Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014



tải về 0.68 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu04.10.2016
Kích0.68 Mb.
#32612
1   2   3   4   5   6   7

 

PHÂN NHÓM 7.2

HÀNG HÓA XUẤT KHẨU RỦI RO VỀ BUÔN LẬU, VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP QUA BIÊN GIỚI

STT

Tên hàng hóa rủi ro theo chế độ, chính sách quản lý

Tên hàng hóa rủi ro theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam

Tên hàng hóa rủi ro theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt NamMã số hàng hóa
(08 chữ số)

Mã chính sách

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh







(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Trầm hương

- - - Loại khác, đã cắt, nghiền hoặc dạng bột

- - - Other, in cut, crushed or powdered form

12119014

XK72ZZ

- - - Loại khác

- - - Other

12119019

- - - Loại khác, đã cắt, nghiền hoặc dạng bột

- - - Other, in cut, crushed or powdered form

12119098

2

Rượu

- Rượu vodka

- Vodka

22086000

XK72ZZ

3

Than đá

- - Anthracite

- - Anthracite

27011100

XK72ZZ

- - - Than để luyện cốc

- - - Coking coal

27011210

- - - Loại khác

- - - Other

27011290

- - Than đá loại khác

- - Other coal

27011900

- Than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá

- Briquettes, ovoids and similar solid fuels manufactured from coal

27012000

4

Xăng, nhiên liệu diezen

- - - - RON 97 và cao hơn, có pha chì

- - - - Of RON 97 and above, leaded

27101211

XK72ZZ

- - - - RON 97 và cao hơn, không pha chì

- - - - Of RON 97 and above, unleaded

27101212

- - - - RON 90 và cao hơn, nhưng dưới RON 97 có pha chì

- - - - Of RON 90 and above, but below RON 97, leaded

27101213

- - - - RON 90 và cao hơn, nhưng dưới RON 97 không pha chì

- - - - Of RON 90 and above, but below RON 97, unleaded

27101214

- - - - Loại khác, có pha chì

- - - - Other, leaded

27101215

- - - - Loại khác, không pha chì

- - - - Other, unleaded

27101216

- - - - Nhiên liệu diesel cho ô tô

- - - - Automotive diesel fuel

27101971

- - - - Nhiên liệu diesel khác

- - - - Other diesel fuels

27101972

 

HƯỚNG DẪN

DANH MỤC HÀNG HÓA RỦI RO TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 908/QĐ-BTC ngày 29/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

1. Phạm vi điều chỉnh

1.1. Văn bản này hướng dẫn xây dựng, quản lý, áp dụng Danh mục hàng hóa rủi ro trong quản lý nhà nước về hải quan, bao gồm: Danh mục hàng hóa rủi ro về chính sách quản lý chuyên ngành; xuất xứ; môi trường; hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; ma túy, tiền chất; vũ khí, chất phóng xạ; buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới.

1.2. Tổng cục Hải quan xây dựng, quản lý, áp dụng Danh mục hàng hóa rủi ro về phân loại, Danh mục hàng hóa rủi ro về trị giá phù hợp với yêu cầu quản lý hải quan, quản lý thuế trong từng thời kỳ.

2. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa rủi ro trong quản lý nhà nước về hải quan

a) Nội dung, kết cấu Danh mục hàng hóa rủi ro trong quản lý nhà nước về hải quan (sau đây gọi tt là Danh mục hàng hóa rủi ro):

a.1) Danh mục hàng hóa rủi ro ban hành kèm theo Quyết định này bao gồm:

a.1.1) Danh mục 1. Hàng hóa rủi ro về chính sách quản lý chuyên ngành;

a.1.2) Danh mục 2. Hàng hóa rủi ro về xuất xứ;

a.1.3) Danh mục 3. Hàng hóa rủi ro về môi trường;

a.1.4) Danh mục 4. Hàng hóa rủi ro về hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;

a.1.5) Danh mục 5. Hàng hóa rủi ro về ma túy, tiền chất;

a.1.6) Danh mục 6. Hàng hóa rủi ro về vũ khí, chất phóng xạ;

a.1.7) Danh mục 7. Hàng hóa rủi ro về buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới.

a.2) Mỗi danh mục hàng hóa rủi ro, căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá rủi ro, có thể được phân chia thành hai (02) lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hoặc chỉ có một (01) lĩnh vực xuất khẩu hoặc lĩnh vực nhập khẩu.

a.3) Danh mục hàng hóa rủi ro được thiết kế theo định dạng thống nhất, cụ thể như sau:

a.3.1) Cột số 1. Số thứ tự: thể hiện thứ tự của hàng hóa trong từng Danh mục hàng hóa rủi ro cụ thể, sắp xếp tăng dần theo mã số của hàng hóa. Số thứ tự này giúp xác định vị trí trong tổng số lượng hàng hóa rủi ro của mỗi Danh mục cụ thể.

a.3.2) Cột số 2. Tên hàng hóa rủi ro theo chế độ, chính sách quản lý: tên gọi của hàng hóa rủi ro được xác định theo tên của hàng hóa trong chính sách quản lý chuyên ngành.

a.3.3) Cột số 3. Tên hàng hóa rủi ro theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam - Tên tiếng Việt: là tên gọi tiếng Việt của hàng hóa, được mô tả tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành.

a.3.4) Cột số 4. Tên hàng hóa rủi ro theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam - Tên tiếng Anh: là tên gọi tiếng Anh của hàng hóa, được mô tả tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành.

a.3.5) Cột số 5. Mã số hàng hóa: mã số hàng hóa rủi ro tương ứng với tên gọi của hàng hóa rủi ro tại các cột số 2, 3, 4 (nêu trên). Trường hợp tên hàng hóa rủi ro được gắn với nhiều mã số hàng hóa thì từng mã số hàng hóa được liệt kê tại các dòng khác nhau và sắp xếp theo thứ tự tăng dần của mã số.

Mã số của hàng hóa rủi ro được chi tiết đến 08 chữ số, được áp theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành.

a.3.6) Cột số 6. Mã chính sách: là thông tin về lĩnh vực quản lý chuyên ngành, được mã hóa theo cấu trúc với 06 ký tự (ví dụ: NK11CT), cụ thể:

- Nhóm 02 ký tự đầu: ký hiệu về loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (gồm 04 mã XK, NK, TN, TX tương ứng với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất hàng hóa);

- Nhóm 02 ký tự giữa: ký hiệu về Phân nhóm Danh mục hàng hóa rủi ro (ví dụ với mã NK11CT, 11 thể hiện phân nhóm Danh mục 1.1);

- Nhóm 02 ký tự cuối: là ký hiệu về cơ quan ban hành văn bản quản lý chuyên ngành, cụ thể:

CA: Bộ Công an;

CT: Bộ Công thương;

CP: Chính phủ;

GT: Bộ Giao thông vận tải;

KH: Bộ Khoa học và Công nghệ;

LĐ: Bộ Lao động thương binh và Xã hội;

LT: Liên tịch giữa các Bộ;

NN: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

QP: Bộ Quốc Phòng;

TN: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

TT: Bộ Thông tin truyền thông;

VH: Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch;

XD: Bộ Xây dựng;

YT: Bộ Y tế;

ZZ: Thông tin khác (không xác định chính xác cơ quan chủ quản).

Ví dụ: Mã chính sách NK11CT được hiểu như sau:

- NK: loại hình nhập khẩu;

- 11: hàng hóa rủi ro về cấm, tạm ngừng nhập khẩu;

- CT: thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương.

b) Tiêu chí đánh giá hàng hóa rủi ro:

b.1) Hàng hóa rủi ro được đánh giá theo các tiêu chí sau:

b.1.1) Tần suất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

b.1.2) Thông tin, cảnh báo rủi ro về xu hướng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ;

b.1.3) Yêu cầu, chỉ đạo tăng cường quản lý của Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

b.1.4) Thông tin, cảnh báo của các tổ chức quốc tế, Hải quan các nước về buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ;

b.1.5) Kết quả phân tích rủi ro đối với hàng hóa thuộc đối tượng chính sách quản lý chuyên ngành, chính sách thuế và chế độ quản lý hải quan, quản lý thuế trong từng thời kỳ.

b.2) Tổng cục Hải quan căn cứ vào tình hình thực tế để áp dụng chỉ số tiêu chí đánh giá tại điểm b.1 khoản này phù hợp đối với từng loại hàng hóa trong từng lĩnh vực rủi ro.

c) Trách nhiệm xây dựng, sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa rủi ro:

c.1) Cục Quản lý rủi ro - Tổng cục Hải quan chủ trì, phối hợp với cơ quan thuộc các Bộ, ngành và các đơn vị nghiệp vụ tại điểm c.2 khoản này thu thập, cập nhật, phân tích thông tin rủi ro về hàng hóa; đề xuất Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính ban hành, sửa đổi, bổ sung các Danh mục hàng hóa rủi ro tại điểm a.1 khoản này.

c.2) Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Kiểm định hải quan, Vụ Thanh tra - Kiểm tra, Cục Hải quan và các đơn vị nghiệp vụ liên quan trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn có trách nhiệm thu thập, cập nhật, cung cấp cho Cục Quản lý rủi ro thông tin vi phạm và các thông tin về đối tượng, dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro, phương thức, thủ đoạn vi phạm liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để tổng hợp, phân tích, đánh giá phục vụ xây dựng, sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa rủi ro.

3. Quản lý Danh mục hàng hóa rủi ro:

a) Danh mục hàng hóa rủi ro được quản lý theo hai (02) hình thức: văn bản giấy và cơ sở dữ liệu trên hệ thống thông tin quản lý rủi ro (Hệ thống RMS):

a.1) Văn bản giấy: bao gồm Danh mục hàng hóa rủi ro được ban hành, sửa đổi, bổ sung kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

a.2) Cơ sở dữ liệu: bao gồm Danh mục hàng hóa rủi ro được ban hành, sửa đổi, bổ sung tại điểm a.1 khoản này, được cập nhật theo định dạng trên cơ sở dữ liệu của Hệ thống RMS.

b) Cục Quản lý rủi ro thực hiện:

b.1) Cập nhật, quản lý thông tin, dữ liệu Danh mục hàng hóa rủi ro trên hệ thống RMS;

b.2) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc khai thác, sử dụng Danh mục hàng hóa trong hoạt động nghiệp vụ hải quan đối với đơn vị Hải quan các cấp.

4. Áp dụng Danh mục hàng hóa rủi ro:

Danh mục hàng hóa rủi ro được sử dụng làm nguồn thông tin rủi ro để xây dựng, kiến nghị chế độ, chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp quản lý hải quan; không sử dụng Danh mục hàng hóa rủi ro làm căn cứ duy nhất để quyết định thực hiện các biện pháp trên, cụ thể:

a) Cục Quản lý rủi ro trên cơ sở Danh mục hàng hóa rủi ro:

a.1) Nghiên cứu, đề xuất Tổng cục Hải quan kiến nghị điều chỉnh chính sách quản lý chuyên ngành, chính sách thuế và chế độ quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

a.2) Áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với yêu cầu quản lý hải quan, quản lý thuế trong từng thời kỳ;

a.3) Phân tích, cảnh báo rủi ro trong quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.



b) Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Kiểm định hải quan, Vụ Thanh tra - Kiểm tra, Cục Hải quan và các đơn vị nghiệp vụ liên quan sử dụng Danh mục hàng hóa rủi ro làm nguồn thông tin để phân tích đánh giá rủi ro, hỗ trợ quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

c) Các cơ quan thuộc các Bộ, ngành sử dụng Danh mục hàng hóa rủi ro làm cơ sở xây dựng, ban hành chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu./.

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương