Chuoi cung ung va ung dung trong tap doan unilever


Sơ lược các ngành hàng của Unilever đang tham gia trên thị trường



tải về 0.95 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/18
Chuyển đổi dữ liệu28.10.2022
Kích0.95 Mb.
#53673
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18
chuoi-cung-ung-va-ung-dung-trong-tap-doan-unilever

Sơ lược các ngành hàng của Unilever đang tham gia trên thị trường:
Với danh mục các sản phẩm trải dài trên nhiều ngành hàng khác nhau từ các sản
phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc da, chăm sóc răng miệng cho đến các sản phẩm nổi tiếng
chăm sóc nhà cửa và cả thực phẩm; Unilever thực sự là một “ông lớn” trong lĩnh vực
FMCG tại thị trường Việt nam hiện nay.
Việc quản lý hậu cần phải luôn linh động, có độ khả chuyển cao để có thể đáp ứng
được mức độ cạnh tranh cao, thay đổi liên tục của thị trường nhưng vẫn phải đảm bảo
được mức độ tổn thất (do sự thay đổi nhiều) mức độ tồn kho là thấp nhất, mức độ đáp
ứng nhu cầu của khách hàng là cao nhất.
Với những thách thức không nhỏ như vậy cho thấy mức độ phức tạp của Chuỗi
Cung Ứng mà Unilever đang sở hữu.
Trong phạm vi của một bài tập, nhóm chúng tôi cố gắng tìm hiểu và mô tả lại các
hoặt động chứ năng chính của chuỗi cung ứng Unilever nhằm rút ra được những điểm
hay cần chia sẽ với các doanh nghiệp Việt nam trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.
Lớp Ngoại Thương1-VB2K11
Food 
Food 
Solution
Solution
Househol
Househol
d Care
d Care
Skin Care
Skin Care
Hair Care
Hair Care
Oral Care
Oral Care
Tr.5
Downloaded by Trân Huy?n (lethihuyentran01012002@gmail.com)
lOMoARcPSD|18308514


Chuỗi cung ứng và ứng dụng tại Unilever
2. Lý thuyết về chuỗi cung ứng:
 
 
2.1 Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng (SCM):
 
 
SCM là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện
cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch
vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng. Điều quan
trọng đối với bất kỳ giải pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hoá hay dịch vụ, chính là việc
làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa
chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất.
Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của
doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an
toàn của công ty. Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải
pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng
tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch
vụ tới khách hàng. SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi
trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trực tiếp với
khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin.
SCM là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistic (hậu cần). Trong tiếng Anh,
một điều thú vị là từ Logistics này không hề có liên quan gì đến từ “Logistic” trong toán
học. Khi dịch sang tiếng Việt, có người dịch là hậu cần, có người dịch là kho vận, dịch vụ
cung ứng. Tuy nhiên, tất cả các cách dịch đó đều chưa thoả đáng, không phản ánh đầy đủ
và chính xác bản chất của Logistics. Vì vậy, tốt hơn cả là chúng ta hãy giữ nguyên thuật
ngữ Logistics và sau đó tìm hiểu tường tận ý nghĩa của nó.
SCM là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistic (hậu cần).
Ban đầu, logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được
hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Đến cuối thế kỷ 20, Logistics được ghi nhận như là
một chức năng kinh doanh chủ yếu, mang lại thành công cho các công ty cả trong khu
vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ. Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á Thái Bình
Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - ESCAP) ghi nhận
Logistics đã phát triển qua 3 giai đoạn: 

tải về 0.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương