Công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và dại dỗ, mong con có được ngày hôm nay



tải về 439.15 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích439.15 Kb.
#34710
1   2   3   4

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ viêm vú, viêm tử cung theo lứa

Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.3, kết quả ghi nhận được tỷ lệ viêm tử cung cao nhất là ở lứa thứ 6 là (50,00%) kế đến là lứa thứ 1 với tỷ lệ viêm tử cung là (42,86%). Thấp nhất là ở lứa thứ 2 và lứa thứ 3 là (33,33%). Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ viêm tử cung cao nhất là ở lứa thứ 6 là (50%) và lứa thứ 1 (42,86%) là do những tổn thương từ lần đẻ trước kết hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và nhất là khâu vệ sinh chưa được sạch sẽ. Khi qua lứa thứ 2 và lứa 3 tỷ lệ viêm tử cung có giảm, có thể nói đây là giai đoạn nái sinh sản tốt nhất và thành thục và sức đề kháng tốt. Sang lứa đẻ thứ 6 tỷ lệ viêm tử cung cao nhất, có thể do heo nái đẻ quá nhiều lứa nên cơ quan sinh dục bị tổn thương, hay những nái này đẻ nhiều lứa nên tử cung giản nở làm nái rặn đẻ yếu phải can thiệp bằng tay để móc, kéo thai ra làm cho cơ quan sinh dục bị sây xát. Heo nái đẻ nhiều lứa nên sự viêm nhiễm những vi sinh vật gây viêm tử cung.

Theo kết quả của Nguyễn Văn Trung (2005), tình hình viêm tử cung trên nái có tỷ lệ ở lứa 1 là 20,00%, lừa 2 là 17,67, lứa 3 là 31,82% và ở lứa thứ 4 trở đi là 22,41%. Như vậy ở mỗi lứa đẻ sẽ cho tỷ lệ viêm tử cung khác nhau. Ở những thời điểm khảo sát với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý khác nhau thì tỷ lệ viêm tử cung theo lứa cũng khác nhau.

Qua thời gian khảo sát tại trại tôi nhân thấy tình trạng viêm tử cung trên tất cả lứa đẻ là rất cao, có thể là do thời gian trước đây trại bị dịch bệnh tai xanh. Cho nên tỷ lệ viêm tử cung cao là do tình trạng hậu tai xanh.



4.1.5. Thời gian trung bình lên giống lại sau cai sữa

Bảng 4.5: Thời gian trung bình lên giống lại sau cai sũa

Tình trạng nái

Chỉ tiêu


Nái không bệnh

Viêm tử cung

Sót nhau + sót con

Viêm vú

Sốt + sốt sữa

Bại liệt

Đẻ khó

Bỏ ăn

Số nái khảo sát

17

17

8

1

2

1

2

2

Số nái không lên giống

1

2

1

0

0

1

1

1

Số nái lên giống

16

15

7

1

2

0

1

1

Tỷ lệ lên giống (%)

94,12

88,23

87,5

100

100

0,00

50,0

50,0

TSNLGLSCS

105

138

57

7

15

0,00

8

9

TGTBLGLSCS (ngày)

6,56

9,2

8,14

7

7.5

0,00

8

9

Ghi chú: TSNLGLSCS: Tổng số ngày lêm giống lạ sau cai sữa

TGTBLGLSCS: Thời gian trung bình lên giống lại sau cai sữa

Qua kết quả khảo sát về tỷ lệ lên giống lại sau cai sữa, đối với nái không bệnh là (94,12%) và thời gian trung bình lên giống lại sau cai sữa là (6,56 ngày) cao hơn nhóm nái viêm tử cung là (88,23%). Thấp nhất là bại liệt sau khi sinh là (0,00%). Nhóm nái bị viêm tử cung có tỷ lệ lên giống thấp là do nhưng bệnh viêm đường sinh dục sẽ làm tổn thương về cơ học làm ảnh hưởng đến sự phân tiết (PGF) từ tử cung, làm tác động lên buồng trứng phá vỡ hoàng thể tạo lại chu kỳ động dục mới. Đối với trường hợp nái bị bệnh bại liệt thì tỷ lê lên giống lá (0%) vì nái bị bại liệt không di chuyển được bỏ ăn và sốt nên ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ lên giống sau.

So sánh với Bùi Văn Cường (2007) nhóm nái viêm tử cung có tỷ lệ lên giống là (76,92%) và Đặng Đào Thùy Dương (2006) nhóm nái viêm tử cung có tỷ lệ lên giống là (83,31%) và thời gian lên giống lại 6,58 ngày đều thấp hơn so với kết quả khảo sát của chúng tôi.

Kết quả khảo sát thời gian lên giống lại sau cai sữa và tỷ lệ lê giống lại sau cai sữa ở mỗi trại là khác nhau. Có thể là do quy trình phòng ngừa và điều trị nhất là các bệnh sản khoa trên nái và quy trình chăm sóc nái sau cai sữa ở mỗi trại là khác nhau.

4.1.6. Kết quả điều trị

Qua quá trình điều trị tại trại heo Đức Hùng chúng tôi ghi nhận kết quả được trình bày qua bảng 4.6.

Bảng 4.6: Kết quả điều trị



Loại bệnh

Số ca bệnh







Kết quả điều trị













Khỏi bệnh




Không khỏi bệnh




Thời gian điều trị khỏi trung bình







(n)

(%)

(n)

(%)




Viêm tử cung

17

16

94,11

1

5,89

3,35

Viêm vú

1

1

100

0

0,00

6

Sót nhau + sót con

8

8

100

0

0,00

3,75

Sốt + sốt sữa

2

1

50

1

50

2

Bại liệt

1

0

0

1

100

0,00

Bỏ ăn

2

2

100

0

0,00

2,5

Tổng cộng

31

28

74,02

3

25,98




Biểu đồ 4.4: Kết quả điều trị

Qua bảng 4.6 và biểu đồ 4.4, kết quả cho thấy tỷ lệ chữa khỏi bệnh sót nhau – sót con và bỏ ăn trên heo nái là (100%) và bệnh viêm tử cung là (94,11%). Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh sót nhau – sót con, nái bỏ ăn và bệnh viêm tử cung là do trại kiểm tra nên phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời. Khâu điều trị đạt kết quả cao là do điều trị đúng cách.

Theo Bùi Văn Cường (2007) thì tỷ lệ điều trị khỏi là (100%) và thời gian điều trị khỏi là (2,88 ngày). Từ đó cho thấy tỷ lệ điều trị khỏi cao hơn kết quả khảo sát của chúng tôi và về thời gian điều trị cũng cho kết quả nhanh hơn kết quả điều trị của chúng tôi

4.1.7. Giảm trọng của heo nái trong thời gian nuôi con

Theo Close và Cloe (2001), thì “giảm trọng của nái trong thời gian nuôi con tốt nhất là khoảng 10kg, giảm trọng lớn hơn hay nhỏ hơn đều không tốt, nếu sự giảm trọng của heo nái lớn hơn 10kg thì chứng tỏ nái nuôi con giỏi làm hao mòn cơ thể nhiều và thời gian phuc hồi thể trạng lâu hơn làm ảnh hưởng đến chu kỳ sinh sản kế tiếp. Ngược lại, heo nái giảm trọng ít chứng tỏ khả năng nuôi con kém, chất lượng đàn heo nái không tốt (trích Ngô Văn Sự)

Bảng 4.7: Giảm trọng của heo nái trong thời gian nuôi con



Lứa đẻ

Số nái

(con)


Tổng giảm trọng

(kg)


Giảm trọng bình quân (kg)

Lứa 1

7

90

12,85

Lứa 2

6

79

13,17

Lứa 3

6

80

13,33

Lứa 4

8

117

14,62

Lứa 5

5

73

14,60

Lứa 6

10

145

14,50

Tính chung

42

97,33

13,85

Biểu đồ 4.5: Giảm trọng heo nái trong thời gian nuôi con theo lứa

Qua kết quả khảo sát giảm trọng của heo nái nhận thấy, giảm trọng của heo nái lứa 1 là (12,85 kg) thấp hơn lứa 2, 3, 4, 5, 6. Kết quả trên cho thấy các lứa đẻ ở trại có khả năng nuôi con tốt do mức giảm trọng khá cao, tuy nhiên mức giảm trọng này lại làm cho đàn nái lâu phục hồi, ảnh hưởng đến lần sinh sản kế tiếp. Tuy nhiên trong thực tế hầu hết heo nái giảm trọng cao hơn chuẩn 10kg.

Theo Trần Thị Thảo (2010) tại trại heo Lê Hồng Soạn thì giảm trọng của heo nái là (14,05kg) và Ngô Văn Sự (2007) tại trại heo Thành An là (17,82kg), cho thấy giảm trọng của heo nái là cao hơn rất nhiều so với kết quả khảo sát.

4.2. Năng suất sinh sản trên heo nái theo lứa

Để số heo con đẻ ra trên ổ nhiều thì việc xác định thời điểm phối giống là rất quan trọng, thời điểm phối giống là lúc trứng rụng nhiều và tỷ lệ trứng phải được thụ tinh cao, chất lượng tinh tốt, tỷ lệ chết phôi trong giai đoạn mang thai thấp, heo nái là những giống sinh sản tốt, nái không mắc các bệnh truyền nhiễm gây chết phôi cao... Đây là một trong những chỉ tiêu khá quan trọng ảnh hưởng đến năng suất sinh sản trên nái. Kết quả khảo sát được trình bày qua bảng 4.8.

Bảng 4.8: Năng suất sinh sản trên heo nái






SHCĐRTO

SHCSSCS

SHCCN

TLBQHCCN

Tổng chung

(n = 42)


11,35

11,02

10,85

1,40

Lứa 1

(n = 7)


10,43

9,14

8,86

1,25

Lứa 2

(n = 6)


12,00

12,00

11,67

1,51

Lứa 3

(n = 6)


12,16

11,83

11,67

1,43

Lứa 4

(n = 8)


12,87

12,25

12,12

1,56

Lứa 5

(n = 5


11,6

11,00

10,6

1,32

Lứa 6

(n = 10)


10,8

9,9

10,2

1,36

P












Ghi chú: SHCĐRTO: Số heo con đẻ ra trên ổ

SHCSSCS: Số heo con sơ sinh còn sống

SHCCN: Số heo con chọn nuôi

TLBQHCCN: Trọng lượng bình quân heo con chọn nuôi.

4.2.1. Số heo con đẻ ra trên ổ

Qua quá trình khảo sát 42 heo nái thì số heo con đẻ ra trên ổ là (11,35 con). Trong đó số heo con đẻ ra của lứa 1 là (10,43con) thấp hơn trên nái ở lứa thứ 2, 3, 4, 5, 6. Từ sự khác biệt trên là do heo nái ở lứa thứ 1 chưa thành thục về sinh sản và hệ thống sinh dục cũng chưa thật sự hoàn chỉnh. Kết quả khảo sát trên cũng phù hợp với Trần Thị Thảo (2010) số heo con đẻ ra ở lứa 1 là (10,06con/ ổ) là thấp nhất .

Kết quả khảo sát của chúng tôi về số heo con sơ sinh trên ổ ở 42 heo nái là (11,35 con), là cao hơn so với kết quả của Nguyễn Thị Tuyết Linh (2005) ở trại heo Gò Sao là (10,52 con/ ổ) và Trần Thị Ban Mai (2003) khảo sát tại trại heo Phước Long (8,93 con/ ổ). Nhìn chung số heo con đẻ ra trên ổ ở các lứa của trại chăn nuôi Đức Hùng là tương đối tốt.

4.2.2. Số heo con sơ sinh còn sống

Số heo con sơ sinh còn sống chịu ảnh hưởng bởi thời gian đẻ của nái, lứa, giống, dinh dưỡng, quản lý chăm sóc trong thời gian mang thai và lúc sinh. Nếu thời gian đẻ lâu sẽ làm tăng số heo con chết ngộp, heo nái già cũng làm tăng nguy cơ chết trong giai đoạn mang thai. Những heo nái mắc bệnh truyền nhiễm cũng làm tăng khả năng chết phôi chết thai.

Kết quả khảo sát số heo con sơ sinh còn sống tính chung của 42 heo nái là (11,02 con/ ổ). Số heo con sơ sinh còn sống ở lứa 1 là (9,14 con/ ổ) là là thấp hơn lứa 2, 3, 4, 5, 6. Số heo con sơ sinh còn sống ở lứa 1 là thấp nhất vì ở lứa đẻ đầu tiên cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh và heo con dễ bị kẹt thai. Nhưng nhìn chung số heo con sơ sinh còn sống giữa các lứa đẻ tương đối phù hợp với chỉ tiêu số heo con đẻ ra trên ổ, điều này cho thấy số heo con chết ngộp giữa các lứa là không nhiều.

4.2.3. Số heo con chọn nuôi

Số heo con chọn nuôi phụ thuộc vào số heo con sơ sinh còn sống, thể trạng, trọng lượng. Số heo con chọn nuôi là của trại là những heo đạt trọng lượng > 0,8 kg và không bị dị tật. Số heo con chọn nuôi tính chung của 42 heo nái là (10,85 con/ ổ)

Số heo con ở lứa 1 là (8,86 con/ ổ) thấp nhất ở các lứa đẻ. Nhưng nhìn chung số heo con chọn nuôi ở các lứa 2, 3, 4, 5, 6 là tương đối đồng đều nhau.

Số heo con chọn nuôi bình quân của chúng tôi ghi nhận được là cao hơn so với kết quả của Trần Thị Thảo (2010) tại trại heo Lê Hồng Soạn là (8,58 con/ ổ), nhưng thấp hơn kết quả của Trần Quang Hiếu (2009) tại trại heo Hưng Việt là (10,99 con/ ổ). Sự khác biệt này do sự khác nhau về con giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm phòng, quản lý heo nái là khác nhau.

4.2.4. Số heo con cai sữa

Số heo con cai sữa trên ổ phụ thuộc nhiều vào yếu tố: Số heo con sơ sinh còn sống, số heo con chọn nuôi, khả năng nuôi con , khả năng tiết sữa, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, hạn chế các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến heo con trong quá trình theo mẹ. Kết quả số heo con cai sữa được trình bày qua bảng 4.9

Bảng 4.9: Số heo con cai sữa



SHCCS (con)

TLHCCS (kg/ổ)

TLBQHCCS

Tính chung

(n = 42)


10,37

72,70

7,02

Lứa 1 (n = 7)

8,43

59,84

7,10

Lứa 2 (n = 6)

10,83

77,45

7,15

Lứa 3( n = 6)

11,33

78,65

6,94

Lứa 4 (n = 8)

11,50

78,66

6,84

Lứa 5 (n = 5)

10,20

71,91

7,05

Lứa 6 (n = 10)

9,90

69,70

7,04

Trại chúng tôi khảo sát heo cai sữa lúc 28 – 30 ngày

Chú thích: SHCCS: Số heo con cai sữa

TLHCCS: Trọng lượng heo con cai sữa trên ổ

TLBQHCCS: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa

Số heo con cai sữa tính chung của 42 nái là 10,37 con/ ổ. Số heo con cai sữa thấp nhất là ở lứa thứ 1 (8,43 con/ ổ) thấp hơn ở lứa thứ 2, 3, 4, 5, 6. Kết quả khảo sát cho thấy số heo con cai sữa tương đối phù hợp với các lứa có số con chọn nuôi cao thì có số con cai sữa cao. Kết quả số heo con cai sữa tính chung của chúng tôi khảo sát được cao hơn kết quả khảo sát của Trần Thị Thảo (2010) tại trại heo Lê Hồng Soạn là (8,17 kg/ con) và kết quả khảo sát của Trần Quang Hiếu (2009) tại trại chăn nuôi Hưng Việt là (9,38 con/ ổ).

Kết quả khảo sát trọng lượng bình quân heo con cai sữa trên ổ tính chung của 42 heo nái là (7,02 kg/ con). Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ở các lứa là tương đương nhau. Kết quả này cao hơn kết quả khảo sát của Trần Thị Thảo (2010) tại trại heo Lê Hồng Soạn là (6,01 kg/ con), nhưng thấp hơn kết quả khảo sát của Hoàng Thanh Vân (2005) tại trại heo Phú Sơn là (7,26 kg/con)

Để trọng lượng heo con cai sữa cao cần tăng cường các biện pháp kỹ thuật như: cải thiện chất lượng con giống , sự tách ghép bầy heo con cho nái nuôi con phù hợp, tập cho heo con ăn sớm, can thiêp điều trị sớm làm ít ảnh hưởng đến heo con...

4.3. Biểu hiện bệnh trên heo con theo mẹ

4.3.1. Tỷ lệ chung

Bảng 4.10: Tỷ lệ chung



Số heo con khảo sát

(n = 454)



Tiêu chảy

(con)


Viêm khớp

(con)


Hô hấp

(con)


Tổng

(con)


Bệnh

98

6

22

126

Tỷ lệ (%)

21,58

1,32

4,84

27,38

Số ngày con nuôi (ngày)




12938







Số ngày con bệnh

343

42

110

495

Tỷ lệ (%)

2,65

0,33

0,85

3,83

Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ bệnh chung

Qua bảng 4.10 cho thấy tỷ lệ heo con bị tiêu chảy là (21,58%) chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là bệnh trên đường hô hấp (4,84%) và viêm khớp là (1,32%).

Theo Phùng Ứng Lân (1986), do khả năng điều tiết nhiệt độ chưa hoàn chỉnh nên

heo con rất nhạy cảm với sự thay đổi về thời tiết . Nhiệt độ quá cao hay quá thấp kết hợp ẩm độ cao ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu chảy và hô hấp. Theo Trần Thị Thảo (2010) tại trại heo Lê Hồng Soạn thì tỷ lệ tiêu chảy là (11,24%) là cao hơn so với kết quả chúng tôi khảo sát, và hô hấp là (2,60%) là thấp hơn kết quả khảo sát.

4.3.2. Tỷ lệ heo con bệnh theo tình trạng nái

Tỷ lệ heo con bệnh theo tình trạng nái được biểu hiện qua bảng 4.11.

Bảng 4.11: Tỷ lệ heo con bệnh theo tình trạng nái

TTnái

Chỉ tiêu


Tính chung

Bình thường

Viêm tử cung

Viêm vú

Sót nhau + sót thay

Sốt + sốt sữa

Bỏ ăn

Bại liệt

Số heo con khảo sát

454

110

189

12

92

20

22

9

Tiêu chảy

87

8

46

5

18

4

4

2

Tỷ lệ (%)

19,16

7,27

24,34

41,16

19,56

20,00

18,20

22,20

Hô hấp

22

6

8

0

2

4

0

0

Tỷ lệ (%)

4,85

5,45

4,23

0,00

2,17

20,00

0

0,00

Viêm khớp

6

1

3

0

2

0

1

0

Tỷ lệ (%)

1,32

0,91

1,06

0,00

2,17

0,00

4,54

0,00

Qua bảng 4.11 cho thấy heo con của những nái bình thường tình trạng bệnh lí ít hơn rất nhiều so với những heo con được nuôi bởi những heo mẹ bệnh. Bệnh xảy ra nặng nhất là tiêu chảy, heo mẹ bị viêm vú thì tịnh trạng tiêu chảy xảy ra nặng nề nhất (41,16%), kế đến là tiêu chảy do heo mẹ bị viêm tử cung (24,34%). Do heo mẹ bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến heo con, heo mẹ bệnh làm mất sữa hay trong sữa có độc tố, heo con bú sữa mẹ làm ảnh hưởng trực tiếp đến bộ máy tiêu hóa. Bệnh trên đường hô hấp và viêm khớp ít xảy ra hơn bệnh tiêu chảy.

4.4. Phương pháp điều trị tại trại

Phương pháp điều trị tại trại được trình bày qua bảng 4.12.

Bảng 4.12: Cách điều trị tại trại





tải về 439.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương