ChuyểN ĐỔi thế giới của chúng ta: chưƠng trình nghị SỰ 2030 VÌ SỰ phát triển bền vững mở đầu



tải về 287.04 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích287.04 Kb.
#14403
1   2   3   4

Theo dõi và đánh giá

72. Chúng tôi cam kết tham gia vào hệ thống theo dõi và đánh giá thực hiện Chương trình nghị sự này trong mười lăm năm tiếp theo. Một khuôn khổ theo dõi và rà soát mạnh mẽ, tự nguyện, có hiệu quả, có sự tham gia, minh bạch và tích hợp sẽ là đóng góp quan trọng để thực hiện và sẽ giúp các nước tối đa hóa và theo dõi tiến độ thực hiện Chương trình nghị sự này để đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại sau.

73. Việc triển khai và rà soát sẽ diễn ra ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu, thúc đẩy trách nhiệm của các công dân, hỗ trợ hợp tác quốc tế có hiệu quả trong việc thực hiện Chương trình nghị sự này và trao đổi các thực tiễn tốt nhất và học hỏi lẫn nhau. Cơ chế này sẽ huy động hỗ trợ để vượt qua những thách thức chung và xác định các vấn đề mới và đang nổi lên. Vì đây là một chương trình nghị sự toàn cầu, sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc là quan trọng.

74. Quá trình Theo dõi và đánh giá ở tất cả các cấp sẽ tuân thủ các nguyên tắc sau đây :

a. Tự nguyện và do quốc gia chủ trì, tính đến tình hình thực tế, năng lực và trình độ phát triển của từng quốc gia và sẽ tôn trọng không gian chính sách và ưu tiên. Vì việc quốc gia làm chủ là chìa khóa để đạt được phát triển bền vững, kết quả từ các quá trình cấp quốc gia sẽ là nền tảng cho ý kiến ​​ở cấp khu vực và toàn cầu, trong bối cảnh quá trình rà soát toàn cầu chủ yếu dựa vào nguồn số liệu chính thức của quốc gia.

b. Theo dõi sự tiến bộ trong việc thực hiện các Mục tiêu phổ quát và các Chỉ tiêu, bao gồm cả các phương thức thực hiện, ở tất cả các nước theo cách thức tôn trọng tính phổ quát, tích hợp và liên quan đến nhau và ba trụ cột của phát triển bền vững.

c. Duy trì định hướng dài hạn, xác định những thành tựu, thách thức, những khoảng trống và các yếu tố thành công quan trọng và các nước hỗ trợ trong việc lựa chọn chính sách thông tin; giúp huy động các phương tiện cần thiết của việc thực hiện và quan hệ đối tác, hỗ trợ việc xác định các giải pháp và thực tiễn tốt nhất và thúc đẩy sự phối hợp và hiệu quả của các hệ thống phát triển quốc tế.

d. Cởi mở, có sự tham gia của tất cả các bên, minh bạch đối với tất cả mọi người và hỗ trợ việc báo cáo của tất cả các bên liên quan.

e. Đặt con người làm trung tâm, chú trọng vấn đề giới, tôn trọng quyền con người và đặt trọng tâm đặc biệt vào những người nghèo nhất, dễ bị tổn thương nhất và những người đang bị tụt lại sau.

f. Xây dựng trên nền tảng và quy trình hiện tại nếu có, tránh trùng lặp và đáp ứng với hoàn cảnh quốc gia, năng lực, nhu cầu và ưu tiên; thích ứng theo thời gian, có tính đến các vấn đề đang nổi lên và sự phát triển các phương pháp mới, và sẽ giảm thiểu gánh nặng báo cáo đối với quốc gia.

g. Chặt chẽ và dựa trên bằng chứng, đã dựa trên các đánh giá và dữ liệu do quốc gia cung cấp và dữ liệu đó là chất lượng cao, dễ tiếp cận, kịp thời, tin cậy và có các dữ liệu phân tách về thu nhập, giới tính, tuổi tác, chủng tộc, sắc tộc, tình trạng di cư, người khuyết tật, vị trí địa lý và các đặc điểm có liên quan trong bối cảnh quốc gia.

h. Để triển khai và rà soát, cần xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển, trong đó có việc tăng cường các hệ thống dữ liệu quốc gia và các chương trình đánh giá, đặc biệt là ở các nước châu Phi, nước kém phát triển, SIDS và LLDCs và các nước thu nhập trung bình.

i. Sẽ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ tích cực của hệ thống Liên hợp quốc và các tổ chức đa phương khác.

75. Các mục tiêu và chỉ tiêu sẽ được theo dõi và rà soát thông qua một bộ chỉ số toàn cầu. Những chỉ số này được bổ sung bởi các chỉ số ở cấp khu vực do các quốc gia thành viên xây dựng, bên cạnh kết quả của việc xây dựng các chỉ tiêu cơ sở cho các chỉ tiêu mà chưa có cơ sở quốc gia hoặc toàn cầu. Khuôn khổ chỉ số toàn cầu, do Nhóm Chuyên gia Liên cơ quan về Chỉ số SDGs xây dựng, sẽ được thông qua bởi Ủy ban thống kê của Liên Hợp Quốc vào tháng ba năm 2016 Hội đồng Kinh tế Xã hội và Đại hội đồng Liên hợp quốc, phù hợp với chức năng. Khuôn khổ này được xây dựng đơn giản hiệu quả, bao gồm tất cả SDGs và Chỉ tiêu, bao gồm cả phương thức thực hiện, đảm bảo tính cân bằng chính trị, tính gắn kết và tham vọng của các Mục tiêu và Chỉ tiêu.

76. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước châu Phi, nước kém phát triển, SIDS và LLDCs, trong việc tăng cường năng lực của cơ quan thống kê quốc gia và hệ thống dữ liệu để đảm bảo tiếp cận với chất lượng cao, kịp thời, tin cậy và dữ liệu phân tách. Chúng tôi sẽ thúc đẩy minh bạch và có trách nhiệm mở rộng quy mô của hợp tác công - tư thích hợp để khai thác một lượng lớn các dữ liệu đa dạng, bao gồm quan sát trái đất và các thông tin không gian địa lý, đồng thời đảm bảo quyền sở hữu quốc gia trong việc hỗ trợ và theo dõi tiến độ.

77. Chúng tôi cam kết tham gia đầy đủ trong việc tiến hành đánh giá thường xuyên và toàn diện tiến bộ ở các cấp địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu. Chúng tôi sẽ tận dụng tối đa các mạng lưới, thể chế và cơ chế hiện có nhằm theo dõi và rà soát. Báo cáo quốc gia sẽ cho phép đánh giá sự tiến bộ và xác định những thách thức ở cấp khu vực và toàn cầu. Cùng với các cuộc đối thoại khu vực và đánh giá toàn cầu, các báo cáo này sẽ đưa ra các khuyến nghị để theo dõi ở các cấp độ khác nhau.



Cấp độ quốc gia

78. Chúng tôi khuyến khích tất cả các nước thành viên có sự phản hồi càng sớm càng tốt về quá trình thực hiện Chương trình nghị sự này. Việc này sẽ hỗ trợ việc chuyển sang tập trung thực hiện SDGs và xây dựng công cụ lập kế hoạch hiện tại, chẳng hạn như chiến lược phát triển quốc gia và phát triển bền vững, phù hợp.

79. Chúng tôi cũng khuyến khích các quốc gia thành viên chủ trì việc tiến hành đánh giá thường xuyên và toàn diện sự tiến bộ ở cấp quốc gia và địa phương. Các đóng góp này cần dựa trên sự đóng góp của người dân bản địa, xã hội dân sự, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác, phù hợp với hoàn cảnh, chính sách và các ưu tiên quốc gia. Nghị viện quốc gia cũng như các tổ chức khác cũng có thể hỗ trợ các quá trình này.

Cấp độ khu vực

80. Theo dõi và đánh giá ở cấp khu vực và tiểu khu vực có thể là cơ hội để học tập lẫn nhau, cùng phối hợp chặt chẽ với Đại Hội đồng, ECOSOC và các cơ quan, diễn đàn liên quan khác, kể cả thông qua đánh giá tự nguyện, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về các mục tiêu chung. Chúng tôi hoan nghênh sự hợp tác của các ủy ban khu vực và tiểu khu vực. Các quá trình theo dõi và rà soát khu vực mang tính thu nạp sẽ dựa trên các quá trình rà soát của quốc gia, góp phần vào theo dõi và rà soát ở cấp độ toàn cầu, kể cả ở Diễn đàn HLPF.

81. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng các cơ chế theo dõi và rà soát hiện tại ở cấp độ khu vực và cho phép không gian chính sách phù hợp, chúng tôi khuyến khích tất cả các quốc gia thành viên xác định các diễn đàn phù hợp nhất trong khu vực để tham gia. Các Ủy ban của Liên Hợp Quốc được khuyến khích để tiếp tục hỗ trợ các quốc gia thành viên trong vấn đề này.

Cấp độ toàn cầu

82. Diễn đàn HLPF có một vai trò trung tâm trong việc giám sát các quá trình theo dõi và đánh giá ở cấp độ toàn cầu, làm việc chặt chẽ với Đại hội, ECOSOC và các cơ quan, các diễn đàn khác có liên quan, phù hợp với nhiệm vụ hiện có. Diễn đàn này tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm, bao gồm cả những thành công, thách thức và bài học kinh nghiệm, cung cấp cho lãnh đạo chính trị, hướng dẫn và khuyến nghị để theo dõi. Diễn đàn sẽ thúc đẩy sự gắn kết toàn hệ thống và phối hợp chính sách phát triển bền vững. Diễn đàn đảm bảo rằng chương trình nghị sự luôn phù hợp và đầy tham vọng nên tập trung vào việc đánh giá sự tiến bộ, thành tựu và thách thức đối với các nước phát triển và đang phát triển cũng như các vấn đề mới và đang nổi lên. Các Liên kết hiệu quả sẽ được thực hiện với sự theo dõi và xem xét, rà soát bởi các Hội nghị của Liên Hợp Quốc có liên quan và các quy trình, bao gồm cả các nước kém phát triển, SIDS và LLDCs.

83. Quá trình Theo dõi và đánh giá tại diễn đàn HLPF được đưa vào báo cáo tiến độ hàng năm về SDGs do Tổng thư ký trong hợp tác với hệ thống Liên Hợp Quốc, dựa trên khuôn khổ chỉ số toàn cầu và dữ liệu thống kê quốc gia và các thông tin thu thập tại cấp độ khu vực. Diễn đàn HLPF cũng sẽ thảo luận các Báo cáo phát triển bền vững toàn cầu, trong đó có trách nhiệm tăng cường sự kết hợp giữa khoa học và chính sách để có thể cung cấp một công cụ dựa trên bằng chứng đầy đủ hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong việc thúc đẩy xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Chúng tôi sẽ mời Chủ tịch ECOSOC tiến hành một quá trình tham vấn về phạm vi, phương pháp và tần suất của báo cáo cũng như mối quan hệ với Báo cáo tiến độ SDG, báo cáo sẽ được thể hiện trong Tuyên bố Bộ trưởng của phiên HLPF năm 2016.

84. Diễn đàn HLPF, trong khuôn khổ ECOSOC, thực hiện kiểm điểm thường xuyên, phù hợp với Nghị quyết 67/290. Các kiểm điểm sẽ mang tính chất tự nguyện, bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển nếu liên quan cũng như các cơ quan có liên quan của Liên Hợp Quốc và các bên liên quan khác, kể cả xã hội dân sự và khu vực tư nhân. Các báo cáo phải do quốc gia chủ trì, có sự tham gia của các lãnh đạo cấp Bộ và cấp cao khác. Các báo cáo phải là sản phẩm của sự hợp tác, thông qua sự tham gia của các nhóm chính và các bên liên quan phù hợp khác.

85. Các kiểm điểm theo chủ đề về tiến bộ trong thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững, bao gồm cả các vấn đề xuyên suốt, cũng sẽ được tiến hành tại HLPF. Các kiểm điểm này cũng sẽ được hỗ trợ bởi các kiểm điểm do các ủy ban và các cơ quan chức năng ECOSOC và các diễn đàn liên chính phủ khác. Điều này phản ánh bản chất tích hợp của các mục tiêu cũng như các mối liên hệ giữa chúng. Các kiểm điểm này có sự tham gia của tất cả các bên liên quan và nếu có thể sẽ được đưa vào và kết nối với các chu kỳ HLPF.

86. Chúng tôi hoan nghênh, như đã được nêu trong Chương trình hành động Addis Ababa, quá trình theo dõi và đánh giá tài chính cho phát triển các kết quả cũng như tất cả các phương thức thực hiện các SDGs được tích hợp với việc theo dõi và đánh giá khuôn khổ của Chương trình nghị sự này. Các kết luận và kiến ​​nghị của diễn đàn hàng năm về tài chính cho phát triển của ECOSOC sẽ được đưa vào tổng thể theo dõi và đánh giá việc thực hiện Chương trình này trong HLPF.

87. HLPF họp bốn năm một lần dưới sự bảo trợ của Đại hội đồng nhằm định hướng về chính trị ở cấp cao đối với Chương trình nghị sự và việc thực hiện, xác định tiến độ cũng như những thách thức đang nổi lên và có những hành động tiếp theo để thúc đẩy quá trình thực hiện. Diễn đàn HLPF sắp tới sẽ diễn ra dưới sự bảo trợ của Đại hội đồng được tổ chức vào năm 2019 và các chu kỳ họp tiếp theo sẽ được điều chỉnh theo thời gian này, nhằm mục đích tối đa hóa sự thống nhất với quá trình Kiểm điểm Chính sách Toàn diện 4 năm một lần.

88. Chúng tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập kế hoạch trên toàn hệ thống, thực hiện và báo cáo sự hỗ trợ thống nhất, có lồng ghép của hệ thống phát triển của Liên hợp quốc trong việc thực hiện Chương trình nghị sự mới. Các cơ quan quản lý liên quan cần rà soát việc hỗ trợ thực hiện, báo cáo tiến độ và trở ngại. Chúng tôi hoan nghênh các cuộc đối thoại của ECOSOC về việc định vị vai trò của hệ thống phát triển Liên hợp quốc về lâu dài và mong muốn Liên hợp quốc sẽ có những hành động phù hợp.

89. Diễn đàn HLPF sẽ hỗ trợ các quá trình theo dõi và đánh giá của các nhóm chính và các bên liên quan khác phù hợp với Nghị quyết 67/290. Chúng tôi kêu gọi các bên tham gia báo cáo về những đóng góp của họ trong việc thực hiện Chương trình nghị sự.

90. Chúng tôi yêu cầu Tổng thư ký tham vấn với các nước thành viên chuẩn bị một báo cáo sẽ được xem xét tại kỳ họp lần thứ 70 của Đại hội đồng trong việc chuẩn bị cho cuộc họp năm 2016 của HLPF, trong đó vạch ra những tiêu chuẩn về tính thống nhất, hiệu quả và thu nạp của quá trình theo dõi và đánh giá ở cấp độ toàn cầu. Báo cáo này phải bao gồm một bản đề xuất về sắp xếp tổ chức đối với các Kiểm điểm do quốc gia chủ trì tại HLPF, trong khuôn khổ ECOSOC, bao gồm các khuyến nghị về hướng dẫn báo cáo tự nguyện chung. Báo cáo phải làm rõ trách nhiệm về mặt thể chế và có hướng dẫn về chủ đề năm, trình tự Kiểm điểm theo chủ đề, và các lựa chọn về Kiểm điểm định kỳ cho HLPF.



91. Chúng tôi tái khẳng định cam kết không lay chuyển đối với việc thực hiện thành công Chương trình nghị sự này và sử dụng Chương trình nghị sự một cách hiệu quả nhất nhằm thay đổi thế giới của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn cho đến năm 2030.

1 Phần A 68/970 “Báo cáo của Nhóm làm việc của Đại hội đồng về các Mục tiêu Phất triển Bền vững” (đồng thời trong A 68/970 Add. 1)

2 Xem xét tới các vòng đàm phán WTO đang diễn ra, Chương trình nghị sự Phát triển Doha và chỉ thị bộ trưởng Hồng Kông

Каталог: userfiles -> files -> VanBanTaiLieuQH -> KY%20HOP%20THU%2010
KY%20HOP%20THU%2010 -> PHỤ LỤC 1 danh mục văn bản chỉ ĐẠo về CẤp giấy chứng nhận quyền sử DỤng đẤT
KY%20HOP%20THU%2010 -> Ủy ban tư pháp số: 2938/bc-ubtp13 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
KY%20HOP%20THU%2010 -> QUỐc hội khóa XIII ủy ban văn hóA, giáo dụC
KY%20HOP%20THU%2010 -> BẢng tổng hợP Ý kiến góP Ý CỦa doanh nghiệP
KY%20HOP%20THU%2010 -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 603/bc- cp hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2015 BÁo cáO
KY%20HOP%20THU%2010 -> Phụ lục TỔng hợp tình hình tiếp nhận và trả LỜi chất vấn củA ĐẠi biểu quốc hộI
KY%20HOP%20THU%2010 -> BÁo cáo tổng kếT 10 NĂm thi hành luật dưỢC

tải về 287.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương