CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO



tải về 1.37 Mb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.37 Mb.
#24138
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

3. Giáo dục Tiểu học

- Chỉ đạo các đơn vị giáo dục điều chỉnh nội dung và các yêu cầu các môn học, các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học, quan tâm tới giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng và theo hướng động viên, khuyến khích, tăng cường nhận xét của giáo viên về sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh tự tin, vui thích với các hoạt động học tập chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục. Các chương trình dạy được linh hoạt và thực hiện theo quy định:

+ Môn học Tiếng Anh: Thí điểm dạy 4 tiết/tuần theo chương trình thử nghiệm của Bộ GD&ĐT đã được dạy thí điểm tại 7/8 đơn vị huyện, thành phố với 84 lớp/14 đơn vị trường học có 2.294 học sinh. Kết quả đạt được năm học 2013-2014 học sinh xếp loại giỏi 1079 em (tỷ lệ 47%), Khá 787 em (tỷ lệ: 34%), TB 408 em (tỷ lệ 18%), Yếu 20 (chiếm tỷ lệ: 1%).

+ Môn tiếng Việt lớp 1: Học theo tài liệu Công nghệ giáo dục được thực hiện tại 8/8 huyện, thành phố với 60 trường 168 lớp 2992 học sinh. Tổng số trường tham gia Dự án Mô hình trường học mới VNEN năm học 2013 - 2014: 15 trường, 126 lớp, 2437 học sinh. Trong đó: có 12 trường trong Dự án VNEN với tổng số 116 lớp, 2263 học sinh và 03 trường nhân rộng với 10 lớp bằng 174 học sinh, xếp loại giỏi 663 em đạt tỷ lệ 29,7%, xếp loại khá 905 em đạt tỷ lệ 40,5 %, Trung bình 657 em đạt tỷ lệ: 29,4%, Xếp loại Yếu 7 học sinh chiếm tỷ lệ 0,4%.

- Đề cao tính chủ động của giáo viên trong quá trình giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm đã khơi nguồn kiến thức từ chính bản thân học sinh. Giáo viên không áp đặt học sinh, thay vào đó là tìm ra nguyên nhân của vấn đề và giải quyết một cách hợp lý để thu hút học sinh học tập vì vậy chất lượng chuyển biến tích cực, học sinh đi học chuyên cần hơn. Kết quả (biểu 2,3):

Có 49.972 học sinh tham gia đánh giá xếp loại 49.221 (học sinh không tham gia kiểm tra đánh giá 751 em; trong đó khuyết tật 746 em, ốm 5 em).



Hạnh kiểm :

Thực hiện đầy đủ: 48.884/49.221/ = 99,3 % (tăng 0,1%).

Thực hiện chưa đầy đủ: 337/49.221 = 0,7 % (giảm 0,1%).

Xếp loại giáo dục:

Giỏi: 9.071/ 49.221= 18,4% (tăng 2,2 %)

Khá: 15.930/49.221 = 32,4 % (tăng 0,5 %)

TB: 22.669/49.221 = 48,75 % (giảm 2,7.%)

Yếu: 1.551/ 49.221= 3,2% (tương đương với năm học trước)

- Huy động 6 tuổi vào lớp 1: 10.503/10.520 = 99,8/ %, giảm 0,01%.



- Học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình TH (tính đến 31/5/2014): 8.553/8.759 = 97.6 %, tăng 1,2 %.

Năm học 2013 – 2014, Giáo dục Tiểu học tập trung nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, công tác kiểm tra, tư vấn cho các trường học được tiến hành thường xuyên vì vậy năng lực quản lý và chất lượng giáo dục được nâng lên, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến các đối tượng học sinh, cá biệt còn Ban Giám hiệu và các tổ chuyên môn kiểm tra nội bộ, kiểm tra hồ sơ, dự giờ chưa thường xuyên; việc lưu hồ sơ chưa tốt như trường Tiểu học Nậm Hăn huyện Sìn Hồ, việc đánh giá học sinh chưa chặt chẽ, chưa sát với nhận thức của học sinh như Tiểu học số 1 Pa Ủ huyện Mường Tè, PTDTBT TH Vàng Ma Chải huyện Phong Thổ.

4. Giáo dục Trung học

- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị giáo dục xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp quản lý và dạy học; thực hiện nội dung giáo dục địa phương, lồng ghép tích hợp các nội dung theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; phối hợp với ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lai Châu đưa Tài liệu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu vào giảng dạy môn Lịch sử cấp THPT; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch biên soạn “Tài liệu văn hóa tỉnh Lai Châu” và hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông.

- Giao quyền cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ động xây dựng kế hoạch dạy học theo đối tượng vùng miền; tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực phù hợp với đối tượng và điều kiện dạy học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh

- Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm; chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu; tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ trên lớp đồng thời coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà; đối với vùng thuận lợi hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất vì vậy học sinh có học lực khá, giỏi tăng, cụ thể:

Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực cấp THCS (biểu 4,5)

Hạnh kiểm: Tốt: 16.073 hs = 58,54% (tăng 0.05%)

Khá: 8.361 hs = 30.45% (giảm 0.18%)

TB: 2.968 hs = 10.81% (giảm 0,27%)

Yếu: 55 hs = 0,20% (giảm 0,03%)

Không XL (học sinh khuyết tật): 0 hs

Học lực: Giỏi: 1.118 hs = 4.07% (tăng 0,81%)

Khá: 7.368 hs = 26.83% (tăng 2.84%)

TB: 16.349 hs = 59.54% (giảm 2.99%)

Yếu: 2.590 hs = 9.43% (giảm 0,52%)

Kém: 32 hs = 0.11 % (giảm 0,06%)

Không XL: 0 hs

Huy động hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6: 7.798/7.973 đạt 97.8% %, tăng 0.01% so với năm học trước.

Kết quả tốt nghiệp THCS: Tổng số học sinh tốt nghiệp 5.991/6.011 hs dự xét tốt nghiệp, đạt 99.7 % bằng tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS năm học trước.



Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực cấp THPT (biểu 6,7):

Hạnh kiểm: Tốt: 4.271 hs = 61,3% (tăng 0.43%)

Khá: 1.901 hs = 27.3% (tăng 0.09%)

TB: 673 hs = 9.7% (giảm 0.61%)

Yếu: 124 hs = 1.78% (tăng 0.10%)

Không XL: 4 hs = 0,06% (tăng 0.03%)

Học lực: Giỏi: 163 hs = 2.34% (tăng 0,30%)

Khá: 2.087 hs = 29.9% (tăng 5.00%)

TB: 3.661 hs = 52,5% (tăng 0.80%)

Yếu: 971 hs = 13.9% (giảm 5.18%)

Kém: 91 hs = 1.3% (giảm 0,94%)

Không XL: 0 hs

Kết quả trúng đại học cao đẳng năm 2013 là 993 lượt thí sinh đỗ/ 1906 lượt thí sinh dự thi chiếm tỷ lệ 52,1% tăng so với năm trước 9,86%.

Huy động học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào THPT: 4134/5907 đạt 70 %, tăng 8,4% so với năm học trước.



Kết quả tốt nghiệp THPT (biểu 9): 99,56% so với năm học trước tăng 5,48%.

Học sinh giỏi lớp 12 cấp quốc gia (biểu 11): 7 giải (3 giải ba, 4 giải khuyến khích)

Giáo dục Trung học còn hạn chế chưa khắc phục được: Đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học tại một số trường còn chậm, chưa sâu sắc, định hướng chưa rõ ràng; cá biệt còn hình thức, chưa gắn với hiệu quả giờ lên lớp; sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn chưa thực sự góp phần đổi mới PPDH và đổi mới kiểm tra đánh giá. Công tác quản lý ở một số trường còn yếu, chưa quan tâm đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính; lỏng lẻo trong công tác quản lý, kiểm tra như THCS Sì Lở Lầu huyện Phong Thổ, PTCS Nậm Khao huyện Mường Tè, PTDTBT THCS Hố Mít huyện Tân Uyên, THPT Bình Lư, PTDTBT THCS Nậm Ban huyện Nậm Nhùn, PTDTNT Tam Đường. Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần ở một số thời điểm trong năm thấp, học sinh bỏ học nhiều như một số trường THCS huyện Phong Thổ, Mường Tè; THPT Phong Thổ, THPT Mường Kim, THPT Mường Than.

5. Giáo dục thường xuyên – Chuyên nghiệp

- Thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, công tác tư vấn trường học; giáo dục nghề phổ thông; thực hiện tốt các yêu cầu tuyển sinh, cử tuyển và kiên kết; năm học 2013 - 2014 liên kết với các trường ĐH, HV mở mới 03 lớp với 184 học viên, đang tuyển 04 lớp với chỉ tiêu 300 học viên; hiện duy trì đào tạo của năm 2013 là 14 lớp với 1286 học viên.

- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức học tập nâng cao trình độ văn hóa của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, người lao động; nâng cao hiệu lực và chất lượng 92/108 TTHTCĐ trong việc phối hợp với Trung tâm văn hóa – Thể thao các xã, phường thị trấn. Tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức và cá nhân liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng cho nhân dân về kĩ năng sống; phổ biến kiến thức khoa học, kiến thức pháp luật, bình đẳng giới…

- Tăng cường công tác quản lý, chú trọng yêu cầu thực hiện nền nếp, quy chế chuyên môn, thực hiện đổi mới, đầu tư vào công tác giảng dạy từ soạn giảng, chuẩn bị đồ dùng dạy học, chống dạy chay. Thực hiện kiểm tra, chấm trả bài đúng yêu cầu, công bằng trong đánh giá. Các trung tâm có nhiều cố gắng trong việc tổ chức hội thảo về dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng và giảm tải nội dung chương trình theo hướng dẫn của Bộ và Sở để tập trung nâng cao chất lượng giảng dạy. Kết quả (Biểu 8):

Hạnh kiểm:

Tốt: 777/1846 = 42,1 (tăng 0,4 %)

Khá: 491/1846 = 26,6% (giảm 5,4 %);

TB: 145/1846 = 7,9% (TB tăng 1,1 %)

Yếu: 05/1846 = 0,3% (giảm 0,35 %.)

Không xếp loại: 428/1846 = 23,2% (tăng 0,6%)



Học lực:

Giỏi: 13/1846 = 0,7% (tăng 0,45 %)

Khá: 235/1846 = 12,7% (tăng 3,08 %)

TB: 1175/1846 = 63,7% (tăng 8,62%)

Yếu: 401/1846 = 21,7% (giảm 12 %)

Kém: 22/1846 = 1,2% (giảm 0,2%)



Tốt nghiệp BTTHPT (Biểu 10): 95,22%, so với năm học trước tăng 12,12%.

Tuy nhiên Năng lực của một số CBQL, GV còn hạn chế; dạy học theo đối tượng vùng miền thiếu linh hoạt, hiệu quả thấp; còn 299 học sinh bỏ học (TTGDTX Tam Đường, Tân Uyên). Chất lượng công tác chống mù chữ ở một số đơn vị thiếu bền vững, hồ sơ chưa đảm bảo; nhiều TTHTCĐ hoạt động chưa hiệu quả, chưa chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, phụ thuộc hoạt động vào cấp trên vào các ban ngành đoàn thể, các chương trình của Dự án khác.

III. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

1. Phát triển đội ngũ (biểu 12)

- Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành: 13.060 giảm 220 = -1,66% (Nữ 8.683, giảm 130 = -1,48%, dân tộc 4.750 tăng 18 = 0,38%); trong đó: 1.142 CBQL, tăng 15 = 1,33%; Giáo viên 9.511, giảm 213 = -2,19%; Cán bộ Phòng GD&ĐT 208, tăng 16 = 8,33%; CB Văn phòng Sở GD&ĐT 54, tăng 2 = 3,85%; BQL Sở 12, giảm 2 = -14,29%; Công đoàn ngành 2; Khuyến học 2; Nhân viên 2.130, giảm 37= -1,71.



- Có 4.071 đảng viên = 31,17% so với cùng kỳ năm học trước tăng 2,12%; có 368 chi bộ độc lập, 36 chi bộ ghép.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ

- Ngành Giáo dục và Đào tạo thí điểm thực hiện sát hạch đánh giá năng lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tại huyện Phong Thổ trên cơ sở đó trong năm học tới triển khai chỉ đạo sát hạch đánh giá năng lực đội ngũ trong toàn ngành, chất lượng đội ngũ công chức, viên chức từng bước ổn định và nâng lên. Tỷ lệ nhà giáo đạt trình độ chuẩn đạt 98,7%; ngành từng bước thực hiện có hiệu quả nội dung công tác quản lý cán bộ, viên chức theo quy định.

- Thực hiện chi trả đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách của nhà nước, của tỉnh đối với đội ngũ nhà giáo. Quan tâm động viên thăm hỏi giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn trong dịp 20/11, tết Nguyên đán. Nhiều đơn vị giáo dục cố gắng trong việc tự chủ tài chính và có tháng lương thứ 13 cho công chức, viên chức, nhân viên, như: Cơ quan Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo, PTDTNT Ka Lăng, PTDTNT Sìn Hồ, PTDTNT Mường Tè, TTGDTX Than Uyên, THPT Sìn Hồ, TTGDTX Tân Uyên; một số trường trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo Nậm Nhùn...

- Tiếp tục thực hiện tốt cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí; phổ biến giáo dục pháp luật trong toàn ngành. Thực hiện Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; Quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận khéo.

- Thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác cán bộ; công tác quản lý công chức, viên chức tại đơn vị; đảm bảo chế độ làm việc theo quy định của Nhà nước; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, công đoàn kịp thời nắm bắt thái độ tư tưởng chính trị, tâm tư nguyện vọng từng cá nhân; phát hiện nhanh chóng những biểu hiện sai trái, suy nghĩ sai lệch để có biện pháp ngăn chặn, không để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ, thắc mắc, khiếu nại không đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

- Các hội thảo, hội thi nâng cao chất lượng đội ngũ, phong trào thi đua “Hai tốt” được triển khai sâu rộng, nhiều thầy cô giáo ở vùng sâu, vùng xa tâm huyết với nghề, đúc rút kinh nghiệm về công tác quản lý, công tác giảng dạy, chủ nhiệm… chia sẻ với đồng nghiệp qua đó chất lượng đội ngũ được nâng lên; thi giáo viên dạy cấp tỉnh có nhiều tiết dạy hay, nhiều đồ dùng ứng dụng hiệu quả. Có 254 giáo viên đạt dạy giỏi cấp tỉnh, trong đó Mầm non 77 GV, TH 71 GV, THCS 82 GV, THPT 24 GV.



Năm học 2013 – 2014, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đóng góp quan trọng trong việc hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của năm học; tuy nhiên, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ theo Nghị quyết 04 còn hạn chế. Một số trường thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo công tác lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch thiếu tính khoa học; phân công nhiệm vụ chưa khoa học, thiếu dân chủ, công tác kiểm tra, đánh giá còn né tránh, nể nang dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao.

IV. Số lượng phòng học và huy động các nguồn lực xã hội

- Toàn ngành có 6.400 phòng học, số phòng học kiên cố 3.673 = 57,4%; bán kiên cố 1. 669 = 26,1%; phòng học tạm 1.058 phòng = 16,5%. Hiện còn 207 phòng học nhờ (trong đó MN: 85 phòng; TH: 69 phòng; THCS: 27; THPT: 24 phòng; TTGDTX: 2 phòng).



- Trong năm học các đơn vị giáo dục đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục vì vậy các trường bán trú đã khắc phục khó khăn về quần áo, đồ dùng cho học sinh. Các tổ chức cá nhân ủng hộ các đơn vị trường học, học sinh vùng sâu vùng xa, vùng biên giới khó khăn: 7.798.080.417đ; 10.795 bộ quần áo ấm cho học sinh; 2.658 chăn bông; 1.008.326 quyển vở; 1668 bộ sách giáo khoa; 2.700.000kg gạo; 800 kiện mì tôm; 56 thùng sữa, 50 giường tầng, 06 tivi,15 xe đạp, 1.300 đôi ủng, 37 bộ bàn ghế, 02 nhà bán trú; 2.821 buổi lao động công ích tu sửa trường lớp, nhà bán trú cho học sinh. Các đơn vị làm tốt công tác xã hội hóa như Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tam Đường, Than Uyên, Phong Thổ, Mường Tè.
ĐÁNH GIÁ CHUNG

I. Kết quả đạt được

1. Toàn ngành đã quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và quan điểm chỉ đạo của tỉnh, tích cực tham mưu, phối hợp với chính quyền các cấp để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013-2014. Từ cơ quan quản lý đến các trường học nâng cao trách nhiệm, chủ động bàn đưa ra biện pháp sáng tạo, phù hợp với thực tiễn giáo dục của địa phương, phát huy tốt nội lực của ngành và sự ủng hộ của toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; tạo được niềm tin của chính quyền địa phương, của cha mẹ học sinh đối với ngành.

2. Các cuộc vận động và phong trào thi đua tiếp tục được đẩy mạnh đã hướng tới người trực tiếp giảng dạy đã tạo nên động lực mới trong phong trào thi đua “Hai tốt”; đồng thời đã khắc phục được thi đua khen thưởng tập trung vào Lãnh đạo và vùng thuận lợi của những năm học trước. Năm học 2013 – 2014 xuất hiện nhiều điển hình giáo viên vùng khó khăn, biên giới hẻo lánh tâm huyết với nghề, nghiên cứu đưa ra các kinh nghiệm hay cùng đồng nghiệp vận dụng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.

3. Công tác quản lý tiếp tục được đổi mới, đẩy mạnh theo yêu cầu tăng cường phân công, phân cấp, tăng quyền tự chủ, xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. Quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần, tâm tư nguyện vọng của đội ngũ, nhiều trường học có tháng lương thứ 13 cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Đội ngũ CBQL, GV thường xuyên được bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp; tâm huyết, yêu nghề, xây dựng môi trường thân thiện, đoàn kết.

4. Việc đạt và vượt các chỉ tiêu nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 có tác động thuyết phục, ảnh hưởng tốt trong các trường học và ngoài xã hội với nhiều giải pháp phù hợp vận dụng linh hoạt trong công tác chỉ đạo với phương châm “Quyết liệt, kiên trì” trong việc nâng cao công tác quản lý, công tác giảng dạy và công tác bán trú ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vì vậy chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, chất lượng học sinh giỏi các cấp được cải thiện.

5. Thực hiện đổi công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT cùng với những đổi mới trong cách ra đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị giáo dục tư vấn, định hướng cho học sinh tự chọn môn thi, tập trung ôn thi theo hướng đánh giá năng lực, tăng vận dụng kiến thức gắn với các vấn đề thực tiễn, tạo điều kiện để học sinh thể hiện tình cảm, tư duy riêng đã tạo hứng thú cho học sinh trong học tập và làm bài thi vì vậy kết quả tốt nghiệp 2 hệ tăng.

6. Công tác tham mưu với tỉnh và phối hợp với các huyện, thành phố trong việc đầu tư ngân sách cho công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi có nhiều tiến bộ vì vậy 8/8 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi theo đúng kế hoạch đề ra.

II. Hạn chế yếu kém

1. UBND tỉnh, thành phố và các huyện luôn ưu tiên kinh phí xây dựng trường lớp, song do số lượng học sinh trong độ tuổi đến trường tăng cao hàng năm (ở mầm non và tiểu học) vì vậy chưa đủ phòng ở cho giáo viên, phòng ở cho học sinh bán trú, các công trình phụ trợ, lớp học cho độ tuổi nhà trẻ và 3 tuổi; chưa phủ kín lớp học 2 buổi/ngày ở cấp Tiểu học; một số chỉ tiêu theo Nghị quyết 04 chưa đáp ứng được yêu cầu.

2. Còn tồn tại cán bộ quản lý vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn yếu về công tác tham mưu, lập kế hoạch, ỉ lại vào cấp trên, chưa sát sao với phong trào giáo dục của địa phương, chưa quan tâm đến giáo viên và công tác tự bồi dưỡng của giáo viên vì vậy chưa đưa được phong trào giáo dục đi lên.

3. Hạn chế của năm học 2012 – 2013 đến năm học này chưa khắc phục được đó là tình hình học sinh bỏ học chưa được cải thiện, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần ở một số xã khó khăn những ngày thời tiết mưa, rét, sau tết và ngày mùa còn thấp; số học sinh giảm so với đầu năm học còn cao (1.279 học sinh bỏ học so với năm học trước tăng 136 em, trong đó Tiểu học 92 học sinh, THCS 406 học sinh, THPT 482 học sinh, GDTX 299 học viên).

III. Bài học kinh nghiệm

           1. Chủ động, tích cực làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các sở, ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, các lực lượng vũ trang và nhân dân, tạo nên sự đồng thuận của toàn xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu mới.



2. Năm học 2013 - 2014, ngành chọn khâu đột phá là tập trung quan tâm người đứng đầu trong các đơn vị trường học; tổ chức sát hạch cán bộ quản lý, giáo viên huyện Phong Thổ qua đó rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ; chỉ đạo các cấp quản lý giáo dục kiên trì sâu sát trong công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn giáo viên, khích lệ giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh để học sinh học tập chuyên cần; tập trung vào giáo dục vùng sâu vùng xa, vùng cao, vùng khó khăn vì đây là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng đại trà.

3. Đội ngũ nhà giáo và CBQL là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục vì vậy tăng cường bồi dưỡng, kiểm tra, tư vấn công tác lập kế hoạch, tiến hành dự báo thường xuyên, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp; đồng thời sắp xếp lại đội ngũ phù hợp với năng lực, phẩm chất từng người. Thường xuyên bồi dưỡng tư tưởng chính trị, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, ý thức trách nhiệm, năng lực chuyên môn cho CBQL và giáo viên nhằm phát huy cao nhất năng lực của đội ngũ.
Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2014 – 2015
Năm học 2014 -2015, là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, Nghị quyết 04/NQ-TU ngày 20/7/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới, đồng thời triển khai thực hiện chương trình hành động Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của Tỉnh ủy. Để đạt các chỉ tiêu của Nghị quyết Đảng bộ tỉnh toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sau:

A. Mục tiêu, nhiệm vụ chung

I. Mục tiêu chung

1. Nâng cao chất lượng giáo dục, tập trung vào giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

2. Phấn đấu tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi.

3. Duy trì củng cố nâng cao chất lượng phổ cập đặc biệt là phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.



II. Nhiệm vụ chung

1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị; tổ chức tốt các phong trào thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của tỉnh gắn với đặc thù của ngành góp phần nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

2. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục kĩ năng sống, công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh; tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh. Giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục về chủ quyền biển, đảo, tiết kiệm năng lượng; tiếp tục đưa tài liệu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu, tài liệu văn hóa tỉnh Lai Châu vào giảng dạy ở cấp THPT.

3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra và công tác kiểm tra nội bộ các trường học. Tăng cường thanh tra quản lý nhà nước về giáo dục, xử lý nghiêm, kiên quyết các sai phạm và thông báo công khai, trung thực. Thực hiện việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ; nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học.

5. Phối hợp với các sở, ban ngành, huyện thành phố đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học; trang thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập GDTHĐĐT và phổ cập GDTHCS. Đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và công tác xóa mù chữ cho người lớn; đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nhân lực, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.



B. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của các cấp học

I. Giáo dục Mầm non

1. Mục tiêu

- Phấn đấu 139/139 trường thực hiện chương trình GDMN mới; duy trì tỷ lệ trẻ ăn bán trú trên 90% ; giảm tỷ lệ SDD so với đầu năm học ít nhất 0,5% (tỷ lệ toàn tỉnh dưới 15%); tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu giáo dục trên 90%. Duy trì 108/108 đơn vị cấp xã, 8/8 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDMNTNT.

- Công nhận mới 5 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I.

2. Nhiệm vụ

- Tập trung chỉ đạo rà soát và hoàn thiện các tiêu chuẩn phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, đặc biệt về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên trình tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn.

- Xây dựng môi trường giáo dục tích cực, thân thiện gần gũi, gắn bó để trẻ có cơ hội phát triển toàn diện, giáo dục kỹ năng sống phù hợp với trẻ vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Phối hợp chỉ đạo tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng trẻ 5 tuổi theo chuẩn phát triển chính xác, định hướng điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp.

- Tiếp tục tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương về quy hoạch trường mầm non đảm bảo đủ diện tích theo quy định của Điều lệ trường mầm non; quan tâm mở rộng và nâng cấp phòng học dành cho các nhóm trẻ; các công trình vệ sinh, nước sạch, bếp ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn, phù hợp; không ép trẻ 5 tuổi tập đọc, viết chữ, học trước chương trình lớp 1.

- Chú trọng chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo dân tộc; chỉ đạo bồi dưỡng năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Thực hiện đổi mới phương pháp trong phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. Chỉ đạo từng bước giảm số lớp ghép nhiều độ tuổi. Duy trì tỷ lệ trẻ ăn trưa ở trường; Đảm bảo an toàn VSTP, phòng tránh tai nạn thương tích trong GDMN, tiêm phòng và uống vắcxin đúng quy định.



tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương