Chuyên đề: nghiên cứu văn học dân gian trong bối cảnh tiểu luận cuối kỳ Chủ đề: BỆnh trong truyện cổ TÍch việt nam


Bệnh trong truyện cổ tích Việt Nam và nhân sinh quan



tải về 288.07 Kb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2023
Kích288.07 Kb.
#54822
1   2   3   4   5   6   7   8   9
BỆNH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH 15.10.2020 ok

2.2 Bệnh trong truyện cổ tích Việt Nam và nhân sinh quan

2.2.1 Chủ đề và bối cảnh


Nhìn lại từ đầu năm 2020 đến nay, cái tên Corona (Covid – 19) trở thành nỗi ám ảnh của nhân loại, cuộc sống chậm lại, con người dừng lại để thẩm thấu điều gì là chân hạnh phúc và giá trị. Bối cảnh xã hội đặc biệt, từ cổ chí kim tất cả các quốc gia trên thế giới đều chung một mục tiêu – phòng chống covid 19 và cùng chung một kẻ thù là Corona. Từ tất bật với cơm gạo, áo tiền thì con người tạm gác lại thay vào đó là phòng ngừa dịch bệnh covid 19; từ ca ngợi đa đảng tuyệt vời ở các nước phương Tây nhưng khi dịch bệnh đến thì đùn đẩy nhau và kết quả các nhà chức trách mắc bệnh người dân thây phơi đầy đường còn Việt Nam ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và nhà nước, toàn dân đoàn kết một lòng, kiểm soát tốt và đẩy lùi dịch bệnh. Qua đó, ta thấy tình người lên ngôi, sức khỏe và sự sống mới là quan trọng bậc nhất của kiếp người. Đi vào văn học dân gian, tiếp chạm với truyện Cổ tích ta bắt gặp những tác phẩm vị nhân sinh chân chính, mục đích của mục đích cuối cùng là kiếm tìm hạnh phúc đích thực của đời người, khiến ta sống đúng “Người” hơn mới trở thành kiệt tác của mọi thời đại, thời gian càng làm tôn lên những giá trị nhân văn cao quý, vĩnh hằng và bất tử.
Truyện cổ tích là truyện của người lao động, hướng về nhân dân và là người trọng tài thiên vị của nhân dân nên đối tượng đầu tiên và chủ yếu mà tác giả cổ tích hết sức đề cao, bênh vực là những con người nghèo khổ, bất hạnh, dưới đáy xã hội, những em bé mồ côi, những người bệnh tật, những nhân vật với thân xác xấu xí, kỳ dị. Đây là bản cáo trạng mang ý nghĩa nhân văn đánh thức sự đồng cảm và biểu hiện giá trị hiện thực sâu sắc của truyện cổ tích. Bất chấp địa vị thấp bé và số phận tủi cực, những cuộc đời nhỏ bé ấy luôn được nhân dân bao bọc thương yêu, điều này là hiện thân cao đẹp của đạo đức nhân dân. Không chỉ thế, họ còn là nơi tiềm ẩn sức mạnh, những vẻ đẹp kỳ diệu, bất ngờ của trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí bất khuất.
Cốt truyện của truyện cổ tích ta sẽ bắt gặp dễ dàng là sự phân định giữa hai tuyến nhân vật: chính diện và phản diện. Mà ở đó người dân lao động nghèo xuất hiện trong các tác phẩm với tư cách là người con riêng, kẻ mồ côi, có hình thù kỳ lạ hay xấu xí, những đứa con út phải chịu thiệt thòi. Họ luôn là đối tượng nhận lấy mọi điều đau khổ nhất từ cuộc sống và sự lấn áp của giai cấp thống trị, những nhân vật phản diện như mẹ ghẻ, phú ông, anh chị cả… Truyện cổ tích phản ánh rõ mâu thuẫn giữa các nhân vật, khi mà mảng ghép của hai kiểu người ở hai tầng lớp luôn chống chọi, đối lập lẫn nhau. Truyện cổ tích luôn hướng sự phản ánh vào những con người có hoàn cảnh bất hạnh, khổ đau và bất công. Qua những tác phẩm cổ tích trong văn học dân gian, bao phẩm chất tốt đẹp cao quý của con người được khẳng định và ngợi ca. Đó là những phẩm hạnh đáng để tôn vinh, dù sống trong điều kiện vất vả, khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn trong sáng. Mỗi câu chuyện, mỗi khía cạnh khác nhau của cuộc sống bình dân ấy đã phần nào thể hiện giá trị nhân văn của truyện cổ tích Việt Nam.
Với chủ đề bệnh (bệnh tật, bệnh lạ) trong truyện cổ tích chúng ta nhận thấy cũng không nằm ngoài mô típ chung của truyện cổ tích với hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện. Hầu hết nhân vật chính diện thường mắc các căn bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm với hình thù xấu xí, ghê rợn nhưng lại mang một tâm hồn đẹp với những phẩm chất cao quý bên trong, vươn lên trong mọi nghịch cảnh để có được hạnh phúc trong cuộc sống. Những phẩm hạnh tốt đẹp, cao thượng nơi trái tim mỗi con người nhỏ bé bất hạnh đã vẽ lên những nguyên tắc sống và đạo lý tốt lành. Mỗi lần đối mặt với bóng tối, bị nhấn chìm trong bể khổ từ âm mưu của các thế lực xấu xa, họ lại một lần sống dậy trong sự tỏa sáng từ tấm lòng nhân hậu, chứng minh chiến thắng cuối cùng của cái thiện trước cái ác.
Vì vậy trong quá trình khởi xướng và hoàn thành một câu truyện cổ tích, tác giả dân gian luôn chú ý đến vấn đề bộc lộ sao cho chính nghĩa và cái thiện đứng ở vị trí trung tâm, nêu lên bài học về tinh thần đấu tranh, tinh thần lao động nhẫn nại vì ánh sáng công lý và giữ cái tâm bền vững theo quan niệm từ muôn đời “đói cho sạch, rách cho thơm”. Trong bất kỳ bối cảnh ta nhận thấy, ở tận cùng khổ ải, khi cuộc sống là chuỗi ngày ngậm đắng nuốt cay phải làm lụng tất bật, âm thầm, song những thân phận nhỏ bé trong xã hội vẫn một nhân cách đáng trân trọng, nết na, cần cù, hiền lương, thục đức. Nhân vật chiến đấu dũng cảm kiên cường, mạnh mẽ với kẻ thù thậm chí còn tha thứ cho ngững kẻ đã hãm hại mình.
Dù nhân vật chính diện có mắc căn bệnh lạ gì đi chăng nữa thì mô tip, cốt truyện giữa hai tuyến nhân vật trong truyện không hề thay đổi. Bởi giá trị nhân văn của truyện cổ tích là sự quan tâm đến số phận bi thảm của người dân lao động, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của họ, qua đó giáo dục về tình người lẽ sống trong xã hội. Mỗi câu chuyện là một cách để nhân dân trao gửi lòng tin yêu vào một ngày mai tươi sáng, là giấc mơ về những gì họ khao khát mà chưa có được trong cuộc đời.

tải về 288.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương