CHÍnh phủ Số: 24/bc-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế



tải về 0.87 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.87 Mb.
#29325
1   2   3   4   5   6

2. Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế

a) Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP)

Tốc độ tăng trưởng GDP Quý I/2011 ước đạt 5,5% (cùng kỳ quý 1/2010 tăng 5,83%); trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 2,0%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 5,7%, trong đó công nghiệp tăng khoảng 5,8%, xây dựng tăng khoảng 5,6%; dịch vụ tăng khoảng 6,2%.



b) Sản xuất công nghiệp

Hai tháng đầu năm 2011 giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) đạt 131 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6%; trong đó: khu vực kinh tế ngoài nhà nư­ớc tăng 17%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,6%.

Các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong GTSXCN có mức tăng trưởng đạt hoặc cao hơn mức kế hoạch chung của ngành, gồm: khí hoá lỏng tăng 26,2%; thủy hải sản chế biến tăng 15,9%; đường kính tăng 17,9%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 22,3%; xe chở khách tăng 14,7%; xe máy tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2011,....

Ước quý I năm 2011, GTSXCN tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó công nghiệp khai thác tăng 2,1%, công nghiệp chế biến tăng 15,0% và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước tăng 15,9%.



c) Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Lúa đông xuân: Tổng diện tích gieo cấy tính đến ngày 15/02/2011 ước đạt 2.580,7 nghìn ha, bằng 94,1% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó, diện tích gieo cấy của các tỉnh phía Bắc ước đạt 673,9 nghìn ha, bằng 76,2% so với cùng kỳ, các tỉnh phía Nam ước đạt 1.906,8 nghìn ha, bằng 102,6%. Hiện các tỉnh đồng bằng sông Cửu long đã bắt đầu thu hoạch trà lúa đông xuân sớm, tính đến 15/02/2011 ước đạt 367,4 nghìn ha, bằng 137,1% so cùng kỳ năm trước.

Tình hình sâu bệnh hại lúa vẫn diễn biến phức tạp, lan rộng tại các tỉnh phía Nam. Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, hiện có khoảng 181,6 nghìn ha lúa đông xuân bị nhiễm sâu bệnh, chủ yếu là bệnh rầy nâu, đạo ôn và sâu cuốn lá11.

Chăn nuôi, tổng đàn trâu, bò giảm nhẹ so cùng kỳ do số lượng trâu, bò chết đợt rét đậm, rét hại vừa qua. Đàn lợn tăng cao hơn so với cùng kỳ do dịch bệnh tai xanh cơ bản được khống chế và giá lợn thịt đang có lợi cho người chăn nuôi.

Về lâm nghiệp: Tính chung hai tháng đầu năm 2011, trồng cây lâm nghiệp phân tán ước đạt 29,8 triệu cây, tăng 4,1% so cùng kỳ năm 2010; sản lượng gỗ các loại khai thác ước đạt 533 nghìn m3, tăng 6,6%.

Do thời tiết khô hạn kéo dài trên phạm vi rộng nên nguy cơ cháy rừng cao12. Hiện các địa phương đang tập trung triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2010 - 2011.



Thủy sản: Tính chung hai tháng đầu năm, tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt 711,8 ngàn tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó: sản lượng nuôi trồng đạt 304,5 ngàn tấn, tăng 5,1%; sản lượng khai thác đạt 407,3 ngàn tấn, giảm 1,4%.

d) Khu vực dịch vụ

Hoạt động thương mại: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng hai tháng đầu năm 2011 đạt trên 304,3 nghìn tỷ đồng, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2010. Ước quý I năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hóa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá, ước đạt 454 nghìn tỷ đồng, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2010.

Hoạt động du lịch: Dịp nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài cùng với nhiều lễ hội trong dịp Tết đã góp phần làm cho hoạt động du lịch trong tháng diễn ra sôi động13, thu hút được một số lượng lớn khách du lịch14. Ước quý I năm 2011, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 1,5 triệu lượt khách, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ yếu từ một số thị trường như: Trung Quốc (tăng 39%), Mỹ (tăng 8,4%), Nhật Bản (tăng 30,4%), Hàn Quốc (tăng 17,4%), Campuchia (tăng 42,8%).

Về vận tải hàng hoá và hành khách: Tính chung hai tháng đầu năm 2011, khối lượng vận chuyển hàng hoá ước đạt trên 126,2 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2010; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt xấp xỉ 27,9 tỷ tấn.km, bằng 98,4% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng vận chuyển hành khách ước đạt trên 430,4 triệu lượt hành khách, tăng 14,2%; khối lượng luân chuyển hành khách ước đạt xấp xỉ 19,2 tỷ HK.km, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2010.

Bưu chính, viễn thông: Số thuê bao điện thoại phát triển mới trong hai tháng đầu năm 2011 ước đạt trên 1,5 triệu thuê bao, bằng 32,7% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó có 50 nghìn thuê bao cố định, bằng 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 02/2011 ước đạt 172,6 triệu thuê bao, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 16,5 triệu thuê bao cố định, tăng 2,4%. Số thuê bao internet băng rộng trên cả nước tính đến cuối tháng 02/2011 ước đạt 3,83 triệu thuê bao, tăng xấp xỉ 25,3% so với cùng kỳ năm trước.

đ) Về phát triển doanh nghiệp

Hai tháng đầu năm 2011, có khoảng 9,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký 58,4 nghìn tỷ đồng, bằng 92% về số doanh nghiệp và bằng 79,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2010.



3. Về an sinh xã hội, y tế, văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác

a) Về lao động, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo

Tính chung hai tháng đầu năm 2011, tạo việc làm khoảng 201.293 người, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 11.293 người15. Chiến dịch đưa 10.400 người lao động Việt Nam từ Libi về nước đã thành công tốt đẹp. Tất cả lao động Việt Nam ở Libi đã về nước an toàn. Các cơ quan chức năng và các địa phương đang tạo mọi điều kiện để hỗ trợ giúp đỡ người lao động khắc phục khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.

Trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011, các bộ, ngành và địa phương đã thực hiện tốt Quyết định số 68/QĐ-CTN ngày 14/01/2011 của Chủ tịch nước về việc tặng quà tết cho các đối tượng chính sách như: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thương binh, bệnh binh... và Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 21/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ cấp 33.816 tấn gạo từ nguồn dự trữ nhà nước hỗ trợ các địa phương để cứu đói cho nhân dân. Động viên, thăm hỏi cả vật chất lẫn tinh thần các gia đình nghèo, đối tượng chính sách, người có công, người neo đơn, cơ nhỡ, tàn tật, vùng sâu, vùng xa,… để vui Xuân đầm ấm.

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, như: hỗ trợ về nhà ở, xóa nhà dột nát; hỗ trợ tín dụng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số để ổn định chỗ ở, phát triển sản xuất; hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo; tích cực triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới;…



b) Về chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngành y tế đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương thường xuyên theo dõi, giám sát, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức trực chống dịch 24/24 giờ trong trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão và các lễ hội đầu Xuân; chuẩn bị thuốc, vật tư, hoá chất, sẵn sàng hỗ trợ kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát, lây lan; tăng cường giám sát tại các cửa khẩu nhằm sớm phát hiện các trường hợp xâm nhập, giảm thiểu việc lây truyền dịch bệnh.

Tình hình dịch bệnh: Trong hai tháng đầu năm 2011, trên địa bàn cả nước có 107 người mắc bệnh cúm A (H1N1); 6.568 người mắc bệnh sốt xuất huyết; 697 người mắc bệnh viêm gan virút; 37 người mắc bệnh thương hàn.

c) Về văn hóa, thông tin, thể dục thể thao

Ba tháng đầu năm 2011, tập trung tổ chức các hoạt động văn hóa, tuyên truyền các sự kiện chính trị xã hội trên toàn quốc, đặc biệt là thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân; tuyên truyền phổ biến về các giải pháp chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; đưa tin về không khí đón Xuân và các lễ hội vui Xuân trên khắp mọi miền của tổ quốc;…

Ngành thể dục thể thao đã tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao mừng Đảng, mừng Xuân; tiếp tục tổ chức các giải bóng đá vô địch quốc gia, giải hạng Nhất quốc gia năm 2011,...

d) Về trật tự an toàn giao thông

Trong tháng 01/2011, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 1.249 vụ tai nạn giao thông, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó làm chết 1.045 người, tăng 7% và làm bị thương 928 người, giảm 0,43%. Bình quân một ngày trong tháng 01/2011, cả nước xảy ra 40,3 vụ tai nạn giao thông, làm chết 33,7 người và làm bị thương 30 người.



đ) Về quốc phòng, an ninh và đối ngoại:

Công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh được chú trọng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, đặc biệt là trong dịp tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Công tác đối ngoại tiếp tục được củng cố, tăng cường, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.



Đánh giá chung tình hình quý I năm 2011: Nhìn chung tình hình kinh tế quý I năm 2011 tiếp tục đà tăng trưởng, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao; nông nghiệp đã vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển ổn định; các hoạt động dịch vụ tiếp tục phát triển mạnh; xuất khẩu tăng mạnh; thu ngân sách tăng; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của người dân, đặc biệt là những người nghèo, người già neo đơn, người tàn tật, gia đình người có công được quan tâm; an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội trong nước và quốc tế trong những tháng đầu năm 2011 đã xuất hiện nhiều yếu tố đáng lo ngại, tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Kinh tế thế giới dự báo tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng chưa vững chắc và còn nhiều khó khăn (GDP toàn cầu dự kiến tăng 4,5% năm 2011 so với 5% năm 2010); tình hình nợ công và thâm hụt ngân sách cao ở nhiều nước gây bất ổn vĩ mô, lạm phát gia tăng và biến động khó lường về tỷ giá giữa các ngoại tệ chủ yếu; giá lương thực, thực phẩm, dầu thô và nguyên liệu đầu vào có xu hướng tăng (giá dầu thô tăng lên mức trên 100 đô la/thùng, giá lương thực tăng khoảng 20-30%; lạm phát toàn cầu dự kiến tăng thêm 1-2%, trong đó các nước đang phát triển dự kiến có mức tăng giá khoảng 6%). Sự lớn mạnh lên của các nền kinh tế khu vực, nhất là Trung Quốc, tạo ra cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức rất lớn đối với nền kinh tế nước ta. Thời gian gần đây, khủng hoảng chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông đã có tác động lớn đến chính trị và kinh tế thế giới, giá dầu thô, nguyên liệu đầu vào tăng cao. Đồng thời đã có ảnh hưởng lớn đến lao động người Việt Nam ở nước ngoài và các chương trình xuất khẩu lao động trong thời gian tới.

Mặc dù nước ta có những thuận lợi cơ bản như nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi khá nhanh sau ảnh hưởng của khủng hoảng, tình hình chính trị, xã hội ổn định, môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện; Đại hội Đảng XI đã thông qua các văn kiện quan trọng xác định quan điểm, mục tiêu và những định hướng lớn phát triển đất nước trong giai đoạn mới, tạo ra sức mạnh và niềm tin mới trong nhân dân nhưng cũng đã xuất hiện những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô: (i) Tăng trưởng GDP có xu hướng chậm lại, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2010; (ii) Giá cả, lạm phát tăng cao; (iii) Mặt bằng lãi suất còn cao, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh; (iv) Tỷ giá chưa ổn định, giá vàng biến động mạnh; (v) Một số yếu tố đầu vào cơ bản, quan trọng cho sản xuất như xăng dầu, điện vẫn chưa thực hiện đầy đủ theo cơ chế thị trường, Nhà nước vẫn phải bù lỗ, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh điện, xăng dầu, đồng thời không khuyến khích tiết kiệm, ứng dụng công nghệ mới tiết kiệm năng lượng; (vi) Thiên tai, lũ lụt năm 2010 và rét đậm, rét hại kéo dài ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ vừa qua đã gây tổn thất lớn về vật chất và tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp.



III. CÁC GIẢI PHÁP CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.

Trước những diễn biến phức tạp và khó khăn đã nêu ở trên, Chính phủ đã tập trung thảo luận, lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế và đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Trong thời gian tới, phải tập trung thực hiện các giải pháp, chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; đồng thời phải tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách trong tất cả các lĩnh vực để bảo đảm thực hiện tốt các mục tiêu của năm 2011 đã được đề ra. Quán triệt tinh thần đó, trong năm 2011 cần phải thực hiện tốt các nhóm giải pháp sau đây:



1. Tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảm đảm an sinh xã hội.

Trước hết, tất cả các cấp, các ngành phải coi việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Các giải pháp, chính sách cụ thể bao gồm:



(1) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng

a) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát:

- Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.

- Điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát.

b) Về thị trường ngoại hối, tỷ giá:

- Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến của thị trường; thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định phát triển sản xuất, kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; hoàn thiện quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng: tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định về thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng. Ban hành quy định và chế tài xử lý vi phạm, kể cả việc đình chỉ, rút giấy phép, tịch thu tài sản; quy định khen thưởng đối với việc phát hiện các hành vi vi phạm hoạt động thu đổi, mua bán ngoại tệ, vàng.



(2) Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước

Phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước 7 - 8% so với dự toán năm 2011 đã được thông qua; tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011; phấn đấu giảm bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 5%GDP; tăng cường quản lý đầu tư công, nợ Chính phủ, nợ quốc gia.



a) Rà soát, sắp xếp lại, bảo đảm tiết kiệm chi thường xuyên:

- Tạm dừng không trang bị mới xe ô-tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng; giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu,...;

- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm tiết giảm tối đa chi phí hội nghị, hội thảo, tổng kết, sơ kết, đi công tác trong và ngoài nước,...;

- Không bố trí kinh phí cho các việc chưa thật sự cấp bách.



b) Sắp xếp, giảm đầu tư công:

- Không ứng trước vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ năm 2012, trừ các dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách.

- Không kéo dài thời gian thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2011.

- Thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát toàn bộ các công trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ đã được bố trí vốn năm 2011, xác định cụ thể các công trình, dự án cần ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện trong năm 2011; thu hồi hoặc điều chuyển các khoản đã bố trí nhưng chưa cấp bách, không đúng mục tiêu.

- Kiểm tra, rà soát lại đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, kiến nghị các biện pháp xử lý, loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, kể cả các dự án đầu tư ra nước ngoài.

- Giảm tối thiểu 10% kế hoạch tín dụng đầu tư từ nguồn vốn tín dụng nhà nước của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Các Bộ, cơ quan, địa phương chưa khởi công các công trình, dự án mới sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, trừ các dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, các dự án trọng điểm quốc gia và các dự án được đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Rà soát để điều chuyển vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ năm 2011 trong phạm vi quản lý để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2011.

- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước rà soát các dự án đầu tư, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính; loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư chưa rõ nguồn vốn, các dự án không có điều kiện triển khai thực hiện.



c) Quản lý chặt chẽ nợ quốc gia: Rà soát nợ Chính phủ, nợ quốc gia, không mở rộng đối tượng phạm vi bảo lãnh của Chính phủ. Bảo đảm dư nợ Chính phủ, dư nợ công, dư nợ nước ngoài quốc gia trong giới hạn an toàn. Giám sát chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, nhất là vay ngắn hạn.

(3) Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng

a) Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh: Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu dùng; Chỉ đạo điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm hiệu quả, ổn định giá lương thực trong nước, phối hợp trong điều hành dự trữ quốc gia để bảo đảm an ninh lương thực;

b) Khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu:

- Xây dựng kế hoạch điều hành xuất, nhập khẩu, bảo đảm tỷ trọng nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu.

- Thực hiện nghiêm chủ trương sử dụng hàng hóa, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước, xây dựng quy trình, nguyên tắc kiểm soát nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn do Chính phủ bảo lãnh, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

- Chủ động áp dụng các biện pháp hành chính và phi thuế quan đối với nhập khẩu hàng tiêu dùng, đặc biệt là hàng xa xỉ, không thiết yếu.

- Xem xét, miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu như dệt may, da giầy, thuỷ sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm,…; tiếp tục thực hiện tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong năm 2011.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kê khai, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo cam kết, các chính sách ưu đãi về thuế tại các khu phi thuế quan. Rà soát để giảm thuế đối với các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào trong nước chưa sản xuất được; nghiên cứu tăng thuế xuất khẩu phù hợp đối với các mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu, tài nguyên, nguyên liệu thô.

- Bảo đảm ngoại tệ cho nhập khẩu hàng hóa thiết yếu cho sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được; hạn chế cho vay nhập khẩu hàng hóa thuộc diện không khuyến khích nhập khẩu.

c) Tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát giá cả, thị trường:

- Thường xuyên theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để kịp thời có biện pháp điều tiết, bình ổn thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu. Chủ động có biện pháp chống đầu cơ, nâng giá. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về giá. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Các địa phương, nhất là các thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh…) chỉ đạo và tổ chức sản xuất, dự trữ, lưu thông, phân phối hàng hóa thông suốt, trước hết là các hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu,...; tăng cường quản lý, bình ổn giá trên địa bàn.

d) Bảo đảm cung ứng và sử dụng tiết kiệm điện:

- Chỉ đạo ngành điện có kế hoạch huy động tối đa công suất các nhà máy điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện trong mùa khô, ưu tiên bảo đảm điện cho sản xuất; phối hợp với các địa phương chỉ đạo việc sử dụng điện tiết kiệm, phân bổ hợp lý để bảo đảm đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống.

- Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo triển khai quyết liệt, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các quy định về tiết kiệm, chống lãng phí điện; xây dựng và thực hiện chương trình tiết kiệm điện, phấn đấu tiết kiệm sử dụng điện 10% trong sản xuất và tiêu dùng.

- Áp dụng các biện pháp cần thiết và phù hợp để khuyến khích, khuyến cáo các doanh nghiệp, nhân dân sử dụng tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu), sử dụng các công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch, công nghệ tiết kiệm điện.



đ) Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước: tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá, tái cơ cấu, kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, đổi mới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm giá sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ở mức hợp lý; tập trung vốn cho ngành nghề sản xuất kinh doanh chính.

(4) Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo

- Đối với giá xăng dầu được điều hành linh hoạt, đảm bảo giá xăng dầu trong nước bám sát giá thế giới. Trước mắt, do giá thế giới tăng cao do ảnh hưởng bất ổn định chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi, để hỗ trợ cho giá bán xăng dầu trong nước, nhà nước giảm thuế nhập khẩu xăng dầu tới mức tối đa, kinh doanh của doanh nghiệp xăng dầu bảo đảm hòa vốn, không có lãi.

- Đối với giá điện, để giảm bớt lỗ cho ngành điện, trước mắt điều chỉnh giá điện đồng thời giảm mức khấu hao, doanh nghiệp không có lãi. Theo nguyên tắc đó, điều chỉnh giá điện bình quân tăng thêm 165 đồng/kwh (tăng 15,28%). Thực hiện hỗ trợ do tăng giá điện để giảm bớt khó khăn cho hộ nghèo. Đồng thời phải sớm hoàn chỉnh để bổ sung trình ngay trong quý 1/2011 các quy định về điều hành giá điện theo cơ chế thị trường.

(5) Bảo đảm đời sống và an sinh xã hội

- Thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội theo các chương trình, dự án, kế hoạch đã được phê duyệt; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ.

- Tăng cường công tác hỗ trợ giảm nghèo tại các địa phương, nhất là tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ các hộ nghèo, địa phương nghèo xuất khẩu lao động; cho vay học sinh, sinh viên,…

- Các cơ quan ở Trung ương và các địa phương triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng các quy định hỗ trợ đối tượng chính sách, người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (già yếu cô đơn, không nơi nương tựa,…),…

- Bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo chuẩn nghèo mới. Chỉ đạo việc triển khai thực hiện quy định về hỗ trợ nghèo khi giá điện được điều chỉnh.

Đi đôi với việc tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, cần phải tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ sau đây để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, hiệu quả, tạo đà cho việc triển khai thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương