạng miền nam giành nhiều thắng lợi trong phong trào "Đồng khởi" từ đầu năm 1960 và công cuộc cải tạo XHCN, phát triển kinh tế ở miền bắc thu được kết quả to lớn, Đảng ta tiến hành Đại hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960 đã thống nhất đường lối cách mạng việt nam trong giai đoạn mới

  1. Chủ trương trong giai đoạn mới

* Tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng ở 2 miền

- nhiệm vụ chung :

+ miền bắc : tăng cường đoàn kết toàn dân , kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình , đẩy mạnh CMXHCN

+ miền nam: đẩy mạnh CMDTDCND thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ

  • Xây dựng nước việt nam hòa bình, thống nhất, độc lập , dân chủ và giàu mạnh , thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hòa bình ở đông nam á và thế giới

  • Nhiệm vụ chiến lược

+ miền bắc: tiến hành CMXHCN ở miền bắc

+ miền nam: giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của mĩ , thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

  • mục tiêu chiến lược: Giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền từ đó giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước tiến đến mục tiêu hòa bình thống nhất tổ quốc

* Vị trí, vai trò cách mạng ở mỗi miền:

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước , hậu thuẫn cho cm miền nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên CNXh.

- Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước

* mối quan hệ giữa 2 miền: 2 nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau

c. ý nghĩa

- Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng: tạo ra được sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.

- đường lối CMVN trong giai đoạn mới được xác định tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã thể hiện tinh thần độc lập tự chủ và sang tạo của đảng ta trong việc giải quyết những vấn đề của dân tộc , vừa đúng với thực tiễn ở VN vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế thời đại

- là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành được những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh thắng lợi chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở Miền Nam.


Câu 9: Trình bày mục tiêu và quan điểm của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kì đổi mới?

a. Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có

+ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại

+ cơ cấu kinh tế hợp lý

+ quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,

+ mức sống vật chất và tinh thần cao

+ quốc phòng, an ninh vững chắc

+ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

+ Đại hội X xác định mục tiêu tổng quát của 5 năm 2006-2010 là đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại

b. Quan điểm cơ bản về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội X (2006) Đảng ta đã nêu ra nhiều quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau đây là những quan điểm cơ bản nhất:

- Một là, công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.

+ hiện nay, tác động của cuộc CMKH-CN và xu thế hội nhập toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với đất nước. Nước ta cần phải và có thể tiến hành CNH gắn với HĐH để tiếp thu những thành tựu KH tiên tiến nhất . đồng thời rút ngắn thời gian k trỉa qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế NN sang kte CN rồi mới phát triển lên kte tri thức

+ kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và xử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kte, tạo ra của cải, nâng cao chất lg csong

- Hai là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

+ CNH-HĐH là sự nhiệp của toàn dân , của mọi t.p kte, trong đó kte nhà nước giũ vai trò chủ đạo . phương thức phân bổ nguồn lực để CNH đc thể hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường , trong đó ưu tiên những ngành , lĩnh vực có hiệu quả cao

+ hội nhập kte quốc tế nhằn khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ những sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế , thu hút vốn đầu tư nước ngoài , thu hút công nghệ hiện đại , học hỏi kinh nghiệm quản lí tiên tiến trên thế giới

+ kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển kte va đẩy nhanh CNH-HĐH

- Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Trong 5 yếu tố chủ yếu để tăng trưởng kte, con ng là yếu tố quyết định. Lực lg cán bộ khoa học và công nghệ , khoa học quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với tiến trình CNH-HĐH.

- Bốn là, lấy khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Muốn đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH gắn với phát triển kte tri thức thì phát triển khoa học công nghệ là yêu cầu tất yếu . phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sãng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh. Khoa học và công nghệ cung với giáo dục đc xem là quốc sách hàng đầu


  • Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

+ mục tiêu của CNH và của tăng trg kte là vì con ng , vì dân giàu nước mạnh , XH công bằng , Đân chủ văn minh

+ B.vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học chính là bảo vệ đ.kiện sống của con ng và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững



Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 195.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương