Chương XXI việt Nam chia hai (1954-1965) 3 A. Miền Nam 3



tải về 0.87 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2018
Kích0.87 Mb.
#37094
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

V. Y Tế

Tại các nước tiên tiến ở Tây phương, trung bình cứ 1.000 dân có một bác sĩ; mà họ cho là còn thiếu, phải tăng gấp đôi số bác sĩ mới đủ. Ở miền Nam nước mình, trước 1975 khoảng 10.000 dân có một bác sĩ, mà đa số làm việc ở thành thị, thành thử nông thôn có nơi 20.000 dân mới có một bác sĩ. Như vậy bất công, sức khỏe nông dân không được săn sóc, họ phải dùng thuốc bắc, thuốc nam do các thầy lang bốc cho.

Tình trạng đó chung cho các nước kém phát triển. Trước 1975 tôi được đọc một cuốn của một bác sĩ Âu nghiên cứu các nước đó ở Phi châu. Đại ý ông đề nghị phải đào tạo thật mau nhiều nhân viên y tế cho nông thôn. Cho họ học độ sáu tháng, biết ít điều căn bản về vệ sinh (chà răng, nấu nước trước khi uống, đề phòng một số bệnh như sốt rét, tháo dạ, kiết, nhất là các bệnh truyền nhiễm), biết băng bó, chích thuốc và biết dùng 5-6 chục thứ thuốc thông thường.

Dân trong ấp, xã bị bệnh thì lại họ trước, họ không trị được thì đưa ngay lên quận; quận có bác sĩ đa khoa, trị không được thì đưa ra tỉnh; tỉnh có bác sĩ chuyên khoa, đủ dụng cụ, đủ thuốc... Lần lần nhân viên y tế nông thôn vừa làm việc vừa học thêm, có thể lãnh trách nhiệm quan trọng hơn, đưa lên giúp việc ở quận.

Chính sách đó rất hợp lí và chính quyền mình cũng đã áp dụng nó. Đó là một điểm tấn bộ.

Nhưng vì chiến tranh, nhân viên y tế các cấp của mình đa số ít được học, nên chúng ta thấy những y sĩ (y sĩ Bắc có quyền ra toa, nhưng kém bác sĩ một bực), học chỉ tới lớp năm (hết cấp I), chỉ biết dăm chục tên thuốc, không biết đo huyết áp, không biết thế nào là đau mắt hột..., chỉ đáng làm một nhân viên y tế nông thôn thôi. Còn bác sĩ được đào tạo ở Bắc thì xét chung, sự hiểu biết cũng kém xa bác sĩ đào tạo ở Nam.

Thêm cái nạn bác sĩ cũ ở Nam, Trung vượt biên nhiều quá có thể nói cứ mười người thì 5 người đã đi rồi, hai ba người cũng tính đi nữa; số bác sĩ đào tạo ở Sài gòn không được bao nhiêu, thành thử thiếu rất nhiều; các bác sĩ làm tại các dưỡng đường thường phải khám bệnh cho cả trăm bệnh nhân một ngày. Nhân viên y tế nông thôn cũng thiếu, tinh thần trách nhiệm rất thấp: một huyện nọ người ta tiêm thuốc ngừa dịch tả cho ba người lớn và chín trẻ em thì tám trẻ chết.

Tệ nhất là nạn thiếu thuốc, thiếu cả thuốc đỏ, thuốc tím, do đó sinh ra nạn ăn cắp thuốc, ra toa cho người không có bệnh để họ bán thuốc chợ đen. Có nơi có cả một tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới để ăn cắp thuốc như vậy và nhiều bác sĩ, y sĩ miền Nam đã bị nhốt khám. Ở Bắc, một số báo Nhân dân đầu tháng 8-1981 cũng kêu ca về nạn đó.

Cũng may mà có hằng trăm ngàn kiều bào ớ ngoại quốc gởi thuốc về giúp thân nhân, nếu không sức khỏe của dân sa sút không biết tới đâu.

Vì không thể trông cậy ở khoa châm cứu được: đa số các thầy châm cứu chỉ mới được học 5-6 tháng, không có kinh nghiệm mà chính khoa đó hiệu quả cũng rất hạn chế. Người ta rêu rao rằng, châm cứu trị tuyệt được bệnh loét bao tử, bệnh trĩ v.v..., kiên nhẫn theo người ta bốn năm tháng, rốt cuộc tiền mất, tật mang.

Thuốc bắc kiếm không ra vì không được nhập cảng, mà thuốc nam (gọi là thuốc dân tộc) cũng không có đủ. Nhà Võ Văn Vân không bào chế nhiều thứ thuốc nữa vì thiếu dược liệu hay vì không có lợi? Báo chí có hồi rầm rộ khen rau dấp cá trị được bệnh trĩ, mà đã có nhà nào nấu cao rau dấp cá cho dân chưa? Tôi đã uống thử, thứ rau đó không phải là thần dược như người ta khoe.

Tệ nhất là nạn thiếu vệ sinh. Ai cũng biết y tế phải lo vấn đề vệ sinh cho dân trước hết; nhưng vì thiếu tiền, thiếu nhân viên (mặc dầu nhiều cơ quan khác dư nhân viên), hoặc vì chính sách, đường lối, nên từ cơ quan tới đường sá, tư gia, đâu đâu cũng dơ dáy. Sau ngày 30-4-75, khẩu hiệu "Nhà sạch, đường sạch" được dán ở khắp đường phố Sài gòn, và ở các tỉnh, thị xã nào cũng sạch sẽ được dăm sáu tháng; rồi từ đó mỗi ngày mỗi dơ. Nhiều cơ quan nuôi gà, heo ngay trong phòng của họ và từ trên lầu thượng họ trút nước dơ xuống đường. Phòng bệnh nhân trong các bệnh viện hôi hám không chịu nổi; phải bịt mũi khi đi tới gần cầu tiêu. Không có lao công lo việc vệ sinh, các y tá phải thay phiên nhau lau chùi hành lang, họ làm lấy lệ, lau xong vẫn như chưa lau; còn trong phòng thì gia đình bệnh nhân phải quét dọn lấy, ai nấy chỉ lo chỗ thân nhân mình nằm thôi. Ngay giữa thị xã Long xuyên, bên hông tu viện cũ của Thiên Chúa giáo - nay là một cơ quan gì đó - người ta phóng uế đầy đường. Có chỗ dân bỏ kinh tế mới mà về, ăn ngủ ngay trên lề đường, phóng uế ngay chỗ đông người mà cảnh sát ngó lơ.

Gần cuối kế hoạch năm năm đầu tiên (1976-1980), người ta làm một "chiến dịch" vệ sinh để "dứt điểm" và người ta lựa ngay khu sạch sê nhất trong thị xã làm “thí điểm", phái một nhóm đi xịt thuốc DDT cho từng nhà; thuốc đã pha loãng nhiều rồi mà lại chỉ xịt vài phòng tối, vài bụi cây thôi. Không cần xem xét chỗ chứa rác, cầu tiêu. Thế là xong chiến dịch, có thể báo cáo lên trung ương là đã dứt điểm.

Chính sách, đường lối tuy đúng mà thiếu người, thiếu phương tiện, thiếu tinh thần thì cũng hóa dở.



VI. Tư Pháp

Từ năm 1975, trường luật bị bãi bỏ. Sinh viên luật có thể xin chuyển qua ngành kinh tế, ra làm các ngân hàng. Nhưng đa số bỏ học, làm phu khuân vác, đạp xích lô. Một ông ngoài năm chục tuổi ngồi xe, nghe người thanh niên đạp xe nói chuyện với bạn gặp giữa đường, biết họ là bạn trường luật với nhau, vội vàng đòi xuống xe, trả tiền cả cuốc, rồi đi bộ về nhà. Sinh viên đạp xe đó năn nỉ khách lên ngồi, ông nhất định không chịu, không nhẫn tâm để một trí thức đạp xe cho mình. Cậu ta bảo: "Như vậy là bác giúp cháu có cơm ăn mà", ông ta cũng cớ lắc đầu nguây nguẩy rồi rảo bước đi.

Đó là chuyện năm 1975. Nay thì thanh niên trí thức làm đủ các việc lao động rồi, bổ củi mướn, chở cát, vác gạo..., không ai ngạc nhiên, mà cũng không ai thương hại cho họ nữa, họ dễ dàng kiếm được vài ba chục đồng một ngày mà lại tự do, chứ làm thư kí ngân hàng 40 đồng một tháng thì sống sao nổi. Vả lại lao động là vinh quang mà. Nữ sinh viên thì bán thuốc lá rời hoặc quần áo cũ ở lề đường.

Trong Nam trước 1975 chưa có bộ luật mới, tạm dùng bộ luật cũ. Còn ớ Bắc bỏ luật cũ mà không có luật mới (nghe nói năm 1981 người ta mới tính thảo bộ luật mới), không có trường luật thì tôi không hiểu người ta dạy xử án ra sao.

Năm 1975 có lần tổ chúng tôi họp để xử một người trong tổ mắc một tội nào đó tôi không nhớ. Ông tổ trưởng đề nghị hai cách trừng trị: một là bắt người đó bồi thường, nếu không bồi thường được thì tịch thu tài sản; hai là bắt người đó đi cải tạo một thời gian. Cách nào được nhiều người đồng ý thì theo cách đó.

Khi phường có tòa án nhân dân rồi (năm 1978?) thì để tòa xử. Một "ông tòa" là học trò cũ của một bạn tôi. Tôi hỏi cậu ta: "Cháu xử theo luật nào?" Cậu ta cười, đáp: Cháu đặt ra luật để xử - Thực vậy sao? - Dạ, bây giờ ai đặt luật cũng được. Vì có bộ luật nào đâu?

Cũng có luật sư do chính quyền chỉ định để bênh vực cho bị cáo. Luật sư ăn lương, theo nguyên tắc không được nhận thù lao của thân chủ. Nhưng một người bà con tôi đậu cử nhân luật thời tiền chiến, năm 1970 làm thị phó Hải phòng, rồi hồi hưu, được làm luật sư, bảo tôi nếu giúp đỡ được nhiều cho thân chủ thì người ta cũng đền công mình, và mối năm được vài ba vụ, cộng với số tiền lương, gia đình ông sống phong lưu.

Chính phủ bênh vực giai cấp vô sản; hạng bần dân dù bị tội nặng cũng xử nhẹ - trừ tội phản động dĩ nhiên. Những vụ ăn trộm, ăn cắp thì luôn luôn cảnh cáo qua loa rồi thả, bảo người đi thưa: "Người ta nghèo nên phải ăn trộm, anh có của thì anh phải giữ. Muốn bỏ tù người ta thì anh phải nuôi cơm".

Nếu trong khi bắt kề trộm, lỡ tay đánh nó bị thương thì mình có lỗi, chứ kẻ trộm không có lỗi.

Có lẽ vì vậy mà 5-6 năm nay gần như không nhà nào trong tổ tôi không bị ăn trộm, ngay ông tổ trưởng cũng mấy lần bị mất xe đạp, máy thâu thanh. Tôi còn bị trộm nhiều hơn nữa. Còn việc bẻ trộm trái cây, bắt trộm gà vịt thì rất thường, tới nỗi không ai muốn trồng trọt, chăn nuôi gì cả.

Một ông tổ trưởng có một vườn măng cụt, sầu riêng, chôm chôm ở Lái thiêu, huê lợi trước 1975 rất khá, mà năm 1978 phải bỏ vì nạn ăn cắp. Đó là một nguyên nhân kinh tế suy sụp, của công bị mất cắp, ngân hàng bị thụt két.

Một người khác có một vườn trồng mấy trăm gốc chuối, chỉ trong một đêm chúng hạ hết những buồng nào gần ăn được. Dừa, nhãn, xoài, đu đủ... đâu đâu cũng vậy. Cứ kể như mình phải chia cho chúng một nửa huê lợi thì mới được yên thân. Tôi không hiểu ở Bắc ra sao và như vậy rồi sẽ đi tới đâu.

Hiến pháp vẫn trọng quyền tư hữu nhỏ, nhưng đảng còn trọng lập trường giai cấp hơn. Giai cấp được trọng nhất là giai cấp đảng viên, như giai cấp quí tộc đời Chu ba ngàn năm trước: họ phạm một tội gì như ăn cắp, hối lộ, ức hiếp dân, giết dân v.v... thì đảng xét xử trước, nếu cần mới đưa họ ra tòa; thường thì chỉ cảnh cáo họ thôi chớ không đưa ra tòa; tòa không được bắt giam họ, trừng trị họ (trừ vài trường hợp đặc biệt) nếu không được phép của đảng. Giai cấp yên thân nhất là giai cấp vô gia cư, vô nghề nghiệp.

Tôi nói với một anh bạn học cũ, làm "tòa" - danh từ mới là gì, tôi không biết - rằng đời Chu ở Trung hoa, hình pháp của triều đình chỉ để xử bọn dân đen, còn bọn quí tộc có tội thì họ xử lần nhau bằng "lễ" tức tục lệ riêng của họ. Đó là ý nghĩa câu: Hình bất thướng đại phu, lễ bất há thứ dân. Bây giờ ngược lại. Đó là thắng lợi nhất của giai cấp vô sản. Mà có lẻ đó cũng là áp dụng một phần chính sách làm chủ tập thể nữa chăng?

Tôi không được biết hiến pháp đầu tiên của chế độ. Quốc hội đã họp nhiều lần để sửa hiến pháp đó ngay khi quốc gia được thống nhất, nhưng mãi đến 1981, mới ban bố hiến pháp mới, còn bộ luật thì chắc phải đợi nhiều năm nữa.

VII. Ngoại Giao

Về ngoại giao nước mình đã đứng hẳn về phe cộng sản. Như vậy các nước tư bản ngại không muốn đầu tư vào Việt nam mà sự phát triển kinh tế sẽ chậm.

Khi Miên, Việt hục hặc nhau ớ biên giới (nghe nói từ đầu năm 1976?) thì tôi đã ngạc nhiên; rồi đầu năm 1979, Trung hoa đem quân tàn phá mấy tỉnh cực bắc của mình thì ai cũng chán nản, kể cả một số bạn của tôi ở Bắc. Thế này thì tình anh em trong thế giới cộng sản cũng chẳng đẹp gì hơn tình giữa các nước tư bản với nhau ư?

Luôn trên hai chục năm từ 1950 đến 1974, Trung hoa hết lòng giúp mình thắng thực dân Pháp, rồi Mĩ mà mới ba năm sau khi thắng Mĩ, Hoa Việt đã choảng nhau là nghĩa lí gì? Nguyên do ở đâu?

Có người bảo tại trong hiệp định Paris, mình và Trung hoa, có lẽ cả Mĩ nữa, đã thỏa thuận ngầm với nhau về một điều nào đó rồi mình không giữ lời hứa, nên Trung hoa phải "ra tay" và Mĩ đứng về phía Trung hoa. Có phải vậy chăng? Mà thỏa thuận ngầm đó ra sao?

Có người lại bảo tại mới thắng được Mĩ, mình đã muốn làm chủ cả bán đảo Đông dương, lãnh đạo Miên, Lào thành một cường quốc chặn đế quốc Trung hoa không cho tiến xuống miền Đông nam Á. Còn theo chính phủ thì chỉ tại Trung hoa muốn bành trướng xuống Đông nam Á mà mình không chịu lệ thuộc nên họ xúi Miên phá mình và đích thân quấy rối mình nữa.

Người dân không sao biết được những bí mật ngoại giao, quân sự. Cứ tuân lệnh chính phủ thôi. Và toàn dân phải tuân lệnh chống với kẻ thù cả hai phía: phía tây nam và phía bắc. Một mình không chống nổi với Trung hoa, chúng ta phải nhờ cậy Nga, đứng hẳn về phía Nga, mà Nga vốn bất hòa với Trung hoa từ 1960. Nga bỗng nhiên được những căn cứ quân sự rất tốt ở Đông nam Á và sát biên giới Trung hoa, từ trước không hề mơ tưởng tới, sẵn lòng giúp mình liền. Tránh lệ thuộc Trung hoa thì mình lại lệ thuộc Nga, vậy là bạn ở xa mà kẻ thù ở gần. Lại thêm, khắp Đông Á, từ Nhật bản, Phi luật tân tới Mã lai á, Indonésia, Thái lan không một nước nào không ngại sự Nga có căn cớ quân sự ở miền này, nên có ác cảm rõ rệt với mình. Tôi ngại rồi đây Đông Á sẽ biến thành Tây Á để cho tư bản và cộng sản tranh nhau ảnh hưởng.

Vậy là chiến tranh thứ nhì của dân tộc mình mới chấm dứt được vài năm thì chiến tranh thứ ba đã bắt đầu. Từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay đã trên 35 năm rồi, gần như chiến tranh liên miên, bây giờ còn phải chịu họa binh đao mấy chục năm nữa? Khắp thế giới không có dân tộc nào khổ như mình. Công việc kiến thiết quốc gia đành chậm lại nữa, kinh tế sẽ xuống dốc nữa. Trong cuộc hội họp một nhóm giáo sư Đại học ở Hà nội, có người đã phàn nàn: “Nous payons notre idiotie" (14).

Nghe nói một cán bộ cao cấp ở Bắc việt trong một phái đoàn ngoại giao qua Ý, bỏ phái đoàn mà xin tị nạn chính trị, tuyên bố với thế giới rằng lí do chỉ vì ông ta chán ngán vì thấy Việt nam có một lực lượng binh bị mạnh thứ sáu trên thế giới mà về kinh tế thì đứng vào hàng mười nước nghèo nhất thế giới.

Cao miên và cả Lào thành một gánh nặng cho dân tộc mình. Các thành phố Cao miên vẫn còn vắng hoe, dân tản cư chưa về bao nhiêu, thiếu điện, thiếu nước, chợ búa lèo tèo ít người, nhân viên các cơ quan thì một nửa là người Việt, phải làm hết mọi việc cho người Miên; dân chúng miễn cưỡng theo chính phủ mình chứ 100 người thì cả 100 chỉ mong Sihanouk về. Mỗi ngày Nga đổ vào nước mình sáu triệu rúp hay Mĩ kim (?) thì mình đổ vào chiến trường Bắc việt và Cao miên bao nhiêu?



XIII. Tôn Giáo

Về tôn giáo, chính sách của chính phủ là tôn trọng tự do tín ngưỡng, miễn là các giáo phái yên ổn tụng niệm.

Mấy năm đầu có vài sự bất hòa, xung đột nhỏ, dẹp được ngay (bắt một số tu sĩ Công giáo và Phật giáo), và hai ba năm nay chính quyền trả lại chùa chiền cho giáo hội, không dùng làm nơi hội họp nữa; ở vài nơi tín đồ tới chùa khá đông, rất ít đàn ông. Nhiều nhà tu hành hoàn tục để mưu sinh. Cũng có một số vượt biên. Không còn hạng khất sĩ nữa, họ tự giải tán, mỗi người đi mỗi nơi để kiếm ăn.

Có thể nói chính sách của mình cởi mở hơn Trung hoa.

Đảng viên không được theo tôn giáo, cũng không được cúng giỗ tổ tiên, nhưng được phép "tưởng niệm" (sic) mà không đốt nhang, không vái, ai muốn làm giỗ ông bà thì phải đóng cửa làm lén.


Chú thích

[1] Danh từ này dịch từ danh từ société socialiste cúa Pháp. Nghe kỳ cục lắm. Pháp có danh từ société nghĩa là xã hội, đoàn thể, do société mà có danh từ social, thuộc về xã hội, đoàn thể, có tính cách xã hội, đoàn thể, rồi social lại đẻ ra danh từ socialisme để trỏ những chú nghĩa nhằm thay đổi hoàn toàn một chế độ, nhất là chế độ sở hữu tài sản đế cái thiện đời sống lao động, đặc biệt là đời sống thợ thuyền.

Tôi thấy chế độ của nước ta ngày nay, cũng như của Nga, Trung hoa... có điểm này đặc biệt khác các nước tư bản là tính cách tập thể đảng chỉ huy tập thể, dân làm chủ tập thể (theo lí thuyết), sản xuất tập thể. nông trường quốc doanh, hợp tác xã nông nghiệp, xí nghiệp quốc doanh, hoặc công tư hợp doanh, tổ hợp sản xuất... như vậy để cho cá nhân, một số nhỏ tư nhân, không còn nắm được sự sản xuất mà bóc lột vô sản nữa.

Còn về qui tắc: có làm thì có ăn, không làm thì không ăn; làm theo khả năng, hưởng theo sức mình làm được, thì không khác gì xã hội tư bản, ngay đến tư sản cá nhân cũng vẫn được tôn trọng (ít nhất là trên lí thuyết), hơn nữa, còn được truyền cả cho con cháu, chỉ khác chế độ tư bản là nó bị hạn chế để khỏi bị lạm dụng mà bóc lột người nghèo, thế thôi.

Vì vậy tôi nghĩ chẳng cần phải dịch sát mà có thể dùng danh từ xã hội tập thể để thay danh từ xã hội xã hội chủ nghĩa. Xã hội tập thể tiến lên xã hội cộng sản, như vậy xuôi hơn là nói xã hội xã hội chủ nghĩa tiến lên xã hội cộng sản.

[2] Công việc này ngày nay còn tiếp tục không hay chỉ rần rộ được một thời, quốc gia thống nhất rồi thì nghưng y như công việc khảo cổ ở Trung hoa.

[3] Tức thành phố Hồ Chí Minh. Ở miền Nam có thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở miền Trung (từ Quảng trị trở vô) có thành phố Huế. Về phương diện hành chánh thành hố chỉ ngang với tỉnh, cũng như thị xã Long xuyên chẳng hạn chỉ ngang với các huyện trong tỉnh An giang, thị xã Cần thơ chỉ ngang với các huyện trong tỉnh Hậu giang. Nhưng vì thành phố Hồ Chí Minh ở trung ương miền Nam, nên quan trọng hơn các tỉnh, có nhiều cơ quan lón, nhiều cán bộ cao cấp, thường triệu lập các tỉnh đế xét đường lối chung, có thể coi như đàn anh của các tỉnh. Tuy nhiên, do chính sách đia phương tự trị, mỗi tỉnh, mỗi huyện là một địa phương tự trị nên thành phố không có quyền gì đối với các tính cả. Do đó mới có tình trạng này: tháng 8-1980 tỉnh An giang không theo đề nghị cúa thành phố Hồ Chí Minh, tự ý tăng giá xe đò từ Long xuyên đi thành phố Hồ Chí Minh, từ 4 đồng lên 20 đồng, trong khi thành phố vẫn giữ giá cũ 4 đồng. Cùng một chiếc xe đò, khi đi lên Sài gòn thu của hành khách 20 đồng mà lượt về chỉ thu 4 đồng thôi trong mấy tháng đầu. Sau thành phố cũng tăng giá lên 20.

Ở Trung chính sách chắc cũng như vậy. Ở Bắc thì tôi không biết.

[4] Chính quyền rất coi trọng công việc này. Cứ mỗi lần xin một viêc quan trọng đổi trường học, chỗ ở... đều phải khai lí lịch. Ở Bắc có người trong 25 năm khai cả trăm lần (!)

[5] Chỉ ở thành phố IIồ Chí Minh, dân thường (không phải cán bộ, công nhân viên) mới được phân phối gạo, bo bo, khoai mì… cho tới đầu năm 1980 thôi, ở các nơi khác không được phân phối gì hết.

[6] Người ta thì thầm với nhau: sẽ tăng lên tới 10.000$, tức 5 triệu đồng cũ. (Giữa năm 1981, đã tăng lên 17.000$. Cước chú thêm ngày 1-7-81)

[7] Nghĩa là học mà vẫn được ăn lương công nhân viên. Chương trình có thể rút ngắn.

[8] Một cán bộ tài chánh xã mà không biết chia 72 cho 24. Trong một buổi hội họp cúa Hội trí thúc thành phố Hồ Chí Minh, một kĩ sư già bực mình vì tình trạng cán bộ đa số dốt nát, bảo: "Tôi chấp nhận vô sản chuyên chính, mà không chấp nhận vô học chuyên chính”. Ngay chiều hôm đó ông ta bị bắt giam; sau cũng được thả ra.

[9] Bìa là một sổ riêng để mua nhu yếu phẩm nhiều hơn cán bộ cấp trung hạ.

[10] Niên khóa 1981-1982 ở An giang mỗi học sinh từ mẫu giáo đến hết cấp III (lớp 12) đều phải đóng học phí 3 đồng một tháng.

[11] Nhưng tới lớp 12 thì số học sinh lại kém năm 1974 xa.

[12] Hầu hết cơ quan nào cũng vậy: kinh tế (ngân hàng), thủy lợi…, năm nào cũng đào tạo thêm nhân viên mà vẫn không đủ vì họ thôị nhiều quá. Một cán bộ báo: có vậy thì nhà giáo mới có việc chứ.

[13] Tôi lầm. Giữa năm 1981, vì ở khắp các thành phố, thị xã, các sách đồi trụy, băng nhạc ngụy, cả phim đồi trụy nữa lại lưu hành, nên có vụ kiểm kê các quán cà phê, sách cũ, nhưng lần này các sách khảo cứu Việt miền Nam và các sách Anh, Pháp không bị hốt.

[14] Chúng mình chịu hậu quá sự ngu xuẩn của mình.

CHƯƠNG XXXI



Kết Quả Sau 5 Năm

Thất-Bại Trong Hòa Bình”

Mấy tháng đầu sau ngày 30-4-75, các bạn kháng chiến, già cũng như trẻ, nhất là trẻ, đều có tâm lí chung là hăm hở hưởng thụ sau mấy chục năm gian khổ sống chui, sống nhủi trong rừng, trong bụi, dưới hố dưới hầm. Đành rằng phải bắt tay ngay vào việc kiến thiết, nhưng đã có đường lối sẵn rồi, có kinh nghiệm hai chục năm ở Bắc thì không có gì khó; vả lại đã thắng được Mĩ, thành cường quốc thứ ba trên thế giới, sau Nga và Trung hoa thì có việc gì mà làm không được, chỉ trong 5 năm sẽ tiến bộ, hai chục năm sẽ đuổi kịp Nhật bản về kinh tế.

Muốn kiến thiết thì trước hết phải san phẳng chế độ cũ đã không để lại một dấu vết nào cả. Phải đuổi hết các nhân viên cũ, để anh em cách mạng chia nhau tất cả các chức vụ lớn nhỏ. Phải diệt bọn tư bản, chiếm nhà cửa, tài sản như núi của họ, chia nhau mỗi người một chút. “Đó là quyền của mình mà!

Tóm lại, ai cũng “hồ hởi”, tin tưởng. Chỉ có thủ tướng Phạm văn Đồng là tỏ vẻ ưu tư một chút. Trong một cuộc hội họp ở Sài gòn, ông bảo các bạn đồng chí: “Nous avons gagné la guerre, il ne faut pas perdre la paix” (Chúng ta đã thắng trong chiến tranh, đừng để thất bại trong hòa bình). Ông thấy rằng thắng được địch rồi mới là khởi sự bắt tay vào việc, chưa thể nghỉ ngơi, hưởng thụ được; mà công việc kiến thiết trong thời bình còn khó khăn gấp bội công việc diệt địch. Thời chiến hễ nung được lòng yêu nước của quốc dân rồi, giữ cho lòng đó đừng giảm, quốc dân kiên trì chịu đựng được tớỉ phút chót thì không còn vấn đề gì nữa: thiếu cái gì đã có Nga, Trung hoa cung cấp cho; trái lại trong thời bình mới phải đương đầu với nhiều vấn đề nội bộ, ngoại giao, kinh tế, nhất là kinh tế. Nước ta nghèo, thiếu vốn đầu tư thiếu kĩ thuật gia, khó phát triển kinh tế mau được. Thất bại về kinh tế thì sự nghiệp của cách mạng sụp đổ.

Bây giờ 5 năm sau ngày 30-4-75, hết kế hoạch ngũ niên đầu tiên rồi, chúng ta mới thấy cơ hồ chẳng tiến bộ về một phương diện nào hết mà còn thụt lùi nữa, và ai lạc quan tới mấy cũng phải nhận chúng ta đã bỏ phí 5 năm, và không biết phải mấy năm nữa mới bắt lại được thời gian đã mất đó. Trong khi ấy thì thế giới cứ vùn vụt tiến tới.



1) Không đoàn kết

Thất bại lớn nhất, theo tôi, là không đoàn kết được quốc dân. Tháng 5-1975, có ít nhất là 90% người miền Nam hướng về miền Bắc, mang ơn miền Bắc đã đuổi được Mĩ đi, lập lại hòa bình, và ai cũng có thiện chí tận lực làm việc để xây dựng lại quốc gia. Nhưng chỉ sáu bảy tháng sau, cuối 1975 đã có đa số người Nam chán chế độ ngoài Bắc, chán đồng bào Bắc. Tôi nhớ như ở phần trên tôi đã nói năm 1976, trong một cuộc hội nghị ở Sài gòn, bàn về vấn đề thống nhất quốc gia, một học giả lão thành miền Bắc, ông Đào Duy Anh (đã có hồi sống ở Nam nhiều năm, có nhiều bạn thân ở Nam) khi được mời phát biểu ý kiến, chỉ nói mỗi một câu đại ý là thống nhất cái gì cũng dễ; quan trọng nhất là phải thống nhất nhân tâm đã. Cả hội trường sửng sốt và làm thinh.

Ông Anh đã nhận xét đúng và dám nói. Quả thực là lúc đó có sự chia rẽ nặng giữa người Nam và người Bắc, Nam đã không muốn thống nhất với Bắc rồi. Từ đó, tinh thần chia rẽ cứ mỗi ngày mỗi tăng, năm nay (1980) có thể nói 90% người miền Nam hay hơn nữa, muốn tách khỏi miền Bắc.

Có nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân chính theo tôi là người miền Bắc vơ đũa cả nắm, coi người Nam là “ngụy” hết, trụy lạc, bị nhiễm độc nặng của Mĩ. Ngay hạng trí thức miền Bắc như ông Đào Duy Anh cũng có thành kiến rằng dân Sài gòn hư hỏng quá rồi Họ chỉ nhìn bề ngoài, chỉ thấy một số thanh niên híp pi, lêu bêu ở ngoài đường; tôi phải giảng cho họ hiểu rằng đó chỉ là thiểu số, chứ đại đa số người trong này ghét Mĩ, ghét văn minh Mĩ, có thể nói gia đình nào cũng có người có cảm tình với kháng chỉến, giúp kháng chiến cách này hay cách khác, nếu không vậy thì làm sao kháng chiến thành công được. Chỉ nội một việc biết người nào đó là kháng chiến mà không tố cáo cũng đủ có công với kháng chiến, chớ đừng nói là còn che chở, giúp tlên bạc, tiếp tay cho nữa. Chỉ trừ một số phản quốc, theo Mĩ, Thiệu triệt để vì quyền lợi, còn thì không có gia đình nào trong Nam là ngụy cả. Một số người yêu nước, có tư cách, mới đầu gia nhập kháng chiến, sau vì lập trường chính trị, phải rời hàng ngũ, về thành, mà không ưa Pháp, Mĩ, hạng đó không nên coi người ta là ngụy. Bọn thanh niên hư hỏng chỉ ở Sài gòn mới có nhiều, mà tỉ số không cao so với những thanh niên đứng đắn.

Người Bắc coi người Nam là ngụy, đối xử với người Nam như thực dân da trắng đối với dân “bản xứ”, tự cao tự đại, tự cho rằng về điểm nào cũng giỏi hơn người Nam, đã thắng được Mĩ thì cái gì cũng làm được. Chỉ cho họ chỗ sai lầm trong công việc thì họ bịt miệng người ta bằng câu: “Tôi là kháng chiến, anh là ngụy thì tôi mới có lí, anh đừng nói nữa”.

Chẳng bao lâu người Nam thấy đa số những kẻ tự xưng là kháng chiến, cách mạng đó, được Hồ chủ tịch dạy dỗ trong mấy chục năm đó, chẳng những dốt về văn hóa, kĩ thuật - điều này không có gì đáng chê, vì chiến tranh, họ không được học - thèm khát hưởng lạc, ăn cắp, hối lộ, nói xấu lẫn nhau, chài bẩy nhau... Từ đó người Nam chẳng những có tâm trạng khinh kháng chiến mà còn tự hào mình là ngụy nữa, vì ngụy có tư cách hơn kháng chiến. Và người ta đâm ra thất vọng khi thấy chân diện mục của một số anh em cách mạng đó, thấy vài nét của xã hội miền Bắc: bạn bè, hàng xóm tố cáo lẫn nhau, con cái không dám nhận cha mẹ, học trò cấp II đêm tới đón đường cô giáo để bóp vú...

Thì ra: “Nhìn xa ngỡ tượng tô vàng...

Ngay giữa các đồng chí cũng không có tinh thần đoàn kết: địa phương nào chỉ làm lợi cho địa phương đó, không nghĩ tới quốc gia; cơ quan nào cũng chỉ làm lợi cho cơ quan mình mà không giúp đỡ cho cơ quan bạn; ai nấy chỉ lo cho bản thân mình thôi mà không nghĩ tới đoàn thể. Một ông bạn tôi ở Hà nội vào Sài gòn để đòi số tiền vài cơ quan khác thiếu của cơ quan ông. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Đâu phải là xí nghiệp tư mà giữ tiền lại để làm lợi cho mình. Đều là của công hết mà. hễ thu được tiền thì tự nhiên họ trả lại cho cơ quan anh, sao phải vào tận đây để đòi?” Anh bạn ấy đáp: “Nếu họ nghĩ như anh thì còn nói gì?”.

Trong mỗi cơ quan ở Sài gòn cũng có sự chia rẽ. Cùng là công nhân viên cả, mà bọn ở Bắc vô không ưa bọn Liên khu 5; hai hạng đó đều khinh bọn ở bưng trong Nam về; bọn này lại không chơi với bọn trước kia tập kết ra Bắc, nay trở vô Nam; bọn “nằm vùng” cũng không ưa bọn tập kết về đó; bị khinh nhất là bọn ngụy được tạm dùng lại, mà bọn này thạo việc hơn hết. Chỉnh vì thiếu đoàn kết cho nên trong cuộc hội họp nào người ta cũng hô hào “Đoàn kết, đại đoàn kết”. Còn ở trong phòng họp thì ai cũng hoan hô tinh thần đoàn kết, ra khỏi phòng rồi thì hết đoàn kết. Người ta chỉ đoàn kết với nhau vì quyền lợi thôi; đo đó mà có tinh thần bè phái, gia đình trị, và ở Bắc có câu này: Nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế.

Hễ thân với nhau thì giúp đỡ nhau, công việc gì cũng dễ dàng, chứ cứ áp dụng đúng qui chế thì khó khăn nhất, chậm trễ nhất; người ta lè phè, tà tà, không làm cho mình đâu, nhắc nhở hoài chỉ làm cho người ta thêm ghét. Cờn đâu là tinh thần tập thể nữa?



tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương