Chuyên đề: nghiên cứu văn học dân gian trong bối cảnh tiểu luận cuối kỳ Chủ đề: BỆnh trong truyện cổ TÍch việt nam



tải về 288.07 Kb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2023
Kích288.07 Kb.
#54822
1   2   3   4   5   6   7   8   9
BỆNH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH 15.10.2020 ok

MỞ ĐẦU


Ở bất kỳ dân tộc nào, khi chưa có sự xuất hiện của triết học với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy thì văn học dân gian là phương tiện hiệu quả nhất chuyên chở những quan niệm, triết lý nguyên sơ nhất của con người. Triết lý nhân sinh là tầng nghĩa sâu sắc nhất của tác phẩm văn học thể hiện một cách cô đọng những khám phá, nhận thức, biểu hiện thành quan niệm khái quát của tác giả về những vấn đề nhân sinh và xã hội. Chất triết lý trong tác phẩm là dấu ấn trí tuệ nhạy bén và sắc sảo của tác giả về những vấn đề thiết thân, phổ quát của con người trong cõi nhân gian làm nên sức sống lâu bền của tác phẩm.
Quá trình nghiên cứu văn học dân gian từ trước đến nay ở nước ta vẫn còn quen lấy văn bản làm đối tượng chính để khảo sát, nên bộc lộ nhiều khuyết thiếu đó là sự chênh lệch nhất định giữa tác phẩm văn học dân gian trên văn bản và đời sống thực tế của nó. Bởi lẽ tác phẩm văn học dân gian không phải là sản phẩm văn hóa đã hoàn tất mà nó lưu tồn như một quá trình, liên tục được “gọt giũa” bởi ý thức cộng đồng, xã hội. Bởi vậy nên theo thời gian mà nhiều dị bản xuất hiện và cũng chính vì điều này nên tác giả tập trung nghiên cứu, thẩm thấu, cảm tác phẩm trong bối cảnh để thấu hiểu, cảm thông với nhân vật. Kết hợp góc nhìn đa chiều trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực khoa học để đi sâu phân tích làm bật lên những tầng ý nghĩa giáo dục nhân sinh đẹp đẽ qua từng nhân vật, bối cảnh và tình huống cụ thể. Từ đó sâu chuỗi và đặt để đạo lý nhân sinh trong bối cảnh hiện đại để thấy giá trị nhân sinh hiện hữu với con người và thời đại.
Truyện cổ tích là những câu chuyện đã đồng hành, san sẻ cùng người lao động những bi kịch đầu tiên của xã hội có sự phân chia giai cấp, của những bất bình đẳng trong xã hội phong kiến, nói lên tiếng nói yêu thương, cảm thông, ước vọng thực sự đã làm nên mạch nguồn nhân văn bất tận. Với một thái độ ủng hộ ngấm ngầm nhưng quyết liệt, các tác giả dân gian đã thể hiện quan điểm nhất quán trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Để có được hạnh phúc những con người nghèo khổ nhưng thông minh nhân hậu ấy phải trải qua những cam go, thử thách, đấu tranh kiên cường chống lại các thế lực bạo tàn, xảo quyệt và cái hậu là “thiện luôn chiến thắng ác, chính nghĩa đẩy lùi phi nghĩa”.
Hiện nay, vấn đề dịch bệnh covid – 19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp trên quy mô toàn cầu, con người phải đối mặt với những thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần. Bên cạnh những thành tựu phòng chống, chúng ta phải nhìn nhận thẳng vào hậu quả thiệt hại mà dịch bệnh đã gây ra. Thái độ chủ quan, thờ ơ trong giai đoạn đầu của dịch đã khiến con người phải nhận những bài học đắt giá. Bởi vậy, ngày nay việc nhìn nhận dịch bệnh ở những góc nhìn mới có ý nghĩa nhân văn tích cực, giúp con người có những lăng kính mới và giá trị giáo dục sâu sắc trong bối cảnh hiện nay.
Khi nghiên cứu, tìm tòi, khai phá hạt ngọc ẩn dấu sâu bên trong truyện cổ tích nói chung, bệnh dịch trong truyện cổ tích nói riêng là một công tác có ý nghĩa cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Nó góp phần bồi đắp những thanh âm tinh khiết trong tâm hồn người Việt để xây nên phẩm hạnh cao quý. Điều đó mặc nhiên có sức giáo dục và lay động trái tim để tỉnh thức hành động cho con người đương đại, cũng là xây nền tảng để ươm mầm cho những búp măng tương lai của đất nước. Chính vì vậy trong khuôn khổ một bài tiểu luận, tác giả sẽ nghiên cứu một chủ đề nhỏ có ý nghĩa lớn trong bối cảnh hiện nay “Bệnh trong truyện cổ tích Việt Nam”.
Bố cục bài tiểu luận ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì phần nội dung bao gồm:
+ Khái lược văn học dân gian và truyện cổ tích Việt Nam
+ Bệnh trong truyện cổ tích Việt Nam và nhân sinh quan


tải về 288.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương