Chương Văn học các nước Ả rập – Hồi Giáo Vùng văn hoá Ả rập – Hồi giáo Sơ lược quá trình hình thành Hồi giáo



tải về 47.18 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích47.18 Kb.
#38288
Chương 2. Văn học các nước Ả rập – Hồi Giáo
1. Vùng văn hoá Ả rập – Hồi giáo   
1.1. Sơ lược quá trình hình thành Hồi giáo
Khi đạo Gia Tô đang bành trướng ở phương Tây thì đạo Hồi xuất hiện ở vùng các dân tộc Ả Rập. Nơi đây các dân tộc du mục Ả Rập thường hay đi đánh cướp vùng lân cận hoặc chặn cướp các đoàn thương nhân đi qua sa mạc. Đầu thế kỉ thứ 7 họ dần dần định cư vùng có thể làm nông nghiệp, lập ra thị trấn. Hai thị trấn cổ nhất là Medin và Mecque (Mecce, Mecca). Dân  Arập  vốn  theo đa  thần giáo, bấy giờ họ thờ một mảnh thiên  thạch (vẫn thạch) .

Nhân vật Mahomed (Mahomed có nghĩa là được tôn vinh) sinh năm 570 gần  Mecce, nhà nghèo. Cậu bé  đi chăn cừu, làm hướng đạo cho các đoàn thương nhân nên có dịp đi nhiều nơi. Mahomed đã làm nô bộc cho một quả phụ giàu, rồi cưới bà ấy. Từ 40 tuổi đến 50, Mahomed có hành vi khác thường, đề xướng lối sống độc thân . Nhiều người  nhắc nhở đồn đại về  ông như một sự lạ và đi nghe ông giảng đạo. Nhiều dân Do Thái  bỏ đa thần giáo  mà tin theo Mahomed. Họ mời ông tới Medin, ông chưa đi mà gởi tín đồ đi trước. Bọn hào mục địa phương ở Mecce định ám sát ông, đúng đêm ấy ông bỏ trốn. Năm 622 cuộc đào tẩu của Mahomed đánh dấu sự bắt đầu kỉ nguyên Hồi Giáo.

Tới Medin, ông  tổ chức tôn giáo mới thành công, lại tổ chức thánh chiến để trừng phạt những kẻ chống đạo. Quân lính của hai thị trấn đánh nhau dữ dội, phần vì đức tin phần vì nhân cơ hội này mà  cướp bóc. Khi quân của ông chiến thắng, ông được rước về thị trấn Mecce quê nhà. Về sau Mecce được coi là “đất thánh”. Năm 62 tuổi, ông được toàn xứ Ả rập tôn sùng là giáo chủ. Trước khi lâm chung, ông còn để lại những lời giảng  nhân từ hấp dẫn.

Giáo điều căn bản có thể gọn trong câu thứ nhất “Chỉ có một đức Chúa duy nhất là Allah và một tiên tri của người là Mahomed”. Câu thứ hai là “con người phải phục tùng ý muốn của Chúa – như  thế  gọi là Islam”.

Nghi lễ cũng đơn giản  với bốn điều răn cơ bản:

-  Mỗi ngày cầu nguyện 5 lần và nhớ tắm rửa trước khi cầu nguyện.

-  Một lần tối thiểu trong đời cần hành hương đến  Mecque.

-  Kiêng rượu và thịt heo.

-  Chiến đấu vì Chúa sẽ được lên thiên đàng.

Hồi nhỏ khi làm hướng đạo, Mahomed  gặp một giáo sĩ Gia Tô và  đi theo đạo này. Khi sống ở Mêđin gần người Do thái, ông lại chịu ảnh hưởng Do thái giáo. Vậy đạo Hồi là một hỗn hợp Gia tô và Do thái giáo.

Giáo chủ – nhà tiên tri Mahomed – có tài ngoại giao, vừa trí xảo vừa có thể dùng bạo lực, biết tùy thời ( khi mềm dẻo hòa hoãn , khi tấn công quyết liệt).

Các quốc vương Hồi giáo đầu tiên sống giản dị gương mẫu – như quốc vương Aboukark và Giaó chủ Omar I... Dần dần về sau mọi quốc vương cũng giống như các vua chúa phương Đông khác.

Đế quốc A rập lại chia ra thành ba xứ: Ai Cập, Baghdad và Cordoue. Dần dà trung tâm của vùng A rập là Iraq, thủ đô là Baghdad.

Nhìn chung văn hóa vùng Arập phát triển khá đều do học tập văn hoá từ các vùng xung quanh từ Á sang Âu trong các cuộc tiếp xúc. Từ đó họ đóng góp nhiều sáng tạo, phát triển, tiếp biến nền văn hoá khu vực của họ.


1.2. Tám cuộc Thập tự chinh – Xung đột Thiên chúa giáo và Hồi giáo (từ thế kỉ 11 đến 13 )
Từ năm 1096 đến 1270  xảy ra  8 cuộc thánh chiến.

Nguyên nhân là do  xung đột đức tin của hai tôn giáo.

Kẻ gây ra chiến tranh là tín đồ đạo Gia Tô ở Tây Âu nhằm giải thoát thánh mộ chúa Jesus do người Hồi Giáo chiếm đóng.

Thánh địa Jerusalem vốn thuộc tín đồ đạo Gia Tô nhưng đến thế kỉ 11 nhóm người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi  từ Tân Cương đến, tiêu diệt đế quốc Ả Rập ở Bagdad, đe dọa thành Constantinope và châu Âu... và chiếm Jerusalem. Khi làm chủ xứ này, họ nghiêm cấm tín đồ Gia Tô đi hành lễ. Nhân cơ hội này, các lãnh chúa phong kiến  muốn chiếm thêm đất, bọn võ sĩ thích phiêu lưu những nơi xa lạ, nông dân muốn tìm thêm đất cày cấy tự do. Lí do khác, người Gia Tô ở Phi châu bị người Thổ đánh đuổi nay muốn phản công trả thù người Thổ.

Giáo hoàng Urbain II  tại hội nghị công giáo Clermon ngày 27 tháng 11 năm 1095 đã đề xướng cuộc thánh chiến và Pierre L’Ermite lãnh đạo việc hô hào quần chúng.

Trong bản thông tri gởi các giáo sĩ, Giáo hoàng đã hứa hẹn sẽ tha tội cho những tội nhân nào tham dự chiến tranh. Vợ con, tài sản của chiến sĩ được giáo hội bảo vệ. Những kẻ đói khổ, thất nghiệp, lưu manh thừa cơ hội kéo từng đoàn đi cướp giật. Đến đâu họ cũng bị xua đuổi nguyền rủa đến đó. Họ chết đường chết xá rất nhiều. Qua tới vùng Tiểu Á, ít người thoát khỏi tay người Thổ Nhĩ Kì mà trở về.

Trong cuộc chiến tranh dưới ngọn cờ thập tự, ngoài các lãnh chúa nhất là các lãnh chúa Pháp thì không có quốc vương nào tham dự (Lãnh chúa là những người mang danh hiệu quí tộc, cai trị từng vùng, dưới quyền lãnh đạo của quốc vương nhưng họ ít khi chấp hành lệnh quốc vương).

Số lính chính qui của đoàn quân thập tự gồm một triệu người. Họ đến tụ họp trước thành Constantinope năm 1097 theo sự chỉ huy của một ông hoàng Bỉ, công tước Godefroi de Bouillon. Từ đó họ tiến quân sang Châu Á. Khi tới Jerusalem phần bị quân Thổ tiêu diệt, phần vì thiếu nước uống, họ chết gần hết. Số tàn quân  còn khoảng bốn chục ngàn. Nhờ đức tin thúc đẩy, họ quyết liệt tấn công Jerusalem và khi chiếm được thành, họ tổ chức vùng này thành một quốc gia phong kiến kiểu Châu Âu, gồm các lãnh thổ Edesse, Antioche và Tripoli. Nhưng các xứ này lại xung đột với nhau. Quốc vương mới Jerusalem không đủ khả năng chế ngự các chư hầu bởi họ theo đuổi các đường lối chính trị riêng.

Lúc này, vùng Jerusalem bị tấn công từ nhiều phía. Hoàng đế Alexis ở thành Constantinope dùng đủ mọi cách giành lại xứ Antioche, còn người Hồi giáo thì muốn lấy lại những đất đai mà họ đã mất. Rồi người Thổ phản công, đánh phá các vùng la tinh (vùng Gia Tô giáo). Năm 1146, họ chiếm xứ Edesse, xua đuổi tín đồ Gia Tô ra khỏi một phần xứ sở và hăm dọa xứ Antioche. Nhiều cuộc chiến tranh thành chiến lại tiếp diễn .

Cuộc chiến tranh thập tự thứ 4 xảy ra năm 1202-1204. Lần này quân thập tự không tiến vào Ai Cập và Palestine mà lại đánh phá thành Constantinope, phá hủy đế quốc Hy Lạp, thành lập đế quốc La Tinh phía Đông (Đế quốc này tồn tại được trên nửa thế kỉ đến 1261). Trong lúc đánh thành Constantinope, quân thập tự tham tàn man rợ . Họ đập phá các di sản nghệ thuật để lấy ngọc vàng châu báu, nấu cả tượng đồng và những tác phẩm điêu khắc cổ xưa để đúc tiền.

Lần thứ 5 quân thập tự đánh xứ Ai Cập nhưng không kết quả.

Lần thứ 6 hoàng đế Frederic II không đánh mà thương nghị với tín đồ đạo Hồi, xin cho tín đồ Gia Tô được hành lễ ở Jerusalem.

Lần thứ 7 và 8 cuộc chiến của quân thập tự do Saint Louis điều khiển lại bị thất bại thảm hại – và đó là lần cuối cùng.

Chiến tranh thập tự chinh phát sinh vì lí do tín ngưỡng nhưng kết quả của tám cuộc chiến ấy chỉ làm cho đức tin của Gia Tô giáo giảm đi và thánh địa Jerusalem vẫn không được giải thoát. Thật ra ban đầu những người tham dự chiến tranh thập tự đều có một đức tin hồn nhiên về đạo Gia Tô. Họ hưởng ứng lời kêu gọi của giaó hoàng một cách thành thực và sẵn sàng nhận giáo hoàng làm người hướng đạo. Nhưng những người tiếp tục tham chiến lại lợi dụng đức tin để kiếm lợi khiến đức tin bị tàn phá. Những cuộc thập tự về sau đã mang tính chất chính trị và kinh tế hơn là đức tin.

Hàng ngàn lãnh chúa, võ sĩ phải bỏ mạng. Nhiều nhà quí tộc phải chịu phá sản kiệt quệ trở thành dân nghèo. Trái lại giai cấp thương nhân thành thị nhờ chiến tranh mà giàu lên. Họ đã bỏ tiền cho lãnh chúa đánh giặc nên họ chi phối được lãnh chúa hoặc thoát ly khỏi kềm kẹp của bọn này và tăng cường uy quyền của họ. Chính phủ lãnh chúa yếu đi thì chính phủ quân chủ trung ương mạnh lên, củng cố và bành trướng. Nhìn chung chiến tranh làm chế độ phong kiến suy yếu đi.

Về kinh tế, quân thập tự chiếm hải cảng lớn ở Syrie tạo điều kiện cho các đô thị Venice, Jaine, Pisc phát triển mạnh. Các hải cảng Marseille, Barcelona hoạt động lại được nhờ con đường hàng hải Tây phương và Đông phương khai thông. Thương nghiệp các nước chung quanh vùng Địa Trung Hải thịnh vượng và lấn át các trung tâm thương mại ở đại lục. Sản phẩm phương Đông tràn về châu Âu nhất là vào hải cảng Ý (Italia). Thương nhân tải về nào là  thảm quí, gương soi, đồ đạc, khí giới chạm khắc cẩn ngọc vàng, vải quí, lụa nhung. Những dân tộc Tây Âu sau khi tiếp xúc với nền văn minh phương Đông cao hơn đã học được cả lối sống phong lưu cao nhã nên rất ưa thích những thứ xa xỉ phẩm này. Chiến tranh thập tự làm cho chính trị suy yếu đồng thời có lợi cho công thương nghiệp phát triển và một lần nữa chính nền công thương này lại giết chết hẳn chế độ phong kiến. Giai cấp thị dân lớn mạnh đủ sức đương đầu với giới lãnh chúa phong kiến. Họ xây dựng một nền kinh tế tư bản, họ lũng đoạn nền kinh tế nông nghiệp phong kiến và tổ chức một lực lượng chính trị mới lấn át chính quyền phong kiến để một ngày kia họ làm cách mạng lật đổ chính quyền đó, thành lập một xã hội khác- xã hội dựa trên công thương làm nền tảng.



2. Hai tác phẩm văn học tiêu biểu

 

2.1 Kinh Coran


Kinh của Đạo Hồi (Islamism) gồm 114 chương (xurat). Mỗi xurat gồm nhiều aiat (câu thơ). Toàn bộ cuốn kinh có 6 219 câu thơ. Mỗi chương có một tiêu đề là chủ đề bàn luận, nhìn chung nội dung các chương không nhất quán.

Chương đầu  dài nhất gần như tóm tắt toàn bộ nội dung kinh Coran. Các nhà thần học Hồi giáo coi chương đầu như một quyển “bổn kinh” (kinh gốc).

Kinh Coran gồm những bài truyền giáo, luật lệ và qui định nghi lễ thờ cúng, những lời niệm chú và cầu nguyện, những truyện giáo huấn và ngụ ngôn do Mohamed – người được Thượng đế Allah giao phó sứ mệnh tiên tri và truyền giảng tôn giáo. Trước hết Mohamed được “thiên khải tiên tri”, làm một thiên sứ xuống trần truyền đạt lời Thượng đế. Mohamed ghi nhớ những lời ấy.

Kinh Coran ghi lại hai thời kì truyền giáo của nhà tiên tri Mohamed, cũng là hai lần thiên khải : thời kì ở Mecca và thời kì ở Medin, khoảng năm 610-632... Khi Mohamed còn sống, chưa có kinh Coran, ông tự tay ghi chép lời truyền giáo của mình. Sau khi ông qua đời (632) chiến hữu của ông mới ghi chép thành văn bản. Văn bản sớm nhất còn lưu giữ được quãng thế kỉ 7–8. Năm 1923 ở Cairo Ai cập giáo hội Islam chuẩn hóa lần cuối văn bản, qui định kết cấu, qui tắc đọc, chính tả… cho phù hợp với sự phát triển của ngôn ngữ Ả rập.

Nội dung kinh Coran nhằm chống lại chế độ công xã nguyên thủy và hệ tư tưởng của nó, với tập tục lễ nghi tôn giáo nguyên thủy như ngẫu tượng giáo, đa thần giáo, chống quan hệ chật hẹp của bộ lạc, chống chiến tranh cướp bóc và trả thù nợ máu.

Kinh Coran đã thần thánh hóa sự bất bình đẳng trong thế giới à rập , khẳng định quyền tư hữu tài sản, xác định quan hệ áp bức bóc lột giữa người giàu kẻ nghèo , đặc biệt giữa nam và nữ giới. Nó khẳng định tư tưởng “nhất thần giáo” – chỉ có đấng Allah là cao quí nhất – là nguồn gốc của sự sống. Cơ sở tư tưởng triết học của Hồi Giáo  là tinh thần của truyện kể, ngụ ngôn như: sự sáng tạo thê gian, tội nguyên thủy, ngày tận thế… Thật ra bắt nguồn từ tư tưởng tôn giáo triết học Anh. Những tư tưởng này đã từng lưu hành trong  các giáo phái đạo Do thái và Đạo Thiên chúa  rồi. Các giáo phái này đã coi kinh Coran là một tôn giáo và phát sinh ra đạo Islam.

Thêm một nguồn đóng góp nữa là tôn giáo Doroastrer của người Iran từ thời cổ đại (thế kỉ 7 tr. CN) và quan niệm Malich là vị thần cầm đầu âm phủ – di sản của Do thái giáo và Thiên chúa giáo… Gia tài văn hóa dân gian của Ả rập cũng góp phần cấu thành bộ kinh Coran. Trong bộ kinh có đủ  sự truyền giảng về thiên đường, địa ngục, ngày sám hối, ngày phán xét cuối cùng, về Adam và Eva, Jesus Christ… nghĩa là những chất liệu  truyền thuyết của Kinh Thánh thiên chúa giáo.

KINH CORAN không trình bày một cách hệ thống giaó điều của Đạo. Nó chỉ đặt cơ sở cho đức tin  để sau này các nhà thần học  phát triển và xây dựng hệ thống.

Phần lớn văn bản kinh Coran  tường thuật những cuộc luận chiến giữa đức thánh Allah với những người chống đối đạo  hoặc những người còn do dự chưa tin đạo. Trong kinh có những lời nhạo báng công kích những “dị giáo” như Do thái giáo và Thiên chúa giáo.

Nhiều chỗ nội dung không nhất quán, mơ hồ, lộn xộn, mâu thuẫn, khó hiểu. Đó cũng là quá trình hình thành tư tưởng của nhà tiên tri Mohamed và sự tìm tòi cách diễn đạt tư tưởng mới. Từ đó đòi hỏi các nhà truyền giáo phải bình luận và chú giải kinh Coran.

KINH CORAN gây ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển tư tưởng văn hóa, triết học, đạo đức, luật pháp ở các nước Ả rập.

Kinh Coran trước hết là trước tác tôn giáo và luật pháp, và cũng là tác phẩm văn học đầu tiên của nền văn học Ảrập. Ảnh hưởng của Coran  với văn học các nước Hồi giáo phương Đông cũng tương đương như Kinh Thánh đối với văn học phương Tây.

Từ thế kỉ 11-12, kinh Coran được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ Ả rập. Châu Âu dịch kinh Coran để nghiên cứu từ thế kỉ 19.

Kinh Coran phản ánh một chặng đường của lịch sử tư tưởng nhân loại và lịch sử tôn giáo.


2.2. Nghìn lẻ một đêm
Được kể vào khoảng trước sau năm 1400, tập truyện dân gian đồ sộ được sáng tác trên các đất nước của các hoàng đế Ả rập – các nước nói ngữ hệ Ấn- Âu. Sau đó lại được bổ sung qua nhiều thế kỉ, lưu truyền rộng rãi ở các nước Iran, Irăc , Aicập, Etiopia... rồi lan ra khắp vùng Trung cận Đông. Cuối thế kỉ 14,  bộ truyện được định hình .

Lần đầu tiên bộ truyện được công bố ở châu Âu (1704 -1709)  trong bản dịch tiếng Pháp, gồm 12 tập của học giả Antoine Galland. Sau đó bản tiếng Pháp được chuyển dịch sang nhiều thứ tiếng khác trên thế giới.



Nghìn lẻ một đêm  là một hệ thống truyện cổ xoay quanh một câu chuyện hạt nhân. Đây là sự học tập kết cấu quen thuộc của những bộ truyện cổ Ấn Độ.

Ngày xưa ở miền Đông Ả rập có một nhà vua tên Sariya, vì bà hoàng hậu ngoại tình nên ông vua căm ghét tất cả phụ nữ. Tính nết ông trở nên hung dữ tàn bạo. Để thỏa nỗi hờn căm phụ nữ, ông đặt ra luật lệ: mỗi ngày ông cưới một thiếu nữ, sáng sớm hôm sau đem đi hành quyết… Đã có bao nhiêu cô gái trẻ chết thê thảm, dân chúng khắp nơi hoang mang lo sợ, những người có con gái đẹp dắt díu con cháu tìm nơi trốn tránh, nhưng thật khó thoát khỏi bàn tay khát máu của nhà vua .

Sắp đến lượt nàng Seherazat con gái xinh đẹp của vị quan đại thần phải đi nộp mình cho nhà vua. Quan đại thần buồn rầu vô hạn, cố tìm cách che giấu con mình nên ngày đêm lo lắng mất ăn mất ngủ. Ông nói thực sự tình với con gái để  bàn cách đối phó. Seherazat là cô gái thông minh tài trí giàu nghị lực nên nàng an ủi cha khuyên cha cứ yên tâm dẫn nàng vào triều vì nàng đã có mưu kế . Nàng đem theo cô em gái nhỏ, dự định sẽ thay nhau kể chuyện cho nhà vua nghe. Mỗi đêm một truyện, nhưng chưa hết đêm thì cô kể sang truyện kế tiếp, trời sáng câu chuyện hấp dẫn chưa kể xong. Mỗi câu chuyện còn liên quan đến chuyện sau khiến nhà vua không thể dứt. Suốt một nghìn lẻ một đêm với tài nhớ chuyện và tài kể hấp dẫn của  nàng, với sức mạnh cảm hóa của những nhân vật phụ nữ trong truyện, nhà vua Sariya được đưa vào một thế giới  kỳ thú , khiến ông ta suy nghĩ nghiêm túc hơn, thấu đáo hơn về con người. Nhà vua đã nguôi quên mối hận của mình và tuyên bố bãi bỏ lệnh tàn bạo ba năm trước, chính thức cưới Seherazat làm hoàng hậu.

Như mọi truyện kể dân gian, Nghìn Lẻ Một Đêm phản ánh nguyện vọng và ước mơ của dân chúng trong một xã hội bị áp bức cùng khổ. Họ chỉ mong thái bình yên ấm, may mắn hạnh phúc. Như các truyện Cuộc hành trình trên biển của thuyền trưởng Xinbat, Allahdanh và cây đèn thần, Người câu cá với vị thần, Con ngựa thần kì… Nhiều truyện phản ánh bản chất tốt đẹp của người lao động cần cù chăm chỉ, kiên cường dũng cảm thông minh tài trí, giàu lòng thương người.



Ali Baba và bốn mươi tên cướp. Truyện kể một cô gái nô lệ tên là Morgan đã cứu sống gia đình bác tiều phu Ali Baba thoát khỏi bàn tay độc ác của tên cướp Hat xanh.

Nghìn lẻ một đêm còn tập trung vạch trần tội ác của vua chúa, quan chức, phú thương, phù thủy, bọn bóc lột, nham hiểm tàn ác… Truyện nào cũng thể hiện chân lý thiện thắng ác, ở hiền gặp lành mang ý nghĩa giáo dục cảm hóa con người.

Tuy nhiên Nghìn Lẻ Một Đêm cũng còn có những nhược điểm như mê tín dị đoan, mù quáng tin vào số mệnh, lo sợ trời đất quỷ thần khiến cho truyện trở nên li kì huyền bí thiếu tính hiện thực. Điều quan trọng nhất là bộ truyện đã mô tả được cả một thế giới muôn mặt đa dạng của đời sống các dân tộc Ả rập thời Trung cổ một cách rõ nét và sinh động nhờ óc tưởng tượng phong phú. Đủ mọi loại nhân vật trong xã hội Ả rập, những phong cảnh rộng lớn  luôn luôn thay đổi, những sự kiện gay cấn li kì. Nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện rất hoàn chỉnh, đột xuất bất ngờ, phức tạp mà chặt chẽ từ các tình tiết, ngôn ngữ kể và tả  thật điêu luyện, như nhà văn M.Gorki nhận xét: “ngôn ngữ Nghìn Lẻ Một Đêm là những sợi tơ muôn màu lan tỏa khắp bốn phương trời, một tấm thảm từ ngữ đẹp lạ lùng phủ trên mặt đất”. Tác phẩm qua tay nhiều người kể và chép nên nhiều truyện không còn giữ nguyên bản gốc mà bị pha tạp với những yếu tố truyện ngắn hiện đại.

Từ khi ra đời đến nay, Nghìn Lẻ Một Đêm đã trở thành tài sản văn hóa  chung của nhân loại, gây ảnh hưởng lớn từ Đông sang Tây. nhiều người đã sử dụng cốt truyện Nghìn Lẻ Một Đêm để sáng tác lại phóng tác thành kịch ballet, phim truyện, phim hoạt hình, ca vũ kịch…

Tính thống nhất không phân biết quốc gia lãnh thổ của bộ truyện. Do sự giao lưu mạnh mẽ (làm ăn, buôn bán) mật thiết giữa các dân tộc Ả rập và do cùng chung tín ngưỡng Đạo Hồi, những truyện cổ Ả rập không phân biệt quốc gia dân tộc mà trở nên tác phẩm chung của khu vực. Đó là điều độc đáo của bộ truyện này.






Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 47.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương