Công ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế


PHẦN MỞ ĐẦU Điều 1: Phạm vi của công ước này



tải về 208.41 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/27
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2023
Kích208.41 Kb.
#54099
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27
Công ước Viên 1969 về luật điều ước QT
135 câu giao tiếp thường ngày
PHẦN MỞ ĐẦU
Điều 1: Phạm vi của công ước này
Công ước này áp dụng cho những điều ước giữa các quốc gia.
Điều 2: Những thuật ngữ được sử dụng
1. Theo mục đích của công ước này:
a. Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một hiệp định quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp
luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ
với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì.
b. Những thuật ngữ “phê chuẩn”, “chấp thuận”, “phê duyệt” và “gia nhập” dùng để chỉ, tuỳ từng trường hợp, một hành
vi đối với quốc tế của quốc gia, như tên gọi vừa kể, theo đó một quốc gia xác nhận sự đồng ý của mình, trên phương
diện quốc tế, chịu sự ràng buộc của một điều ước.
c. Thuật ngữ “thư Ủy quyền” dùng để chỉ một văn kiện của nhà cầm quyền có thẩm quyền của một quốc gia chỉ định
một hoặc nhiều người để thay mặt quốc gia mình trong việc đàm phán, thông qua hoặc xác thực văn bản của một điều
ước để ghi nhận sự đồng ý của quốc gia mình chịu sự ràng buộc của điều ước hoặc để hoàn thành mọi hành động khác
đối với điều ước.
d. Thuật ngữ “bảo lưu” dùng để chỉ một tuyên bố đơn phương, bất kể cách viết hoặc tên gọi như thế nào, của một quốc
gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước đó, nhằm qua đó mà loại bỏ hoặc sửa
đổi tác dụng pháp lý của một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó.
e. Thuật ngữ “quốc gia tham gia đàm phán” dùng để chỉ một quốc gia đã tham gia vào việc thảo ra và thông qua văn
bản của điều ước.
f. Thuật ngữ “quốc gia ký kết” dùng để chỉ một quốc gia đã đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước, dù điều ước đã có
hiệu lực hay chưa có hiệu lực.
g. Thuật ngữ “một bên” dùng để chỉ một quốc gia đã đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước và đối với quốc gia này
điều ước có hiệu lực.
h. Thuật ngữ “quốc gia thứ ba” dùng để chỉ một quốc gia không phải là một bên của điều ước.
i. Thuật ngữ “tổ chức quốc tế” dùng để chỉ một tổ chức liên chính phủ
2. Những quy định của khoản 1 về những thuật ngữ được sử dụng trong công ước này không phương hại đến việc sử
dụng những thuật ngữ đó, hoặc dẫn nghĩa mà những thuật ngữ này có thể có trong pháp luật trong nước của một quốc
gia.

tải về 208.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương