CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO



tải về 1.37 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.37 Mb.
#24138
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

II. Giáo dục Tiểu học

1. Mục tiêu

* Về sỹ số học sinh

Huy động số trẻ 6 - 10 tuổi ra lớp đạt 99%. Trong đó: trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,8% ; tỉ lệ chuyên cần đạt 95% trở lên đối với các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; 30% trở lên học sinh lớp 3 học NN 4 tiết/tuần.



* Về chất lượng

- Về hạnh kiểm: 99,5% trở lên thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh.

- Về học lực: xếp loại giáo dục Giỏi 16% trở lên; Khá 35% trở lên. Tỉ lệ chuyển lớp 97,3% (95% trở lên đối với các trường vùng sâu, vùng xa).

* Về trường chuẩn quốc gia: Phấn đấu công nhận mới 10 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

2. Nhiệm vụ

- Tập trung chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng, tăng cường sử dụng thiết bị dạy học. Tiếp tục dạy học đảm bảo nội dung đạt yêu cầu cơ bản, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

- Triển khai Tổ chức dạy công nghệ tiếng Việt trong toàn tỉnh; dạy học cả ngày đối với Tiểu học trong toàn tỉnh; mở rộng mô hình trường học mới VNEN, hạn chế mở các lớp ghép, huy động học sinh khối lớp 3,4,5 về học tại điểm trường chính, đặc biệt là các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh; quan tâm, chú trọng kiểm tra đánh giá chất lượng các đơn vị giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

III. Giáo dục Trung học

1. Mục tiêu



* Về sĩ số: Huy động trên 97% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6; trên 90% trẻ em trong độ tuổi THCS đến trường; giảm tỉ lệ bỏ học: THCS dưới 1,2%; THPT dưới 6%.

* Về chất lượng

Về xếp loại hạnh kiểm cấp THCS, THPT

- THCS: xếp loại hạnh kiểm: 99% TB trở lên, trong đó khá - tốt đạt 90% trở lên.

- THPT: xếp loại loại hạnh kiểm: 99% TB trở lên, trong đó khá - tốt đạt 90% trở lên.

Về xếp loại học lực cấp THCS, THPT

- THCS: xếp loại học lực từ trung bình đạt 90% trở lên, trong đó khá - giỏi là 31,2%; Tỷ lệ lên lớp sau thi lại (rèn luyện trong hè) 95% trở lên.

- THPT: xếp loại học lực từ trung bình đạt 85% trở lên, trong đó khá - giỏi đạt 32,4%; Tỷ lệ lên lớp sau thi lại (rèn luyện trong hè) 95% trở lên.

Về tốt nghiệp và trúng tuyển vào ĐH, CĐ

- Tỉ lệ tốt nghiệp THPT đạt 95% trở lên, trong đó các trường còn khó khăn đạt 90% trở lên.

- Tỉ lệ học sinh trúng tuyển vào Cao đẳng, Đại học/tổng số lượt học sinh dự thi: trên 55% (Đại học 40% trở lên).



* Về bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp và nghiên cứu khoa học: Phấn đấu Kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia đạt trên 03 giải. Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh trên 35% trên tổng số học sinh dự thi; có giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật, sáng tạo kỹ thuật.

2. Nhiệm vụ

- Tiếp tục triển khai đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh; quan tâm, chú trọng kiểm tra đánh giá chất lượng các đơn vị giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Phấn đấu kiểm tra, đánh giá trực tiếp trên 20% tổng số trường THCS.

- Đổi mới công tác quản lý GDTrH theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động và năng lực thực hiện của các nhà trường về kế hoạch giáo dục; nâng cao hiệu lực - hiệu quả quản lý đối với các trường học; chú trọng bồi dưỡng năng lực giáo dục đạo đức, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá; tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức, phối hợp giáo dục toàn diện quản lý học sinh.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cấp quốc gia (từ tháng 6/2014 đến hết tháng 12/2014); Đặc biệt với trường THPT: Chuyên Lê Quý Đôn, Than Uyên, DTNT tỉnh chú trọng, thực hiện tốt các nhiệm vụ: Ôn luyện thi vào các trường chuyên nghiệp, Bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp và tổ chức nghiên cứu khoa học.

- Duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.

IV. Giáo dục thường xuyên

1. Mục tiêu

* Về sĩ số

- Tỷ lệ tuyển sinh lớp 10: Từ 90% trở lên so với kế hoạch giao.

- Tỉ lệ huy động học viên ra lớp: Từ 90% trở lên.

- Tỉ lệ chuyên cần: 85% trở lên; giảm tỷ lệ bỏ học xuống dưới 10%.



* Về chất lượng

- Xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt từ 75% trở lên; học lực Khá, Giỏi từ 10% trở lên.

- Tỉ lệ chuyển lớp thẳng từ 70% trở lên.

- Tỉ lệ chuyển lớp sau thi lại đạt 90 % trở lên.

- Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp BTTHPT đạt từ 85 đến 90%.

- Tỉ lệ biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 25 đạt 96% trở lên; từ 26 đến 60 tuổi đạt 80% trở lên.

- 100% các đơn vị triển khai thực hiện công tác tư vấn hướng nghiệp.

- 50% trở lên trúng tuyển thẳng ĐH, CĐ trong đó: đại học trên 25%.

- Tuyển sinh cử tuyển đạt 100%; đào tạo theo địa chỉ sử dụng 70% trở lên.

2. Nhiệm vụ

- Đổi mới công tác quản lý, tăng cường nề nếp, kỷ cương trong các TTGDTX; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên các trung tâm GDTX; đa dạng hóa nội dung, chương trình và hình thức học tập; đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên; tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong các trường trung học phổ thông.



- Củng cố mô hình hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân và xây dựng xã hội học tập; thực hiện tốt công tác liên kết đào tạo theo nhu cầu và lĩnh vực còn thiếu.

C. Giải pháp

1. Các cấp quản lý giáo dục chủ động, tích cực làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các sở, ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, các lực lượng vũ trang và nhân dân, tạo nên sự đồng thuận của toàn xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu mới.

2. Căn cứ chủ trương, Nghị quyết và cơ chế, chính sách của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; ngành tiếp tục rà soát lại Nghị định 115/2010/NĐ-CP, Thông tư 47/2011/TTLT-BGDĐT- BNV để tham mưu và phân cấp mạnh cho cơ sở đồng thời làm tốt công tác tham mưu theo lĩnh vực phụ trách.

3. Đẩy mạnh công tác dân vận, dân chủ ở cơ sở; tham mưu ban hành văn bản ngắn gọn, thống nhất xuyên suốt, dễ thực hiện. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, tập trung vào người đứng đầu trong việc điều hành các hoạt động giáo dục; ban hành thước đo chất lượng giáo dục; thanh tra, kiểm tra đột xuất, tập trung vào chất lượng sản phẩm đầu ra. Thực hiện cam kết về số lượng, chất lượng giáo dục: Giáo viên đăng ký với Hiệu trưởng, Hiệu trưởng đăng ký với Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo đăng ký với Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

4. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung công tác quản lý trong toàn ngành; xây dựng chế tài xử lý đối với nhà giáo, CBQL không hoàn thành nhiệm vụ; xử lý kiên quyết đối với đối với nhà giáo, CBQL vi phạm cam kết. Đổi mới công tác bồi dưỡng CBQL, GV đặc biệt là CBQL theo hướng thiết thực, hiệu quả và theo nhu cầu người học; thực hiện tốt chế độ chính sách cho người dạy người học đặc biệt là công tác nuôi dưỡng học sinh bán trú.

5. Tiếp tục đổi mới phương pháp tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua, coi trọng việc hướng về cơ sở; đảm bảo thực hiện đồng bộ bốn khâu: phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện những điển hình tiên tiến ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trong đó chú trọng khen thưởng người trực tiếp giảng dạy, người lao động và các lĩnh vực quản lý, sỹ số học sinh, nuôi dưỡng học sinh, môi trường.

6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và học tập; chú trọng hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh thay cho việc dạy học mang tính hàn lâm thiếu thực hành, thiếu vận dụng hiểu biết; tăng cường tổ chức cho học sinh học tập, nghiên cứu, làm việc theo nhóm. Chỉ đạo dạy học ngoại ngữ 4 tiết/tuần cho học sinh lớp 3; tổ chức dạy công nghệ tiếng Việt trong toàn tỉnh và dạy học cả ngày đối với tiểu học nơi có điều kiện.

7. Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh, tổ chức cho học sinh tập hát Quốc ca, đảm bảo 100% học sinh hát đúng nhạc và lời Quốc ca; tạo điều kiện cho trẻ Mầm non được nghe Quốc ca thường xuyên. Giáo dục học sinh thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng; duy trì nền nếp hoạt động văn hóa, thể thao tại các trường bán trú; chỉ đạo các cấp học tập thể dục buổi sáng, tập thể dục giữa giờ vào tất cả các ngày học chính khóa; sử dụng các bài tập thể dục buổi sáng và giữa giờ hiện có hoặc biên soạn mới phù hợp với độ tuổi của học sinh.

8. Phối hợp tốt các cấp chính quyền rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, lập kế hoạch để mở rộng diện tích đất cho các trường học (nơi có điều kiện) hoặc chuyển địa điểm đối với các trường không có khả năng mở rộng tại chỗ để đảm bảo đủ tiêu chí cho các trường trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục; lồng ghép hiệu quả các nguồn kinh phí tăng cường cơ sở vật chất cho các cấp học và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Trên đây là báo cáo tổng kết năm học 2013 - 2014 và các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2014 - 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo, kính mong sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, để Ngành hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra./.

Nơi nhận:

- Tỉnh ủy;

- Hội đồng nhân dân tỉnh;

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;

- UBND tỉnh;

- Lãnh đạo Sở (để b/c);

- UBND các huyện, thành phố (được biết);

- Các phòng Giáo dục và Đào tạo (thực hiện);

- Các đơn vị trực thuộc Sở (thực hiện);

- Website Sở (đăng tải);



- Lưu VT, VP .

GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
Đỗ văn Hán





Biểu 1

Biểu 1

THỐNG KÊ HỌC SINH BỎ HỌC NĂM HỌC 2013- 2014


























































TT

Chỉ tiêu

Tổng số

Trong đó

Số

Trong đó

Tỷ lệ %

Số học sinh bỏ học theo các nguyên nhân (3)




 

 

học sinh đầu năm học

Nữ

Dân tộc ít người

học sinh bỏ học (1)

Nữ

Dân tộc ít người

học sinh bỏ học (2)

Có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn

Học lực yếu kém

Xa trường, đI lại khó khăn

Ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh

Do kỳ thị

Nguyên nhân khác




1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15




 

Tổng số

87,912

40.398

78,857

1.279

460

1,218

22

630

95

9

7

0

538




1

Học sinh Tiểu học

50,164

24,122

45,332

92

47

92

0.18

54

1

4

0

0

33




2

Học sinh THCS

27,976

12,482

25,488

406

208

405

1.45

264

14

0

3

0

125




3

Học sinh THPT

7,584

3,211

6,006

482

127

440

6.36

114

80

5

4

0

279




4

Học sinh GDTX

2,188

583

2,031

299

78

281

13.67

198

0

0

0

0

101




















































































































Biểu 1:

Biểu 2

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HAI MẶT GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC NĂM HỌC 2013-2014


tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương