CHÍnh phủ Số: 24/bc-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.87 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.87 Mb.
#29325
  1   2   3   4   5   6


CHÍNH PHỦ
________

Số: 24/BC-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________


Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2011


BÁO CÁO

BỔ SUNG TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2010 VÀ TRIỂN KHAI

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2011
Kính gửi: Đại biểu Quốc hội Khóa XII
Căn cứ chương trình kỳ họp lần thứ 9 Quốc hội khóa XII, Chính phủ trình Quốc hội Báo cáo “Bổ sung tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011” như sau:
Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA

QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2010
Tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XII, Chính phủ đã báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 trên cơ sở kết quả tình hình thực hiện 9 tháng đầu năm và dự báo quý IV năm 2010.

Dưới đây, xin báo cáo bổ sung về tình hình kinh tế - xã hội năm 2010:



I. NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM 2010

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương năm 2010, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010, Chính phủ đã ban hành các quyết định giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010 cho các bộ, ngành và các địa phương; ban hành các Nghị quyết về các giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch (Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15/01/2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010); tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 đã được đề ra.



1. Kết quả đạt được so với kế hoạch đã đề ra và so với báo cáo Quốc hội khóa XII tại kỳ họp thứ tám

Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 đã được Quốc hội thông qua như sau:




STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kế hoạch năm 2010

Ước TH năm 2010 đã báo cáo QH kỳ họp thứ 8

Đánh giá lại thực hiện năm 2010

1

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)

%

6,5

6,7

6,78




Trong đó:
















- Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản:

%

2,8

2,6

2,78




- Khu vực công nghiệp và xây dựng

%

7,0

7,6

7,7




- Khu vực dịch vụ

%

7,5

7,5

7,52

2

Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu

%

>6

19,1

26,4

3

Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP

%

41

41

41,9

4

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng

%

≤ 7

7-8

11,75

5

Số tỉnh đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở

Tỉnh

63

63

63

6

Tuyển mới đại học, cao đẳng

%

12

6,8

6,8

7

Tuyển mới trung cấp chuyên nghiệp

%

15

15,8

15

8

Tuyển mới cao đẳng nghề và trung cấp nghề

%

17

18,2

17

9

Mức giảm tỷ lệ sinh

%o

0,2

0,2

0,2

10

Tạo việc làm

Triệu người

1,6

1,605

1,610




Trong đó: lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài

Vạn người

8,5

8

8,55

11

Tỷ lệ hộ nghèo

%

<10

9,51

9,45

12

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

%

<18

<18

17,8

13

Số giường bệnh trên 1 vạn dân (bao gồm cả giường bệnh của trạm y tế xã)

Giường bệnh

27,5

27,5

27,5

14

Diện tích nhà ở đô thị bình quân đầu người

m2

13,5

18,62

16,7

15

Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh

%

83

83

83

16

Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch

%

84

76

76

17

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý

%

70

67,9

74,3

18

Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom

%

85

82

82

19

Tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý

%

80

80

80

20

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

%

45

50

61

21

Tỷ lệ che phủ rừng

%

40

39,5

39,5

Trong tổng số 21 chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 2010, có 16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Đáng chú ý một số chỉ tiêu đạt kết quả cao hơn so với số đã báo cáo Quốc hội, như: tốc độ tăng trưởng kinh tế; tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; tạo việc làm; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý,... Tuy nhiên chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh vào quý IV và chỉ số giá tiêu dùng cả năm tăng cao hơn nhiều so với kế hoạch đề ra.

2. Về thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội

a)Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Năm 2010, nền kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh trong năm 2010. GDP quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34%. GDP cả năm 2010 tăng 6,78%, cao hơn số báo cáo ra Quốc hội (6,7%) và cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6,5%). Tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm trước: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,7%; dịch vụ tăng 7,52%.



Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp đạt xấp xỉ thời kỳ phát triển ổn định. Tính chung cả năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp tăng khoảng 14% so với năm trước và cao hơn kế hoạch năm (12%). Trong đó, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành.

Giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp và xây dựng tăng 7,7%, cao hơn số đã báo cáo Quốc hội (7,6%), trong đó công nghiệp tăng 7,03% và xây dựng tăng 10,06% (là mức cao nhất trong nhiều năm qua). Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng 25,5% so với năm 2009.

Nhiều sản phẩm quan trọng, có tác động lớn đến phát triển công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, như: các sản phẩm năng lượng như điện sản xuất tăng 14,9%; khí đốt thiên nhiên tăng 15,4%; các sản phẩm tiêu dùng, như: sữa bột tăng 22%; bia tăng 19,8%; vật liệu xây dựng, như: kính thuỷ tinh tăng 17,1%; xi măng tăng 14,2% so với năm 2009. Riêng dầu thô khai thác và than đá là các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp có giảm so với năm trước để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật khai thác dầu và hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô.

Sản xuất nông nghiệp đã khắc phục được khó khăn do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh… phát triển ổn định, bảo đảm an ninh lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu: Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 tăng khoảng 4,69% so với năm trước; trong đó nông nghiệp tăng 4,24%, lâm nghiệp tăng 4,60%, thuỷ sản tăng 6,05%. Giá trị gia tăng của toàn ngành tăng 2,78%, cao hơn số đã báo cáo Quốc hội (2,6%); trong đó: nông nghiệp tăng 2,43%, thủy sản tăng 4,38% và lâm nghiệp tăng 3,91%. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 44,6 triệu tấn, tăng 2,9% so với năm 2009.

Các hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch đều có mức tăng trưởng cao hơn năm trước: Giá trị tăng thêm toàn ngành dịch vụ tăng 7,52%, cao hơn số đã báo cáo Quốc hội (7,5%) và cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước (6,78%). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính chung cả năm 2010 đạt trên 1.561,6 nghìn tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2009. Năm 2010, thương mại quốc tế ngành dịch vụ phát triển mạnh, xuất khẩu dịch vụ đạt 7,46 tỷ USD, tăng 29,4% so với năm 2009, nhập khẩu dịch vụ đạt 8,32 tỷ USD, tăng 20,6% so với năm 2009, nhập siêu dịch vụ giảm tới 24,2% so với năm 2009. Năm 2010, ngành du lịch nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ sau thời gian khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, hầu hết thị trường khách du lịch đến Việt Nam đều có tăng trưởng khá, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt trên 5 triệu lượt khách, tăng 34,8% so với năm trước, vượt 11% so với kế hoạch đề ra. Hoạt động vận tải hàng hoá và hành khách ước đạt 714,8 triệu tấn, tăng 12,4% so với năm 2009. Các ngành bưu chính, viễn thông duy trì được mức tăng trưởng cao, ổn định. Tổng số thuê bao điện thoại phát triển mới trong năm 2010 đạt trên 44,5 triệu thuê bao, tăng 0,6% so với năm 2009. Số thuê bao internet băng rộng trên cả nước năm 2010 ước xấp xỉ 3,8 triệu thuê bao, tăng 27,4% so với năm trước.

Doanh nghiệp phát triển cả về số lượng và quy mô: Năm 2010, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập là 89.187 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký khoảng 545.800 tỷ đồng, tăng 5,5% so với năm 2009. Điểm nổi bật của năm 2010 là quy mô của doanh nghiệp đăng ký mới cao hơn hẳn so với năm trước.

b)Về thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát

Thu chi ngân sách nhà nước:

Thu ngân sách nhà nước đạt 559.170 tỷ đồng, vượt 21,2% so với dự toán năm và tăng 31.070 tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội. Trong đó: Thu nội địa (không kể thu tiền sử dụng đất) đạt 312.709 tỷ đồng, vượt 15,1% (41.099 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 17.709 tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội; thu từ dầu thô đạt 69.170 tỷ đồng, vượt 4,3% so với dự toán, giảm 1.630 tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 130.100 tỷ đồng, vượt 36,2% (34.600 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 8.300 tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội; thu viện trợ không hoàn lại đạt 5.500 tỷ đồng, vượt 10% so với dự toán, bằng báo cáo Quốc hội.

Chi ngân sách nhà nước đạt 669.630 tỷ đồng, vượt 15% dự toán năm, tăng 27.430 tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội. Trong đó: chi đầu tư phát triển 150.000 tỷ đồng, tăng 19,5% so với dự toán; chi thường xuyên 385.082 tỷ đồng, tăng 6,3% so với dự toán; chi chuyển nguồn đảm bảo cân đối và tạo nguồn điều chỉnh tiền lương năm 2011 đạt 10.000 tỷ đồng, bằng mức Quốc hội quyết định; chi trả nợ và viện trợ đạt 80.250 tỷ đồng, tăng 10.000 tỷ đồng so với dự toán, do biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và hoàn trả một phần các khoản vay ngắn hạn đến hạn thanh toán, bằng số đã báo cáo Quốc hội.

Với kết quả thu, chi như trên, bội chi NSNN năm 2010 là 109.460 tỷ đồng, bằng 5,6% GDP, giảm 0,6%GDP so với dự toán, giảm thêm 0,2% so với số đã báo cáo Quốc hội.

Dư nợ Chính phủ đến 31/12/2010 bằng 44,1% GDP (giảm 0,4% so với số đã báo cáo Quốc hội), dư nợ quốc gia bằng 42,2% GDP, nằm trong giới hạn an toàn cho phép.

Đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 830,3 nghìn tỷ đồng (số đã báo cáo Quốc hội là 800 nghìn tỷ đồng), tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP (kế hoạch đề ra là 39,5% GDP).

Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước đạt 1773 nghìn tỷ đồng, tăng 41% so với kế hoạch, chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 2,9% so với năm 2009.

Vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ đạt 664 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9% so với kế hoạch, chiếm 7,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 43,5% so với năm 2009.

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đạt 52 nghìn tỷ đồng, giảm 5,5% so với kế hoạch, chiếm 6,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 12,4% so với năm 2009.

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước đạt 70,8 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3% so với kế hoạch, chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 14% so với năm 2009.

Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân đạt 299,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,4% so với kế hoạch, chiếm 36,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 24,7% so với năm 2009.

Vốn đầu t­­ư trực tiếp nư­­ớc ngoài đạt 1565 nghìn tỷ đồng, giảm 14,3% so với kế hoạch, chiếm 18,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 16,1% so với năm 2009.

Các nguồn vốn khác đạt 9 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,1% tổng vốn đầu tư xã hội, tăng 13% so với năm 2009.

Về vốn ODA, tổng giá trị giải ngân năm 2010 đạt 3.541 triệu USD, đạt 146% so với kế hoạch giải ngân của cả năm; trong đó: vốn vay đạt 3.216 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại đạt 325 triệu USD. Tổng giá trị vốn ODA được ký kết thông qua các Hiệp định đạt 2.975 triệu USD; trong đó: vốn vay đạt 2.815 triệu USD, viện trợ không hoàn lại đạt 160 triệu USD.

Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2010, cộng đồng các nhà tài trợ đã cam kết tài trợ cho Việt Nam 7,9 tỷ USD. Đây là một thành công lớn, thể hiện sự ủng hộ và tin tưởng của các nhà tài trợ đối với đường lối đổi mới và những thành tựu của đất nước ta.



Xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2010 đạt 72,2 tỷ USD, tăng 26,4% so với năm 2009, cao hơn số đã báo cáo Quốc hội (19,1%) và gấp hơn 4 lần so với chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua (>6%), trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 34,1 tỷ USD, tăng 41,2% so với năm 2009, chiếm 47,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 84,8 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2009, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 37 tỷ USD, tăng 41,8%.

Nhập siêu cả năm 2010 là 12,6 tỷ USD, bằng 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, so với số báo cáo Quốc hội là 19,8%; trong đó nhập siêu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 2,84 tỷ USD, chiếm 22,5%.

Tiền tệ, tín dụng: Tổng phương tiện thanh toán tăng 29,8%. Nguồn vốn huy động tăng 31,52%, trong đó huy động bằng VND tăng 37,21%, bằng USD tăng 12,27%. Tín dụng đối với nền kinh tế tăng 31,19%, trong đó: tín dụng bằng VND tăng 27,24%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 48,45%.

Giá cả, lạm phát: So với tháng 12/2009, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 tăng 11,75%, cao hơn số đã báo cáo Quốc hội (khoảng 7-8%). Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2010 tăng 9,19% so với năm 2009.

So với tháng 12/2009, chỉ số giá vàng tháng 12/2010 tăng 30%, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 9,68%. Tính chung cả năm 2010, chỉ số giá vàng bình quân tăng 36,72% và chỉ số giá đô la Mỹ tăng 7,63% so với năm 2009.

Nguyên nhân dẫn đến việc giá tăng cao, nhất là trong những tháng cuối năm chủ yếu là do giá cả trên thị trường thế giới tăng mạnh đã gây áp lực tăng giá thị trường hàng hóa trong nước và ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng6; hậu quả của thiên tai và nhất là các đợt lũ lụt tại miền Trung và nhu cầu tiêu dùng tăng vào cuối năm.

Về nguyên nhân nội tại của nền kinh tế: trong điều kiện nền kinh tế đang còn ở trình độ thấp, sức cạnh tranh yếu, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả đầu tư thấp, phải thực hiện chính sách tài khóa tiền tệ nới lỏng để kích thích tăng trưởng trong thời gian qua; các chính sách tăng lương, tăng học phí, tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số mặt hàng thiết yếu như: điện, than, xăng dầu,… cũng góp phần đẩy giá thị trường lên cao hơn.



c)Về thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, bảo đảm an sinh xã hội và các lĩnh vực xã hội khác

Giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ: Hiện nay, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, hoàn thành trước 5 tháng mục tiêu phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010 trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hệ trung học phổ thông đạt 92,57%, tăng 8,97% so với năm 2009 và cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây7. Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2010 có 1.589 nghìn thí sinh dự thi, tăng 7,22% so với năm 2009. Có 70 trường cao đẳng nghề tổ chức thi tốt nghiệp với tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 90,9%; tỷ lệ có việc làm ngay là 80,39%.

Các hoạt động khoa học công nghệ và phát triển công nghệ thông tin đã có đóng góp tích cực trong việc nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ, góp phần tăng năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý nhà nước.



Về lao động, việc làm: Tổng số lượt lao động được giải quyết việc làm năm 2010 là 1.610.645 người, cao hơn số đã báo cáo Quốc hội (1.605 nghìn người) đạt 100,66% kế hoạch năm, trong đó xuất khẩu lao động ước đạt 85.546 người, đạt 100,64% kế hoạch năm, tăng 16,4% so với thực hiện năm 2009.

Về bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo: các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai mọi biện pháp khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra tại các tỉnh miền Trung. Trước những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và giá cả tăng cao gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân, các cấp, các ngành đã kịp thời chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ, tập trung cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ kinh phí và xuất gạo dự trữ cấp không thu tiền cho nhân dân vùng bị thiên tai sớm ổn định đời sống, khôi phục và phát triển sản xuất; hỗ trợ khôi phục cơ sở hạ tầng bị hư hại, đồng thời chỉ đạo nghiên cứu tìm giải pháp lâu dài, cơ bản giúp nhân dân vùng lũ lụt ổn định cuộc sống; phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi, cây trồng; triển khai một số biện pháp cấp bách khắc phục tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Ngân sách nhà nước đã chi bước đầu cho công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh trong năm 2010 khoảng 5.400 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương chi khoảng 3.500 tỷ đồng. Ngoài ra, đã xuất dự trữ quốc gia cấp không thu tiền trên 81,4 nghìn tấn gạo để cứu trợ nhân dân vùng thiếu đói giáp hạt và bị thiệt hại do thiên tai; cấp hàng trăm nghìn liều vắc xin phòng chống dịch bệnh gia súc,...Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cùng với các tổ chức đoàn thể các cấp và đồng bào trong và ngoài nước phát động nhiều đợt quyên góp, trợ giúp vật chất cũng như thăm hỏi, động viên tinh thần cho đồng bào các tỉnh miền Trung, giúp đồng bào vượt qua những mất mát, khó khăn, khắc phục hậu quả thiên tai để sớm khôi phục sản xuất và ổn định đời sống.

Các chính sách về an sinh xã hội cũng được các cấp, các ngành và địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo; Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững tại 62 huyện nghèo; thực hiện việc hỗ trợ về nhà ở, xóa nhà dột nát cho đồng bào những vùng khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, đồng bào ở những vùng chịu hậu quả nặng nề của thiên tai; triển khai hỗ trợ tín dụng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số để ổn định chỗ ở, phát triển sản xuất; đào tạo và đưa lao động ở các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài; điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng cho khu vực doanh nghiệp cũng như đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; nâng mức trợ cấp ưu đãi người có công; mở rộng đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên; nâng mức trợ cấp cho đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội; hỗ trợ, tặng quà tết cho đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, trẻ em; tích cực triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới;…

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 giảm còn 9,45%8, thấp hơn số đã báo cáo Quốc hội (9,5%), giảm 1,85% so với năm 2009, trong đó tỷ lệ hộ nghèo các vùng: Đông Bắc 14,39%; Tây Bắc 21,52%; Đồng bằng sông Hồng 5,43%; Bắc Trung Bộ 16,04%; Duyên hải Miền Trung 10,47%; Tây Nguyên 11,51%; Đông Nam Bộ 2,59%; Đồng bằng sông Cửu Long 7,32%.

Về chăm sóc sức khỏe nhân dân: Năm 2010, ngành y tế đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương thường xuyên theo dõi, giám sát, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là ở các vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt; hỗ trợ kịp thời vật tư, trang thiết bị cũng như các biện pháp cần thiết nhằm phòng chống dịch tại các địa phương; bảo đảm khám và chữa bệnh cho nhân dân.

Năm 2010, cả nước phát hiện thêm 13.815 trường hợp nhiễm HIV, 6.510 trường hợp bệnh nhân AIDS và 2.556 trường hợp tử vong. So sánh cùng kỳ năm 2009, số trường hợp nhiễm HIV giảm 12%, số tử vong giảm 0,8%.



Về văn hóa, thông tin, thể dục thể thao: Năm 2010, đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, trọng tâm là phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI. Đặc biệt, nhiều chương trình lớn được tổ chức trọng thể tại Hà Nội và các địa phương trên cả nước cùng hàng trăm hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước.

Các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá cơ sở được tích cực triển khai. Các dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy di sản văn hóa cũng được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Năm 2010 cũng là năm Việt Nam có thêm ba di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản thế giới, gồm: Văn bia Tiến sỹ tại Văn miếu Quốc Tử Giám là di sản tư liệu thế giới; khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới và Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ngành thể dục thể thao đã chuẩn bị tốt lực lượng, tham dự và đạt thành tích khá tại Đại hội thể thao châu Á (ASIAD 16) tại Quảng Châu, Trung Quốc; tổ chức tốt Đại hội thể thao toàn quốc vào cuối tháng 12/2010.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm. Bảo vệ vững chắc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia, nhất là trên các vùng biển, đảo, thềm lục địa.

Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương