Chuyên đề: nghiên cứu văn học dân gian trong bối cảnh tiểu luận cuối kỳ Chủ đề: BỆnh trong truyện cổ TÍch việt nam


Khái quát về truyện cổ tích Việt Nam



tải về 288.07 Kb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2023
Kích288.07 Kb.
#54822
1   2   3   4   5   6   7   8   9
BỆNH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH 15.10.2020 ok

2.1.2 Khái quát về truyện cổ tích Việt Nam


Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lý xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động. Trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố của thực tế nhưng những yếu tố ấy lại được hư cấu kì ảo để xây dựng nên một thế giới khác với thế giới hiện tại - thế giới cổ tích, mà trong thế giới ấy, mọi điều đều có thể xảy ra.
Về giá trị nội dung và nghệ thuật, truyện cổ tích cũng là một thể loại phản ánh toàn diện đời sống xã hội, phản ánh bằng quy luật thẩm mỹ sức sống của tâm hồn, tình cảm cũng như của tư tưởng dân tộc Việt Nam. Truyện cổ tích trước hết là hình ảnh chân thực về lối sống, phong tục tập quán, những nét đẹp văn hóa trong đời sống người Việt, truyện thường gắn bó chặt chẽ với đất nước và con người Việt Nam trên rất nhiều chặng đường lịch sử, tô điểm cho đất nước và con người thêm ý nhị, truyền vào cho đất nước và con người sức sống của nhiều thế hệ quá khứ kết tinh lại. Truyện cổ tích đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp của trí tuệ và tâm hồn dân gian tràn đầy tinh thần lạc quan và chủ nghĩa nhân đạo. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của yếu tố thần kỳ, những nỗi đau của nhân vật không chuyển hẳn thành bi kịch mà trái lại trở thành những ước mơ lành mạnh, lạc quan đầy sức sống, có niềm mãnh liệt vào cái chân thiện sẽ chiến thắng. Và chính nét huyền hoặc kỳ thú, niềm tin mãnh liệt đó đã làm nên sức hấp dẫn kỳ diệu nhất của truyện cổ tích từ muôn đời nay.
Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễn trừ hoặc bị chế giễu. Là một thể loại được lưu giữ thông qua cả phương thức truyền miệng nên truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung về văn hóa, sinh hoạt, lối sống, đồng thời có những đặc điểm riêng trong nếp sống, lao động, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó người kể chuyện cổ tích thường mang vào truyện kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những hoàn cảnh nhất định. Tùy thuộc vào đề tài của tác phẩm truyện cổ tích có thể được chia ra: Truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích phiêu lưu, truyện cổ tích loài vật.

tải về 288.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương