Công ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế



tải về 208.41 Kb.
Chế độ xem pdf
trang24/27
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2023
Kích208.41 Kb.
#54099
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27
Công ước Viên 1969 về luật điều ước QT
135 câu giao tiếp thường ngày
CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
Điều 73: Trường hợp kế thừa quốc gia, trách nhiệm quốc gia và việc bùng nổ các xung đột
Những quy định của công ước này không phán quyết bất cứ vấn đề nào có thể nảy sinh liên quan đến một điều ước do
có sự kiện kế thừa của các quốc gia, hoặc do trách nhiệm quốc tế của một quốc gia, hoặc do việc bùng nổ các sự kiện
xung đột giữa các quốc gia.
Điều 74: Các quan hệ ngoại giao và lãnh sự và việc ký kết các điều ước
Việc cắt đứt các quan hệ ngoại giao hay lãnh sự hoặc việc chưa có những quan hệ ấy giữa hai hay nhiều quốc gia không
cản trở việc ký kết các điều ước giữa các quốc gia đó. Bản thân việc ký kết một điều ước không có hiệu lực gì đối với
tình hình liên quan đến các quan hệ ngoại giao hay lãnh sự.
Điều 75: Trường hợp một quốc gia đi xâm lược
Những điều khoản của công ước này không làm phương hại tối những nghĩa vụ liên quan đến một điều ước có thể phát
sinh cho quốc gia đi xâm lược do việc thi hành các biện pháp phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc đối với hành
động xâm lược của quốc gia này.
PHẦN VII
CÁC CƠ QUAN LƯU CHIỂU, THÔNG BÁO, VIỆC SỬA CHỮA
VÀ VIỆC ĐĂNG KÝ
Điều 76: Các cơ quan lưu chiểu các điều ước
1. Việc chỉ định cơ quan lưu chiểu một điều ước có thể do các quốc gia tham gia đàm phán tiến hành, hoặc được ghi
trong điều ước, hoặc bằng bất cứ cách nào khác. Cơ quan lưu chiểu có thể là một hay nhiều quốc gia, một tổ chức quốc
tế hoặc viên chức hành chính trưởng của tổ chức đó.
2. Chức năng của cơ quan lưu chiểu một điều ước phải có tính chất quốc tế và cơ quan này có nghĩa vụ phải hành động
một cách vô tư khi thực hiện chức năng của mình. Đặc biệt, việc một điều ước không có hiệu lực giữa một số bên, hoặc
khi xuất hiện một sự bất đồng giữa một quốc gia và một cơ quan lưu chiểu liên quan đến việc thi hành chức năgn của
cơ quan lưu chiểu đều sẽ không được ảnh hưởng đến nghĩa vụ đó.
Điều 77: Chức năng của cơ quan lưu chiểu
1. Trừ khi điều ước có quy định khác hoặc các quốc gia ký kết có thỏa thuận khác, các chức năng của cơ quan lưu chiểu
chủ yếu như sau:
a. Bảo đảm việc gìn giữ văn bản gốc của điều ước và những thư ủy quyền gửi cho cơ quan lưu chiểu;
b. Lập các bản sao chứng thực đúng như văn bản và lập mọi văn bản khác của điều ước bằng những thứ tiếng khác do
có yêu cầu của điều ước, và gửi những văn bản đó cho các bên tham gia điều ước và cho các quốc gia có tư cách để trở
thành các bên tham gia điều ước;
c. Nhận mọi chữ ký vào điều ước, và nhận giữ mọi văn kiện, mọi thông báo và mọi thông tri có liên quan đến điều ước
d. Kiểm tra xem một chữ ký, hoặc một văn kiện, thông báo hay thông tri có liên quan đến điều ước có hợp thể thức và
đúng hay không và, nếu cần như vậy thi lưu ý quốc gia hữu quan về vấn đề đó;
e. Thông báo cho các bên tham gia điều ước các các quốc gia có tư cách để tham gia điều ước về những văn kiện, thông
báo và thông tri liên quan đến điều ước;
page 19 / 23


http://www.hongha.vn/news/pdf/cong-uoc-vien-1969-ve-luat-dieu-uoc-quoc-te-1376.pdf
f. Thông báo cho các quốc gia có tư cách để tham gia điều ước ngày mà số lượng chữ ký hoặc văn kiện phê chuẩn, chấp
thuận, phê duyệt hay gia nhập để điều ước có hiệu lực đã được tiếp nhận hoặc lưu chiểu đã đủ;
g. Đăng ký điều ước tại Ban Thư ký của Liên hợp quốc.
h. Thực hiện các chức năng được quy định trong các điều khoản khác của công ước này.
2. Khi xảy ra một sự bất đồng giữa một quốc gia và cơ quan lưu chiểu về việc thực hiện các chức năng của cơ quan lưu
chiểu, thì cơ quan lưu chiểu sẽ phải lưu ý vấn đề đó với các quốc gia ký kết và các quốc gia tham gia điều ước biết, hoặc
khi cần thiết thì lưu ý cơ quan có thẩm quyền của tổ chức quốc tế hữu quan.

tải về 208.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương