Chuyên đề bồi d



tải về 1.62 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.62 Mb.
#26633
1   2   3   4   5   6   7

CHUYÊN ĐỀ 15

TOÁN CHUYỂN ĐỘNG

I. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. Mỗi quan hệ giữa quãng đ­ờng (s), vận tốc (v) và thời gian (t)

1.1. Vận tốc: v =

1.2. Quãng đ­ờng: s = v x t

1.3. Thời gian: t = s : v

- Với cùng một vận tốc thì quãng đ­ờng và thời gian là 2 đại l­ợng tỉ lệ thuận với nhau.

- Với cùng một thời gian thì quãng đ­ờng và vận tốc là 2 đại l­ợng tỉ lệ thuận với nhau.

- Với cùng một quãng đ­ờng thì vận tốc và thời gian là 2 đại l­ợng tỉ lệ nghịch với nhau.



2. Bài toán có một động tử (chỉ có một vật tham gia chuyển động,ví dụ: ô tô, xe máy, xe đạp, ng­ời đi bộ, xe lửa, …)

2.1. Thời gian đi = thời gian đến - thời gian khởi hành - thời gian nghỉ (nếu có).

2.2. Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).

2.3. Thời gian khởi hành = thời gian đến - thời gian đi - thời gian nghỉ (nếu có).

3. Bài toán động tử chạy ng­ợc chiều

3.1. Thời gian gặp nhau = quãng đ­ờng : tổng vận tốc

3.2. Tổng vận tốc = quãng đ­ờng : thời gian gặp nhau

3.3. Quãng đ­ờng = thời gian gặp nhau tổng vận tốc

4. Bài toán động tử chạy cùng chiều

4.1. Thời gian gặp nhau = khoảng cách ban đầu : hiệu vận tốc

4.2. Hiệu vận tốc = khoảng cách ban đầu : thời gian gặp nhau

4.3. Khoảng cách ban đầu = thời gian gặp nhau hiệu vận tốc

5. Bài toán động tử trên dòng n­ớc

5.1. Vận tốc xuôi dòng = vận tốc của vật + vận tốc dòng n­ớc

5.2. Vận tốc ng­ợc dòng = vận tốc của vật - vận tốc dòng n­ớc

5.3. Vận tốc của vật = (vận tốc xuôi dòng + vận tốc ng­ợc dòng) : 2

5.4. Vận tốc dòng n­ớc = (vận tốc xuôi dòng - vận tốc ng­ợc dòng) : 2

6. Động tử có chiều dài đáng kể

6.1. Đoàn tàu có chiều dài bằng l chạy qua một cột điện

Thời gian chạy qua cột điện = l : vận tốc đoàn tàu



6.2. Đoàn tàu có chiều dài l chạy qua một cái cầu có chiều dài d

Thời gian chạy qua cầu = (l + d) : vận tốc đoàn tàu



6.3. Đoàn tàu có chiều dài l chạy qua một ô tô đang chạy ng­ợc chiều (chiều dài của ô tô là không đáng kể)

Thời gian đi qua nhau = cả quãng đ­ờng : tổng vận tốc



6.4. Đoàn tàu có chiều dài l chạy qua một ô tô chạy cùng chiều (chiều dài ô tô là không đáng kể)

Thời gian đi qua nhau = cả quãng đ­ờng: hiệu vận tốc



II. BÀI TẬP

Bài 1: Hai anh em cùng học một tr­ờng. Anh đi bộ đến tr­ờng hết 30 phút. Em đi bộ đến tr­ờng hết 40 phút. Hỏi nếu anh đi học sau 5 phút thì sẽ đuổi kịp em ở chỗ nào trên quãng đ­ờng từ nhà đến tr­ờng?

Bài 2: Một buổi sáng, nếu An đi học lúc 6 giờ 30 phút thì đến tr­ờng lúc 7 giờ 15 phút. Hôm nay, An đi khỏi nhà đ­ợc 400m thì phải quay lại nhà lấy quyển vở để quên. Vì thế, lúc An tới tr­ờng thì vừa đúng 7 giờ 30 phút. Hỏi trung bình mỗi giờ An đi đ­ợc bao nhiêu ki - lô - mét? (thời gian lấy vở là không đáng kể)

Bài 3: Một ô tô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B lúc 16 giờ. Nếu chạy mỗi giờ 60km thì ô tô sẽ đến B lúc 15 giờ. Nếu chạy mỗi giờ 40km thì ô tô sẽ đến B lúc 17 giờ.

a) Tính xem 2 tỉnh A và B cách nhau bao nhiêu ki - lô - mét?

b) Hãy tính xem trung bình mỗi giờ ô tô phải chạy bao nhiêu ki - lô - mét để đến B đúng 16 giờ?

Bài 4: Một ô tô phải chạy từ A đến B. Sau khi chạy đ­ợc 1 giờ thì ô tô giảm vận tốc chỉ còn bằng vận tốc ban đầu. Vì thế, ô tô đến B chậm mất 2 giờ. Nếu từ A, sau khi chạy đ­ợc 1 giờ, ô tô chạy thêm 50km nữa rồi mới giảm vận tốc thì ô tô đến B chỉ chậm 1 giờ 20 phút. Tính quãng đ­ờng AB.

Bài 5: Một ô tô phải đi từ A qua B đến C mất 8 giờ. Thời gian đi từ A đến B nhiều gấp 3 lần đi từ B đến C và quãng đ­ờng từ A đến B dài hơn quãng đ­ờng từ B đến C là 130km. Biết rằng, muốn đi đ­ợc đúng thời gian đã định từ B đến C ô tô phải tăng tốc thêm vận tốc 5km một giờ. Hỏi quãng đ­ờng từ A đến C dài bao nhiêu ki - lô - mét?

Bài 6: Cùng một lúc, có một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 50 km/giờ và một xe máy đi từ tỉnh B đến tỉnh A với vận tốc 30 km/giờ. Ô tô và xe máy gặp nhau sau 2 giờ 30 phút.

a) Tính quãng đ­ờng AB.

b) Khi ô tô đến B thì xe máy còn cách A bao nhiêu ki - lô - mét?

c) Tính khoảng cách giữa ô tô và xe máy sau khi cùng đi đ­ợc 1 giờ 30 phút.



Bài 7: Từ 2 tỉnh A và B cách nhau 396km, có 2 ng­ời khởi hành cùng một lúc và đi ng­ợc chiều với nhau. Khi ng­ời thứ nhất đi đ­ợc 216km thì 2 ng­ời gặp nhau. Lúc đó họ đã đi hết một số ngày đúng bằng hiệu của số ki - lô - mét mà 2 ng­ời đi đ­ợc trong một ngày. Hãy tính xem mỗi ng­ời đi đ­ợc bao nhiêu ki - lô - mét trong một ngày? (vận tốc của mỗi ng­ời không thay đổi trên đ­ờng đi).

Bài 8: Biên Hoà cách Vũng Tàu 100km. Lúc 8 giờ sáng một sô tô đi từ Biên Hoà đến Vũng Tàu với vận tốc 50 km/giờ. Tới Vũng Tàu, xe nghỉ 45 phút rồi quay trở về Biên Hoà. Lúc 8 giờ 15 phút, một chiếc xe đạp đi từ Biên Hoà đến Vũng Tàu với vận tốc 10 km/giờ. Hỏi:

a) Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ?

b) Chỗ gặp nhau cách Biên Hoà bao nhiêu ki - lô - mét?

Bài 9: Hai anh em xuất phát cùng một lúc ở vạch đích và chạy ng­ợc chiều nhau trên một đ­ờng đua vòng quanh sân vận động. Anh chạy nhanh hơn em và khi chạy đ­ợc 900m thì gặp em lần thứ nhất. Họ tiếp tục chạy nh­ vậy và gặp nhau lần thứ hai, lần thứ ba. Đúng lần gặp nhau th­ ba thì họ dừng lại và thấy dừng lại ở đúng vạch xuất phát ban đầu. Tìm vận tốc của mỗi ng­ời, biết ng­ời em chạy tất cả mất 9 phút.

Bài 10: Một ô tô dự kiến đi từ A đến B với vận tốc 45 km/giờ để đến B lúc 11 giờ. Do trời m­a, đ­ờng trơn, để đảm bảo an toàn giao thông nên mỗi giờ xe chỉ đi đ­ợc 35km và đến B chậm mất 30 phút so với dự kiến. Tính quãng đ­ờng AB.

Bài 11: An và Bình đi bộ từ A đến B và bắt đầu đi cùng một lúc. Trong nửa thời gian đầu của mình, An đi với vận tốc 5 km/giờ, trong nửa thời gian sau của mình, An đi với vận tốc 4 km/giờ. Trong nửa quãng đ­ờng đầu của mình, Bình đi với vận tốc 4 km/giờ và trong nửa quãng đ­ờng sau Bình đi với vận tốc 5 km/giờ. Hỏi ai đến B tr­ớc?

Bài 12: Hai ng­ời đi xe đạp ng­ợc chiều nhau cùng khởi hành một lúc. Ng­ời thứ nhất đi từ A, ng­ời thứ 2 đi từ B và đi nhanh hơn ng­ời thứ nhất. Họ gặp nhau cách A 6km và tiếp tục đi không nghỉ. Sau khi gặp nhau ng­ời thứ nhất đi tới B thì quay trở lại và ng­ời thứ 2 đi đến A cũng quay trở lại. Họ gặp nhau lần thứ 2 cách B 4km. Em hãy tìm xem quãng đ­ờng

AB dài bao nhiêu ki - lô - mét?



Bài 13: Một ng­ời đi bộ qua một cái dốc gồm 2 đoạn lên xuống dài bằng nhau. Lúc lên dốc, anh đi với vận tốc 2 km/giờ. Lúc xuống dốc, anh đi với vận tốc 6 km/giờ. Thời gian ng­ời ấy lên dốc và xuống dốc hết tất cả 50 phút 24 giây. Tìm đ­ờng dài từ chân dốc lên đỉnh dốc.

Bài 14: Một chiếc ô tô đi qua một cái đèo gồm 2 đoạn AB và BC. Đoạn AB dài bằng

đoạn BC. Ô tô chạy lên đèo theo đoạn AB với vận tốc 30 km/giờ và xuống đèo theo đoạn BC với vận tốc 60 km/giờ. Thời gian ô tô đi từ A đến C là 7 phút. Tìm các quãng đ­ờng AB, BC.



Bài 15: Quãng đ­ờng từ A đến B gồm một đoạn lên dốc và một đoạn xuống dốc. Một ng­ời đi từ A đến B hết 21 phút, rồi trở về từ B đến A hết 24 phút. Hãy tính đoạn đ­ờng AB, biết rằng vận tốc ng­ời đó khi lên dốc là 2,5 km/giờ và khi xuống dốc là 5 km/giờ.

Bài 16: Một ng­ời đi bộ từ A đến B rồi trở về A hết tất cả 3 giờ 41 phút. Đ­ờng từ A đến B lúc đầu là xuống dốc, sau đó là đ­ờng nằm ngang rồi lại lên dốc. Hỏi quãng đ­ờng nằm ngang dài bao nhiêu ki - lô - mét? Biết rằng vận tốc khi lên dốc là 4 km/giờ, khi xuống dốc là 6 km/giờ, khi đ­ờng nằm ngang là 5 km/giờ và khoảng cách AB là 9km.

Bài 17: Một đoàn học sinh đi từ A qua B đến C để cắm trại. Sau khi đoàn đi qua đoạn AB mất 2 giờ 30 phút thì họ tăng vận tốc thêm mỗi giờ 1km để đến C đúng quy định. Tính quãng đ­ờng AC, biết rằng đoạn AB dài hơn đoạn BC là 0,5km và đi đoạn đ­ờng BC hết 2 giờ.

Bài 18: Một ng­ời đi quãng đ­ờng 63km. Lúc đầu đi bộ 5km/giờ, lúc sau đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ. Tính thời gian đi xe đạp, đi bộ.

Bài 19: Lúc 7 giờ sáng, Huệ khởi hành từ Hóc Môn đến Củ Chi dự định vào lúc 8 giờ 30 phút. Nh­ng đi đ­ợc quãng đ­ờng thì giảm vận tốc mất

vận tốc ban đầu. Hãy tính xem Huệ đến Củ Chi lúc mấy giờ?



Bài 20: Tỉnh A cách tỉnh B 200km, một xe honda khởi hành từ A đến B, một xe đạp máy đi

từ B đến A. Hai xe cùng khởi hành cùng một lúc đi ng­ợc chiều nhau và gặp nhau cách B 75km. Nếu xe đạp máy đi tr­ớc 1 giờ 12 phút thì họ sẽ gặp nhau cách B 97,5km. Tính vận tốc mỗi xe.



Bài 21: Một ng­ời đi xe đạp với vận tốc 12 km/giờ và một ô tô đi với vận tốc 28 km/giờ cùng khởi hành lúc 6 giờ từ địa điểm A đến địa điểm B. Sau đo nửa giờ một xe máy đi với vận tốc 24 km/giờ cùng xuất phát từ A để đi đến B. Hỏi trên đ­ờng AB vào lúc mấy giờ xe máy ở đúng điểm chính giữa khoảng cách giữa xe đạp và ô tô?

Bài 22: Một con chó đuổi một con thỏ ở cách xa nó 17 b­ớc của chó. Con thỏ ở cách hang nó 80 b­ớc của thỏ. Khi thỏ chạy đ­ợc 3 b­ớc thì chó cháy đ­ợc 1 b­ớc. Một b­ớc của chó bằng 8 b­ớc cảu thỏ. Hỏi chó có bắt đ­ợc thỏ không?

Bài 23: Một con chuột kiếm ăn cách hang 30m. Bỗng trông thấy một con mèo cách nó 20m trên cùng đ­ờng chạy về hang. Chuột vội chạy chốn mỗi giây 5m, mèo vội đuổi theo mỗi phút 480m. Hỏi mèo có vồ đ­ợc chuột không?

Bài 24: Một chiếc tàu thuỷ có chiều dài 15m chạy ng­ợc dòng. Cùng lúc đó một chiếc tàu có chiều dài 20m chạy xuôi dòng với vận tốc gấp r­ỡi vận tốc của tàu ng­ợc dòng. Sau 4 phút thì 2 chiếc tàu v­ợt qua nhau. Tính vận tốc của mỗi tàu, biết rằng khoảng cách giữa hai tàu là 165m.

Bài 25: Một ca nô chạy trên khúc sông từ bến A đến bến B khi xuôi dòng hết 6 giờ, khi ng­ợc dòng hết 8 giờ. Hãy tính khoảng cách AB, biết rằng n­ớc chảy với vận tốc 5 km/giờ.

Bài 26: Một xe lửa dài 150m chạy với vận tốc 58,2 km/giờ. Xe lửa gặp một ng­ời đi bộ cùng chiều trên con đ­ờng song song với đ­ờng sắt. Vận tốc của ng­ời đi bộ là 4,2 km/giờ. Tính thời gian từ lúc xe lửa gặp ng­ời

đi bộ đến khi xe lửa v­ợt qua khỏi ng­ời đó.



Bài 27: Một xe lửa chạy với vận tốc 32,4 km/giờ. Một xe Honda chạy cùng chiều trên con đ­ờng song song với đ­ờng sắt. Từ khi xe Honda đuổi kịp toa c­ối đến khi xe Honda v­ợt khỏi xe lửa mất 25 giây. Tính chiều dài xe lửa, biết vận tốc xe Honda bằng 54 km/giờ.

Bài 28: Một ô tô gặp một xe lửa chạy ng­ợc chiều trên 2 đoạn đ­ờng song song. Một hành khách trên ô tô thấy từ lúc toa đầu và toa cuối của xe lửa qua khỏi mình mất 7 giây. Tính vận tốc theo giờ của xe lửa, biết rằng xe lửa có chiều dài 196m, vận tốc ô tô là 960 m/phút.

Bài 29: Một xe lửa v­ợt qua cái cầu dài 450m mất 45 giây, v­ợt qua một cột điện mất 15 giây và v­ợt qua một ng­ời đi xe đạp cùng chiều mất 25 giây. Tìm vận tốc của

ng­ời đi xe đạp.


CHUYÊN ĐỀ 16

TRÒ CHƠI

Bài 1: Vĩnh và Phúc chơi các trò chơi lấy các đồng xu từ một chồng có 1999 đồng xu. Vĩnh và Phúc lần l­ợt chơi, Vĩnh đi tr­ớc. Trong mỗi l­ợt, Vĩnh và Phúc có thể lấy một, hoặc hai, hoặc ba đồng xu. Ai lấy đồng xu cuối cùng là ng­ời ấy thua cuộc. Hỏi Vĩnh nên lấy bao nhiêu đồng xu trong l­ợt đi đầu tiên để chắc chắn là ng­ời thắng cuộc?

Bài 2: Trên mặt bàn có 18 que diêm. Hai ng­ời tham gia cuộc chơi. Mỗi ng­ời lần l­ợt đến phiên mình lấy ra một số que diêm. Mỗi lần, mỗi ng­ời lấy ra không quá 4 que. Ng­ời nào lấy đ­ợc số que cuối cùng thì ng­ời đó thắng. Nếu bạn bốc tr­ớc, bạn có chắc chắn thắng đ­ợc không ?

Bài 3: Trên mặt bàn có 50 chiếc nhãn vở. Toán và Thơ chơi một trò chơi nh­ sau: Hai bạn lần l­ợt lấy nhãn vở trên bàn, mỗi l­ợt chỉ đ­ợc lấy 1 hoặc 2 nhãn vở, đến l­ợt ai mà trên bàn không còn nhãn vở để lấy thì ng­ời đó thua. Biết rằng l­ợt đầu tiên Toán lấy 1 nhãn vở. Hãy cho biết Toán có thể chắc chắn thắng Thơ đ­ợc không ?

Bài 4: Trong một cái hộp có 10 viên bi đỏ và 5 viên bi xanh. Tùng bốc mỗi lần 2 viên bi bỏ ra ngoài, sau đó lại bỏ vào trong hộp một viên bi nếu 2 viên bi đ­ợc lấy ra có màu giống nhau, bỏ vào một viên bi xanh nếu 2 viên bi lấy ra có màu khác nhau. Hỏi sau 14 Tùng lấy ra và bỏ vào nh­ thế Thì trong hộp còn bao nhiêu viên bi, màu sắc của chúng nh­ thế nào?

Hết
Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang07
Thang07 -> Những câu châm ngôn Tiếng Anh hay I love you not because of who you are, but because of who I am when I am with you
Thang07 -> MỤc lục công thức tính toán: 80
Thang07 -> Tiểu sử và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân (tên khai sinh: Lê Văn Ngọ, sinh 24 tháng 7 năm 1930) là một nhạc sĩ nhạc đỏ Việt Nam
Thang07 -> 252 đề Toán luyện thi Violympic lớp 3 Đề thi tự luyện nâng cao lớp 3
Thang07 -> Cách định khoản hạch toán chiết khấu thương mại
Thang07 -> 9 tháng 10 ngày của phụ nữ Mang thai là niềm hạnh phúc của mọi phụ nữ. 9 tháng 10 ngày là cách nói thường thấy trong dân gian chỉ thời gian mang thai của người mẹ. Đó là khoảng thời gian khó nhọc nhưng cũng đầy hạnh phúc của một người phụ
Thang07 -> GIÁO Án hình học tiếT 40: Bài 3: TÍnh chấT ĐƯỜng phân giác của tam giác I. MỤc tiêu kiến thức
Thang07 -> Trắc nghiệm sinh học 12
Thang07 -> Tiếng Anh 10 – Giáo án Unit 1: a day in the life of

tải về 1.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương