CHÍnh phủ Số: 24/bc-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


II. NHỮNG TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ



tải về 0.87 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.87 Mb.
#29325
1   2   3   4   5   6

II. NHỮNG TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 vẫn còn một số tồn tại và hạn chế như sau:

- Một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch năm 2010. Trong tổng số 21 chỉ tiêu được Quốc hội thông qua, có 5 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra, bao gồm: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng; tuyển mới đại học, cao đẳng; tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch; tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom; tỷ lệ che phủ rừng.

- Một số cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định. Bội chi ngân sách còn cao; nợ công đang có xu hướng tăng; công tác điều hành tiền tệ, tín dụng chưa thật hợp lý, tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng tăng cao gây áp lực đến lạm phát. Nhập siêu còn ở mức cao làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế. Giá cả tăng cao, nhất là trong những tháng cuối năm.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Sản xuất công nghiệp giá trị gia tăng thấp, nhiều sản phẩm có mức tiêu hao năng lượng cao; công nghiệp phụ trợ chưa được quan tâm đúng mức; hiệu quả đầu tư thấp, đầu tư của ngân sách cho khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của khu vực này.

- Cơ sở hạ tầng yếu kém, nhất là giao thông, cơ sở hạ tầng đô thị đang là cản trở của sự phát triển. Việc cung ứng điện không bảo đảm; tiến độ triển khai nhiều công trình quan trọng chậm như: các dự án xây dựng nhà máy điện, hạ tầng giao thông...

- Chất lượng giáo dục - đào tạo chuyển biến còn chậm. Đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ và ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong các ngành còn hạn chế. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân còn nhiều hạn chế. Tình trạng đình công, nghỉ việc tập thể nhất là ở các thành phố lớn và khu công nghiệp tập trung có chiều hướng gia tăng. Năm 2010, cả nước có 422 cuộc đình công, tăng 204 cuộc so với năm trước, chủ yếu liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động. Những vấn đề tệ nạn xã hội, tội phạm, buôn bán phụ nữ, khiếu kiện… vẫn còn bức xúc.

- Việc bảo vệ môi trường và việc sử dụng khai thác tài nguyên khoáng sản kém hiệu quả chưa được khắc phục. Ô nhiễm môi trường gia tăng.

- Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất và kinh doanh dịch vụ trong năm 2010 chưa được cải thiện đáng kể. Công tác quản lý còn nhiều yếu kém, chế tài xử phạt chưa nghiêm; ý thức của người sản xuất chế biến và kinh doanh thực phẩm chưa tốt... Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm vẫn tiếp tục xảy ra ở các địa phương.

- Trật tự an toàn giao thông chưa có chuyển biến đáng kể, tình trạng ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn chưa được khắc phục. Tai nạn giao thông tiếp tục tăng. So với năm 2009, số vụ tai nạn giao thông tăng 13,2%; số người chết do tai nạn giao thông có giảm được 0,1% nhưng số người bị thương tăng tới 32,2%.



- Tình trạng cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà trong bộ máy hành chính; tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi; tâm lý xã hội ở một số nơi không thuận.

Nguyên nhân tồn tại, hạn chế nêu trên là do xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta thấp, nguồn lực cho đầu tư có hạn, thiếu nguồn nhân lực có trình độ và khoa học kỹ thuật tiên tiến; tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và tác động tiêu cực từ bên ngoài, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nhất là nợ công các nước châu Âu; thiên tai, dịch bệnh gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan là căn bản, trong đó quan trọng nhất là: (i) Việc hoạch định, điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là giải quyết quan hệ tăng trưởng - ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô để tạo môi trường tăng trưởng bền vững, còn chưa thật đồng bộ, nhất là sự phối hợp giữa chính sách tài khoá - tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định vĩ mô; (ii) Chưa tạo được sự đồng bộ trong hoạch định và thực thi chính sách, nhất là các chính sách đầu tư, thương mại tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội trên các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, công nghiệp hỗ trợ, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; (iii) Cải cách thể chế, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa kết quả còn hạn chế, chưa đạt được mục tiêu bảo đảm duy trì, phát triển trật tự xã hội một cách hợp lý để phát huy tổng thể các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; (iv) Công tác cán bộ, nhất là trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội chưa được coi trọng đúng mức và có giải pháp đồng bộ, hiệu quả, còn sử dụng lãng phí nguồn nhân lực trong nội bộ và chưa thu hút được người có đủ năng lực, phẩm chất để đáp ứng yêu cầu công việc; tình trạng lao động hiệu suất thấp, thiếu nỗ lực, cố gắng còn khá phổ biến, kết quả chống quan liêu, tham nhũng chưa được cải thiện rõ rệt.

Đánh giá chung, tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 phát triển theo chiều hướng tích cực, nền kinh tế phục hồi khá nhanh trong điều kiện kinh tế thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn đáng kể so với năm trước và vượt kế hoạch đề ra. Sản xuất công nghiệp phục hồi và đạt tốc độ tăng trưởng cao xấp xỉ trước khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới; xuất khẩu tiếp tục phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng gấp 4 lần chỉ tiêu kế hoạch đề ra; ngành dịch vụ phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và du lịch đều tăng mạnh so với năm trước; sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, lũ lụt, nhưng vẫn tiếp tục phát triển ổn định; năng suất, sản lượng lương thực đều đạt cao hơn năm trước; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và nhu cầu xuất khẩu. Thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra, bảo đảm được các nhu cầu chi; đầu tư phát triển được đẩy mạnh, huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống người dân ngày càng được cải thiện; chính trị, xã hội tiếp tục ổn định; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn.Một số chỉ tiêu kế hoạch đạt thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm;chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh còn hạn chế; đã xuất hiện bất ổn định kinh tế vĩ mô như: lạm phát tăng cao, nhất là những tháng cuối năm, mặt bằng lãi suất còn cao, tỷ giá chưa ổn định; một số vấn đề về xã hội, bảo vệ môi trường còn nhiều bức xúc cần được giải quyết trong thời gian tới.

Phần thứ hai

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

NĂM 2011, TÌNH HÌNH 2 THÁNG VÀ ƯỚC QUÝ I NĂM 2011 ­­­
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT QUỐC HỘI

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XII đã thông qua Nghị quyết số 51/2010/QH12 ngày 08/11/2010 về kế hoạch phát triển phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, Nghị quyết số 52/2010/QH12 ngày 10/11/2010 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 và Nghị quyết số 53/2010/QH12 ngày 15/11/2010 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2011.

Căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan, địa phương nhanh chóng triển khai giao kế hoạch và tổ chức thực hiện ngay từ đầu năm. Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 23/11/2010 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và Quyết định số 2145/QĐ-TTg ngày 23/11/2010 về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.

Về vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện Nghị quyết số 52/2010/QH12 của Quốc hội, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại văn bản số 416/UBTVQH12 ngày 15/01/2011 về phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 và chuẩn bị danh mục CTMTGQ giai đoạn 2011-2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 196/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 về việc giao dự toán chi các CTMTQG năm 2011.

Về vốn trái phiếu Chính phủ, căn cứ Nghị quyết số 52/2010/QH12 ngày 10/11/2010 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại văn bản số 415/UBTVQH12 ngày 15/01/2011 về việc phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011 và chuẩn bị danh mục dự án, công trình giai đoạn 2011-2015; Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 184/QĐ-TTg ngày 28/01/2011 về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09/01/2011 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/201 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.



II. TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VỐN VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH NĂM 2011

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các cấp các ngành đã tổ chức triển khai việc phân giao kế hoạch cho các đơn vị cơ sở, tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch ngay từ đầu năm.

Dưới đây xin báo cáo về tình hình phân bổ và triển khai giao kế hoạch năm 2011 như sau:

1. Tình hình triển khai giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn NSNN

Tổng số vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn NSNN kế hoạch năm 2011 được Quốc hội thông qua là 152.000 tỷ đồng, trong đó: vốn trong nước là 138.000 tỷ đồng, vốn ngoài nước là 14.000 tỷ đồng.

Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2145/QĐ-TTg ngày 23/11/2010 về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 24/11/2010 về việc giao kế hoạch đầu tư phát triển năm 2011.

a)Về kết quả phân giao kế hoạch vốn đầu tư cụ thể của các bộ, ngành Trung ương

Theo báo cáo của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã phân bổ 24.648,5 tỷ đồng cho 1.861 dự án, trong đó: 78 dự án nhóm A, 618 dự án nhóm B, 871 dự án nhóm C, 294 dự án chuẩn bị đầu tư.

Về cơ bản, các bộ, ngành thực hiện việc phân bổ kế hoạch đúng với tổng mức vốn và cơ cấu ngành đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. Tuy nhiên, còn một số bộ, ngành giao kế hoạch chưa đúng cơ cấu theo Quyết định giao kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; một số bộ, ngành chưa phân bổ hết số vốn được giao.

b)Về kết quả phân giao kế hoạch vốn đầu tư của các địa phương

So với kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao, có 58 địa phương giao bằng hoặc cao hơn; có 5 địa phương giao thấp hơn Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là: Sơn La, Điện Biên, Ninh Bình, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh.

(1) Nhóm các địa phương giao thấp hơn Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao là do các địa phương chủ yếu do giao thấp hơn số thu từ sử dụng đất (Lâm Đồng) hoặc mới giao đợt 1 một phần vốn kế hoạch (Sơn La, Thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Nhóm giao cao hơn Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao là do giao tăng từ thu sử dụng đất, tăng thu nội địa, vay Ngân hàng, vay Kho bạc đưa vào cân đối.

Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển các địa phương giao là 116.810 tỷ đồng, tăng 15.970 tỷ đồng so với kế hoạch Trung ương giao.

Tổng hợp trên báo cáo sơ bộ của 54 tỉnh, thành phố: (không bao gồm 9 địa phương chưa có báo cáo đầy đủ về số dự án là: Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Long An, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bắc Ninh) tổng số vốn thực hiện dự án đã tổng hợp được là 78.982 tỷ đồng, trong đó: 75.765 tỷ đồng thực hiện dự án và 3.126 tỷ đồng thanh toán nợ XDCB.

Tổng số dự án được giao vốn (A, B, C) là 12.036 dự án, mức vốn bình quân một dự án là 6,3 tỷ đồng, cao hơn so với các năm trước (năm 2010: 4,4tỷ đồng/dự án, năm 2009 bình quân 3,5 tỷ). Về cơ cấu vốn thực hiện dự án: Nhóm A bố trí 6.325 tỷ đồng, chiếm 8%; tổng số vốn thực hiện dự án, dự án nhóm B bố trí 32.764 tỷ đồng chiếm 41,4 %; nhóm C bố trí 36.676 tỷ đồng, chiếm 50,6% tổng số vốn; trong đó:

- Dự án nhóm A: Hầu hết các tỉnh, thành phố đều giao đúng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tổng vốn bố trí cho: 94 dự án, mức vốn bình quân 67,3 tỷ đồng một dự án (năm 2010 bình quân 48 tỷ/dự án).

- Dự án nhóm B: 2.467 dự án, mức vốn bình quân bố trí cho một dự án là 13,3 tỷ đồng (năm 2010 bình quân 10,7 tỷ đồng/dự án, năm 2009: 7 tỷ đồng), trong đó 312 dự án hoàn thành chiếm 12,6%; 1.491 dự án chuyển tiếp chiếm 60,4% số dự án, 666 dự án khởi công mới chiếm 27% tổng số dự án nhóm B.

- Dự án nhóm C: 9.475 dự án, mức vốn bình quân 3,8 tỷ đồng một dự án (năm 2010 bình quân 2,5 tỷ đồng/dự án, năm 2009 bình quân 2,3 tỷ đồng), trong đó: bố trí 2.260 dự án hoàn thành, chiếm 23,8% số dự án; 4.406 dự án chuyển tiếp chiếm 46,5 %, 2.737 dự án khởi công mới chiếm 28,8% số dự án.



2. Về phân bổ và triển khai kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG):

Thực hiện Nghị quyết số 52/2010/QH12 của Quốc hội, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại công văn số 416/UBTVQH12 ngày 15/01/2011 về phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 và chuẩn bị danh mục CTMTGQ giai đoạn 2011-2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 196/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 về việc giao dự toán chi thực hiện các CTMTQG năm 2011. Tại Quyết định nói trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo mục tiêu, nhiệm vụ và vốn từng Chương trình MTQG năm 2011 (bao gồm cả vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp) cho các Bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương. Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 27/QĐ-BKHĐT ngày 30/01/2011 về việc giao nhiệm vụ và vốn thực hiện các CTMTQG năm 2011. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính thông báo dự toán chi các CTMTQG năm 2011 cho các bộ, cơ quan, địa phương. Các cơ quan quản lý CTMTQG có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ và triển khai các hoạt động của các CTMTQG thực hiện năm 2011 cho các bộ, cơ quan, địa phương. Các bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương thực hiện phân bổ và giao dự toán chi CTMTQG năm 2011 cho các đơn vị sử dụng ngân sách trước ngày 28/02/2011. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng phương án phân bổ dự toán chi các CTMTQG năm 2011 báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp có ý kiến trước khi thực hiện trước ngày 28/02/2011 và báo cáo Hội đồng nhân dân trong kỳ họp gần nhất.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tổng số vốn kế hoạch năm 2011 bố trí cho 15 chương trình mục tiêu quốc gia là: 14.651 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu tư phát triển là 3.154 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 11.497 tỷ đồng. Cụ thể:

- Chương trình việc làm: 2.894 tỷ đồng (vốn đầu tư là 420 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 2.474 tỷ đồng);

- Chương trình giảm nghèo: 383 tỷ đồng (vốn đầu tư là 273 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 110 tỷ đồng);

- Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: 1.132 tỷ đồng (vốn đầu tư là 994 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 138 tỷ đồng);

- Chương trình y tế: 1.200 tỷ đồng (vốn đầu tư là 120 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 1.080 tỷ đồng);

- Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình: 880 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

- Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm: 261 tỷ đồng (vốn đầu tư là 17 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 244 tỷ đồng);

- Chương trình văn hóa: 569 tỷ đồng (vốn đầu tư là 300 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 269 tỷ đồng);

- Chương trình giáo dục và đào tạo: 3.700 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

- Chương trình phòng, chống ma túy: 528 tỷ đồng (vốn đầu tư là 120 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 408 tỷ đồng);

- Chương trình phòng, chống tội phạm: 258 tỷ đồng (vốn đầu tư là 150 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 108 tỷ đồng);

- Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (vốn đầu tư là 20 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 50 tỷ đồng);

- Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu: 216 tỷ đồng (vốn đầu tư là 50 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 166 tỷ đồng);

- Chương trình xây dựng nông thôn mới: 1.600 tỷ đồng (vốn đầu tư là 500 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 1.100 tỷ đồng);

- Chương trình phòng, chống HIV/AIDS: 860 tỷ đồng (vốn đầu tư là 140 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 720 tỷ đồng);

- Chương trình đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đào: 100 tỷ đồng (vốn đầu tư: 50 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 50 tỷ đồng).



3. Tình hình phân bổ và triển khai thực hiện kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo số 01/BC-CP ngày 6/1/2011 về phương án phân bổ kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến về việc phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011 tại văn bản số 415/UBTVQH12 ngày 15/01/2011 về việc phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011 và chuẩn bị danh mục dự án, công trình đầu tư giai đoạn 2011-2015. Căn cứ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 184/QĐ-TTg ngày 28/01/2011 về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011 và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ đến các bộ và địa phương tại công văn số 618/BKHĐT-TH ngày 28/01/2011.

Kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011 là 45.000 tỷ đồng, được phân bổ cho các ngành, lĩnh vực như sau: (1) Các dự án ngành giao thông: 23.000 tỷ đồng, trong đó: Bộ Giao thông vận tải: 11.000 tỷ đồng; Bộ Quốc phòng: 2.000 tỷ đồng; các địa phương: 10.000 tỷ đồng; (2) Các dự án ngành thủy lợi: 12.000 tỷ đồng, trong đó: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 3.500 tỷ đồng; các địa phương: 8.500 tỷ đồng; (3) Các dự án bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh: 4.000 tỷ đồng; (4) Các dự án ngành giáo dục: 4.500 tỷ đồng, trong đó: Chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên: 2.500 tỷ đồng; xây dựng ký túc xá sinh viên: 2.000 tỷ đồng; (5) Di dân tái định cư thủy điện Sơn La 1.500 tỷ đồng.

Việc phân bổ kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011 được thực hiện theo nguyên tắc:

- Tập trung bố trí vốn cho các dự án hoàn thành năm 2011, các dự án chuyển tiếp cần đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành trong năm 2012; các dự án tạo tiền đề, động lực cho sự phát triển nhanh của khu vực, vùng.

- Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án thuộc các khu vực có cơ sở hạ tầng bị phá hủy nặng do lũ bão gây ra trong năm 2010, các khu vực miền núi, khó khăn, vùng sâu xa, vùng dân tộc, vùng địa hình bị chia cắt.

Trong từng dự án tập trung đầu tư cho các hạng mục chính của các dự án; trong lĩnh vực giao thông tập trung bố trí vốn để đầu tư các hạng mục chính cầu, đường,...; trong lĩnh vực thủy lợi ưu tiên đầu tư trạm bơm, hồ chứa, kênh, đê, kè,...

- Không bố trí vốn cho các dự án chưa có quyết định đầu tư, chưa đủ thủ tục khởi công trong năm 2011. Rà soát, loại bỏ các dự án đã có trong danh mục đầu tư bằng nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010, nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định đầu tư hoặc không có điều kiện triển khai.

- Vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2011 chỉ bố trí cho phần điều chỉnh về chính sách so với Quyết định đầu tư ban đầu như: tăng giá vật liệu, tiền lương, tiền công, tăng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng,... Không bố trí vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2011 cho phần điều chỉnh quy mô và mở rộng thêm các hạng mục của dự án so với Quyết định đầu tư ban đầu.

- Không được sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2011 đầu tư cho các hạng mục sử dụng vốn NSNN và các nguồn vốn khác đối với các dự án sử dụng cả nguồn vốn NSNN, trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác.

Với nguyên tắc và phương án phân bổ như trên, dự kiến năm 2011 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng 596 công trình, dự án, trong đó: các dự án giao thông là 218 dự án; các dự án thủy lợi là 281 dự án; các dự án y tế là 50 dự án với 10 địa phương hoàn thành chương trình y tế tuyến huyện; 23 địa phương hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà ở công vụ cho giáo viên, hoàn thành 24 ký túc xá sinh viên.

III. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 2 THÁNG VÀ ƯỚC QUÝ I NĂM 2011

Trong 2 tháng đầu năm 2011, các bộ, ngành và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bình ổn thị trường, giá cả, và chuẩn bị cho nhân dân đón Tết Nguyên đán Tân Mão. Đồng thời, đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09/01/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2011; Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 184/QĐ-TTg ngày 28/01/2011 và số 196/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 đến nay hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN năm 2011đến các đơn vị cơ sở.

Nhìn chung, việc thực hiện đồng bộ các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bình ổn giá cả, thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và chuẩn bị cho nhân dân đón Tết Nguyên đán Tân Mão năm 2011,... đã đạt được những kết quả tích cực. Nhân dân trên khắp mọi miền của Tổ quốc vui Tết, đón Xuân trong không khí vui tươi, đầm ấm và an toàn. Sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt tốc độ phát triển nhanh; xuất khẩu tăng cao, nhập siêu được kiểm soát; khu vực dịch vụ phát triển tốt, hoạt động du lịch diễn ra sôi động;...

Sau đây là tình hình kinh tế - xã hội hai tháng đầu năm và ước quý I năm 2011:



1. Về ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường và kiềm chế lạm phát

a) Thu chi ngân sách nhà nước

Tổng thu ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm 2011 ước đạt xấp xỉ 104,7 nghìn tỷ đồng, bằng 17,6% dự toán năm, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó: thu nội địa ước đạt 70,57 nghìn tỷ đồng, bằng 18,5% dự toán năm; thu từ dầu thô ước đạt 12 nghìn tỷ đồng, bằng 17,3% dự toán năm; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt trên 21,3 nghìn tỷ đồng, bằng 15,4% dự toán năm.

Tổng chi ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm 2011 ước khoảng 111,48 nghìn tỷ đồng, bằng 15,4% dự toán năm và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2010; tập trung đảm bảo thanh toán các khoản chi trả nợ đến hạn và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, đảm bảo cho các đối tượng là người có công với cách mạng, người hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội vui đón Tết cổ truyền. Bên cạnh đó, đã hỗ trợ kịp thời về kinh phí, gạo, vật tư để cứu trợ cho nhân dân ở những vùng bị thiếu đói giáp hạt, vùng bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh; trong đó đã xuất cấp khoảng 38.000 tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu đói.

b) Đầu tư phát triển

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện hai tháng đầu năm 2011 ước đạt trên 24,5 nghìn tỷ đồng, bằng 13,9% kế hoạch năm và tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn tín dụng trong nước cho vay đầu tư của Nhà nước hai tháng đầu năm 2011 ước giải ngân được 1.800 tỷ đồng, đạt trên 6,4% kế hoạch năm.

Vốn đầu t­­ư trực tiếp nư­­ớc ngoài thực hiện hai tháng đầu năm 2011 ước đạt 1,15 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2010. Về đăng ký mới, cả nư­­ớc có 93 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư­­ với tổng vốn đầu tư­­ đăng ký mới đạt 1,47 tỷ USD, bằng 48,4% về số dự án và bằng 74,3% về vốn đăng ký cấp mới so với cùng kỳ năm 2010. Như vậy, tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm trong hai tháng đầu năm 2011 ước đạt xấp xỉ 1,56 tỷ USD, bằng 68% so với cùng kỳ năm trước.



Về vốn ODA: Tổng giá trị giải ngân trong 2 tháng đầu năm 2011 ước đạt 125 triệu USD, bằng 5,2% so với kế hoạch năm; trong đó: vốn vay khoảng 98 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 27 triệu USD. Tổng giá trị vốn ODA được ký kết thông qua các Hiệp định ước đạt 927,16 triệu USD; trong đó: vốn vay đạt 922,96 triệu USD, viện trợ không hoàn lại đạt 4,2 triệu USD.

Ước tính tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Quý I năm 2011 ước đạt 171,5 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2010.



c) Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu: Hai tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 12,3 tỷ USD, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm trước và gấp hơn 4 lần chỉ tiêu kế hoạch về tốc độ tăng đã được Quốc hội thông qua (10%); trong đó kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt xấp xỉ 5,36 tỷ USD, tăng 40,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt trên 6 tỷ USD, tăng 43,3% so với cùng kỳ năm 2010.

Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2010: cao su tăng 175% (tăng 57,1% về lượng); sắt thép tăng 84,7% (tăng 40,3% về lượng); dệt may tăng 54,2%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 17,3%; điện tử, máy tính tăng 24,8%; thuỷ sản tăng 41,1%; đá quý, kim loại quý và các sản phẩm tăng 28%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 26,7%; dây điện và cáp điện tăng 18,3%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 5,8%; hạt điều tăng 43,8%; cà phê tăng 46,9%; sắn và sản phẩm từ sắn tăng 72,6%; gạo tăng 49,8% (tăng 62,9% về lượng);…

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm: than đá giảm 42,7% (giảm 71,2% về lượng); hạt tiêu giảm 13% (giảm 44,3% về lượng);…

Giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu được cải thiện đã góp phần vào sự tăng trưởng xuất khẩu hai tháng và quý I năm 20119. Tính riêng yếu tố tăng giá đã làm kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 700 triệu USD.

Ước quý I năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 19 tỷ USD, tăng khoảng 31% so với cùng kỳ năm 2010.

Nhập khẩu: Hai tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt khoảng 14,2 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 5,9 tỷ USD, tăng 32%.

Một số mặt hàng chủ yếu có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2010: xăng dầu tăng 60,6%; sắt thép tăng 9,6% (giảm 13,1% về lượng); thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 20,3%; chất dẻo nguyên liệu tăng 34,1%; vải tăng 47,9%; nguyên phụ liệu dệt may tăng 26%; sợi dệt tăng 61,7%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 38,4%; xe máy nguyên chiếc tăng 72,4%; ô tô nguyên chiếc tăng 79,5%;…

Một số mặt hàng chủ yếu có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2010: sữa và sản phẩm sữa giảm 17,1%; phân bón các loại giảm 17,7% (giảm 33,8% về lượng); phương tiện vận tải khác và phụ tùng giảm 21,8%;...

Cũng như xuất khẩu, giá cả bình quân nhiều mặt hàng trên thị trường tăng so với cùng kỳ là một trong những nguyên nhân làm tăng kim ngạch nhập khẩu của cả nước10. Tính riêng yếu tố tăng giá đã làm kim ngạch nhập khẩu tăng trên 900 triệu USD.

Ước quý I năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 22 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2010.

Nhập siêu: Nhập siêu hai tháng đầu năm 2011 là 1,83 tỷ USD, bằng 14,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ước quý I năm 2011, nhập siêu khoảng 3 tỷ USD, bằng 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.

d) Về giá cả

Giá cả tiếp tục tăng mạnh trong những tháng đầu năm. So với tháng trước chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng 1,74%, tháng 2 tăng 2,09%, ước tháng 3 tăng khoảng 2,2%. So với tháng 12/2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2011 tăng 3,87%, ước tháng 3/2011 tăng khoảng 6,1%. Tính bình quân, chỉ số giá Quý I năm 2011 ước tăng khoảng 12,8% so với cùng kỳ năm 2010.

Nguyên nhân chỉ số giá tiêu dùng tăng, ngoài những yếu tố làm tăng giá trong năm 2010 đã nêu ở trên thì tình hình khủng hoảng chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông đẩy giá dầu thô và giá các nguyên vật liệu chủ yếu trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao hơn; những áp lực về nợ công và lạm phát ở nhiều nước trên thế giới tiếp tục nặng nề thêm. Ở trong nước, bên cạnh việc gia tăng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Tân Mão, việc tăng lãi suất tín dụng, tăng tỷ giá ngoại tệ, tiếp tục tăng giá điện, than, xăng dầu,… vừa làm tăng chi phí đầu vào, vừa gây yếu tố tâm lý đẩy giá cả thị trường lên cao hơn.

đ) Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán khá sôi động trong những ngày đầu tháng 02/2011 với chỉ số VN-Index đạt đỉnh 522,6 điểm nhờ những thông tin tích cực về triển vọng của nền kinh tế, như: sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao tương đương với thời kỳ trước khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới; xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng cao, nhập siêu giảm; khu vực dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển mạnh mẽ; sản xuất nông nghiệp, tuy chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn đạt khá;… Tuy nhiên, những bất ổn chính trị ở Bắc Phi và Trung Đông, kinh tế thế giới phục hồi chậm. Ở trong nước kinh tế vĩ mô chưa ổn định, giá cả thị trường tăng cao,.. làm cho thị trường trầm lắng và chỉ số VN-Index giảm xuống dưới mức 500 điểm.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương