CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO



tải về 1.37 Mb.
trang1/11
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.37 Mb.
#24138
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

UBND TỈNH LAI CHÂU

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 510 /BC-SGD&ĐT


Lai Châu, ngày 05 tháng 8 năm 2014

BÁO CÁO

Tổng kết năm học 2013 - 2014

Triển khai nhiệm vụ năm học 2014 - 2015

Năm học 2013 - 2014 là năm học diễn ra vào thời điểm gắn liền với sự kiện chính trị quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo và của tỉnh: Kỷ niệm 45 năm lần cuối cùng Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục (15/10/1968 – 15/10/2013); Kỷ niệm 105 năm ngày thành lập tỉnh Lai Châu (28/6/1909 - 28/6/2014); 65 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Lai Châu (10/10/1949 - 10/10/2014); 10 năm chia tách, thành lập tỉnh và nâng cấp thị xã Lai Châu lên thành phố trực thuộc tỉnh.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự góp sức của các cấp, các ngành và toàn xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo đã bám sát kế hoạch, nỗ lực phát huy thành tích, khắc phục khó khăn, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động và phong trào thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học với những kết quả cụ thể như sau:
Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2013-2014
A. Công tác tham mưu và chỉ đạo

I. Công tác tham mưu và phối hợp

1. Công tác tham mưu

Ngành Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong đó có:

- Quyết định số 704/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 về việc phê duyệt Kế hoạch thời gian năm học 2013-2014 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

- Nghị quyết số 72/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của HĐND tỉnh Quy định mức chi thực hiện xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông, thi học sinh giỏi tại tỉnh.

- Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 23/8/2013 của UBND tỉnh về nhiệm vụ năm học 2013 - 2014.

- Quyết định số 14/2013/QĐ- UBND ngày 07/8/2013 của UBND tỉnh Lai Châu về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước của sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu.

- Quyết định số 1437/QĐ-UBND, ngày 07/11/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2013-2016.

- Quyết định số 32/2013/QĐ-UBND ngày 14/11/2013 của UBND tỉnh về việc Ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

- Quyết định số 33/2013/QĐ-UBND tỉnh Lai Châu về việc quy định điều kiện cụ thể được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ đối với học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Quyết định số 1849/2013/QĐ-UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt số lượng học sinh được hỗ trợ gạo năm học 2013-2014 theo Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ và điều chỉnh phân bổ gạo hỗ trợ của học kỳ I, năm học 2013-2014…

2. Công tác phối hợp:

- Với Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy: tổ chức quán triệt và triển khai học tập các Nghị quyết của Đảng trong đó có Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; bồi dưỡng chính trị cho cán bộ quản lý, giáo viên trong toàn ngành.

- Với Ban dân vận Tỉnh ủy kiểm tra các đơn vị giáo dục thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận.

- Với Sở Nội vụ: tổ chức kiểm tra, sát hạch xét tuyển dụng giáo viên các cấp học trong tỉnh; với Biên phòng tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ tỉnh, Khuyến học tỉnh, Hội Chữ thập đỏ… hỗ trợ, ủng hộ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

- Với các huyện, thành phố: tăng cường các nguồn lực cho PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi; rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp; rà soát việc thực hiện các chỉ tiêu theo Nghị quyết 04/NQ-TU ngày 20/7/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới...

II. Công tác chỉ đạo chung

1. Năm học 2013 – 2014 ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các đơn vị giáo dục thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng Bộ Lai Châu, 24/34 chỉ tiêu Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 20/7/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới đạt chỉ tiêu. Triển khai chương trình hành động Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

2. Để nâng cao hiệu lực công tác quản lý và chất lượng giáo dục, năm học 2013 – 2014, ngành chọn khâu đột phá là tập trung quan tâm người đứng đầu trong các đơn vị trường học, tập trung vào giáo dục vùng sâu vùng xa, vùng cao, vùng khó khăn nên ngành đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, lực lượng thanh tra giáo dục được củng cố, tăng cường về số lượng, đảm bảo chất lượng đáp ứng tình hình mới. Hoạt động thanh tra đã trọng tâm, gọn nhẹ, chính xác và chuyên nghiệp hơn trong việc chuyển mạnh hoạt động thanh tra nặng về chuyên môn sang thanh tra quản lý. Các kết luận, tư vấn, chấn chỉnh đã phòng ngừa được các sai phạm đối với cá nhân và tập thể. Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Chỉ đạo các trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, công khai thu - chi tài chính và công khai chất lượng giáo dục. Chú trọng thực hiện “3 công khai, 4 kiểm tra"; việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã đi vào nề nếp, có nhiều tiến bộ trong công khai các hoạt động giáo dục vì vậy đội ngũ tin tưởng vào công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp quản lý, nhiều đơn vị giáo dục làm tốt như: THPT Mường Than, TTGDTX Sìn Hồ, THPT Phong Thổ, PTDTNT tỉnh, THCS Phúc Khoa huyện Tân Uyên, THCS Pu Sam Cáp huyện Sìn Hồ, Tiểu học số 1 Mường Kim Than Uyên, trường Mầm non Bình Lư huyện Tam Đường, Tiểu học Sì Lở Lầu huyện Phong Thổ ..., ý thức nghề nghiệp của nhà giáo được nâng cao; nề nếp, kỷ cương trường học được giữ vững. Kết quả:



2.1. Công tác thanh tra, kiểm tra:

- Thanh tra toàn diện: 04/32 trường trực thuộc Sở =12,5%. Xếp loại: Khá 01, ĐYC 03.

- Thanh tra chuyên đề: 06 cuộc (02 Phòng Giáo dục và Đào tạo, 03 trường thuộc Sở, 01 Mầm non tư thục).

- Thanh tra đột xuất: 06 Phòng Giáo dục và Đào tạo, 67 trường trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo, 02 trường trực thuộc Sở.

- Thanh tra HĐSP giáo viên: 85/809 giáo viên trực thuộc Sở =10,5%. Xếp loại: Xuất sắc: 02, Khá: 26, ĐYC: 54, CĐYC: 03.

- Thanh tra các kỳ thi: 25 cuộc.

- Kiểm tra việc thực hiện kết luận sau thanh tra: 02 trường trực thuộc Sở.

2.2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Tổng số đơn đã nhận được: 09 đơn (đơn tố cáo: 05, đơn khiếu nại: 04).

- Thuộc thẩm quyền giải quyết: 02. Kết quả giải quyết: 02 đơn thuộc thẩm quyền đã giải quyết dứt điểm.

- 07 đơn không thuộc thẩm quyền đã chuyển về đơn vị có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định.



3. Tập trung chỉ đạo công tác tự đánh giá, thực hiện công tác tự đánh giá đúng quy trình, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Qua công tác tự đánh giá, lãnh đạo các đơn vị trường học có tầm nhìn tổng quan chính xác hoạt động giáo dục của đơn vị, xác định rõ các điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục. Việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục có những tác động tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh; công tác kiểm định chất lượng gắn trách nhiệm của người đứng đầu đối với chất lượng giáo dục tạo ra động lực cải tiến phương pháp dạy - học qua đó dần nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả giáo dục của các nhà trường.

Cấp học

Tổng số

Số CSGD đã được đánh giá ngoài

Số CSGD đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục

Cấp độ 1

Cấp độ 2

Cấp độ 3

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Mầm non

138

19

0

1




17

0

0

0

Tiểu học

142

9

6.33

0

0

3

2.11

6

4.22

THCS/PTCS

116/6

3

2.6

0

0

0

0

3

2.6

THPT

19

0

0

0

0

0

0

0

0

GDTX

07

2

28.6

1

14.3

1

14.3

0

0

Tổng

428

33




2




21

0

9




4. Năm học 2013 – 2014 tiếp tục đổi mới lề lối, tác phong làm việc, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; các thủ tục hành chính thường xuyên được Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo rà soát để đảm bảo luôn luôn phù hợp với quy định hiện hành và theo hướng tinh gọn, đơn giản thủ tục hành chính. Các quy định, văn bản pháp lý, quy trình giải quyết được niên yết công khai tại Bộ phận nhận hồ sơ và trả kết quả trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm giúp người dân có thể tiếp cận một cách dễ dàng và thuận tiện. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với 47 bộ thủ tục hành chính.

Trong năm học tổ chức 5 cuộc họp trực tuyến với các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc Sở; chỉ đạo các đơn vị thực hiện khai thác hệ thống website cho các đơn vị, cơ sở giáo dục bao gồm website 8 Phòng Giáo dục và Đào tạo. Mỗi đơn vị giáo dục nằm trong hệ thống đều có trang thông tin riêng (được thiết kế sẵn), các đơn vị truy cập, sử dụng đáp ứng các yêu cầu về thông tin, quản lý của nhà trường. Cụ thể:

- Có 236/428 = 55,14 % trường đã kết nối đường truyền internet băng thông rộng (ADSL).

- Có 361/428 = 84,34 % trường có Internet được Tổng CTy Viễn thông quân đội (Viettel) thực hiện chương trình kết nối internet trường học (67/428 trường chưa được kết nối Internet (trong đó có 42 trường của huyện Mường Tè không sử dụng được do mạng 2G chậm không tải được thông tin).



5. Hình thức tổ chức và phương thức tổ chức các phong trào thi đua trong toàn ngành đã có nhiều đổi mới, sinh động, phong phú, thiết thực, phù hợp vì vậy đã thu hút rộng rãi CBQL, giáo viên tham gia hưởng ứng tích cực. Thi đua - khen thưởng đã gắn trách nhiệm của tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể và trách nhiệm của người đứng đầu qua đó thúc đẩy, động viên người trực tiếp giảng dạy, nhiều nhân tố mới xuất hiện, phát huy tích cực trong công việc được giao. Công tác nghiên cứu đề tài khoa học được các đơn vị giáo dục quan tâm tổ chức nghiên cứu, viết, áp dụng qua đó đã khích lệ giáo viên tìm ra cái mới, vận dụng cái mới như: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Than Uyên, Thành phố, Tam Đường, cơ quan Văn phòng Sở…; cô Bùi Thị Hồng Nhung trường THCS Sà Dề Phìn huyện Sìn Hồ, cô Hoàng Thị Yến trường Mầm non Hua Bum huyện Nậm Nhùn, thầy Lý Văn Bảy trường Tiểu học Mù Sang huyện Phong Thổ, cô Vũ Thị Thúy trường Mầm non Mường Mít huyện Than Uyên, thầy Nguyễn Văn Duy trường PTDTBT THCS Thu Lũm huyện Mường Tè, thầy Vũ Xuân Quang trường PTDT BT Khun Há huyện Tam Đường, thầy Vũ Quang Huy trường Tiểu học Nậm Cần huyện Tân Uyên .... Năm học 2013 - 2014 các cấp học ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có sự vươn lên so với năm học trước, đảm bảo tỷ lệ thỏa đáng trong việc khen thưởng nhà giáo có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Kết quả:

- Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh: 42, trong đó CBQL 22, giáo viên 20

- Bằng khen của UBND tỉnh: 338, trong đó CBQL 93, giáo viên 245

- Bằng khen của Bộ GD&ĐT: 16, trong đó CBQL 4, giáo viên 12

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 24, trong đó CBQL 19, GV 5

- Tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ nhất: 10 giải, trong đó 02 giải nhất, 08 giải khuyến khích.



Năm học 2013 – 2014, ngành có nhiều đổi mới trong công tác quản lý chỉ đạo, điều hành từ Sở đến các trường, tuy nhiên còn tồn tại trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, tư vấn ở một số trường tính chuyên nghiệp chưa cao, nặng về quản lý hành chính, công tác phối hợp giữa ban Giám hiệu với các tổ chức đoàn thể trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hiệu quả chưa cao; chưa coi trọng quản lý chất lượng và các điều kiện đảm bảo cho chất lượng đầu ra nên chất lượng đầu vào lớp 6 nội trú và lớp 10 thấp ở một số môn Toán, Ngữ, văn, Lịch sử (Phòng Giáo dục và Đào tạo Phong Thổ, Nậm Nhùn, Mường Tè, Tam Đường); còn tồn tại trường học công tác quản lý tài sản, trang thiết bị dạy học chưa tốt như PTDTNT Tam Đường.

B. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục

I. Nhiệm vụ chung

1. Trong năm học 2013-2014, toàn ngành đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nội dung học tập và liên hệ cụ thể trong công việc thường ngày, trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp, học sinh…kết hợp sinh hoạt với chủ đề “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm” gắn với Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” góp phần nêu cao tính tự giác, chủ động học tập, rèn luyện trong mỗi cá nhân; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ quản lý trong các trường học.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức các kỳ thi an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế theo yêu cầu đổi mới. Thực hiện tốt chương trình, kế hoạch dạy học, không có tiêu cực trong kiểm tra, thi, đánh giá và xếp loại học sinh. Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa khuyến khích học sinh đi học, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học như tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ quản lý các cấp học về phương pháp xây dựng kế hoạch và năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch; Hội thảo nâng cao chất lượng vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

3. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trong phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đồng thời phối hợp tốt với các ban, ngành đoàn thể, Bộ đội Biên phòng chỉ đạo sáng tạo và có hiệu quả những nội dung của phong trào thi đua, giúp cho phong trào có sức lan tỏa sâu rộng. Xây dựng cảnh quan trường học xanh, sạch, đẹp được gắn kết với công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, tạo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả. Các trường Tiểu học, THCS, THPT thuộc các xã biên giới tiếp tục phối hợp với các đồn Biên phòng quyên góp ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh bán trú, đồng thời tuyên truyền giáo dục truyền thống văn hóa các dân tộc, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia và tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh (PTDTBT THCS Thu Lũm huyện Mường Tè, THCS Hua Bum huyện Nậm Nhùn, THCS Huổi Luông huyện Phong Thổ...).

4. Công tác giáo dục dân tộc tiếp tục được quan tâm trong việc nuôi dưỡng, xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt thông qua các hoạt động dạy học trong các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ. Chỉ đạo các trường tổ chức khảo sát phân loại năng lực học tập của học sinh ngay từ đầu năm học để xây dựng kế hoạch dạy học, phụ đạo, bồi dưỡng đúng đối tượng học sinh; đổi mới phương pháp dạy học bộ môn phù hợp đối tượng học sinh dân tộc thiểu số; giáo dục học sinh thực hiện tốt nội quy khu nội trú, nội quy phòng ở, Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; xây dựng lối sống văn minh, thanh lịch của học sinh dân tộc nội trú, bán trú; hướng dẫn học sinh phương pháp tự học; tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh với các nội dung thiết thực, phù hợp tâm lí, sinh lí lứa tuổi và đặc điểm văn hóa các dân tộc.

Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền, công tác dân vận và tổ chức các hoạt động bán trú song ở một số trường vùng biên giới, vùng cao hẻo lánh tính chuyên cần trong học tập của học sinh còn thấp sau kỳ nghỉ tết, mùa vụ; công tác tham mưu, phối hợp của các Hiệu trưởng với chính quyền địa phương trong việc huy động học sinh hiệu quả chưa cao vì vậy năm học 2013 – 2014 còn 1.279 học sinh bỏ học so với năm học trước tăng 136 em (biểu 1 đính kèm).

II. Công tác điều hành nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục

1. Quy mô trường lớp, học sinh, xây dựng trường chuẩn quốc gia và công tác phổ cập

- Số trường: 428 trường, tăng 8 trường = 1,9%; trong đó: MN 138 trường, tăng 1 trường = 0,73%. TH 142, tăng 2 trường = 1,43%; PTCS 06 trường = 0%. THCS 116 trường, tăng 4 trường = 3,57%. THPT 19 trường, tăng 1 trường = 5,56%, TTGDTX 7 TT = 0%.

- Số lớp: 6.087 lớp, giảm 63 lớp = - 1,02%, trong đó: MN 1.679 lớp, tăng 21 lớp = 1,27%; TH 3.075 lớp, giảm 65 lớp = - 2,07%. THCS 1019 lớp, giảm 2 lớp = 0,20%; THPT 238 lớp, tăng 19 lớp = 8,68%; GDTX 67 lớp, tăng 1 lớp = 1,52%. GDKCQ (phổ cập) 9 lớp giảm 41 lớp = -82%.

- Số học sinh: 121.824 học sinh, tăng 4.277 = 3,64%; trong đó MN 35.266 cháu, tăng 1.279 = 3,76%. TH 49.972 học sinh, tăng 2.481 = 5,22%. THCS 27.485 học sinh, tăng 661 = 2,46%. THPT 6.975 học sinh, tăng 658 = 10,42%. GDTX 1.901 học sinh, giảm 1027 = -35,08%; GDKCQ 225 học sinh, giảm 766 = -77,3 %.

Giảm lớp phổ cập (các xã đạt chuẩn phổ cập bền vững nên không mở lớp), giảm 65 lớp Tiểu học (đưa 5174 học sinh Tiểu học về trung tâm học).

- Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Năm học 2013 - 2014 công nhận 12 trường đạt chuẩn quốc gia (MN: 3 trường; TH: 4 trường; THCS: 5 trường) nâng số trường chuẩn quốc gia toàn tỉnh từ 50 trường (năm học 2012 - 2013) trường lên 62 trường.

- Công tác phổ cập giáo dục: Kiểm tra, công nhận lại các xã, huyện; duy trì và nâng cao chất lượng công tác CMC, phổ cập. Có 108/108 xã, phường, thị trấn giữ vững chuẩn quốc gia công tác CMC, PCGDTH - PCGDTHĐĐT, PCGDTHCS đạt tỉ lệ 100% (riêng 8/8 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGDTH - PCGDTHĐĐT mức độ 1; có 30 xã, phường và thị trấn đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2). 108/108 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi đảm bảo theo kế hoạch đề ra.

Công tác huy động học sinh ra lớp có nhiều tiến bộ tuy nhiên có thời điểm Sở chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo chưa quyết liệt, chưa sát sao vì vậy một số cán bộ quản lý chưa làm tốt công tác báo cáo, công tác tham mưu với Ban chỉ đạo các xã dẫn đến công tác phổ cập một số xã tính bền vững chưa cao, còn tiềm ẩn nguy cơ mất chuẩn.

2. Giáo dục mầm non

- Công tác phổ biến kiến thức cho các bậc cha mẹ và tuyên truyền giáo dục mầm non trong cộng đồng được thực hiện bằng nhiều hình thức sinh động, thu hút cha mẹ các cháu tham gia. Tiếp tục triển khai thực hiện đại trà chương trình GDMN mới và sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi thông qua việc đánh giá hàng ngày, theo chủ đề. Nội dung tích hợp giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; công tác giáo dục khuyết tật hòa nhập, ứng dụng CNTT được chú trọng triển khai thực hiện. Tăng cường sử dụng thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học, khai thác triệt để cơ sở vật chất của nhà trường để đảm bảo việc dạy học có chất lượng; chỉ đạo, tổ chức tốt phong trào giáo viên tự làm đồ dùng dạy học. Quan tâm đầu tư nâng cấp, xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. Đầu tư trang bị đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục tối thiểu để thực hiện có hiệu quả chương trình GDMN mới, trong đó ưu tiên cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, tăng tỷ lệ trẻ được ăn bán trú so với năm học trước; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng so với đầu năm học. Tăng tỷ lệ nhóm, lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, không thực hiện chương trình 26 tuần cụ thể:

+ Số trẻ ăn bán trú 34290 cháu đạt tỷ lệ 97.2%, tăng 7.2%

+ Thực hiện tốt công tác huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường, trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 12,8%, trẻ mẫu giáo ra lớp đạt trên 95%, trong đó trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,1% đúng kế hoạch năm học. 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường được tổ chức ăn bán trú và học hai buổi trên ngày.

+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cân nặng và chiều cao giảm so với đầu năm học 2013-2014 lần lượt là 4,3% và 2,7%.

+ 100% các trường Mầm non và trẻ 5 tuổi thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, so với năm học 2012-2013 số trường tăng 1, số lớp tăng 195, số trẻ tăng 4.968 cháu; 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi dân tộc được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1.



Giáo dục Mầm non có nhiều cố gắng trong việc khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất và giáo viên, tập trung chỉ đạo nuôi dạy, chăm sóc trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên năm học 2013 – 2014 cơ sở vật chất, lớp học còn thiếu nên quá tải và chưa đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ đối với độ tuổi nhà trẻ; còn 885 lớp ghép và 85 phòng học nhờ; tỷ lệ SDD thể thấp còi độ tuổi mẫu giáo ở vùng sâu vùng xa còn cao (14,8% do di truyền). Công tác quản lý của một số trường còn hạn chế trường Mầm non số 2 Khoen On huyện Than Uyên, Mầm non Ma Ly Chải huyện Phong Thổ, Mầm non số 1 Pa Ủ huyện Mường Tè; cá biệt còn để trẻ ngộ độc ở trường Mầm non số 2 Nậm Hàng - huyện Nậm Nhùn.


tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương