Chuyên đề: nghiên cứu văn học dân gian trong bối cảnh tiểu luận cuối kỳ Chủ đề: BỆnh trong truyện cổ TÍch việt nam


NỘI DUNG 2.1 Khái quát văn học dân gian và truyện cổ tích Việt Nam



tải về 288.07 Kb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2023
Kích288.07 Kb.
#54822
1   2   3   4   5   6   7   8   9
BỆNH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH 15.10.2020 ok

2. NỘI DUNG

2.1 Khái quát văn học dân gian và truyện cổ tích Việt Nam

2.1.1 Khái quát văn học dân gian Việt Nam


Văn học dân gian là một trong hai bộ phận cấu thành, là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc (Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian). Văn học dân gian được phổ biến bằng một cách thức gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động, và được lưu tồn trong một hình thức có tính nguyên hợp nhiều yếu tố. Vì vậy, văn học dân gian không chỉ là văn học - nghệ thuật mà nó còn nội hàm triết lí. Lịch sử, luân lí, tín ngưỡng, khoa học thường thức, là kho tàng trí khôn và kinh nghiệm sống của nhân dân về mọi phương diện như chăn nuôi, trồng trọt, dạy con cái, làm nhà, khí tượng, thiên văn. Văn học dân gian chẳng những thể hiện ở sự kết hợp nhiều loại phương tiện và chất liệu nghệ thuật khác nhau: lời, nhạc, vũ mà còn thể hiện ở sự kết hợp đan xen nhiều loại hình thái ý thức chưa phân hóa rõ rệt, sâu sắc (ngoài hình thái ý thức thẩm mĩ còn có nhiều thành tố ý thức khác nhau: tín ngưỡng, tôn giáo, triết lí, luận lí, khoa học sơ khai...). Sự đan xen giữa các hình thái ý thức thẩm mĩ và các loại hình thái ý thức khác diễn ra một cách tự nhiên, tự phát, tạo ra sự hài hòa và vẻ đẹp hồn nhiên, độc đáo đến mức tuyệt vời của những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học dân gian.
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ lưu giữ theo phương thức truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ địa phương này sang địa phương khác. Chính đặc tính truyền miệng đã làm nên nét độc đáo và giúp cho nền văn học dân tộc khởi nguồn từ rất sớm, khi chưa có sự trợ lưu từ chữ viết nên tạo nên nhiều dị bản. Quá trình hình thành và phát triển của một tác phẩm văn học dân gian vô cùng tự nhiên và kéo dài không điểm cuối. Do vậy, một tác phẩm văn học dân gian là một thực thể “sống”, nó liên tục “sinh sôi” và “phát triển” theo quan điểm và khả năng nghệ thuật của từng cá nhân, từng vùng miền và từng thời đại.
Bởi vậy văn học dân gian được xem như bộ bách khoa toàn thư của nhân dân, giữ gìn và lưu truyền hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tâm linh, kinh nghiệm sống và lối ứng xử. Văn học dân gian là người thầy lớn đem lại cho nhân loại những bài học sinh động, gần gũi và sâu sắc về mọi phương diện của đời sống. Về chức năng giáo dục, văn học dân gian có khả năng định hướng đạo đức, luân lý cho con người trong đời sống xã hội. Đó cũng là nghệ thuật, là quan niệm thẩm mĩ của cộng đồng mang vẻ đẹp hồn hậu, giản mộc của nhân dân.

tải về 288.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương