Chương XXI việt Nam chia hai (1954-1965) 3 A. Miền Nam 3



tải về 0.87 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2018
Kích0.87 Mb.
#37094
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

*

Chiển tranh Việt-Mĩ chấm dứt sau 15 năm nếu kể từ ngày Mặt trận Giải phóng chính thức thành lập (1960), dài gần gấp hai chiến tranh Việt-Pháp.

Theo P. Singh trong Le jeu des puissances en Asie (Marabout 1974) thì chiến tranh đó làm thiệt hai triệu mạng người (chắc cho cả hai bên) và ở Việt nam cả Nam lẫn Bắc, Mĩ đã liệng trung bình nửa tấn bom xuống mỗi héc-ta đất.

Mĩ đã đổ vào chiến tranh đó trên 200 tỉ đô la.



Chú thích


[1] Mĩ thay Pháp ở Việt nam từ 1954, nhưng chỉ thực sự đưa quân vào miền Nam từ 1965.

[2] Danh tử này như danh từ “đồng nát” ở Bắc, chỉ những người đi từng nhà mua đồ phế thải.

[3] Sau ngày 30-4, Nhã Ca phải đi trại cải tạo, mới được về năm 1979.

CHƯƠNG XXIV



Xã Hội Miền Nam Trong Thời Mĩ
Kinh tế miền Nam từ 1945 đến 1974

Trong chương XVI, tôí đã nói xã hội phương tây trong ba thế kỉ nay trải qua bốn giai đoạn phát triển kinh tế:

1. giai đoạn dự bi
2. giai đoạn phát triển mạnh
3- giai đoạn thành thục
4- giai đoạn đại chúng tiêu thụ mạnh mẽ tức giai đoạn của châu Âu và Nhật hiện nay, của Mĩ từ hai, ba chục năm trước.

Chương XIV chúng ta đã biết ở nước mình, giai đoạn dự bị bắt đầu vào khoảng 1925-30: vài nhà như Bạch Thái Bưởi, Trương văn Bền... đã ra kinh doanh, mở nhà máy, hãng buôn, hãng tàu, hãng xe vận tải, xây cất và xã hội của ta ở các thành thị đã có một bộ mặt mới trong khi ở thôn quê vẫn là nếp sống thời đại nông nghiệp. Sự phát triển đó mới được mươi năm thì đã phải ngưng lại vì thế chiến thứ nhì. Sau thế chiến tới chiến tranh Việt-Pháp, quân Pháp chiếm các thành thị, nhưng môt phần vì thiếu an ninh, một phần vì thiếu nguyên liệu, thiếu vốn, một phần nữa vì phải lo đối phó với quân cách mạng, nên tình trạng phát triển kinh tế không tiến được bao nhiêu: không dựng được nhà máy nào lớn, chỉ thêm được một số công ti xây cất và công ti thương mãi.

Năm 1953 Pháp thua, lần lần rút ra khỏi miền Bắc; Mĩ thay thế Pháp ở Nam để ngăn chặn làn sóng cộng sản, mới đầu chỉ giúp Ngô Đình Diệm cố vấn, võ khí, tiền bạc, rồi từ 1965 thấy tình hình nguy ngập, phải đổ quân lên miền Nam từ 100.000 lên tới nửa triệu, và trước sau Mĩ đã tốn khoảng 200 tỉ đô la mà vẫn không cứu nổi miền Nam.

Trong tám chín năm liền, đô la, thực phẩm, thuốc men, đồ dùng, vải, máy móc... đổ vào như suối. Họ cũng dựng cho ta được một số nhà máy tối tân như nhà máy dệt, nhà máy giấy... (hầu hết là những kĩ nghệ biến chế, chứ không sản xuất, chế tạo); tiến bộ nhất là khu vực xây cất: phi trường, xa lộ, cao ốc... và một người Ba lan trong Ủy hội kiểm soát quốc tế qua Sài gòn năm 1973 phải nhận rằng Sài gòn lớn hơn, có những dinh thự, cao ốc tối tân hơn kinh đô của họ.

Như vậy so với thời Pháp đã là tiến bộ nhiều, nhưng chúng ta cũng chỉ ở trong giai đoạn nhì của phương tây, nghĩa là chỉ mới bắt đầu phát triển mạnh - mạnh mà không đều, vì vẫn hoàn toàn thiếu kĩ nghệ nặng, thiếu nhà máy chế tạo xe hơi, máy bay, cả những máy tầm thường như máy thâu thanh, máy bơm, máy cày...

Trái lại, về phương diện khác, vì có trên nửa triệu quân nhân Mĩ vung tiền ra tiêu xài (các P.X. cơ quan cung cấp nhu yếu phẩm cho họ, bán rất nhiều đồ với một giá rất rẻ), nên chúng ta được thấy bộ mặt của xã hội hậu kĩ nghệ và một số người làm việc cho Mĩ cũng được hưởng thụ gần như người Mĩ.

Vậy là về phương diện sản xuất, xã hội Việt nam mới ở đầu giai đoạn 2, mà về phương diện hưởng thụ lại bước qua giai đoạn 4. Đó là một mâu thuẫn trong tình trạng xã hội của mình, một xã hội lạc hậu mà do chiến tranh, bị làn sóng văn minh vật chất tràn vào, gây nhiều biến chuyển tai hại, cuốn theo nhiều giá trị truyền thống.

Nhân số bộc phát - Nạn đói

Thời nay có một sự cách biệt ghê gớm giữa các nước đã đạt tới giai doạn hậu kĩ nghệ, lợi tức trung bình hằng năm của mỗi người dân là 5.000 đô la, với các nước kém phát triển, lạc hậu như nước ta mà lợi tức chỉ là 50 đô la.

Những nước sau chịu hậu quả tai hại của sự bộc phát nhân số, hậu quả đó là nạn đói.

Những tiến bộ về canh nông, kĩ nghệ, nhất là những tiến bộ về y khoa làm cho tử suất giảm mạnh trong khi sinh suất đứng nguyên, do đó nhân số tăng lên rất mau, hiện nay hai lần mau hơn năm 1930, sáu lần mau hơn năm 1650. Năm 1650, phải 200 năm nhân số trên địa cầu mới tăng lên gấp đôi; năm 1850 phải 80 năm, năm 1930 chỉ cần 45 năm, hiện nay chỉ trong khoảng 30-35 năm. Các nhà chuyên môn trong cơ quan kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc tính rằng tới năm 2.000 nghĩa là chỉ trong 20 năm nữa thôi, thế giới có từ 6 đến 7 tỉ người. Tôi đoán là từ 7 đến 8 tỉ, vì theo báo chí tây phương, hiện nay (1981) đã đến 6 tỉ rồi.

Ở Việt nam, khoảng 1930 cả nước có độ 20 triệu dân, riêng Nam bộ có độ 5 triệu. Ngày nay (1980), toàn quốc có 55 triệu dân (mặc dầu có hai chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, giết hại vài ba triệu mạng người, cả chiến sĩ lẫn thường dân). Trước thế chiến chúng ta xuất cảng được nhiều gạo vào hạng 2 hạng 3 ở Đông Á; hiện nay phải ăn độn ngô khoai, sắn, bo bo. Còn chất protéine trong thịt cá thì chúng ta thiếu tai hại, trung bình mỗi tháng mỗi người chỉ được 50 gam thịt. Người nào không đói thì cũng thiếu chất bổ, thiếu ăn, do đó dễ sinh bệnh, ốm yếu, không chống nổi với bệnh mà chết.

Nạn nhân mãn, nạn đói đó, tôi đã nhiểu lần nêu lên trên tạp chí Bách Khoa và trong cuốn Những vấn đề của thời đại từ 1973, 1974, nhưng rất ít người lưu tâm tới, cứ tin chắc rằng hết chiến tranh người ta sẽ khai phá những khu đất bỏ hoang và có thể nuôi được vài trăm triệu người (!), có gì mà lo. Người la không biết rằng không phải đất nào hiện nay còn bỏ hoang cũng có thể trồng trọt được dễ dàng. Sự thực, tất cả những đất nào có thể trồng trọt được trong hoàn cảnh kinh tế hiện tại đều đă trồng trọt hết rồi. Còn những đất chưa trồng trọt nay muốn khai phá thì tốn kém vô cùng. Không thể cứ chia lô: phát cho dân nghèo, giúp họ một số vốn nhỏ hoặc cho mỗi người mươi ki lô gạo mỗi tháng trong sáu tháng hay một năm rồi ít năm sau sẽ thấy cánh đồng mơn mởn tươi tốt. Phải có những nhà chuyên môn nghiên cứu xem đất hợp với loại cây nào, có thể đưa nước vào được không; phải đắp những đường nối với lộ chính, phải đào kinh để khai thông. phải trừ phèn, trừ muối, phải có thuốc trừ sâu, có cách trừ chuột, phảỉ có phân bón... Một nhà chuyên môn Âu tính sơ sơ, phải tốn cho thế giới mỗi héc-ta trung bình là 5.000 quan năm 1970 (hay 1965 ?), không biết bằng mấy chục ngàn bạc ngân hàng Việt nam năm 1980. Khi lôi dẫn con số đó ra. có người bảo với số tiền đó thì có thể trồng lúa được trên sườn núi Himalaya. Tôi không biết sườn núi Himalaya ra sao, nhưng tôi biết rằng muốn biến đổi khu rừng nước mặn Cà mau, cánh đồng nước phèn Tháp Mười thành ruộng lúa không phải là việc dễ; bắt tay vào việc ngay bây giờ, tới đầu thế kỉ XXI chưa chắc đã thành công, mà lúc đó thì dân số của ta tăng lên đến 80-90 triệu rồi, sự sản xuất của hai khu vực đó nuôi được bao nhiêu triệu dân, đủ bù vào số tăng dân số không?



Hạn chế sinh đẻ. Mất các giá trị cổ truyền

Đất đai không đủ nuôi người thì phải giảm miệng ăn đi nghĩa là phải hạn chế sinh đẻ. Ở các nước phát triển mạnh, mặc dầu dư ăn, nhưng vẫn thiếu chỗ ở, người dân đã biết tự hạn chế sinh đẻ: mỗi cặp vợ chồng trung bình chỉ có từ hai đến ba con; ở nước ta, rất nhiều gia đình có năm sáu con, có khi mười, mười hai con, trung bình là bốn con.

Hạn chế sinh đẻ thì phải dùng những phương pháp ngừa thai, sẽ làm xáo trộn phong tục, luân lí cổ truyền. Đức hiếu sẽ không còn hoặc sẽ phải thay đổi: không có con trai không còn là bất hiếu nữa, con gái được đặt ngang với con trai; không còn quan niệm: "Nhất nam viết hữu, thập nứ viết vô"; sự thờ phụng tổ tiên sẽ giảm đi nhiều, một ngày kia sẽ không còn; đức trinh tiết có thể sẽ thành một tật xấu, rồi đây người ta sẽ bắt chước Mĩ, trở lại chế độ kết hôn thử, đổi vợ đổi chồng thời sơ khai, như trong cuốn Couples của John Updike xuất bản ở Mĩ năm 1968, bán chạy như tôm tươi. Hầu hết giới trí thức trong một thị xã nhỏ nọ mặc nhiên đổi vợ đổi chồng với nhau. Một nhân vật còn bảo anh em, chị em ruột giao hoan với nhau thì không phải là loạn luân mà là tự nhiên như loài gà, loài chó, loài mèo. Họ viện lẽ phải tôn trọng tự do cá nhân, hạnh phúc cá nhân, mà tha hồ phóng đãng về nhục dục, nhưng họ không hiểu rằng nếu không điều độ, không tự chủ thì không thể có hạnh phúc đươc mà dân tộc nào quá phóng túng, thiếu tư cách thì sẽ suy vong rất mau. Tới mức đó thì không còn gia đình, tổ quốc nữa, chỉ còn cá nhân.

Xã hội miền Nam trong những năm 1964-74, tại thôn quê vẫn còn ổn định giữ được truyền thống cũ; nhưng tại những châu thành lớn hơn như Sài gòn, trong giới thanh niên. đã có những sự bất ổn, mất thăng bằng về tinh thần và như Fourastié - một kinh tế gia và xã hội học gia Pháp - nói: "bị đặt vào giữa một quá khứ "lạc hậư” và một vị lai không biết sẽ ra sao, mất những truyền thống luân lí, tôn giáo cũ mà chưa tìm được một triết lí nào thích hợp cho thời đại mới, (họ) chỉ biết sống cho qua ngày tùy theo những đòi hỏi đoản kì không liên lạc gì với nhau."

Họ không còn tin tưởng gì cả, không ham học, không ham làm việc, không ham thành công, nếu phải làm việc cho đủ sống thì họ làm tà tà; họ mất đức lo xa, cần kiệm của thời đại nông nghiệp, mất tinh thần ganh đua của thời đại kĩ nghệ, họ chỉ thích hưởng lạc lúc nào hay lúc đó; họ hít, hút, chích các thứ ma túy để thoát li thực tại; mà ma túy thì đầy đường, do các tướng tá dùng phi cơ chở từ nước ngoài vào bán cho lính Mĩ và cho họ. Họ thành Hippy.

Thị dân tăng lên quá mau.
Nền kinh tế trái luật kinh tế

Sự bộc phát nhân số còn hai hậu quả nữa:

- sự khan hiếm nguyên liệu: người ta lo rằng các mỏ dầu lửa, mỏ than, sắt, đồng, kẽm… sẽ cạn một ngày gần đây, nếu không cạn hẳn thì cũng ở rất sâu trong lòng trái đất khai thác rất tốn; ngay cả nước nữa cũng sẽ thiếu vì loài người tiêu thụ những nguyên liệu đó mỗi ngày một nhiều lên;

- sự nhiễm uế của hoàn giới: đất đai, sông ngòi, không khí… bị nhiễm uế do xe hơi và nhà máy trút ra; thêm nạn đổ rác thành đống hôi thối ở giữa thành thị hoặc ven thành thị; nạn dùng các chất trừ sâu bọ như chất DDT hiện nay chỉ mới cấm dùng ở Mĩ; nạn phóng xạ của các nhà máy nguyên tử lực...

Những hậu quả đó ở nước mình hiện nay chưa đáng lo vì kĩ nghệ chưa phát triển, cho nên tôi không xét ở đây mà chỉ xin nói về hai hiện tượng bất thường trong các thành phố miền Nam:

- dân phố trong các thành phố tăng lên quá mau, không kém Âu, Mĩ.

Trong thời đại nông nghiệp, 90% số người hoạt động trong nước chuyên về canh tác, mục súc để lo thỏa mãn nhu cầu cấp thiết nhất là ăn; nhu cầu đó các nhà kinh tế học gọi là nhu cầu sơ đẳng và những hoạt động canh tác, mục súc gọi là hoạt động sơ đẳng. Trong nước chỉ có khoảng 5% số người hoạt động để chế tạo các đồ dùng như quần áo, con dao, lưỡi cày, cái giường, cái chén và xây cất nhà cửa mà các nhà kinh tế học gọi là hoạt động nhị đẳng; sau cùng 5% nữa lo thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mọi người, gọi là nhu cầu tam đẳng và những hoạt động của họ (trị dân, dạy hoc, buôn bán, phục vụ nghệ thuật…) gọi là hoạt động tam đẳng. Thời đó thành thị rất nhỏ, dân trong thành thị chỉ bằng 5-6% dân trong nước.

Qua thời đại kĩ nghệ, kĩ thuật tiến bộ, nhiều nơi sản xuất đủ thực phẩm rồi, nghề nông không còn lợi nữa, nông nhân hóa dư ở thôn quê, hoạt động của số dư đó chuyển qua nhị đẳng; đâu đâu cũng có những cuộc di cư ra thành thị kiếm ăn, số người trong các hoạt động sơ đẳng giảm đi, từ 90% xuống còn 40, 30, 20% tổng số người hoạt động, mà số công nhân trong hoạt động nhị đẳng tăng từ 5% lên tới 20, 30, 40% tổng số người hoạt động trong nước; đồng thời số người hoạt động tam đẳng cũng tăng lên theo. Thành thị đã hóa lớn, chiếm 30-40% dân trong nước.

Hiện nay ở các nước kĩ nghệ phát triển mạnh nhất như nước Mĩ, hoạt động sơ đẳng chỉ chiếm 5%, hoạt động nhị đẳng độ 20-30%, còn 60-70% là hoạt động tam đẳng; dân trong các thành phố chiếm trên 50% dân trong nước. Có những thành phố trên 10 triệu dân, còn những thành phố 1-2 triệu dân thì vô số.

Người ta tiên đoán rằng tới cuối thế kỉ, ở những nước đó, 75% số dân trong nước sẽ sống trong thành phố, hai thành phố ở gần nhau (nghĩa là cách nhau bốn năm chục cây số như Sài gòn, Long an chẳng hạn) sẽ nối liền với nhau, thành một thành phố khổng lồ. Và vấn đề giao thông trong các thành phố đó thành một vấn đề rất khó giải quyết cho chính quyền. Đã có một số người lo rằng rồi đây đất không đủ để xây cất, nên lập những kế hoạch, dựng những thành phố nhỏ trên mặt biển, trên không hoặc dưới đáy biển nữa.

Ở miền Nam nước ta, trong hai chiến tranh Việt-Pháp, Việt-Mĩ, các thành phố lớn như Sài gòn, Mĩ tho, Cần thơ cũng phát triển mạnh nhưng không phải vì Kĩ nghệ phát triển, vì số công nhân tăng lên mà vì nông dân chạy loạn, phải bỏ vườn ruộng, ra thành sống cho qua ngày, một số ít thành thợ thuyền, còn đa số sống về dịch vụ, về hoạt động tam đẳng.

Cuối thế chiến vừa rồi, dân số Sài gòn-Chợ lớn chỉ vào khoảng nửa triệu, (Hà nội chưa được 200.000 người); năm 1974 dân số lên tới hai hay ba triệu (kể cả Gia định). Cuối thế chiến, ngồi xe từ Sài gòn vào Chợ lớn còn thấy những khu đất trống dài cả cây số, ngay khúc từ Cầu bông (Đa kao) vô Bà chiểu cũng còn là đất trống; rồi khu Bàn cờ, khu Kỳ đồng tôi ở hiện nay, khu Chuồng ngựa... toàn là đất sình lầy cả, nay nhà cửa san sát, không còn một khoảnh có thể xây cất thêm được nữa. Trong hai chục năm (1954-74), cao ốc, cư xá mọc lên rất mau; đường xá ngang dọc chằng chịt, chỉ sáu tháng sau trở lại có khi không tìm ra được nhà cửa của bạn bè, bà con nữa.

Trong số non hai triệu dân từ các tỉnh đổ về Sàỉ gòn-Chợ lớn đó, già nửa là nông dân. Họ làm thuê, ở mướn, buôn bán lặt vặt, làm thủ công, lao công, tức các dịch vụ nhỏ. Không ai làm thống kê xem những năm 1970-74, trong số người hoạt động ở miền Nam, có mấy chục phần trăm là nông dân (sơ đẳng), là thợ thuyền (nhị đẳng) và còn bao nhiêu làm dịch vụ. Tôi đoán phỏng hoạt động nhị đẳng ít người nhất (nhiều lắm là 15-20%), hoạt động sơ đẳng may ra được 40%, còn lại 40-45% là hoạt động tam đẳng, nghĩa là những người không sản xuất được gì chiếm tới non nửa. Vậy là từ giai đoạn 1 của tây phương, giai đoạn dự bị, chúng ta vượt giai đoạn 2, mà nhảy qua giai đoạn 3, giai đoạn thành thục, không phải về phương diện sản xuất, mà về phương diện tỉ số lao động trong mỗi ngành. Như vậy trái với luật kinh tế. Nền kinh tế giả tạo đó không thể thịnh được, tồn tại lâu được. Nguyên do chỉ tại chiến tranh, nhất là tại người Mĩ đổ đô la vô miền Nam này nhiều quá. Ảnh hưởng tai hại đó còn kéo dài lâu, chưa thể lường được. Từ sau ngày 30-4, chính quyền đã không giải quyết nổi, mà tình trạng còn bi đát hơn nữa vì không kiếm được việc cho dân làm.


Sản xuất kém mà tiêu thụ mạnh

Đã không sản xuất mà dân thành thị lại tiêu thụ mạnh như Âu Mĩ. Vể phương diện tiêu thụ, chúng ta tiến vượt bực, bỏ hai giai đoạn 2, 3 mà nhảy vọt lên giai đoạn 4, giai đoạn hậu kĩ nghệ (cũng gọi là kỉ nguyên thừa thải: ère d'abondance).

Khi tôi còn đi học, tất cả gia đình tôi sống trong nền văn minh nông nghiệp.

“Trong thời dại nông nghiệp, con người chỉ lo sao cho khỏi đói trước đã, cho nên nhà cửa, quần áo, đồ dùng… phải tiết giảm đi, thứ nào cần thiết lắm mới sắm, mà sắm thì lựa thứ bền chắc nhất, không cần đẹp. Bền chắc là giá trị số 1.

“Nhà cửa chẳng hạn, các cụ nếu có tiền thì lựa toàn danh mộc, không bị mối, bị mọt. (...) Như ngôi nhà của cụ ngoại tôi tại Hả nội. tôi không biết cất năm nào dưới triều Tự Đức, tới anh em chúng tôi đã là bốn đời rồi, cột bằng gỗ vẫn còn tốt (...) (Hiện nay tôi đã có cháu nội mà ngôi nhà ấy vẫn còn vững, vậy là nó có thể dùng được trăm rưởi năm nữa.) (1)

"Quần áo các cụ may ít thôi nhưng cũng dùng toàn những vải thật bền: “ăn chắc mặc bền” (…) Chiếc áo bông của mẹ tôi, bận được suốt đời của người. Và có rất nhiều gia đình thôn quê vào hạng khá giả, giữ được chiếc áo the, chiếc quần hay váy sồi từ hồi cưới, chết thì liệm theo. Sồi hồi đó dày gần như hàng "săng tung" của Pháp.

“Còn bàn ghế trong nhà thì thứ nào cũng lão bốn năm chục tuổi là ít. Vì cái gì cũng phải cho bền. nên thợ làm rất kĩ. Ông bác tôi chỉ muốn đóng một chiếc bàn, bốn chiếc ghế, một cỗ thọ mà không mướn thợ trong miền, nhắn cho được một chú thợ cả già từ phủ khác tới rồi nuôi cơm trong nhà cả tháng. Dĩ nhiên gỗ phải lựa cả năm trước, rồi ngâm, phơi cho khỏi mọt và thật khô". (2)

Ngày nay ở các nước kĩ nghệ phát triển, người ta sản xuất được mọi thứ rất mau và rất nhiều, thành thử sản xuất là việc dễ, tìm cách tiêu thụ mới khó. Thợ ăn lương ít hơn một anh chàng rao hàng. Ngành quảng cáo được trọng vì nó giúp cho sự tiêu thụ bằng cách tạo thêm nhu cầu cho con người.

“Nhu cầu của tôi ngày nay chắc nhiều gấp mười nhu cầu của cha tôi trên nửa thế kỉ trước. Ông cha chúng ta chỉ cần cơm ba bát, áo ba manh, bây giờ chúng ta cần có cơm, có sinh tố, có sữa, kẹo; xà bông phải hai ba thứ, khăn có khăn mặt, khăn mùi xoa, khăn tắm, giày phải vài ba đôi, dép cũng vậy, (áo phải có cả chục bộ, có bà có cả trăm bộ); nhà phải có bếp ga, có tủ lạnh, có máy thu thanh, máy ti vi; tháng nào cũng phải mua dăm cuốn sách, chưa kể nhật báo, tuần báo, báo ta, báo Pháp, báo Mĩ..., toàn là những nhu cầu do khoa quảng cáo tạo ra cho ta hết (…)

“Nhu cầu lại tạo ra nhu cầu. Chẳng hạn có xe hơi thì không dùng hai cẳng nữa, bắp chân, bắp đùi tóp đi, thịt nhão nhẹt, lại phải tạo ra một đồ thể thao: nằm ngửa ra, hai chân đạp như xe đạp để luyện bắp thịt ở chân. Có xe hơi thì không lẽ chỉ lái tới sở và từ sở về nhà. Phải đi du lịch, thế là thêm biết bao nhiêu nhu cầu phụ thuộc vào việc du lịch (...) Nhiều xe quá, đường phố mắc nghẽn, lại phải mở đường cho rộng, đặt đèn xanh, đèn đỏ, xây những đường trên không và dưới hầm. Cứ mỗi nhu cầu chỉ tạo thêm hai nhu cầu khác thôi thì trong nửa thế kỉ, nhu cầu tăng theo cấp số nhân, gây ra biết bao việc cho nhân loại.

“Vậy mà sức sản xuất vẫn cao hơn sức tiêu thụ, người ta phải nghĩ cách tăng sức tiêu thụ lên nữa, để cho xưởng khỏi phải đóng cửa, thợ khỏi thất nghiệp (…) Người ta phải thay đổi lối sống, thay đổi quan niện về tiêu thụ. Xưa kia, bền bỉ là giá trị số 1; ngày nay nó bị coi rẻ. Nếu một chiếc đồng hồ dùng được cả đời người thì thợ đồng hồ thất nghiệp hết. Phải chế tạo nhiều kiểu, đành rồi (...) mà còn phải làm sao gây cho người ta ý nghĩ rằng đồng hồ chỉ dùng trong dăm ba năm thôi, dù nó vẫn chạy thì cũng phải liệng đi (nhất là đừng sửa nó khi nó mới hư một bộ phận, mà phải mua chiếc khác mới hơn).

"Giá trị số 1 ngày nay không còn là bền nữa mà là mới, mỗi ngày mỗi mới: nhật nhật tân. (Thời người ta mới chế tạo được thứ sợi nylon để dệt quần áo, thấy nó bền quá có thể dùng hoài, không bao giờ đứt, mòn được, người ta đâm hoảng, phải tìm cách nhúng vào át-xít hay gì đó để cho quần áo mau rách hơn). Tóm lại, xưa người ta sản xuất để tiêu thụ, ngày nay người ta tiêu thụ để cỏ thể sản xuất thêm. Xưa, tiết kiệm là một đức thì nay (thời văn minh tiêu thụ - ère de consommation) lãng phí mới là một đức, hơn nữa là một bổn phận đối với quốc gia, đồng bào.” (Phải lãng phí để thợ có việc làm, nhà buôn có đồ bán, mà đồng bào mới sống được, kinh tế quốc gia mới thịnh, mà kĩ thuât mới tiến bộ).

Đã từ lâu rồi, chúng ta thấy những li, chén đĩa, khăn lau miệng bằng giấy dùng một lần rồi liệng đi. Trước 1975 tôi đã thấy vài thiếu nữ dạo đường Lê Lợi với những bộ áo bằng giấy không biết của Mĩ hay nước nào chế tạo. Những cây viết bi chúng ta dùng bây giờ, hết mực rồi liệng đi. Đã có những cái bật lửa hết “ga” thì liệng đi. Ở Mĩ, từ cả chục năm trước người ta dùng những ống chích, kim chích một lần rồi liệng đi, khỏi phải nấu lại để khử trùng.

Có người đã gọi văn minh ngày nay là văn minh dùng cái gì một lần rồi cũng liệng đi. Có nơi người ta cất nhà chỉ để ở mươi năm rồi phá đi, cất lại cho mới hơn, hoàn thiện hơn.

Thói chỉ dùng một lần rồi liệng đi gây cho con người tâm trạng này: không muốn mua cái gì hơi đắt tiền, mà chỉ muốn thuê: thuê nhà, thuê xe, thuê đồ đạc, Tivi, tủ lạnh, quần áo, đồ trang sức v.v… Do đó thêm một kĩ nghệ mới, kĩ nghệ cho thuê (industrie de location).

Họ sản xuất nhiều, họ phải tiêu thụ mạnh, phải lãng phí. Còn ta, trong những năm 1964-74, chúng ta chẳng sản xuất được gì cả, mà sống với người Mĩ cũng lây thói lãng phí của họ. Tôi biết nhiều cô giáo, cô kí lương không bao nhiêu mà tháng nào cũng may một chiếc áo mới, tủ áo có vài chục cái áo, cả chục cái quần, giày dép bốn năm đôi. Còn các bà tướng, bà tá, bà nghị viên, bà bộ trưởng... thì nghe nói tủ áo có cả trăm bộ áo. Họ bận làm sao hết được? Chỉ là vì có thứ hàng mới nhập cảng thì không mặc thứ hàng cũ nữa, cũng như các ông hoàng Ba tư, Ả rập có kiểu xe Plymouth, Mercédès 1974 thì không lái kiểu xe 1973 nữa. Ngay phụ nữ trong giới lao động cũng sắm cả chục chiếc áo, toàn thứ tốt. Thời đó thợ kiếm ăn dễ dàng, tiền công cao hơn công chức hạng trung. Nhiều khi chúng ta không thể chống lại được thói lãng phí đó. Chính tôi năm 1955, mua một cái máy thâu thanh kiểu cũ, lớn như cái tủ; chỉ ba bốn năm sau phải mua thêm môt cái máy transistor vì nó tiện hơn nhiều, dời từ phòng này qua phòng khác, mang đi xa được, và có nó rồi thì cái cũ không dùng tới nữa, bán không ai mua, cũng phải liệng đi thôi. Máy ghi âm cũng vậy, cứ hàng năm lại có một kiểu mới hơn, tiện hơn, hoàn hảo hơn, hễ có tiền thì ai mà không muốn thay cái mới.

Cái hại là chúng ta sản xuất không bằng một phần 1000 của Mĩ mà xài như Mĩ, quen thói lãng phí của Mĩ. Honda chạy đầy dường, không ai chịu đi bộ nữa. Thanh niên, học sinh không kiếm được một đồng mà uống la ve, hút thuốc thơm. Các bà các cô thì mỗi tháng hay nửa tháng đi “gội đầu” (nghĩa là uốn tóc lại) một lần ở một tiệm uốn tóc. Các chị bếp cũng bôi dầu thơm Immortel; bà chủ thì dùng Chanel. Còn nhiều xa xỉ nữa mà tôi không nhớ hết, thú thực cũng không biết hết, vì tôi không ra khỏi nhà, không dự các cuộc hội họp, thật lạc hậu.

Sài gòn thời Mĩ có cái bộ mặt như một thành phố Âu Mĩ, khiến một nhân viên Ủy hội quốc tế Kiểm soát hòa bình phải khen là tân tiến hơn nhiều thành phố của họ.

Cũng may, chúng ta chỉ chịu ảnh hưởng đó của Mĩ trong mươi năm rồi Mĩ rút lui; bây giờ phải tập sống khắc khổ trở lại như ông cha bảy tám chục năm trước, hồi đầu thế kỉ. Và cái hại có khi thành cái may: nhờ nhà nào cũng dư rất nhiều quần áo nên hiện nay dân chúng Sài gòn, lục tỉnh nữa, chưa đến nỗi rách rưới lắm; và cũng nhờ có nhiều đồ đạc nên lúc này bán lần đi (người ta gọi là “bán món” - tức bán từng món một) để sống, cũng đỡ đói được ít năm. Thôi thì mượn câu này của Lưu Cơ đời Minh, tác giả bài Tư Mã Quí chủ luận bốc để tự an ủi vậy: "Tích nhật chi sở hữu, kim nhật vô chi, bất vi bất túc" (Trước kia có mà nay không, không phải là không đủ) để tự an ủi vậy.

Đời sống quay cuồng

Vì nhu cầu mỗi ngày một tăng, vì phải tranh đấu để sống - có khi chẳng phải để sống mà để hơn ông anh vợ hay ông hàng xóm, nên đời sống hóa bận rộn lạ lùng. Sau bảy năm xa cách, năm 1953 trở về Sài gòn, tôi thấy đời sống ở đây thay đổi quá và đã ghi cảm tưởng của tôi trong bài tựa cuốn Tổ chức gia đình:

"Các cụ hồi đầu thế kỉ, bây giờ có sống lại mà đứng ở đường Lê Lợi trong các giờ tan sở chắc phải hoảng lên và la:

- Có giặc cướp hay đám cháy nào thế này? Sao mà thiên hạ chạy tán loạn, mặt đăm đăm như vậy?

Chỉ đứng độ năm phút. nhìn lớp sóng người qua lại, nghe tiếng chuông tiếng còi, các cụ cũng đủ choáng váng và hồi hộp. Nếu các cụ lại sống chung với chúng ta một buổi sáng thôi, thấy chúng ta mới 6 giờ đã dậy tập thể dục, rửa mặt, tắm gội, húp vội một li sữa ròi bổ nhào ra ngoài phố, tới đầu đường liệng một đồng bạc, giựt một tờ báo, leo lên xe buýt; tới 12 giờ rưỡi mới về, vẻ mặt bơ phờ, nuốt mấy miếng cơm rồi lăn ra ngủ, nếu các cụ thấy vậy thì chắc các cụ mau mau từ biệt chúng ta để vào rừng ở dù chúng ta có đem hết những tiện nghi, xảo diệu của khoa học để dụ dỗ các cụ ở lại, cũng luống công vô ích."

Cuộc sống đó cứ mỗi ngày một thêm ồ ạt, hấp tấp, tới năm 1974 thì đã gần bằng những thị trấn lớn ở Âu châu. Không biết tới cuối thế kỉ này ở những kinh đô như Paris, Tokyo, New York, London, Berlin… sẽ ra sao, chứ bây giờ tôi thương hại cho lũ con cháu tôi ở Âu Mĩ quá. Chúng bận rộn vội vã từ sáng sớm, sáu báy giờ tối mới về nhà, không có thì giờ săn sóc con cái, chuyện trò với người thân nữa. Bạn chúng có người 6 giờ sáng phải lên xe lửa để 8 giờ tới sở, chiều 4 giờ lại ngồi xe lửa hai giờ nữa để về nhà. Mỗi ngày mất bốn giờ ngủ gục trên xe.

Người Âu Mĩ nghỉ mỗi tuần hai ngày thứ bảy và chủ nhật, nhưng hai ngày đó họ cũng không ở nhà mà lái xe hơi đưa nhau đi chơi ở vùng ngoại ô thành phố vì họ ngán không khí thành phố quá. Họ hấp tấp đi, hấp tấp về, rốt cuộc hai ngày nghỉ cũng như hai ngày làm việc.

Tôi mới đọc cuốn Travailler deus heures par jour - Adret - Editions du Seuil 1977, thấy tình cảnh một số thợ thuyền ở Paris, mới đáng thương: để có đồng lương đủ sống, họ phải làm việc 48 giờ một tuần, mỗi ngày 8 giờ, cứ mỗi tháng thay phiên nhau kíp làm buổi sáng, kíp làm buổi chiều, kíp làm ban đêm, sức kiệt đi, thần kinh căng thẳng, không còn sức, thì giờ để vợ chồng ái ân với nhau nữa.

Nghỉ hè một tháng, người ta lại “vù” đi du lịch, lên núi, xuống biển, ngày cuối cùng mới về nhà. Nhà đối với họ không còn là cái "foyer", cái "sweet home", cái tổ ấm nữa, mặc dầu nó rất giống cái chuồng bồ câu như Lâm Ngữ Đường đã nói. Tôi không hiểu họ đọc cuốn The Importance of living của Lâm, có thèm đời sống của phương Đông thời chưa nhiễm văn minh của họ không. Tôi chắc có, nên cuốn đó mới được đứng vào hạng "best seller" (bán chạy nhất) ở Mĩ.

Nhà đối với ho chỉ là chỗ để tối về ngủ, mà mỗi tuần có kẻ chỉ về ngủ ba bốn đêm, còn thì họ mắc đi tỉnh này tỉnh nọ, nước này nước khác; họ dời chỗ hoài, có người gọi họ là bọn "nouveaux nomades", bọn nay đây mai đó của thời đại mới.

Ở Mĩ cứ mỗi ngày xây đắp thêm 300 cây số đường sá. Có kẻ đi từ tỉnh này qua tỉnh khác để chữa răng, để may quần áo. Ở Thụy điển mỗi năm có 1.200.000 du khách ngoại quốc. Và một em gái ở Mĩ khóc: Con đã chín tuổi rồi mà chưa được thấy châu Âu. Họ mắc một thứ bệnh nặng: bệnh xê dịch



tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương