Công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và dại dỗ, mong con có được ngày hôm nay



tải về 439.15 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích439.15 Kb.
#34710
1   2   3   4

Các nguyên nhân gây viêm tử cung

Phần lớn do nái đẻ khó, sót nhau sót con và can thiệp trong khi đẻ gây tổn thương và viêm nhiễm.

Kỹ thuật gieo tinh không đúng kỹ thuật, làm tổn thương niêm mạc tử cung.

Chất lượng tinh không đảm bảo.

Phối giống trực tiếp bằng nọc truyền bệnh trong lúc phối.

Do vệ sinh kém, chuồng trại dơ bẩn.

Do độc tố nấm và giảm calci huyết khi không cân bằng lượng calci trong thức ăn (theo Trần Thị Dân, 2003).

Theo Nguyễn Như Pho (2002) nguyên nhân gây nên hội chứng M.M.A. Do trong khẩu phần thức ăn không cân đối dưỡng chất, thiếu một hay nhiều yếu tố trong khẩu phần. Trong khẩu phần thiếu xơ làm nái bị táo bón cũng là nguyên nhân gây nên hội chứng M.M.A. Trong giai đoạn mang thai, trọng lượng bào thai tăng rất nhanh, áp lực trong xoang bụng cao làm nái lười vận động từ đó làm giảm nhu động niêm mạc ruột gây táo bón, vi trùng lan tràn từ bộ máy tiêu hóa dẫn đến bộ máy sinh dục, nhũ tuyến và các cơ quan khác (Cockerrill, 1990 và Berker, 1974, trích bởi Nguyễn Thành Thanh Bình, 2003).



Dinh dưỡng

Khẩu phần thức ăn không đầy đủ hay không cân đối dưỡng chất . Protein trong thức ăn thừa hay thiếu trong thời gian mang thai có thể làm nái viêm tử cung. Trước và trong giai đoạn mang thai nên tránh nái dư thừa dưỡng chất sẽ làm nái quá mập. Những nái quá mập thường đẻ rất khó, lười rặn, đẻ chậm rất dễ gây chết thai và sau khi đẻ dễ mắc hội chứng M.M.A (Võ Văn Ninh, 1999, trích bởi Lê Thị Hương, 2007).

Theo Mcintosh (trích dẫn Nguyễn Như Pho, 2001) cho rằng sự hạn chế lượng thức ăn trong thời kỳ mang thai giúp nái có thể trạng tốt, tránh nái mập mỡ giúp quá trình sinh sản bình thường. Có nhiều khuyến cáo cho rằng việc bổ sung 9% chất xơ trong khẩu phần nái mang thai trong giai đoạn 2 của thai kì đến sinh, sẽ làm giảm hội chứng M.M.A. Chất xơ có vai trò như chất độn làm nái có cảm giác no đồng thời làm tăng nhu động ruột, giảm táo bón từ đó làm giảm hội chứng M.M.A (Nguyễn Như Pho và ctv, 1991, trích bởi Lê Thị Hương, 2007).

Quản lý - chăm sóc

Quản lý – chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong hạn chế viêm tử cung, trong thời gian mang thai heo nái thiếu vận động dễ bị stress do nhốt tập trung gần nhau, điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi quá nóng, chuồng trại dơ bẩn, có thể gây nên hội chứng M.M.A (Đặng Khắc Triệu, 1978).



Sinh sản không bình thường

Những nái quá già hay quá nhiều lứa, sẽ làm tử cung co bớp yếu không đẩy hết sản dịch ứ động, nhau và thai chết ra ngoài, gây sót nhau – sót thai. Nái tơ quá mập xương chậu hẹp khi sinh làm tổn thương dây thần kinh vùng châu, hay móc thai làm tổn thương niêm mạc tử cung làm viêm tử cung trên nái.



Rối loạn kích thích tố

Kích thích tố giữ vai trò quan trọng trong bệnh viêm tử cung, sự mất cân bằng cũng là nguyên nhân rất lớn gây nên hội chứng M.M.A. Theo nghiên cứu trên heo nái mắc hội chứng M.M.A, những nái này thường có buồng trứng nhỏ, tuyến giáp teo lại, tuyến thượng thận rất lớn, mô trong tuyến thượng thận và tuyến yên bị thoái hóa (Martin và ctv, trích bởi Huỳnh Trọng Đạt, 2005).



Do vi sinh vật

Vi sinh vật là nguyên nhân hiện diện trong các trường hợp trường hợp viêm tử cung, đây là những vi sinh vật cơ hợi có rất nhiều ở môi trường như: E.coli, Streptoccocus, Staphilococcus, Klebsiella, Proteus, Shigella, Pseudomonnas… gây viêm tử cung. Sau khi sinh cổ tử cung mở, sản dịch ứ động là điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển gây viêm tử cung (theo Ngô Thanh Long và Thái Thị Thủy Phượng, 1883).



Tác hại viêm tử cung

Trên heo nái: Heo nái viêm tử cung thường mệt mõi, hay nằm ăn ít hay bỏ ăn, giảm sức đề kháng, sản lượng sữa giảm, ít hoặc không cho con bú và hay đè con. Tổ chức tế bào nội mạc tử cung thay đổi làm ảnh hưởng đến sự phân tiết Prostagladine ở tử cung, gây tác động lên buồng trứng, tiêu hủy hoàn thể khả năng thụ thai giảm, khả năng nuôi thai trong tử cung không bình thường, số con sơ sinh các lứa sau giảm đáng kể, viêm tử cung dẫn đến viêm buồng trứng gây chậm động dục và vô sinh…

Trên heo con theo mẹ: Nái viêm tử cung thường sốt, bỏ ăn, làm sản lượng sữa giảm, heo con thiếu sữa, còi cọc, tiêu chảy, làm giảm trọng lượng heo con cai sữa, hao hụt trong giai đoạn theo mẹ cao gây thiêt hại lớn cho nhà chăn nuôi.

Phòng viêm tử cung

Để hạn chế tình trạng viêm tử cung trên heo nái thì khâu quản lý – chăm sóc là rất quan trọng. Để ngăn chặn sự xăm nhập vi sinh vật cơ hội vào tử cung và bầu vú giảm thiểu hội chứng M.M.A. Bên cạnh đó khâu vệ sinh sát trùng cần được thực hiện thường xuyên và đồng bộ, hạn chế sự hiện diện vi sinh vật có hại ở môi trường, Kỹ thuật phối giống, phương pháp phòng và điều trị bệnh trên đường sinh dục cần được quan tâm.

Theo Nguyễn Như Pho và ctv (1995), trên cơ sở phân lập vi khuẩn gây bệnh, được tiến hành điều tra tại 3 trại: trại chăn nuôi 3/2, trại 2/9 và trại Phước Long, cho thấy kết quả Autovaccin có tác dụng làm giảm đáng kể hội chứng M.M.A.

Dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan rất quan trọng trong việc phòng bệnh viêm tử cung. Khẩu phần thích hợp trong từng giai đoạn mang thai và trước khi sinh một tuần làm hạn chế đáng kể tình trạng viêm tử cung trên heo nái.

Khâu vệ sinh, sát trùng cần được chú trọng, chuồng trại dơ bẩn, cũ kỹ, ẩm thấp là điều kiện tốt cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Chuồng trại trước khi chuyển nái lên phải cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng. Sau khi sinh có thể chích oxytocine và dùng kháng sinh để phòng bệnh.

Điều trị

Theo Nguyễn Như Pho và ctv (1995) tiến hành các biện pháp điều trị hội chứng M.M.A bằng kháng sinh sulfamide. Tác giả cho biết để điều trị có hiệu quả cần tiến hành cấp thuốc ngay sau khi nái có dấu hiệu sốt. Sử dụng autovaccine, kháng sinh nên sử dụng các loại mãn cảm với vi trùng gây bệnh. Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh, ta cần kết hợp các biện pháp: Thục rửa tử cung, chích oxytocine phòng, tăng cường sử dụng vitamine C và các loai vitamine khác, trong giai đoạn sinh hay nái sốt cao nên truyền dịch.



2.4.2. Sót nhau – sót con

Trong quá trình đở đẻ ta cần chú ý đến sự bài thải lá nhau ra ngoài, số lá nhau sẽ tương ứng số heo con sơ sinh. Trung bình nhau bong ra 1 đến 3 giờ sau khi sinh, các trường hợp 4 đến 5 giờ hay lâu hơn mà nhau không bong ra hay ra không hết có thể xem là sót nhau.

Theo Đặng Khắc Triệu (1978), heo nái sau khi sinh bị tình trạng sót nhau – sót con rất dễ gây nhiễm trùng tử cung làm heo nái sốt và mất sữa, gây nên hội chứng còi cọc trên heo con theo mẹ. Những lá nhau và heo con bị sót sẽ thối rữa trong tử cung sau 24 – 48 giờ sau khi sinh, đây là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển gây viêm tử cung.

Nguyên nhân

Sót nhau – sót con thường gặp ở các trường hợp như nái quá già, quá mập, đẻ nhiều lứa làm nhu động tử cung yếu hay biếng rặn. Trường hợp thai quá nhiều, quá to, nước thai nhiều… làm tử cung giản quá mức dẫn đến tử cung co bớp yếu sinh hiện tượng sót nhau (Lê Hồng Mận và Xuân Giao, 2001).

Trong thời gian nái chửa nhất là giai đoạn cuối sự vận động không thích hợp, kết hợp khẩu phần thức ăn không cân đối hay thiếu Ca, Mg, Se, khoáng chất và các loại Vitamine nhất là Vitamine A, E. Làm tử cung co bớp kém hay bị liệt, đến khi đẻ tử cung co bớp yếu không đẩy hết nhau và thai ra ngoài.

Triệu chứng

Heo nái rặn liên tục, ăn ít hay bỏ ăn, không cho con bú hay cắn con, nái sốt 40 – 410 c, sản dịch viêm và nhau thai thối tống ra âm hộ có mùi hôi tanh.

Trong khâu phòng và trị sót nhau – sót con cần chú trọng đến khâu chăm sóc nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn phải đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng. Trường hợp nái rặn yếu (không phải do xương chậu hẹp), thì can thiệp bằng oxytocine, bên cạnh việc dùng kích dục tố ta cần can thiệp móc hết nhau – thai sót ra ngoài, thục rửa, chích kháng sinh và tăng cường sức đề kháng Vitamine C và truyền Glucose 5% cho nái.

2.4.3. Viêm vú

Triệu chứng

Bệnh viêm vú thay đổi tùy theo mức độ của bệnh. Viêm vú có thể xảy ra trên một vài vú hay cả bầu vú, viêm vú luôn kèm theo sốt cao, vú bị viêm sưng nóng cứng có màu đỏ bầm, khi ấn vào sẽ để lại vết lõm và nái rất đau, vú không tiết sữa nái thường nằm úp không cho con bú, khi vuốt mạnh sữa chảy ra lợn cợn có thể có lẫn máu. Viêm vú ít xảy ra nhưng tác hại rất lớn đến người chăn nuôi như: ảnh hưởng trực tiếp đến heo con sơ sinh như thiếu sữa, còi cọc, tiêu chảy, hao hụt trong giai đoạn theo mẹ cao. Viêm vú can thiệp không đúng phương pháp và không triệt để sẽ làm vú mất chức năng tạo sữa, các tuyến bị xơ, sau đó vú teo lại hoăc bầu vú bị xơ cứng (Nguyễn Như Pho, 1995).



Nguyên nhân

Do quản lý – chăm sóc trong thời gian mang thai heo nái thiếu vận động và nhốt chung quá đông, vệ sinh kém, thay đổi đột ngột các điều kiện môi trường, thời tiết quá nóng hay quá lạnh trong thời gian sinh cũng là nguyên nhân gây hội chứng M.M.A (theo Nguyễn Như Pho, 1995, trích dẫn bởi Hasting, 1995, Vicker, 1960).

Do kế phát bệnh bệnh viêm tử cung, sót con – sót nhau làm cơ thể bị nhiễm trùng huyết, vi trùng tuần hoàn theo dòng máu đến bầu vú gây viêm vú.

Theo Nguyễn Như Pho (1995), nguyên nhân gây viêm vú là do những vi trùng cơ hội có nhiều ở môi trường xung quanh, chúng xâm nhập vào tuyến vú gây viêm vú, hay bầu vú bị tổn thương do cọ xuống nền chuồng, bấm răng heo con không hết hay còn bén heo con bú làm trầy bầu vú gây nhiễm trùng. Nái sinh mệt hay nằm không trở mình nên heo con chỉ bú được một hàng vú, hàng vú còn lại sẽ căng cứng rất dễ gây viêm vú (Nguyễn Xuân Bình, 2002).

Dinh dưỡng: Khẩu phần dinh dưỡng thiếu hay thừa chất đạm đều có thể gây viêm vú và tắt sữa (theo Vern, 1954). Nái ăn quá nhiều đạm, khi sinh sản lượng sữa quá nhiều, kết hợp với heo con ít bú không hết sữa tích tụ gây viêm vú. Theo Wilz (1956) khẩu phần không cân đối hay thiếu một vài các chất khoáng như: Ca, P, Cu, Mn…cũng gây nên hội chứng M.M.A.

Theo Nguyễn Như Pho (1995) dạng viêm thường gặp nhất là dạng viêm có mủ. Nguyên nhân gây viêm vú thường gặp nhất là do vi sinh vật xâm nhập vào tuyến vú hay bầu vú bị tổn thương do bấm răng heo con không kỹ. Đây là những vi trùng cơ hội tồn tại nhiều ở môi trường như: Staphylococcus, Streptococcus aglactiae



Điều trị

Bên cạnh liệu pháp dùng kháng sinh ta cần kết hợp các liệu pháp khác như: vắt cạn sữa trong bầu vú viêm, chườm lạnh bầu vú, tăng cường sức đề kháng bằng Vitamine C.



2.4.4. Sốt – sốt sữa

Theo Nguyễn Như Thành và Đỗ Hiếu Liêm (1998), sốt là hiện tượng sinh học biểu hiện tình trạng cơ thể bị rối loạn giữa 2 quá trình sinh và thải nhiệt. Hiện tượng sốt được ghi nhận khi nhiệt độ cơ thể tăng >1oc và không trở lại hằng số sinh học bình thường. Phản ứng sốt là sự biểu hiện sự đồng kháng của cơ thể đối với các yếu tố có hại cho cơ thể. Các yếu tố có hại thường là do tác nhân từ bên ngoài xâm nhập vào như: sự nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học.

Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể, có thể tạo ra những điểm có lợi và cũng gây ra những điểm bất lợi.

Điểm lợi: Sốt là phản ứng phòng vệ của cơ thể, làm tăng phản ứng chuyển hóa, tăng sự hoạt động của tế bào gan để loại thải và phân giải độc chất.

Điểm bất lợi: Sốt làm cơ thể bị suy yếu, mệt mỏi, bỏ ăn, sụt cân, giảm trọng khả năng sản xuất, thần kinh bị kích thích trở nên mệt mỏi, lười vận động. Gây rối loạn cân bằng hệ thống đệm trong mô bào, trong máu do các sản phẩm biến dưỡng như thể ketone.

Theo Nguyễn Văn Khanh (2001) nguyên nhân gây sốt là do vi khuẩn phổ biến nhất, hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn đều gây sốt. Trong trường hợp nhiễm khuẩn thì chủ yếu là do độc tố của vi khuẩn tác dộng lên trung tâm điều hòa thân nhiệt. Trường hợp không do nhiễm khuẩn do có nhiều loại protein lạ, muối, thuốc, thần kinh bị tổn thương, trời nắng nóng…

Sốt sữa: Là hiện tượng viêm tích dịch cấp tính tuyến sữa. Bệnh thường xảy ra sau khi sinh 1 – 3 ngày và thường xảy ra ở lứa đẻ thứ 3 đến thứ 6. Đôi khi sốt sữa phát sinh trong lúc đẻ, làm ngừng cơn rặn đẻ, thai không bật ra được. Sau khi đẻ có thể nái mất tri giác và liệt 4 chân.

Nguyên nhân: Sau khi đẻ sữa xuống nhiều làm bầu vú căng to rất nhanh, sữa tiết ra quá nhiều mà heo con mới sinh còn yếu hay số con quá ít bú không hết làm tắc sữa.

Do sau khi sinh hàm lượng Canxi trong máu và huyết áp giảm đột ngột làm ức chế vỏ não (Lê Hồng Xuân – Xuân Giao, 2001). Sốt sữa gây những biểu hiện triệu chứng bệnh lý trên từng cá thể rất đa dạng. Thú mệt mỏi, ủ rủ, kém ăn hay bỏ ăn, nái hay nằm, toàn thân run rẩy, tuần hoàn máu tăng, tăng nhịp tim có thể gây tình trạng suy tim hoặc trụy tim gây chết cấp tính. Trường hợp thú thở sâu, ức chế tiết dịch tiêu hóa gây nên tình trạng táo bón, làm rối loạn hệ tiết niệu biểu hiện thú ít tiểu, nước tiểu có chất nhày (Nguyễn Văn Thành – Đỗ Hiếu Liêm, 1998).

Theo Trần Thị Dân (2001) sốt kịch phát có thể xảy ra trên heo nhạy cảm với stress, như stress do vận động nặng hay quá lâu, thân nhiệt tăng lên 10c trong 5 – 7 phút, làm rối loạn chức năng sinh lý của cơ thể.



2.4.5. Bỏ ăn

Theo Võ Văn Ninh (2001) heo là loài động vật ăn tạp và rất háo ăn, một khi mất đi tập tính thèm ăn là có sự không bình thường của cơ thể (trừ trường hợp heo động dục, đực giống phát hiện heo cái), bỏ ăn là dấu hiệu cho thấy heo đang có biểu hiện bệnh lý. Đối với nái mới cai sữa có thể bỏ ăn do nhớ con nhưng sau đó sẽ háo ăn lại bình thường. Khi phát hiện heo nái bỏ ăn phải đo thân nhiệt và kiểm tra tình trạng sức khỏe heo nái và tìm ra căn nguyên của bệnh hoặc sự bất thường đó. Tuy nhiên thay đổi khẩu phần thức ăn hay hương vị thức ăn một cách đột ngột cũng làm nái bỏ ăn. Phương pháp cho ăn cũng là nguyên nhân làm nái bỏ ăn, khi thay đổi phương pháp cho ăn ta dễ phân biệt với tình trạng bệnh lý, heo nái sẽ ủi phá làm thức ăn vun vãi hoăc tìm thức ăn thích hợp. Trường hợp bệnh lý heo uể oải , thường nằm, heo ăn rất ít hay không ăn, nái què hay bị sưng khớp không đứng dậy đến máng ăn được và nái mới đẻ mệt và đau, nái mất nhiều năng lượng nên cơ bắp yếu.

Theo Nguyễn Văn Phát (2003) nái bị sốt sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, khi sốt cao thú sẽ ăn ít hay bỏ ăn, chức năng phân tiết ruột giảm. Nái nằm mệt nhọc, thở mạnh, chán ăn khác nước.

Theo Nguyễn Thanh Bình (2001) heo nái bỏ ăn có rất nhiều nguyên nhân, nhưng phần lớn là do các nguyên nhân sau: Nái thiếu nước uống hay có nước nhưng nước không mát nên nái không uống được làm nái bỏ ăn, đây là nguyên nhân rất thường gặp vào mùa nắng nóng. Có đủ nước sạch nhưng hệ thống ống nước dẫn đến các dãy chuồng bị nắng rọi vào, làm nước nóng heo không uống được. Rối loạn nội tiết tố sau khi phối. Sự tăng giảm của một số hormone cũng làm ảnh hưởng đến tính thèm ăn.

Do thai chết khô (1 hay nhiều con) trường hợp chết do nhiều nguyên nhân, như trong thức ăn có độc tố nấm mốc hay thú bị bệnh truyền nhiễm mãn tính (dịch tả, thương hàn, bệnh do Leptopira, Brucella…). Khi thai bị chết độc tố sẽ hấp thu vào máu gây nhiễm trùng huyết làm cơ thể mệt mõi kém ăn hay bỏ ăn.

Trường hợp thai quá nhiều nên giai đoạn gần đẻ, heo con thúc mạnh, heo nái nặng nhọc thường nằm làm heo mẹ bị đau và bỏ ăn (trích Ngô Văn Sự, 2007). Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ môi trường cao làm nái sốt nhẹ, mệt mỏi, tần số hô hấp tăng làm nái ăn ít hay bỏ ăn.



2.4.6. Bệnh bại liệt sau khi sinh

Bệnh thường xảy ra trên đột ngột trên heo nái 3 – 5 ngày đầu tiên đến 1 tháng, hay sau khi xảy thai nái thường bị bại liệt ngay từ lứa đầu. Thú bệnh thường đứng dậy không được, kèm theo sự liệt các cơ như cơ hầu, sự co thắt ở các cơ ống dẫn sữa làm bầu vú căng cứng sữa, nhưng sữa không xuống được. Thú có triệu chứng thần kinh như run rẩy, co giật… mất cảm giác 4 chân rồi liệt hẳn.

Theo Đoàn Thị Kim Dung – Lê Thị Tài (2002): Do hàm lượng Ca trong máu thiếu một cách đột ngột ở nái mới đẻ. Có thể trong giai đoạn mang thai nhất là giai đoạn cuối, nái không được cung cấp đủ muối Phosphat Canxi trong khi giai đoạn này thai phát triển nhanh, bộ xương cần một lượng lớn Ca nếu khẩu phần ăn không cung cấp đầy đủ sẽ làm nái bị thiếu và bại liệt.

Theo Nguyễn Như Pho (1995) hàm lượng Ca thấp, kết hợp tăng Mg, thú có triệu chứng đi đứng loạng choạng, sau đó tê liệt và mê sảng. Nếu hàm lượng Ca kết hợp Mg thấp, thú bị co giật mạnh, nhất là phần đầu, cổ, phần thân sau và 4 chân sau đó nằm liệt. Vì một lý do nào đó sự dự trữ Ca trong xương thú không cao, khi sữa đầu lấy đi một lượng lớn Ca trong máu, sự vận chuyển Ca từ trong xương ra bù đắp không đủ sẽ dẩn đến sự giảm thấp hàm lượng Ca máu đưa đến bại liệt.

Theo Nguyễn Xuân Bình (2002), bại liệt sau khi sinh có thể là do: Nái quá già, lượng Ca không đủ cung cấp cho bào thai và tạo sữa nuôi con. Trường hợp nái đẻ khó, phải can thiệp bằng tay, khi đưa tay vào tử cung làm tổn thương dây thần kinh hông lớn, dây thần kinh này chỉ đạo sự vận động của 2 chi sau dẫn đến bại liệt.

Trong thời gian mang thai thiếu vitamine D, khẩu phần thức ăn thiếu Ca, P hay tỉ lệ Ca, P không cân đối, khi nái đẻ mất máu dẫn đến bại liệt. Cường năng tuyến giáp cũng gây mất cân đối hàm lượng Ca, P trong máu cũng dẫn tới quá trình cấu tạo nên xương mẹ thiếu Ca, P. Trong khi đó cơ thế nái luôn cần một lượng lớn Ca, P qua sữa để nuôi con, vì thế lượng Ca, P trong xương mẹ bị thiếu hụt, xương nái trở nên mềm và không giữ được trọng lượng cơ thể nên bị liệt.

Triệu chứng: Theo Nguyễn Như Pho (1995), bệnh có 2 thể, thể điển hình và thể nhẹ.

Thể điển hình thì bệnh phát triển rất nhanh, từ khi bắt đầu đến khi có triệu chứng điển hình không quá 12 giời. Thú bỏ ăn hoặc không ăn, mất nhu đông tiêu tiểu, thú ủ rũ, lờ đờ, không đi lại, chân sau đứng không vững. Sau đó các cơn co giật thường ở cơ cổ, 4 chân, đôi khi run toàn thân, sau vài giờ thú không còn đứng được phải nằm liệt. Thân nhiệt thường thấp hơn hơn bình thường 1 – 20 c, vùng đầu và 4 chân rất lạnh.

Thể nhẹ thường chiếm đa số, thú co giật, đi đứng không vững, ủ rũ. Heo thường xuất hiện sau khi sinh 2 – 5 ngày, heo nái bỏ ăn, phân bón hay không đi tiêu , các phản xạ yếu, nái thường nằm 1 chỗ, sau đó hôn mê, ở thể nhẹ heo nái yếu 4 chân, đi đứng không vững, mất sữa.

2.5. BỆnh trên heo con theo mẸ

2.5.1 Tiêu chảy

Theo Trần Thị Dân (2003) tất cả các bệnh tiêu chảy đều có liên quan đến việc tăng số lượng của những chất ảnh hưởng đến áp lực thẩm thấu ở lòng ruột. Khi ấy nước di chuyển từ gian bào vào dịch chất trong lòng ruột. Lúc trong bụng mẹ bào thai nhận dưỡng chất trực tiếp từ máu thông qua động mạch rốn, lúc này bộ máy tiêu hóa chưa hoạt động. Heo con sinh ra bị cắt nguồn dinh dưỡng trực tiếp nên bộ máy tiêu hóa phải hoạt động để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, tuy vậy sự hoạt động của bộ máy tiêu hóa vẫn chưa hoàn chỉnh. Bệnh tiêu chảy rất đa dạng, bệnh thường gặp ở heo con từ 1 – 21 ngày tuổi, bệnh diễn biến với nhiều mức độ khác nhau và xảy ra do nhiều nguyên nhân kết hợp.



Nguyên nhân

Do heo mẹ: Trong giai đoạn mang thai, dưỡng chất không đầy đủ như thiếu protein, vitamine A, thiếu Fe, Cu, Zn…làm rối loạn quá trình trao đổi chất ở bào thai nên heo con sinh ra yếu, sức đề kháng kém dễ mắc bệnh, nhất là bệnh trên đường tiêu hóa.

Theo Nguyễn Như Pho (1995), nuôi dưỡng heo mẹ không hợp lý, làm heo mẹ sau khi sinh sản xuất sữa kém, chất lượng sữa không đảm bảo. Do đó heo con còi cọc, yếu ớt, làm giảm sức đề kháng… tạo điều kiện cho bệnh phát sinh. Hay do mẹ mắc hội chứng M.M.A, heo con bú sữa có sản vật viêm hoăc liếm xuống nền chuồng gây tiêu chảy.

Do bản thân heo con: Heo con mới sinh nên hệ thống tiêu hóa hoạt động chưa hoàn chỉnh, sư tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày và ruột không đủ số lượng và chất lượng, lượng HCl thiếu không đủ tiêu hóa thức ăn. Heo con 1 tháng đầu chưa có lượng HCl tự do nên heo con dễ bị tiêu chảy (A.V.Kvanhixki, 1960).

Theo Trần Thi Dân (2003) thú non ăn quá nhiều sữa hoặc chất thay thế sữa, khi đó heo con rất dễ bị tiêu chảy do hấp thu kém. Giai đoạn này ruột già có khả năng hấp thu một lượng nước gấp 3 – 5 lần lượng nước đi qua ruột non. Tuy nhiên lactose không được tiêu hóa ở ruột non và bị lên men ở ruột già, lượng acid quá nhiều làm pH trong ruột già giảm, ruột già không đảm bảo vai trò hấp thu hết lượng nước, kết quả làm heo con bị tiêu chảy.

Heo con thiếu Fe nên thiếu máu, làm heo con gầy, xanh xao, làm giảm sức đề kháng, heo con dễ bị tiêu chảy. Hay heo con bị viêm rốn do E.coli, các chủng E.coli tiết ra độc tố đường ruột, khi đó áp lực thẩm thấu trong đường ruột tăng lên, làm tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

Thời kỳ heo con mọc răng cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng làm heo con bị tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 1985). Ngoài ra còn do đặc tính heo con hay liếm láp nước đọng và thức ăn heo mẹ cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy cao.

Do ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng: Heo con trong giai đoạn theo mẹ, lớp mỡ dưới da rất mõng nên rất dễ bị mất nhiệt và heo bị lạnh, từ đó các tác nhân ngoại cảnh như thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại ẩm ướt, nhiệt độ úm heo con trong tuần đầu không đủ ấm, heo con bị lạnh tác động lên thần kinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa (Đào Trọng Đạt, 1964, trích bởi Nguyễn Như Pho, 1995).

Theo Vũ Văn Ngữ, Nguyễn Hữu Nhạ (1977) thì bệnh tiêu chảy phân trắng trên heo con là hiện tượng loạn khuẩn (dysbacterios). Các vi khuẩn ở ruột luôn cân bằng đảm bảo cho sự tiêu hóa bình thường. Nhiều tác giả (Lê Minh Chí, 1981, Trần Trọng Toàn, 1977), nghiên cứu xác định E.Coli là tác nhân gây bệnh quan trọng so với các loại vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy khác.

Những rối loạn chức năng tiêu hóa sẽ làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu ở lòng ruột do sự chênh lệch nồng độ các cation (Na+, K+) và amion (Cl-) trong dịch ruột làm ảnh hưởng đến hệ thống đệm trong huyết tương (bicarbonate, phosphate, proteinate…)

Theo Võ Văn Ninh (2001) biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là ổn định môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, hạn chế những biến đổi không thuận lợi cho sinh lý heo con. Vệ sinh tiêu độc chuồng trại, máng ăn thường xuyên làm hạn chế tối đa sự hiện diện vi sinh vật trong môi trường. Trên heo nái phải áp dụng triệt để các biện pháp để phòng ngừa hội chứng M.M.A. Trên heo con nên thực hiện cắt rốn phải được nhúng cồn Iot đến thành bụng, cho heo con bú nhiều sữa đầu, nhiệt độ úm heo con phải ấm áp. Hạn chế heo con ăn thức ăn heo mẹ và tránh nước đọng heo con liếm phải.

Điều trị

Cần tích cực điều trị ngay từ đầu, với các biện pháp sau:

Cung cấp nước, chất điện giải, năng lượng cho heo con.

Cung cấp kháng sinh để ngăn chặn vi sinh vật có hại phát triển.

Cấp chất chát như tannat, bảo vệ niêm mạc ruột.

Cấp các loại Vitamine nhất lá vitamine C và A.

Sau khi bệnh thuyên giảm, và ngưng liệu trình kháng sinh được 24 giờ , nên bổ sung thêm chế phẩm sinh học như Biolactin cho heo con uống, để phục hồi vi sinh vật có lợi đường ruột.

2.5.2. Bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp thường do những chấn thương cơ học ở cẳng chân như: Heo mẹ đè, do chuồng quá trơn trợt hay quá nhám, heo con nằm bú bị cọ sát nền chuồng làm trầy da. Thoái hóa xương hay do những bất thường về khớp.

Heo con sau khi sinh yếu không bú được sữa đầu từ heo mẹ đầy đủ cũng là nguyên nhân gây viêm khớp trên heo con theo mẹ (theo Báo Nông Thôn Ngày Nay, số 123, 4/8/2003)

Khẩu phần thức ăn heo nái trong giai đoạn mang thai, thiếu hụt dinh dưỡng hay không cân đối về dưỡng chất (tỷ lệ Ca/P không cân đối, thiếu hụt vitamine D và E), làm heo nái không dự trữ được lượng Canxi cần thiết. Đến thời điểm nuôi con heo nái cần một lượng lớn Canxi để cung cấp cho heo con, lúc này lượng Canxi heo nái dự trữ không có làm heo con thiếu hụt cao.

Nguyên nhân chính gây viêm khớp là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương ở da hay cuống rốn như: Streptococcus suis, Streptococcus spp, Staphylococcus spp, Actinobacillus pleuropneumoniae, Haemophillus parasuis, bệnh dấu son… xâm nhập, phát triển và gây bệnh (Đặng Hồng Dung, 2000)

Ngoài ra chuồng trại dơ bẩn, ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho những vi sinh vật cơ hội phát triển ở môi trường, khi thú bị bệnh giảm sức đề kháng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm răng, bấm tay, cắn nhau làm tổn thương, hay vết thương ở chân, da sẽ xâm nhập và gây bệnh. Bệnh viêm khớp trên heo con là một trong những nguyên nhân chính gây chết heo con trong giai đoạn theo mẹ. Những heo điều trị khỏi sẽ bị dị tật, dáng đi khập khiễng ảnh hưởng đến sức bú và khả năng ăn uống, heo còi cọc chậm lớn.




tải về 439.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương