Chuyên đề: nghiên cứu văn học dân gian trong bối cảnh tiểu luận cuối kỳ Chủ đề: BỆnh trong truyện cổ TÍch việt nam


Sống chăm chỉ, có nghị lực và sáng tạo trong mọi hoàn cảnh



tải về 288.07 Kb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2023
Kích288.07 Kb.
#54822
1   2   3   4   5   6   7   8   9
BỆNH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH 15.10.2020 ok

2.2.2.2 Sống chăm chỉ, có nghị lực và sáng tạo trong mọi hoàn cảnh


Là những suy nghiệm sâu sắc của người xưa về các quy luật vận động về đời sống. Qua những hình thức nghệ thuật sinh động, ông cha ta đã thể hiện nhận thức về tính vận động không ngừng của các đời sống xã hội theo quy luật thăng trầm, thịnh suy mà điều cốt yếu chi phối sự vận động này chính là tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động. Đó là cuộc đấu tranh thầm lặng lâu dài giữa lý tính ngày càng trỗi dậy, chống mọi thành kiến giáo điều, hóa giải mọi cường quyền vô lý và bảo thủ. Đối với con người, triết lý sống của tác giả dân gian là sự đề cao hết mức giá trị và vị thế của con người trong trời đất. Nếu cách đánh giá con người của giai cấp thống trị xuất phát từ âm mưu bóc lột người lao động, bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình thì với nhân dân, con người cần được tôn trọng như chính nó vốn có. Con người là sản phẩm của tự nhiên, sản phẩm cao quý nhất, hoàn mỹ nhất của tự nhiên. Nó vừa tràn ngập vẻ đẹp của thể xác vừa ánh lên vẻ đẹp tâm hồn trí tuệ.
Truyện “Đồng tiền vạn lịch”[CITATION Ngu00 \p 341 \l 2057 ], căn bệnh đau liệt nửa người của nhà vua chính là nút gỡ của câu chuyện dân gian đầy cảm động về nghĩa vợ tình chồng. Căn bệnh hay ghen của người chồng đã đẩy cô vợ là Mai Thị đến với anh thợ chài nghèo khó khố rách áo ôm. Nhưng sự thông minh, chịu khó, cần cù, lanh lợi và chân thành của Mai Thị khi đến bên và chung sống cùng anh thợ chài đã khiến lòng người ấm lại. Hạnh phúc và cơ ngơi mà họ có được chính là nhờ sự thông minh, chăm chỉ, hiền hậu và thiện lương. Còn chồng cũ Vạn Lịch của cô bị lật thuyền và cuối cùng nhận lấy cái chết nghiệt ngã tủi hờn là quả báo khi đã nguyền rủa, đổ tộị và ruồng bỏ người phụ nữ đức hạnh đã đầu gối tay ấp cùng mình. Đây là cái kết cho những kẻ có lối sống bạc bẽo, đa nghi không hề bao dung và thấu hiểu người bạn tri kỉ của mình. Đồng tiền vạn lịch được chia sẻ làm phước đến cho những người nghèo khó trong xã hội là một cái kết viên mãn khi tấm lòng nhân ái, tử tế được nhân rộng và sẻ chia cho những người lao động nghèo khổ trong xã hội. Câu chuyện cũng chính là nỗi niềm gửi gắm cho nhân dân về thông điệp ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Những trái tim nhân hậu, thiện lành, chăm chỉ, chịu khó, phấn đấu vươn lên làm chủ cuộc sống sẽ nhận được trái ngọt và những phần thưởng xứng đáng.
Trong sự tích Sọ Dừa [CITATION Ngu001 \p 234 \l 2057 ], nhân vật Sọ Dừa vừa lúc lọt lòng mẹ đã mang hình hài vô cùng quái dị. Cậu không chân, không tay, mình tròn lông lốc. Người mẹ bất hạnh nhìn đứa con mà tủi phận mình. Nhưng lẽ đời vốn công bằng. Dù dị hình dị dạng, cậu bé sớm ý thức được trách nhiệm của bản thân. Không ngại khó, ngày ngày cậu chăn bò cho phú ông để đỡ đần cho mẹ. Truyện cổ tích là những câu chuyện đậm chất thần kỳ, luôn có ông bụt, bà tiên hoặc phép màu xuất hiện, nhưng điều đó không có những là bất cứ ai cũng nhận được những đặc ân màu nhiệm đó. Ở đây chỉ có những con người xứng đáng, nỗ lực và quyết tâm không ngừng nghỉ vượt lên số phận mới nhận được sự trợ giúp từ đấng tối cao. Nếu Sọ Dừa ỉ i vào sự thiếu hụt của bản thân mà khóc lóc, chán nản, lười biếng ăn bám và trở thành gánh nặng cho mẹ thì cũng chẳng thể có ngày đậu trạng nguyên. Ánh sáng vinh quang chỉ dành cho ngững người thực sự xứng đáng. Một Sọ Dừa không sợ vất vả lam lũ chăn bò, giúp mẹ chuyện đồng áng, yêu thương mẹ, chịu khó đèn sách làm sao cảm được cái tình từ cô Út, làm sao có thể đỗ đạt đình đám vinh quy bái tổ, rạng danh tổ tông, mát mặt cho mẹ.
Là thần kỳ phép màu tồn tại nhưng không phải sự màu nhiệm vô lý, là sự màu nhiệm rất logic giữa đời thực. Là tấm gương về bài học của ý chí của sự nỗ lực vươn lên những hoàn cảnh khó khăn để khẳng định mình và giúp ích cho xã hội. Bài học cổ tích ấy đã neo đậu và trở thành kim chỉ nam cho biết bao bạn trẻ đương đại. Ai sẽ cúi đầu ngưỡng mộ khâm phục trước những huy chương vàng, huy chương bạc của các vận động viên tranh giải tại kỳ thi giành cho vận động viên khuyết tật về thể chất như Para games, của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký [CITATION tha \l 2057 ], của diễn giả khuyết tật truyền cảm hứng người Úc Nick Vujicic [CITATION htt20 \l 2057 ], của chàng thanh niên. Họ là minh chứng, là tấm gương cho bao thế hệ trẻ đi tìm lẽ sống, là tấm gương sáng ngời về nghị lực vươn lên.
Xét đến cuối cùng, vẻ đẹp của tâm hồn, bản lĩnh và sự tận tâm, tử tế trong mọi lĩnh vực của cuộc sống vẫn quyết định đến vận mệnh của bất kể nhân vật. Món quà tinh thần hay vật chất cũng đều là món quà tưởng thưởng cho người xứng đáng. Núi vàng mà ông lão có chiếc biếu kỳ lạ trên mặt thêm vào một ví dụ về câu chuyện cổ tích điển hình. Đó là tấm lòng chân tình, thật thà của người dân lao động. Họ sống ân cần và tử tế, không tham lam, toan tính, hại người. Bị chôn sống chính là bản án cho những kẻ tham lam vô độ không có điểm dừng, không biết thế nào là “tri túc tri chỉ”.
Trong truyện cổ tích Lấy qủy làm chồng[CITATION Ngu00 \p 758 \l 2057 ], ta nhận thấy cô cháu gái nuôi của lão nông dân không chỉ chăm chỉ làm lụng mà vô cùng mến thương ông. Không chỉ chia sẻ cùng ông công việc hàng ngày mà khi ông gặp nghịch cảnh, cô còn sẵn sàng lấy quỷ để ông cô thoát khỏi cái chết. Người con gái nhỏ nhắn ấy không chỉ xinh đẹp, giỏi thêu thùa may vá mà ở cô còn ánh lên phẩm chất cao đẹp chung trinh của người phụ nữ Việt Nam. Mặc dù lấy quỷ bệnh tật nhưng cô gái vẫn tần tảo làm ăn không ghét bỏ lười biếng. Thậm chí cô còn từ chối cả hoàng tử sống trong nhung lụa của lầu son gác tía để giữ tấm chân tình với chồng quỷ của mình. Chính sự hi sinh cao thượng đó đã cảm hóa và lý giải về lời nguyền bệnh tật và lột bỏ lốt quỷ để trở thành một chàng hoàng tử đẹp trai. Chàng hoàng tử ôm chầm lấy cô gái và sống một đời hạnh phúc trong lâu đài. Cái kết ấy là một thông điệp đầy ngọt ngào mà truyện cổ tích gửi gắm, như một đạo lý giúp người dân lao động lương thiện mãi cho đi yêu thương để nhận lại nụ cười.
Với người bình dân, hạnh phúc đích thực chính là ở cuộc đời này lam lũ, cơ cực nhưng đầm ấm, thanh thản, hạnh phúc. Truyện cổ tích đã sử dụng hình thức biến hóa thần kỳ mang dấu ấn thuyết luân hồi của đạo Phật để nhân vật chính được gắn với cõi thế với tình người thiết tha, song đó cũng là sự biểu hiện mạnh mẽ của một tinh thần đấu tranh không khoan nhượng, đấu tranh vì quyền được sống, quyền được hạnh phúc của con người. Đó là lòng lạc quan, yêu đời và tinh thần thực tế của người lao động khi sáng tạo truyện cổ tích. Chính con người nhận thức rằng không nhất thiết phải sống bằng mọi giá. Họ rất coi trọng những giá trị tinh thần, coi đó như là thước đo đích thực định giá nhân cách con người. Những quan niệm ấy nhiều khi vượt ra khoit khuôn khổ bảo thủ, định kiến của xã hội nâng đỡ, bênh vực, yêu thương con người. Tình nghĩa, nhân nghĩa, những giá trị nhân văn truyền thống tốt đẹp sẽ luôn là mẫu số chung của mọi mối quan hệ của người Việt Nam. Mọi sự đối xử bất bình đẳng đều phải bị lên án, bị trừng trị thích đáng. Các quan hệ xã hội phải dựa trên tinh thần thương yêu hòa hợp, tôn trọng con người.

tải về 288.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương