Chuyên đề: nghiên cứu văn học dân gian trong bối cảnh tiểu luận cuối kỳ Chủ đề: BỆnh trong truyện cổ TÍch việt nam


Nội hàm bệnh trong truyện cổ tích Việt Nam



tải về 288.07 Kb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2023
Kích288.07 Kb.
#54822
1   2   3   4   5   6   7   8   9
BỆNH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH 15.10.2020 ok

2.2.2 Nội hàm bệnh trong truyện cổ tích Việt Nam

2.2.2.1 Sống có đạo lý thương yêu, đùm bọc, che chở nhau


Những câu chuyện thấm đẫm tình người trong truyện cổ tích như đã dệt nên chất thơ hồn nhiên, tươi mới bồi đắp tâm hồn dân tộc. Chính từ ngục tù u tối của những đè nén, vùi dập, con người đã không ngừng lớn mạnh, tỏa sáng. Cũng như truyện cổ tích của bất cứ dân tộc nào trên thế giới, truyện cổ tích Việt Nam sản sinh trong sinh hoạt của dân tộc, nhất là trong những môi trường gần gũi với cuộc sống thực tiễn, ở đó phẩm cách của dân tộc được bộc lộ một cách trọn vẹn qua hoạt động sáng tạo của lớp người đông đảo nhất và cũng giàu sức sống nhất. Đây cũng là niềm mơ ước chung của nhân loại từ bao đời nay, luôn đấu tranh vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bởi đó là xứ sở của lòng thương người, nơi lắng đọng tinh thần nhân văn muôn thuở. Trong đau khổ và nước mắt, tác giả cổ tích vẫn mỉm cười dìu dắt nhân loại vượt qua đến với ánh sáng lạc quan. Từ trong chết chóc tác giả dân gian cầm tay dắt những người khốn cùng đến với sự sống, đến với cái thiện.
Truyện cổ tích “Hồ ba bể”[CITATION Ngu00 \p 244 \l 2057 ], đã gửi đến cho độc giả một bài học nhân văn vô cùng sâu sắc và đắt giá. Bệnh cùi hủi của người đàn bà lạ đã khiến cả dân làng ghê tởm và khiếp sợ, một căn bệnh gớm giếc, có tính lây nhiễm cao và người bệnh mang một ngoại hình dị dạng xấu xí. Đó là một thử thách cực kỳ lớn để tìm trái tim nhân văn thật sự giữa đời. Ai sẽ mở lòng để cưu mang với kẻ không nơi ăn chốn ở, tha phương cầu thực và bệnh tật đeo bám. Phải chăng chỉ có người cùng cảnh ngộ mới thẩm thấu và mẹ con nhà bà góa đã chấp nhận và điều này đã cảm hóa biết bao tâm hồn độc giả. Mẹ con họ là thành phần thấp cổ bé họng trong xã hội, hàng ngày phải đối mặt với nghèo khó, đối mặt với cái đói bám riết nhưng vẫn sẵn sàng chia sẻ sự sống ấy với kiếp người bần hàn hơn. Trái tim ấm áp và bao dung ấy khiến cả cái làng ghẻ lạnh căn bệnh lạ của bà lão phải hổ thẹn, như sự hổ thẹn của chính cái xã hội phân chia giai cấp, phân hóa giàu nghèo đang bóp nghẹt cuộc sống của những người dân lao động nghèo khổ. Căn bệnh cuối cùng chỉ là sự làm phép hóa thân tối cao của đấng bề trên để thử lòng người và chính tấm lòng nhân ái của hai mẹ con bà góa nghèo đã đưa họ thoát được cái chết nghiệt ngã và trọn đời có cuộc sống an lành. Câu chuyện cũng là một tiếng chuông cảnh báo đến lối sống ích kỷ, vô tâm của một bộ phận nhỏ trong xã hội hiện đại ngày nay. Bệnh dịch covid đang hoành hành trên thế giới và tại Việt Nam về cơ bản đã kiểm soát nhưng chưa có nghĩa là tuyệt đối ngăn chặn mầm bệnh. Từ khi bắt đầu dịch ta đã gắp gặp rất nhiều tấm lòng hảo tâm từ đường làng cho đến phố thị, từ bác sĩ, bộ đội cho đến người bán vé số đều một lòng chung tay chống dịch để Việt Nam trở lại những ngày tháng yên bình. Chính những tấm gương, những câu chuyện cổ tích giữa đời thực ấy đã ánh lên một truyền thống nhân văn nhân ái, lá lành đùm lá rách của người Việt. Nhưng đáng buồn là đâu đó ta vẫn gặp những hành động vô ý thức, mặc cộng đồng ra sức chống dịch, vẫn có những cá nhân để câu like, câu view trên các trang mạng xã hội sẵn sàng tung tin giả làm xao động lòng dân, trốn chốt kiểm dịch, khai báo gian dối, vượt biên trái phép làm ảnh hưởng cho quê hương. Chính sự ích kỷ, vô cảm trước sinh mạng của cộng đồng đã tiếp tay cho những hành động đáng lên án đó. Hơn bao giờ hết, soi vào truyện cổ tích ta bắt gặp những triết lý sống còn nguyên giá trị đến ngày nay. Nó luôn khuyên răn con người sống bình đẳng, bao dung và thứ tha nhiều hơn.
Truyện cổ tích “Cứu vật vật trả ơn, cứu người người báo oán [CITATION Ngu001 \p 240 \l 2057 ], căn bệnh câm của cô công chúa nọ đã trở thành nút thắt để đẩy câu chuyện đến cao trào nhưng cũng chính là nút gỡ cho cả câu chuyện. Giờ đây ta bắt gặp người mắc bệnh là vua chúa một giai cấp trên của xã hội, để thấy sự sống và bệnh tật không chừa một ai cả. Và trong bất kể xã hội nào thì tiền không phải bao giờ cũng mua được tất cả, khi sức khỏe bị đe dọa thì tiền tài trở nên chẳng còn nghĩa lý gì. Chính sự thiện lương của chàng trai lương thiện cứu vớt kiến, rắn, chuột, chăn đã khiến chàng cuối cùng đã được trả ơn, có được bột ngọc trai cứu được công chúa và rửa sạch nỗi oan cho mình. Trở thành quan và sống cuộc đời hạnh phúc viên mãn với cô công chúa xinh đẹp là sự tưởng thưởng xứng đáng cho trái tim nhân hậu. Chính sự nham hiểm và lật lọng bội bạc của người bạn cuối cùng đã không lọt được lưới trời, phải chịu sự trừng trị thích đáng. Câu truyện là bài học cho con người về một thái độ sống lạc quan, tích cực và nhân văn đồng thời lên án thói đời bạc bẽo vô ơn cuối cùng cũng sẽ bị ác giả ác báo.
Trong truyện cổ tích “Cả làng bị dịch” [CITATION Ngu001 \p 532 \l 2057 ], ta thấy những chiến binh đại diện cho chính nghĩa đã chống lại tộc Sang Lan để giữ gìn đất đai lãnh thổ như một bối cảnh thường thấy của buổi đầu dựng nước và giữ nước của nước Việt hơn bốn ngàn năm lịch sử. Bệnh dịch đã tràn lan trong ngôi làng khiến người dân lao động, bần cùng, nghèo khổ vô tội phải đối diện với cái chết trong gang tấc. Tuy nhiên trong cuộc chiến giao tranh quyết liệt ấy, khi tộc Sang Lan bị thua tên tướng cầm đầu đã bị bắt. Trong khi tất cả mọi người ra sức mắng nhiếc và kết tội tử hình, giục chém thì tộc trưởng đại diện cho linh hồn dân tộc với trí thông minh mẫn tiệp, lòng quả cảm và tinh thần nhân văn yêu hòa bình, đã quyết định thả tù nhân và cung cấp lương thực cho kẻ thù về nước với tâm niệm lấy ân báo oán. Sau thời gian dài hòa bình, bỗng dân làng trong tộc bị đại dịch hoành hành gớm giếc. Người dân cả tộc đau đớn lầm than, tang tóc tộc trưởng và những người đứng đầu đã bó tay chờ chết vô phương cứu chữa. Thì chính tù nhân được thả năm xưa nay đã đưa binh đưa thuốc sang tiếp tế hỗ trợ tộc trưởng để chống lại đại dịch. Người dân uống đến đâu phải mặt thuốc nhanh chóng khỏe lại, mối quan hệ giữa bản làng, tộc dân ngày càng khăng khít hòa bình. Câu chuyện đã cho chúng ta thấy một đạo lý nhân văn hết sức cao thượng của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa khuyên dăn mọi thời đại. Không chỉ là khoan dung yêu thương người dân cùng tộc mà tình yêu thương ấy đã vượt qua ranh giới lãnh thổ để san sẻ yêu thương và hạnh phúc. Đó là sự vĩ đại của tình yêu thương dành cho đồng loại, nhân loại. Người ta có thể gác lại thù hằn, định kiến để đưa tay ra cứu vớt một cuộc đời. Và chính tấm lòng và hành động đức độ ấy sau này lại cứu cả một tộc có thể vượt qua bệnh dịch, đại nạn để sinh sống trong thái bình. Cung cách ứng xử, đạo lý làm người ấy dạy chúng ta - con người đương đại cần tu nhân tích đức, hành thiện, từ bi hỉ xả để mang lại một cuộc sống có hậu, có ích cho nhân thế. Đó cũng là một phương thức điều chỉnh hành vi cực kỳ vi diệu, tư tưởng nhân nghĩa ấy đã thấm nhuần trong đạo lý hồn Việt. Triết lý mà ông cha ta để lại như hồn cốt của dân tộc, để sau này trở thành kim chỉ nam dẫn dắt dân tộc băng qua những thăng trầm của lịch sử mà luôn giữ được đạo lý và cốt cách cao đẹp ấy. Ta bắt gặp trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Lê, tất cả đã được biểu đạt, lột tả qua Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai do Nguyễn Trãi thông cáo: “Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng/ Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh/ Mã Kỳ, Phương Trinh cấp cho năm trăm chiếc thuyền/ Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc/ Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa/ Về đến nước mà vẫn tin đập chân run.”[CITATION Ngu \l 2057 ].

tải về 288.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương