ChuyểN ĐỔi thế giới của chúng ta: chưƠng trình nghị SỰ 2030 VÌ SỰ phát triển bền vững mở đầu



tải về 287.04 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích287.04 Kb.
#14403
1   2   3   4

Phương thức thực hiện

39. Quy mô và tham vọng của Chương trình nghị sự mới đòi hỏi một quan hệ đối tác toàn cầu với sức sống mới để đảm bảo việc thực hiện Chương trình nghị sự. Chúng tôi cam kết hoàn toàn với mục tiêu này. Quan hệ đối tác này sẽ được thực hiện trong tinh thần đoàn kết toàn cầu, đặc biệt là tình đoàn kết với những người nghèo nhất và với những người sống trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương. Quan hệ đối tác này sẽ tạo điều kiện cho sự tham gia toàn cầu sâu rộng trong việc hỗ trợ thực hiện các Mục tiêu và các chỉ tiêu, quy tụ các chính phủ, khu vực tư nhân, xã hội dân sự, hệ thống Liên hợp quốc và các nhân tố khác và huy động mọi nguồn lực sẵn có.

40. Các phương thức thực hiện các chỉ tiêu của Mục tiêu 17 và của các Mục tiêu phát triển bền vững là chìa khóa để hiện thực hóa Chương trình nghị sự và có tầm quan trọng ngang hàng với các mục tiêu và các chỉ tiêu khác. Chương trình nghị sự, bao gồm các SDGs, có thể đạt được trong khuôn khổ đối tác toàn cầu cho phát triển bền vững, được hỗ trợ bởi các chính sách và hành động cụ thể như đã nêu trong các văn kiện của Hội nghị quốc tế lần thứ ba về tài chính cho phát triển, tổ chức tại Addis Ababa từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 7 năm 2015. Chúng tôi hoan nghênh sự ủng hộ của Đại hội đồng đối với Chương trình hành động Addis Ababa, đó là một phần không thể tách rời của Chương trình nghị sự năm 2030 cho phát triển bền vững. Chúng tôi cho rằng việc thực hiện đầy đủ Chương trình Hành động Addis là rất quan trọng cho việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững.

41. Chúng tôi cho rằng các quốc gia có trách nhiệm chính trong việc phát triển kinh tế và xã hội của mình. Chương trình nghị sự mới đưa ra các phương thức cần thiết cho việc thực hiện các Mục tiêu và chỉ tiêu. Chúng tôi nhận ra rằng các phương thức này sẽ bao gồm việc huy động các nguồn lực tài chính cũng như xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường cho các nước đang phát triển với các điều khoản thuận lợi theo thỏa thuận, bao gồm các điều khoản ưu đãi hoặc sang nhượng. Tài chính công, cả trong nước và quốc tế, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu và các hàng hóa công cộng và thúc đẩy các nguồn tài chính khác. Chúng tôi thừa nhận vai trò của khu vực tư nhân đa dạng, từ các doanh nghiệp nhỏ để các hợp tác xã đến các công ty đa quốc gia và vai trò của các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức từ thiện trong việc thực hiện Chương trình nghị sự mới.

42. Chúng tôi ủng hộ việc thực hiện các chiến lược và chương trình hành động liên quan, trong đó có Tuyên bố và Chương trình hành động Istanbul, Lộ trình tăng tốc phương thức hành động của các quốc gia đảo nhỏ (SAMOA), Chương trình hành động Vienna cho các nước đang phát triển không có biển Thập kỷ 2014-2024, và tái khẳng định tầm quan trọng của việc hỗ trợ Chương trình nghị sự của Liên minh châu Phi năm 2063 và Chương trình đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi (NEPAD), tất cả đều được tích hợp vào Chương trình nghị sự mới. Chúng tôi nhận ra những thách thức lớn đối với việc đạt được hòa bình lâu dài và phát triển bền vững ở các nước có xung đột và hậu xung đột.

43. Chúng tôi nhấn mạnh rằng tài chính công quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung cho những nỗ lực của các nước trong việc huy động các nguồn lực công cộng trong nước, đặc biệt là ở những nước nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất với các nguồn lực trong nước còn hạn chế. Tài chính công quốc tế, bao gồm cả ODA, còn đóng vai trò xúc tác huy động nguồn lực bổ sung từ các nguồn khác, như tài chính công và tư nhân. Nhà cung cấp ODA tái khẳng định cam kết của mình, bao gồm cả các cam kết của các nước phát triển để đạt được mục tiêu dành 0,7% ODA/GNI cho các nước đang phát triển và 0,15% đến 0,2% ODA/GNI cho các nước kém phát triển nhất.

44. Chúng tôi thừa nhận rằng các tổ chức tài chính quốc tế cần tiếp tục tôn trọng không gian chính sách của mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Chúng tôi cam kết mở rộng và tăng cường tiếng nói và sự tham gia của các nước đang phát triển - trong đó có các nước châu Phi, các nước kém phát triển nhất, các nước đang phát triển không có biển, các nước đảo nhỏ đang phát triển và các nước có thu nhập trung bình - vào quá trình quốc tế đưa ra quyết định kinh tế, xây dựng chuẩn mực và quản trị kinh tế toàn cầu.

45. Chúng tôi cũng ghi nhận vai trò thiết yếu của Quốc hội các nước thông qua việc ban hành pháp luật và thông qua ngân sách và vai trò của họ trong việc đảm bảo trách nhiệm giải trình đối với việc thực hiện hiệu quả các cam kết. Chính phủ các nước và các thể chế công cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và khu vực, các thể chế tiểu khu vực, thể chế quốc tế, các học viện, các tổ chức từ thiện, các nhóm tình nguyện viên và các bên liên quan khác.

46. Chúng tôi nhấn mạnh vai trò quan trọng và lợi thế so sánh của hệ thống Liên hợp quốc với nguồn lực đầy đủ, có liên quan, chặt chẽ, hiệu quả trong việc hỗ trợ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững và phát triển bền vững. Trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường sở hữu quốc gia và lãnh đạo ở cấp quốc gia, chúng tôi bày tỏ sự ủng hộ đối với Đối thoại hiện nay của Hội đồng Kinh tế và Xã hội về vị trí lâu dài của hệ thống phát triển Liên Hợp Quốc trong bối cảnh của Chương trình nghị sự này.

Các Mục tiêu Phát triển Bền vững và các chỉ tiêu

54. Tiếp theo tiến trình thương lượng liên chính phủ toàn diện và trên cơ sở Đề xuất của Nhóm làm việc xây dựng các Mục tiêu Phát triển Bền vững1, trong đó gồm một khổ mở đầu đặt ngữ cảnh cho Đề xuất, chúng ta đã thống nhất về các Mục tiêu và chỉ tiêu dưới đây.

55. Các SDGs và các chỉ tiêu được lồng ghép và không tách rời, mang tính toàn cầu và áp dụng phổ cập, xem xét đến thực trạng bối cảnh, năng lực và trình độ phát triển của các quốc gia khác nhau và tôn trọng các chính sách và ưu tiên quốc gia. Các mục tiêu được xác định mang tính tham vọng và toàn cầu, trong đó từng chính phủ đặt mục tiêu quốc gia riêng hướng tới tham vọng quốc tế nhưng cân nhắc tới bối cảnh quốc gia. Từng chính phủ cũng sẽ quyết định xem những mục tiêu toàn cầu và tham vọng này được lồng ghép trong tiến trình lên kế hoạch, chính sách và chiến lược quốc gia như thế nào. Điều quan trọng là cần nhìn nhận mối liên kết giữa phát triển bền vững và các tiến trình lớn khác đang diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.

56. Khi xác định các Mục tiêu và chỉ tiêu này, chúng ta nhìn nhận rằng mỗi quốc gia đối mặt với những thách thức cụ thể nhằm đạt được phát triển bền vững và chúng ta nhấn mạnh những thách thức riêng biệt mà các nước dễ bị tổn thương nhất và đặc biệt là các nước châu Phi, các nước kém phát triển nhất, các nước đang phát triển không có biển và các nước đảo nhỏ đang phát triển phải đối mặt, cũng như những thách thức riêng biệt đối với các nước có thu nhập trung bình. Các nước trong tình trạng xung đột cũng cần sự quan tâm đặc biệt.

57. Chúng ta nhìn nhận rằng dữ liệu cơ sở của một số mục tiêu không có sẵn và chúng ta kêu gọi sự hỗ trợ tăng cường thu thập dữ liệu và xây dựng năng lực trong các Nước Thành viên nhằm hình thành cơ sở quốc gia và toàn cầu trong những lĩnh vực chưa có dữ liệu. Chúng ta cam kết giải quyết vấn đề thiếu hụt thu thập dữ liệu nhằm tiến hành đánh giá tiến bộ tốt hơn, đặc biệt với những mục tiêu dưới đây không có con số mục tiêu rõ ràng.

58. Chúng ta hoan nghênh nỗ lực hiện nay của các quốc gia tại các diễn đàn khác nhằm giải quyết những vấn đề chủ đạo có nguy cơ ảnh hưởng tới việc triển khai Chương trình nghị sự của chúng ta; và chúng ta tôn trọng sự độc lập của các tiến trình này. Chúng ta định rằng Chương trình nghị sự và việc triển khai Chương trình sẽ hỗ trợ và không gây tổn hại tới các tiến trình khác và các quyết định trong đó.

59. Chúng ta nhìn nhận rằng từng quốc gia có cách tiếp cận, tầm nhìn, mô hình và công cụ khác nhau theo từng bối cảnh và ưu tiên quốc gia hướng tới phát triển bền vững; chúng ta tái khẳng định rằng Trái Đất và hệ sinh thái Trái Đất là ngôi nhà chung của chúng ta và “Mẹ Trái Đất” là cách diễn đạt phổ biến ở nhiều quốc gia và khu vực.

Các Mục tiêu Phát triển Bền vững


  1. Xóa nghèo dưới mọi hình thức, ở mọi nơi

  2. Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững

  3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả lứa tuổi

  4. Đảm bảo giáo dục công bằng, chất lượng và hiệu quả, đồng thời tăng cường cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người

  5. Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và bé gái

  6. Đảm bảo nguồn cung ứng, quản lý bền vững nguồn nước và các điều kiện vệ sinh an toàn cho tất cả mọi người

  7. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người

  8. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện và ổn định, tạo việc làm đầy đủ, phù hợp cho tất cả mọi người

  9. Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy công nghiệp hóa bền vững, toàn diện và khuyến khích khả năng đổi mới

  10. Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia

  11. Hình thành các đô thị và các khu định cư toàn diện, an toàn và bền vững

  12. Đảm bảo các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững

  13. Hành động khẩn cấp chống biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu

  14. Bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn lực đại dương, biển vì phát triển bền vững

  15. Bảo vệ, phục hồi và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất, quản lý bền vững tài nguyên rừng, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và bảo vệ tính đa dạng sinh học

  16. Thúc đẩy các xã hội hòa bình và hòa nhập cho phát triển bền vững, tạo ra cơ hội tiếp cận công lý và xây dựng các thể chế hiệu quả, toàn diện và có trách nhiệm ở tất cả các cấp

  17. Nâng cao khả năng thực hiện và hiện thực hóa cơ chế đối tác toàn cầu cho phát triển bền vững

*Nhìn nhận rằng Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) là diễn đàn quốc tế liên chính phủ chủ chốt để đàm phán về ứng phó toàn cầu với biến đổi khí hậu

Mục tiêu 1: Xóa nghèo dưới mọi hình thức, ở mọi nơi

1.1. Đến năm 2030, xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực đối với tất cả mọi người ở mọi nơi. Hiện nay, tình trạng nghèo cùng cực được xác định là những người có mức thu nhập dưới $1.25 đô-la Mỹ/ngày

1.2. Đến năm 2030, giảm ít nhất là một nửa số nam giới, phụ nữ và trẻ em ở tất cả các độ tuổi sống trong nghèo đói theo định nghĩa của quốc gia dưới mọi hình thức

1.3. Triển khai các hệ thống và các biện pháp bảo trợ xã hội phù hợp ở cấp quốc gia cho tất cả mọi người, bao gồm mức tối thiếu và đến năm 2030 đạt được sự bảo trợ xã hội thực chất cho người nghèo và người yếu thế

1.4. Đến năm 2030, bảo đảm rằng tất cả nam giới và phụ nữ, đặc biệt là người nghèo và người yếu thế có quyền bình đẳng tiếp cận các nguồn lực kinh tế, cũng như các dịch vụ cơ bản, quyền sở hữu và kiểm soát đất đai và các tài sản khác, quyền thừa kế, các tài nguyên thiên nhiên, những công nghệ mới phù hợp và các dịch vụ tài chính, trong đó có tài chính vi mô

1.5. Đến năm 2030, tạo khả năng phục hồi cho người nghèo và người có hoàn cảnh yếu thế và giảm khả năng họ bị tổn thương và rơi vào những hoàn cảnh cùng cực liên quan tới khí hậu và những cú sốc hay thảm họa kinh tế, xã hội và môi trường khác

1.a. Bảo đảm sự huy động thích đáng tài nguyên từ các nguồn lực khác nhau, bao gồm thông qua tăng cường hợp tác phát triển nhằm cung cấp phương tiện phù hợp và có thể định trước cho các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển nhất, để thực hiện các chương trình và chính sách xóa bỏ đói nghèo dưới mọi hình thức

1.b. Xây dựng những khuôn khổ chính sách vững chắc ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế dựa trên các chiến lược phát triển hướng tới người nghèo và nhạy cảm về giới nhằm hỗ trợ thúc đẩy đầu tư vào các biện pháp xóa bỏ đói nghèo.



Mục tiêu 2: Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững

2.1. Đến năm 2030, xóa đói và bảo đảm rằng tất cả mọi người, đặc biệt là người nghèo và người có hoàn cảnh yếu thế, bao gồm cả trẻ em, được tiếp cận nguồn lương thực an toàn, bổ dưỡng và đầy đủ quanh năm

2.2. Đến năm 2030, xóa bỏ tất cả các hình thức suy dinh dưỡng, trong đó có việc đến năm 2025 đạt các chỉ tiêu quốc tế đã được thỏa thuận về trẻ em còi cọc và chậm phát triển dưới 5 tuổi và giải quyết nhu cầu dinh dưỡng của nữ thiếu niên, phụ nữ có thai, cho con bú và người già

2.3. Đến năm 2030, tăng gấp đôi năng suất nông nghiệp và thu nhập của nhà sản xuất lương thực quy mô nhỏ, đặc biệt là phụ nữ, người bản địa, hộ gia đình nông dân, người chăn nuôi gia súc và ngư dân, bao gồm thông qua việc bảo đảm sự tiếp cận an toàn và bình đẳng đất đai, các nguồn lực sản xuất và đầu vào khác, tri thức, dịch vụ tài chính, thị trường và các cơ hội gia tăng giá trị và việc làm phi nông nghiệp.

2.4. Đến năm 2030, bảo đảm các hệ thống sản xuất lương thực bền vững và thực hiện các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững nhằm tăng năng suất và sản lượng nhằm hỗ trợ duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt và các thảm họa khác và dần dần cải thiện chất lượng đất

2.5. Đến năm 2020, duy trì sự đa dạng nguồn gen của hạt giống, cây giống và con giống và vật nuôi và các loài họ hàng hoang dã của chúng, bao gồm thông qua các ngân hàng cây giống, con giống đa dạng và được quản lý phù hợp ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; bảo đảm sự tiếp cận và chia sẻ bình đẳng, công bằng các lợi ích có được từ việc sử dụng các nguồn gen và các kiến thức truyền thống liên quan như được quốc tế thống nhất

2.a. Tăng cường đầu tư, bao gồm thông qua tăng cường hợp tác quốc tế đối với cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu về nông nghiệp và các dịch vụ mở rộng, phát triển công nghệ, các ngân hàng gen cây giống và gia cầm nhằm nâng cao khả năng sản xuất nông nghiệp tại các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển nhất

2.b. Điều chỉnh và ngăn ngừa những hạn chế và bóp méo về thương mại trong thị trường nông nghiệp thế giới, trong đó có việc thông qua việc xóa bỏ đồng thời tất cả các hình thức trợ giá xuất khẩu nông sản hay các biện pháp xuất khẩu có cùng hiệu ứng, phù hợp với quy định của Vòng đàm phán Phát triển Doha

2.c. Thực hiện các biện pháp bảo đảm sự vận hành chính xác của thị trường hàng hóa lương thực và những thị trường phái sinh và tạo thuận lợi cho việc tiếp cận kịp thời các thông tin về thị trường, trong đó có thông tin về các nguồn dự trữ lương thực nhằm giảm khả năng biến động cực đoan giá lương thực.

Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi

3.1. Đến năm 2030, giảm tỷ suất tử vong bà mẹ trên toàn cầu xuống dưới 70 ca trên 100.000 ca đẻ sống

3.2. Đến năm 2030, ngăn ngừa, phấn đấu chấm dứt tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó tất cả các quốc gia hướng tới giảm tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh xuống 12 ca trên 1.000 ca đẻ sống và tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống 25 ca trên 1.000 ca đẻ sống

3.3. Đến năm 2030, chấm dứt bệnh dịch AIDS, lao phổi, sốt rét và những bệnh nhiệt đới chưa được chú ý khác và chống bệnh viêm gan, các dịch bệnh do nguồn nước và các dịch bệnh truyền nhiễm khác

3.4. Đến năm 2030, giảm 1/3 tỷ suất tử vong đẻ non do các dịch bệnh không truyền nhiễm thông qua việc phòng ngừa, điều trị và thúc đẩy sức khỏe tinh thần và thể chất

3.5. Tăng cường ngăn ngừa và xử lý việc lạm dụng thuốc, bao gồm lạm dụng các chất gây nghiện và cồn

3.6. Đến năm 2020, giảm một nửa số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông đường bộ

3.7. Đến năm 2030, bảo đảm khả năng tiếp cận phổ cập các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, bao gồm kế hoạch hóa gia đình, cung cấp thông tin và giáo dục, lồng ghép vấn đề sức khỏe sinh sản vào các chiến lược và chương trình quốc gia

3.8. Đạt được phổ cập y tế, bao gồm bảo vệ rủi ro tài chính, tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu có chất lượng, tiếp cận các loại dược phẩm và vắc-xin thiết yếu an toàn, hiệu quả, có chất lượng và giá cả phù hợp cho tất cả mọi người

3.9. Đến năm 2030, giảm đáng kể số người chết và bị bệnh do ô nhiễm và nhiễm độc hóa chất độc hại, không khí, nước và đất

3.a. Tăng cường thực thi một cách thích đáng Công ước khung của Tổ chức Y tế thế giới về Kiểm soát Thuốc lá ở tất cả các quốc gia

3.b. Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển các loại vắc-xin và dược phẩm chống các dịch bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm ảnh hưởng chủ yếu tới các nước đang phát triển, tạo khả năng tiếp cận các vắc-xin và dược phẩm thiết yếu với giá cả hợp lý, phù hợp với Tuyên bố Doha về Thỏa thuận quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại (TRIPS) và Sức khỏe Cộng đồng, trong đó khẳng định quyền của các nước đang phát triển được sử dụng đầy đủ các điều khoản trong Hiệp định TRIPS về sự linh hoạt trong việc bảo vệ sức khỏe Cộng đồng và cụ thể là tạo khả năng tiếp cận dược phẩm cho tất cả mọi người

3.c. Tăng cường đáng kể việc cung cấp tài chính cho y tế và tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và giữ lại lực lượng chăm sóc y tế tại các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển nhất và các nước đảo nhỏ đang phát triển

3.d. Tăng cường năng lực của tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển trong việc cảnh báo sớm, giảm rủi ro, quản lý rủi ro y tế quốc gia và toàn cầu.



Mục tiêu 4: Đảm bảo giáo dục công bằng, chất lượng và hiệu quả, đồng thời tăng cường cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người

4.1. Đến năm 2030, bảo đảm rằng tất cả trẻ em nam và nữ hoàn thành giáo dục tiểu học và trung học miễn phí, công bằng và có chất lượng hướng đến kết quả học tập phù hợp và hiệu quả

4.2. Đến năm 2030, bảo đảm rằng tất cả các trẻ em nam và nữ được tiếp cận sự chăm sóc, phát triển tuổi thơ và giáo dục mẫu giáo có chất lượng để các em sẵn sàng cho quá trình giáo dục tiểu học

4.3. Đến năm 2030, bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng cho phụ nữ và nam giới đối với hoạt động giáo dục kỹ thuật, nghề nghiệp và đại học có chất lượng và học phí phù hợp

4.4. Đến năm 2030, tăng đáng kể số thanh niên và người thành niên có kỹ năng phù hợp, gồm kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng nghề, có việc làm, công việc tốt và khởi nghiệp

4.5. Đến năm 2030, xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục và bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng tất cả các cấp giáo dục và đào tạo nghề cho những người yếu thế, trong đó có người khuyết tật, người bản địa và trẻ em có hoàn cảnh dễ bị tổn thương

4.6. Đến năm 2030, bảo đảm rằng tất cả thanh thiếu niên và phần đông người lớn, cả nam giới và nữ giới, đều biết đọc và viết

4.7. Đến năm 2030, bảo đảm rằng tất cả những người đi học đều thu được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững, bao gồm thông qua giáo dục về phát triển bền vững và lối sống bền vững, quyền con người, bình đẳng giới, thúc đẩy một nền văn hóa hòa bình và phi bạo lực, tư cách công dân toàn cầu; đánh giá cao sự đa dạng văn hóa cũng như những đóng góp của văn hóa đối với phát triển bền vững

4.a. Xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục phù hợp với trẻ em, người khuyết tật về giới và tạo dựng một môi trường học tập an toàn, phi bạo lực, toàn diện và hiệu quả cho tất cả mọi người

4.b. Đến năm 2020, trên phạm vi toàn cầu tăng đáng kể số lượng học bổng dành cho các nước đang phát triển, đặc biệt cho các nước kém phát triển nhất, các nước đảo nhỏ đang phát triển và các nước châu Phi, đến những cơ sở giáo dục sau đại học, bao gồm đào tạo nghề, công nghệ thông tin, các chương trình kỹ thuật và khoa học tại các nước phát triển và đang phát triển khác

4.c. Đến năm 2030, tăng đáng kể nguồn cung giáo viên có trình độ, bao gồm việc thông qua hợp tác quốc tế về đào tạo giáo viên tại các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất và các nước đảo nhỏ đang phát triển.

Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái

5.1. Chấm dứt tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái ở mọi nơi

5.2. Xóa bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái trong các lĩnh vực công, tư, bao gồm cả hành vi buôn người, bóc lột tình dục và tất cả các hình thức bóc lột khác

5.3. Xóa bỏ tất cả các hành vi gây hại, bao gồm tảo hôn và hôn nhân cưỡng ép và tập tục cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ

5.4. Ghi nhận và đánh giá cao hoạt động chăm sóc không được trả lương hay công việc nội trợ thông qua việc cung cấp các dịch vụ công, cơ sở hạ tầng và các chính sách bảo trợ xã hội, và thúc đẩy việc chia sẻ trách nhiệm trong gia đình phù hợp với quốc gia

5.5. Bảo đảm sự tham gia đầy đủ, hiệu quả và cơ hội bình đẳng được nắm giữ vị trí lãnh đạo của phụ nữ ở tất cả các cấp ra quyết định trong đời sống chính trị, kinh tế và công cộng

5.6. Bảo đảm khả năng tiếp cận phổ cập đối với các quyền về tình dục, sinh sản và sức khỏe sinh sản phù hợp với Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và các văn kiện về kết quả của các hội nghị đánh giá việc thực hiện Chương trình và Cương lĩnh này

5.a. Thực hiện cải cách để trao quyền bình đẳng cho phụ nữ đối với các nguồn lực kinh tế, cũng như khả năng tiếp cận quyền sở hữu và kiểm soát đất đai, các tài sản khác, các dịch vụ tài chính, quyền thừa kế và tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với pháp luật quốc gia

5.b. Nâng cao việc sử dụng các công nghệ tạo thuận lợi cho phụ nữ, đặc biệt là công nghệ thông tin để thúc đẩy sự tăng cường quyền và địa vị cho phụ nữ

5.c. Thực hiện và tăng cường các chính sách phù hợp và các đạo luật có khả năng thực thi nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái ở mọi cấp độ.



Mục tiêu 6: Bảo đảm nguồn cung ứng, quản lý bền vững nguồn nước và các điều kiện vệ sinh an toàn cho tất cả mọi người

6.1. Đến năm 2030, đạt được sự tiếp cận phổ cập và bình đẳng nguồn nước uống an toàn và có chi phí hợp lý cho tất cả mọi người

6.2. Đến năm 2030, đạt được sự tiếp cận điều kiện vệ sinh thích đáng và bình đẳng cho tất cả mọi người, xóa bỏ việc đại tiện thẳng ra môi trường, đặc biệt quan tâm tới nhu cầu của phụ nữ, trẻ em gái và những người trong hoàn cảnh yếu thế

6.3. Đến năm 2030, cải thiện chất lượng nước thông qua giảm ô nhiễm, chấm dứt xả thải và giảm thiểu các hóa chất độc hại thải ra môi trường, giảm một nửa tỷ lệ nước không được xử lý, tăng cường tái chế và tăng đáng kể hoạt động tái sử dụng an toàn trên toàn cầu

6.4. Đến năm 2030, gia tăng đáng kể hiệu quả sử dụng nước trong tất cả các ngành và bảo đảm nguồn cung nước sạch bền vững nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước và giàm đáng kể số người phải sống trong điều kiện khan hiếm nước

6.5. Đến năm 2030, thực hiện quản lý toàn diện nguồn nước ở tất cả các cấp, bao gồm thông qua hợp tác xuyên biên giới một cách phù hợp

6.6. Đến năm 2020, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái nước, trong đó có núi, rừng, đầm lầy, sông, các tầng ngậm nước và hồ

6.a. Đến năm 2030, tăng cường hợp tác quốc tế và hỗ trợ xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển trong các hoạt động và chương trình liên quan đến nước và vệ sinh, bao gồm khai thác nước, tẩy mặn, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, xử lý nước thải, các công nghệ tái chế và tái sử dụng

6.b. Hỗ trợ và tăng cường sự tham gia của các cộng đồng địa phương nhằm cải thiện việc quản lý nước và vệ sinh.

Mục tiêu 7: Bảo đảm sự tiếp cận nguồn năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy, với giá cả phải chăng cho tất cả mọi người

7.1. Đến năm 2030, bảo đảm sự tiếp cận phổ cập các dịch vụ năng lượng có giá cả phải chăng, tin cậy và hiện đại

7.2. Đến năm 2030, tăng một cách đáng kể phần năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng toàn cầu

7.3. Đến năm 2030, tăng gấp đôi trên quy mô toàn cầu tỷ lệ cải thiện hiệu quả năng lượng

7.a. Đến năm 2030, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho việc tiếp cận các nghiên cứu về công nghệ năng lượng sạch, trong đó có nghiên cứu công nghệ về năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, công nghệ sử dụng năng lượng hóa thạch tiên tiến và sạch hơn; thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng và công nghệ năng lượng sạch

7.b. Đến năm 2030, mở rộng cơ sở hạ tầng và cập nhật công nghệ cung cấp các dịch vụ năng lượng hiện đại và bền vững cho tất cả mọi người tại các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất và các nước đảo nhỏ đang phát triển.



Каталог: userfiles -> files -> VanBanTaiLieuQH -> KY%20HOP%20THU%2010
KY%20HOP%20THU%2010 -> PHỤ LỤC 1 danh mục văn bản chỉ ĐẠo về CẤp giấy chứng nhận quyền sử DỤng đẤT
KY%20HOP%20THU%2010 -> Ủy ban tư pháp số: 2938/bc-ubtp13 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
KY%20HOP%20THU%2010 -> QUỐc hội khóa XIII ủy ban văn hóA, giáo dụC
KY%20HOP%20THU%2010 -> BẢng tổng hợP Ý kiến góP Ý CỦa doanh nghiệP
KY%20HOP%20THU%2010 -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 603/bc- cp hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2015 BÁo cáO
KY%20HOP%20THU%2010 -> Phụ lục TỔng hợp tình hình tiếp nhận và trả LỜi chất vấn củA ĐẠi biểu quốc hộI
KY%20HOP%20THU%2010 -> BÁo cáo tổng kếT 10 NĂm thi hành luật dưỢC

tải về 287.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương