Căn cứ Nghị định số 68/cp ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy của Bộ y tế



tải về 1.27 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích1.27 Mb.
#17385
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Phần thứ hai

NĂM (05) NGUYÊN TẮC VÀ BẢY (07) THÔNG SỐ VỆ SINH LAO ĐỘNG



I. NGUYÊN TẮC 1 - ECGÔNÔMI THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG LAO ĐỘNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Hướng dẫn các nguyên tắc ecgônômi cho việc thiết kế các hệ thống lao động để tạo điều kiện lao động tối ưu, đảm bảo an toàn, thoải mái và sức khoẻ của con người, có tính đến hiệu quả kỹ thuật và kinh tế.



2. Đối tượng áp dụng: Các hệ thống lao động trong tất cả các cơ sở có sử dụng lao động (cơ sở sản xuất, kinh doanh, văn phòng...)

3. Khái niệm:

Các khái niệm trong nguyên tắc này được hiểu như sau:



3.1. Cơ sở làm việc: tất cả mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, văn phòng...

3.2. Hệ thống lao động: bao hàm sự kết hợp con người và thiết bị lao động, hoạt động cùng với nhau trong quá trình lao động, thực hiện nhiệm vụ lao động, tại không gian làm việc, trong môi trường lao động, dưới các điều kiện bắt buộc bởi nhiệm vụ lao động.

3.3. Nhiệm vụ lao động: Một kết quả có mục đích trước của hệ thống lao động.

3.4. Trang thiết bị lao động: Dụng cụ, máy móc, xe cộ, các thiết bị máy, đồ đạc hệ thống máy hoặc các thành phần khác được sử dụng trong hệ thống lao động.

3.5. Quá trình lao động: Sự liên tục về thời gian và không gian của các tác động qua lại của con người, trang thiết bị lao động, vật liệu, năng lượng và thông tin trong vòng hệ thống lao động.

3.6. Không gian lao động: Thể tích cho phép một hoặc nhiều người trong hệ thống lao động thực hiện nhiệm vụ lao động.

3.7. Môi trường lao động: Các yếu tố văn hoá, xã hội, sinh học, hoá học và lý học xung quanh một người trong không gian làm việc của người đó.

3.8. Stress lao động (hoặc là gánh nặng bên ngoài): Toàn bộ những điều kiện lao động và yêu cầu bên ngoài đối với hệ thống lao động tác động xấu đến tình trạng tâm lý và (hoặc) sinh lý của con người.

3.9. Căng thẳng trong lao động (hoặc là phản ứng bên trong): là những ảnh hưởng của stress lao động lên một người tuỳ thuộc vào đặc điểm và khả năng cá nhân.

3.10. Mệt mỏi trong lao động:

Các biểu hiện toàn thân hay cục bộ không mang tính bệnh học do căng thẳng của lao động. Có khả năng phục hồi hoàn toàn khi nghỉ ngơi.



4. Các nguyên tắc hướng dẫn chung

4.1. Thiết kế không gian lao động và trang thiết bị lao động

a. Thiết kế liên quan tới các kích thước cơ thể:

Thiết kế không gian làm việc và trang thiết bị lao động buộc phải dựa vào các kích thước cơ thể người và quá trình lao động. Không gian làm việc phải thích ứng với người lao động.



b. Tư thế:

- Người lao động có thể xen kẽ giữa tư thế ngồi và đứng. Nếu phải chọn một trong các tư thế này thì tư thế ngồi thường được ưa thích hơn tư thế đứng. Tư thế đứng có thể cần do quy trình lao động.

- Các tư thế không được gây mệt mỏi trong lao động do sự căng cơ tĩnh kéo dài. Tư thế có thể thay đổi được.

c. Sức bền của cơ:

- Sự đòi hỏi sức mạnh của cơ phải phù hợp với khả năng thể lực của người lao động.

- Các nhóm cơ tham gia phải đủ mạnh để đáp ứng các yêu cầu về lực. Nếu các yêu cầu về lực là quá mức thì cần bổ sung thêm các nguồn năng lượng hỗ trợ trong quá trình lao động.

- Phải tránh việc duy trì sự căng cơ tĩnh kéo dài ở cùng một nhóm cơ



d. Các chuyển động của cơ thể:

- Phải thiết lập sự thăng bằng tốt giữa các chuyển động. Sự di động được ưa thích hơn là bất động trong một thời gian dài.

- Các chuyển động yêu cầu chính xác cao không được đòi hỏi sự gắng sức đáng kể lực cơ.

- Việc thực hiện và phối hợp các chuyển động phải dễ dàng bằng các thiết bị điều khiển thích ứng.



e. Thiết kế các ký hiệu, màn hình và bàn điều khiển.

- Các tín hiệu, màn hình phải được chọn lựa, thiết kế và sắp đặt thích hợp với các đặc tính của tri giác con người, đặc biệt:

+ Tính chất và số các tín hiệu và màn hình phải thích hợp với các đặc tính của thông tin.

+ Để đạt được việc nhận biết thông tin rõ ràng thì ở nơi có nhiều màn hình, chúng phải được đặt trong một không gian có sự định hướng rõ ràng, chắc chắn và nhanh. Sự sắp xếp có thể theo chức năng hoặc theo quá trình kỹ thuật hoặc tầm quan trọng và tần xuất sử dụng các thông tin đặc biệt.

+ Bản chất và thiết kế các tín hiệu và màn hình phải đảm bảo nhận biết rõ ràng. Điều này áp dụng đặc biệt cho các tín hiệu nguy hiểm.

+ Trong các hoạt động kéo dài mà sự quan sát và giám sát chiếm ưu thế, phải tránh các ảnh hưởng quá tải hoặc dưới tải bằng cách thiết kế và sắp đặt các tín hiệu và màn hình.



f. Các bảng điều khiển:

- Loại, thiết kế và sắp đặt các bảng điều khiển tương ứng với công việc điều khiển, thực hiện theo các đặc tính của con người bao gồm các phản ứng đáp trả có hiểu biết và bẩm sinh.

- Sự di động hay cố định của bảng điều khiển phải được chọn lọc dựa trên cơ sở của công việc điều khiển và các số liệu về nhân trắc và cơ sinh học.

- Chức năng của các bảng điều khiển phải dễ nhận biết để tránh nhầm lẫn.

- ở nơi có nhiều bảng điều khiển phải sắp đặt sao cho rõ ràng, đảm bảo thao tác an toàn và nhanh. Điều này có thể thực hiện tương tự như đối với các tín hiệu bằng cách hợp thành nhóm theo chức năng của quá trình mà chúng được sử dụng v.v....

- Các bảng điều khiển khẩn cấp được bảo vệ an toàn, đề phòng các thao tác sơ suất.



4.2. Thiết kế môi trường lao động

Phụ thuộc vào hệ thống lao động, cần chú ý đặc biệt những điểm sau đây:

- Các kích thước của nhà xưởng (sắp đặt chung, không gian làm việc và không gian cho đi lại) phải thích hợp.

- Không khí sạch phải điều chỉnh theo các yếu tố sau:

+ Số lượng người trong phòng,

+ Mức độ đòi hỏi lao động thể lực,

+ Kích thước nhà xưởng (phải tính đến các thiết bị lao động)

+ Sự phát ra các chất gây ô nhiễm trong phòng,

+ Các điều kiện nhiệt.

- Phải cung cấp đủ ánh sáng

Chiếu sáng phải sao cho có tầm nhìn tốt nhất đối với các hoạt động được yêu cầu. Phải chú ý đặc biệt các yếu tố sau:

+ Độ rọi.

+ Màu sắc.

+ Sự phân bố ánh sáng.

+ Không chói loá và phản chiếu không mong muốn.

+ Tương phản giữa độ dọi và màu sắc.

+ Tuổi của công nhân.

- Phải tiến hành chọn màu sắc cho phòng và cho các thiết bị lao động, ảnh hưởng của chúng đến sự phân bố độ dọi, đến cấu trúc và chất lượng của trường thị giác và đến tri giác màu sắc an toàn.

- Môi trường lao động thính giác phải tránh các ảnh hưởng có hại hoặc khó chịu của tiếng ồn, kể cả các ảnh hưởng này từ các nguồn bên ngoài.

- Rung và các tác động truyền tới con người phải không được quá mức để tránh gây nên tổn thương thực thể, các phản ứng sinh lý, bệnh hoặc các rối loạn cảm giác vận động.

- Phải tránh sự tiếp xúc của công nhân với các vật liệu nguy hiểm và bức xạ có hại.

- Trong khi lao động ngoài trời, phải phòng hộ thích hợp chống lại các ảnh hưởng bất lợi của khí hậu, ví dụ chống nóng, lạnh, gió, mưa v.v...



4.3. Thiết kế quá trình lao động

- Thiết kế quá trình lao động phải bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho con người, tạo cho họ cảm giác dễ chịu, thoải mái và dễ dàng thực hiện công việc, đặc biệt bằng cách tránh sự quá tải và dưới tải. Sự quá tải và dưới tải là do vượt quá các giới hạn trên và dưới của thang hoạt động các chức năng sinh lý hoặc tâm lý, ví dụ:

+ Gánh nặng thể lực và gánh nặng giác quan gây mệt mỏi.

+ Trái lại, gánh nặng dưới tải hoặc lao động đơn điệu lại giảm bớt sự tỉnh táo.

- Các stress tâm lý và thể lực không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố được xem xét trên mà còn phụ thuộc vào nội dung và tính lặp lại các thao tác và vào sự kiểm soát của con người suốt quá trình lao động.

- Thực hiện các phương pháp cải thiện chất lượng của quá trình lao động, thí dụ:

+ Có một công nhân thực hiện một số thao tác liên tục thuộc cùng một hoạt động lao động thay vì là một số công nhân (mở rộng công việc).

+ Có một công nhân thực hiện các thao tác liên tục thuộc các hoạt động lao động khác nhau thay vì là một số công nhân (công việc phong phú).

+ Thay đổi công việc, ví dụ: luân phiên công việc tự nguyện giữa các công nhân trên dây chuyền lắp ráp hoặc trong một đội làm việc trong một nhóm tự quản.

+ Nghỉ ngơi có tổ chức hoặc không có tổ chức.

- Trong việc thực thi các biện pháp nêu trên, đặc biệt chú ý:

+ Sự biến đổi về chứng mất ngủ và khả năng lao động qua ngày và đêm.

+ Sự khác nhau về khả năng lao động giữa các công nhân và sự thay đổi về tuổi.

+ Khả năng của từng người.



II. NGUYÊN TẮC 2 - ECGÔNÔMI THIẾT KẾ VỊ TRÍ LAO ĐỘNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Các nguyên tắc ecgônômi cơ bản để hướng dẫn việc thiết kế vị trí lao động trong mọi ngành kinh tế quốc dân nhằm thiết kế được các điều kiện lao động tối ưu về an toàn, thoải mái và sức khoẻ của con người, có tính đến hiệu quả kỹ thuật và kinh tế.



2. Đối tượng áp dụng: Mọi vị trí lao động

3. Khái niệm

Các khái niệm trong nguyên tắc này được hiểu như sau:

- Vị trí lao động là một khoảng không gian trong đó được trang bị các phương tiện kỹ thuật để một người hay một nhóm người làm việc, thực hiện một công việc hay một công đoạn.

- Vùng tiếp cận của trường vận động là một phần không gian của vị trí lao động, được giới hạn bằng những cung vẽ lên do cánh tay duỗi tối đa chuyển động bằng khớp vai

- Vùng dễ tiếp cận của trường vận động là một phần không gian của vị trí lao động, được giới hạn bằng những cung vẽ lên do cánh tay duỗi chuyển động bằng khớp vai (vùng bố trí các bộ phận điều khiển thường xuyên được sử dụng).

- Vùng tiếp cận tối ưu của trường vận động là một phần không gian của vị trí lao động, được giới hạn bằng những cung vẽ lên do cẳng tay chuyển động bằng khớp khuỷu (vùng bố trí các bộ phận điều khiển rất thường xuyên được sử dụng).



4. Nguyên tắc chung về ecgônômi

- Vị trí lao động phải thích ứng cho từng loại lao động cụ thể, phù hợp với khả năng và đặc điểm tâm sinh lý của người lao động.

- Khi thiết kế vị trí lao động cần bắt đầu từ việc phân tích cụ thể quá trình lao động của con người trên phương tiện cụ thể, dựa vào số liệu nhân trắc và các đặc điểm tâm sinh lý trong quá trình lao động, và đánh giá điều kiện vệ sinh của công việc.

- Tổ chức không gian vị trí lao động gồm: tính các kích thước dựa vào số liệu nhân trắc, chọn vùng làm việc, mặt phẳng thao tác thích hợp, tư thế lao động thoải mái đồng thời thiết kế, sắp đặt trang thiết bị hợp lý.

- Trang thiết bị máy móc phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người lao động (đặc biệt là đặc điểm nhân trắc, cơ sinh).

- Bố trí vị trí lao động trong mặt bằng sản xuất một cách tối ưu bao gồm cả việc đảm bảo an toàn và đủ lối đi cho mọi người.

- Phải đủ ánh sáng (tự nhiên và nhân tạo) cho cả công việc lao động và bảo dưỡng máy móc.

- Độ ồn, rung phát sinh từ các vị trí lao động, hoặc do các nguồn khác không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

- Phải có các biện pháp cần thiết để bảo vệ công nhân khỏi những tác động của các yếu tố nguy hiểm và độc hại trong sản xuất (các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học và tâm sinh lý).

- Cần có những biện pháp phòng và giảm sự mệt mỏi của người lao động, ngăn chặn những stress tâm lý và những tác động có hại khác.

5. Nguyên tắc tổ chức không gian vị trí lao động:

- Khi thiết kế vị trí lao động cần phải đảm bảo các thao tác lao động được thực hiện trong vùng tiếp cận của trường vận động.

- Có 3 loại vùng tiếp cận của trường vận động:

* Vùng tiếp cận

* Vùng dễ tiếp cận

* Vùng tiếp cận tối ưu

- Đảm bảo không gian cho cả chân và bàn chân khi ngồi làm việc.

- Phải đảm bảo yêu cầu về tầm nhìn của vị trí lao động.

- Đảm bảo tối ưu cho vùng phản ánh thông tin (bộ phận hiển thị, biển báo, tín hiệu...) để người lao động tiếp nhận thông tin tốt nhất.

- Đảm bảo chiều cao bề mặt làm việc, khoảng cách từ mắt tới đối tượng cần quan sát, góc nhìn, kích thước không gian để cho chân.

- Kích thước và chiều cao ghế đối với những công việc ngồi phải thuận lợi cho việc thay đổi tư thế khi làm việc, ghế không được quá sâu, khoảng cách từ mặt ghế đến cạnh bàn không ít hơn 270 - 300mm.

III. NGUYÊN TẮC 3 - ECGÔNÔMI THIẾT KẾ MÁY MÓC, CÔNG CỤ

1. Phạm vi áp dụng

Các nguyên tắc ecgônômi cơ bản cho việc thiết kế máy móc, công cụ trong mọi ngành kinh tế quốc dân nhằm thiết kế được các máy móc, công cụ lao động tối ưu đảm bảo an toàn, thoải mái và sức khoẻ cho người lao động, có tính đến hiệu quả kỹ thuật và kinh tế.



2. Đối tượng áp dụng: Mọi máy móc, công cụ lao động.

3. Các nguyên tắc

- Dựa vào sự thay đổi kích thước của cơ thể khi vận động cả người hoặc từng phần trong không gian.

- Dựa vào biên độ chuyển động của các khớp. Trị giá các góc thoải mái của cơ thể.

- Dựa vào quy định lực tác dụng lên các bộ phận điều khiển.

- Nguyên tắc tiết kiệm chuyển động để đảm bảo tư thế thoải mái và vùng thao tác tối ưu.

- Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh và thẩm mỹ (hình dáng, màu sơn...).

- Nguyên tắc sử dụng số liệu nhân trắc: đối tượng sẽ sử dụng công cụ, sau đó chọn các số liệu nhân trắc làm cơ sở để xác định kích thước của máy móc, công cụ, xác định số phần trăm người phải thoả mãn theo thiết kế công cụ, máy móc.

IV. NGUYÊN TẮC 4 - CHIỀU CAO BỀ MẶT LÀM VIỆC

1. Phạm vi điều chỉnh: nguyên tắc thiết kế chiều cao bề mặt làm việc.

2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các vị trí làm việc

3. Các nguyên tắc




Tính chất công việc

Chiều cao vùng làm việc

1

2

3



4

5


Công việc yêu cầu nhìn chính xác cao

Công việc yêu cầu trợ giúp bàn tay

Công việc yêu cầu cử động bàn tay tự do

Thao tác với các vật liệu nặng (chỉ cho công việc với tư thế đứng)

Công việc gồm nhiều yêu cầu khác nhau


Trên mức khuỷu tay 10 - 20 cm

Trên mức khuỷu tay 5 - 7cm

Dưới mức khuỷu tay một chút

Dưới mức khuỷu 10 - 30cm


Được xác định theo yêu cầu công việc nhiều nhất

V. NGUYÊN TẮC 5 - VỊ TRÍ LAO ĐỘNG VỚI MÁY VI TÍNH

1. Phạm vi áp dụng: Các nguyên tắc cơ bản cho việc thiết kế vị trí lao động với máy vi tính.

2. Đối tượng áp dụng: Tất cả các vị trí làm việc với máy vi tính để bàn.

3. Các nguyên tắc

3.1. Vị trí làm việc

- Vị trí làm việc phải được thiết kế để phù hợp với người lao động. Lý tưởng nhất là điều chỉnh được cho phù hợp với từng người. Trong trường hợp không điều chỉnh được thì thiết kế phải dựa vào kích thước nhân trắc của người ngưỡng 5% và 95%.

- Chiều cao mặt bàn làm việc, nếu điều chỉnh được, nên ở trong khoảng 65 - 75cm. Trong trường hợp không điều chỉnh được: 70 cm

- Độ cao của màn hình và bàn phím phải điều chỉnh được và sự điều chỉnh phải độc lập với nhau.

- Khoảng cách tối thiểu giữa hai người làm việc là 1 m (tính từ tâm vị trí lao động).

3.2. Bề mặt làm việc:

- Bề mặt làm việc không được sáng bóng gây chói loá, đủ rộng để đặt một số dụng cụ cần thiết như màn hình, bàn phím, chuột, tài liệu cho người làm việc được thoải mái.

- Nếu có giá giữ tài liệu thì giá phải vững, đặt ở vị trí sao cho người sử dụng không phải có những cử động bất lợi của đầu và mắt.

- Nếu công việc làm máy vi tính là chủ yếu thì đặt máy vi tính ngay trước người vận hành. Nếu công việc máy vi tính là thứ yếu thì đặt máy ở phía trái nếu người vận hành thuận tay phải hoặc ở phía phải nếu người vận hành thuận tay trái.



3.3. Ghế và tựa lưng:

- Ghế phải điều chỉnh được độ cao từ 35-50 cm, có thể xoay được.

- Ghế phải vững chãi. Không bọc bằng vật liệu tổng hợp không thấm nước.

- Lòng ghế sâu 38- 43 cm, rộng tối thiểu 45 cm, không sắc cạnh, có độ nghiêng 0 - 100, đỡ được trọng tâm cơ thể qua mông (không phải là qua đùi).

- Tỳ tay không cản trở thao tác trên bàn phím.

- Nếu cần di động, lắp bánh xe nhỏ vào ghế theo nguyên tắc 5 ngạnh.

- Tựa lưng điều chỉnh được thích hợp với vùng lưng (thắt lưng) đủ để đỡ lưng.

3.4. Khoảng để chân:

- Có khoảng không  cho chân để người vận hành không bị gò bó.

- Nếu ghế cao quá cần có kê chân. Kê chân cần có độ dốc khoảng 300, bề mặt không trượt.

3.5. Tư thế người vận hành:

- Người vận hành cần được ngồi với tư thế thoải mái, có tựa lưng, chân ở trạng thái nghỉ trên sàn hay trên kê chân. Góc khuỷu tay xung quanh 900, góc giữa thân người với đùi trong khoảng 90-1200.

- Người vận hành cần tránh tư thế ngồi cố định trong một thời gian dài, có thể thay đổi vị trí, đứng lên, vươn duỗi hay đi lại nếu thấy mệt.

3.6. Góc nhìn và tầm nhìn:

- Góc nhìn tốt nhất là trong khoảng 10-300 dưới đường ngang mắt người vận hành. Cạnh trên của màn hình không được cao hơn tầm mắt. Góc tạo bởi đường từ mắt đến cạnh dưới của màn hình và đường ngang tầm mắt không được vượt 400.

- Tầm nhìn thích hợp là không nhỏ hơn 50cm.

3.7. Chiếu sáng và chống chói loá

- Chiếu sáng chung 300 - 700 lux. Với những nơi có yêu cầu thị giác đặc biệt thì có thể 700 - 1000 lux. Nếu cần đọc tài liệu thì có thể sử dụng chiếu sáng cục bộ nhưng cần che chụp để tránh chói loá cho mắt

- Giảm tới mức tối thiểu sự phản chiếu ánh sáng và sự chói loá: đặt nguồn sáng đúng, không dùng các bề mặt và các đồ vật sáng bóng...

- Đặt máy tính phải chú ý đến cửa sổ và nguồn sáng để các nguồn gây chói loá không phản chiếu lên màn hình. Bố trí máy sao cho cửa sổ không đối diện trực tiếp với màn hình hoặc ngược lại ở ngay sau màn hình. Nên đặt máy ở chỗ giao nhau của các nguồn sáng trên đầu hơn là đặt ngay dưới chúng.

- Màn hình cần có lớp phủ chống chói loá. Nếu không có lớp phủ chống chói thì phải đặt lên màn hình phương tiện chống phản chiếu để tránh chói loá do phản chiếu. Phương tiện này không được giảm độ nét của hình và chữ. Chỉ dùng tấm lọc chống chói loá khi không thể áp dụng các giải pháp khác.

- Tường cần có màu trang nhã và có độ phản chiếu thấp (không bóng). Các thiết bị xung quanh cũng phải có màu không bóng hoặc màu sẫm để tránh phản xạ các nguồn sáng. Tránh các bề mặt có độ phản chiếu cao, lấp lánh hay bóng loáng ở nơi làm việc.



3.8. Môi trường

- Nhiệt độ phòng làm việc 23 - 250C, độ ẩm tương đối tối đa là 75%.

- Thông khí tối thiểu 13 m3/giờ/người. Tốc độ gió không quá 0,5 m/giây.

- Tiếng ồn không quá 55 dBA.



3.9. Giải lao

- Sau mỗi giờ làm việc liên tục với máy vi tính cần có một khoảng thời gian ngắn để nghỉ hay làm việc nhẹ khác không liên quan đến màn hình. Tốt nhất khoảng thời gian này nên ra khỏi vị trí làm việc với máy vi tính.

- Nếu trong khoảng thời gian nghỉ ngắn này có thể tập thư giãn nhẹ các cơ hay mắt thì rất tốt.

- Thời gian nghỉ ngắn trên không được tính vào thời gian nghỉ.



VI. THÔNG SỐ 1 - VỊ TRÍ LAO ĐỘNG VỚI MÁY VI TÍNH

1. Phạm vi áp dụng

Các thông số cơ bản cho việc thiết kế vị trí lao động với máy vi tính dựa trên các nguyên tắc cơ bản đã nêu.



2. Đối tượng áp dụng: Các vị trí lao động với máy vi tính để bàn

3. Các thông số

TT

Chỉ tiêu

Kích thước

1

Bàn, ghế, tư thế

Chiều cao bàn: - Điều chỉnh được (cm)

- Không điều chỉnh được (cm)

- Chiều cao ghế (điều chỉnh được) (cm)

Chiều sâu lòng ghế (cm)

Chiều rộng tối thiểu của lòng ghế (cm)

Độ dốc lòng ghế về phía tựa lưng (độ)

Khoảng để chân (cm)

Độ dốc kê chân (độ)

Góc khuỷu tay (độ)

Góc người - đùi (độ)

Góc nhìn (dưới đường ngang mắt) (độ)

Tầm nhìn (cm)


65 - 70

70

35 - 50



38 - 43

45

0 - 10



19

30

85 - 95



90 - 120

10 - 30


>50

2

Môi trường

- Chiếu sáng chung (lux): - bình thường

- Có yêu cầu thị giác đặc biệt

- Nhiệt độ (0C)

- Độ ẩm tối đa (%)

- Thông khí tối thiểu

- Tốc độ gió (m/giây)

- Tiếng ồn (dBA)



300 -700

700-  1000

23 - 25

75

13 m3/giờ/người



không quá 0,5

không quá 55



3

Thời gian làm việc liên tục

1-2 giờ

VII. THÔNG SỐ 2- CHIỀU CAO BỀ MẶT LÀM VIỆC

1. Phạm vi điều chỉnh

Các thông số cơ bản về chiều cao bề mặt làm việc.



2. Đối tượng áp dụng: Các vị trí lao động.

3. Các thông số:

Tư thế

Loại công việc

Chiều cao bề mặt làm việc (cm)

Nam

Nữ

Nam và nữ

Đứng

Nhẹ

88 - 102

85 - 97

86 - 99

Trung bình

80 - 94

77 - 89

78 - 91

Nặng

74 - 88

71 - 83

72 - 85

Ngồi

Chính xác cao

73 - 86

70 - 83

70 - 83

Chính xác

65 - 78

62 - 75

64 - 77

Công việc nhẹ không đòi hỏi chính xác cao

60 - 73

57 - 70

59 - 72

VIII. THÔNG SỐ 3 - KHOẢNG CÁCH NHÌN TỪ MẮT TỚI VẬT

1. Phạm vi điều chỉnh

Các thông số về khoảng cách nhìn từ mắt tới đối tượng làm việc



Каталог: upload -> tailieukt
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
tailieukt -> Qcvn 09-mt: 2015/btnmt

tải về 1.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương