Chương thu nhận và nuôi cấy phôi in vitro phôi soma


Nuôi cấy tế bào phôi tâm (nucellar)



tải về 0.6 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu09.12.2017
Kích0.6 Mb.
#35026
1   2   3   4   5   6   7   8

3.5. Nuôi cấy tế bào phôi tâm (nucellar)


Rangaswamy (1959) là người đầu tiên công bố nuôi cấy mô phôi tâm- nucellar ở Citrus. Khi nuôi cấy trên môi trường bổ sung casein, tế bào nucellar C. microcarpa đã tạo mô sẹo, phân hoá mạnh thành “pseudobulbils” (dạng giả củ) và từ đó phát triển thành cây (Rangaswamy, 1959). Randhawa và cộng sự (1960) cũng tạo phôi thành công ở cây có múi đơn phôi C. grandis, C. limon và C. reticulata x C. sinensis. Không giống như C. microcarpa và C. reticulata, những cây con có nguồn gốc nucellar đã hình thành phôi một cách trực tiếp. Bitter và cộng sự (1963) đã mở rộng những nghiên cứu này sang các cây có múi không hạt, các cây đơn phôi và đa phôi như C. temple, C. reticulata, C. limon (chanh Meyer), C. maxima, C. sinensis (Robertson navel), C. latipes và C. latifolia (chanh không hạt).

3.5.1. Sự phát triển của phôi nucellar


Ở một số giống Citrus, ngoài phôi hữu tính còn có các phôi không sinh ra từ tế bào túi phôi mà từ những tế bào soma của phôi tâm (nucellus) là lớp tế bào bao quanh túi phôi của hạt non. Sau khi tế bào trứng nằm trong túi phôi được thụ tinh và phân chia lần thứ nhất, ở phôi tâm có một số tế bào lớn với nhân to và nguyên sinh chất đậm đặc. Một số tế bào này bắt đầu phân chia, tạo khối nhỏ rồi dần dần hình thành phôi vô tính. Phôi vô tính phát triển song song với phôi hữu tính và còn được gọi là phôi nucellar (Toxopeus, 1930).

Phôi nucellar phát triển bằng phân bào nguyên phân bình thường của tế bào nucellus, không có sự tham gia của tế bào sinh dục và không xảy ra phân bào giảm nhiễm như tế bào mẹ. Vì vậy, những cây con phát triển từ phôi nucellar thường giống hệt với cây mẹ về cấu trúc di truyền. Sự sinh sản vô tính này có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hoá, chọn và tạo giống cây có múi.


3.5.2. Nuôi cấy tế bào nucellar và sự hình thành phôi từ nucellar trong điều kiện in vitro


Các bước chuẩn bị nuôi cấy mô tế bào phôi tâm - nucellar in vitro như sau:

  1. 1. Bao kín nụ hoa vào ngày hoa nở để tránh sự pha tạp di truyền của mẫu cấy.

  2. 2. Khử đực và thụ phấn với phấn của cam ba lá (P. trifoliata). Lý do của việc thụ phấn có kiểm soát này là tạo ra sự đánh dấu khác biệt dễ nhận biết sau này. Vì tất cả cây con từ hợp tử (phôi hữu tính) sẽ mang lá ba thuỳ giống cây mẹ, khác với những cây có nguồn gốc nucellar.

  3. 3. Thu hạt từ quả non ở những thời điểm khác nhau (tuần) để xác định giai đoạn thích hợp nhất cho nuôi cấy. Việc lựa chọn thời gian thu mẫu thay đổi tuỳ theo từng giống.

  4. 4. Sau khi xác định thời điểm tối ưu nhất, hái những quả đang phát triển, rửa sạch, khử trùng bề mặt bằng hypoclorit canxi trong 10-15 phút, rửa lại bằng nước cất vô trùng ba lần.

  5. 5. Cắt đôi quả trong điều kiện vô trùng. Tách hạt non, bỏ vỏ lụa, lấy phần còn lại của hạt đem nuôi cấy hoặc cắt hạt non theo chiều dọc và quan sát dưới kính hiển vi soi nổi. Loại bỏ phôi hợp tử và nội nhũ. Gắp nucellus và đặt vào môi trường nuôi cấy.

  6. 6. Môi trường nuôi cấy tế bào nucellar là môi trường cơ bản MS bổ sung thêm auxin, cytokinin và các phụ gia khác như casein hydrolysate hay dịch chiết malt nếu cần, tuỳ thuộc vào loài được nuôi cấy (Bảng 16).

  7. 7. Mẫu cấy được giữ trong điều kiện nhiệt độ 25 oC, độ ẩm 50-60% và chế độ ánh sáng 16h sáng/ 8h tối trong ánh sáng khuếch tán (1000 - 1500 lux).

  1. 8. Khi mô sẹo hình thành, cấy chuyển sang môi trường (Murashige và Tucker, 1969). Thời gian giữa các lần cấy chuyển là 3- 4 tuần/ lần.

  2. 9. Các chồi hình thành sẽ được cấy chuyển sang môi trường chứa axit gibberellic (1- 5 mg/l).

  3. 10. Để kích thích sự hình thành rễ, có thể nuôi chồi trong môi trường lỏng thông qua cầu giấy lọc.

  4. 11. Cấy chuyển cây con có rễ phát triển tốt ra bầu (chậu) với hỗn hợp đất vô trùng và che túi nhựa để giữ ẩm.

  5. 12. Tuỳ thuộc vào sự phát triển của cây, cấy chuyển cây con ra nhà kính và đảm bảo độ ẩm cao trong 4 - 7 ngày và dần dần bỏ túi nhựa giữ ẩm ra.


Bảng 3.4. Các chất bổ sung trong môi trường sử dụng để kích thích sự tạo phôi từ tế bào nucellar trong điều kiện in vitro

Giống

Chất bổ sung (mg/l)

C. microcarpa

Casein hydrolysate (400)

C. reticulata x C. sinensis (Temple orange)

Adenin sulfat (25), NAA (0.5)

C. grandis (Pong yau pummello)

Casein hydrolysate (500)

C. limon (Ponderosa lemon)

Chiết xuất malt (500)

C. sinensis (Washington navel)

Axit ascorbic (40), nước dừa (15%),

Adenin sulfat (40), chiết xuất malt (400), casein hydrolysate (400)



C. sinensis (Valencia, Shamouti)

Chiết xuất malt (500), kinetin (0,1-1,0), IAA (0,1-1,0), nước dừa (15%), GA3 (1)

C. aurantifolia

NAA (0,1)

C. sinensis

Adenin sulfat (25-50), kinetin (0,5-2,0), casein hydrolysate (200 -600), chiết xuất malt (100-300), nước dừa (15%).

C. sinensis (Hamlin, Pell navel, Pineapple)

Chiết xuất malt (500), 2,4-D (0,01)

C. paradissi (Marsh seedless)

BAP (0,1)

C. reticulata (Owari)

Daminozide (0,1)




3.6. Chọn tạo giống sạch bệnh từ phôi vô tính (trường hợp cây ăn quả có múi Citrus)

3.6.1.Hiện tượng đa phôi và ứng dụng trong chọn tạo giống sạch bệnh


Đa phôi là hiện tượng có từ hai phôi trở lên trong một hạt, ở Citrus có hai kiểu đa phôi:

  1. - Nhiều phôi vô tính hình thành từ lớp tế bào nucellar của noãn cây mẹ;

  2. - Hai hoặc nhiều phôi hữu tính hình thành do sự phân chia một trứng đã thụ tinh (hiện tượng đa phôi cùng trứng) hoặc do có nhiều trứng cùng được thụ tinh trong một noãn (đa phôi khác trứng).

3.6.2.Phôi vô tính


Phôi vô tính là phôi được hình thành từ tế bào soma của nucellar (không có sự tham gia của giảm phân và thụ tinh giữa các giao tử đực, cái). Do vậy, cây từ phôi vô tính giống hệt với cây mẹ về cấu trúc di truyền và các tính trạng sinh học khác (trừ trường hợp có biến dị tế bào soma). Phôi vô tính còn gọi là phôi soma (somatic embryo), hay phôi sinh dưỡng (vegetative embryo), ở cây có múi còn gọi là phôi nucellar hay phôi tâm.



Hình 3.5 Hình dạng hạt phấn của một số loại cây trồng.

Hơn 200 loài cây trồng đã được nhân giống bằng phôi vô tính (Nishimura cs, 1993). Phôi vô tính được tái sinh từ các tế bào mô sẹo phôi hoá in vitro. Phôi vô tính sau khi làm khô có thể bảo quản lâu dài và cho nảy mầm vào thời vụ thích hợp. Hạt nhân tạo có thể hình thành từ phôi vô tính và gieo bằng máy gieo hạt. Nhân giống một số cây lá nhọn như thông từ hạt nhân tạo đã đạt quy mô công nghiệp (Attree and Fowke, 1993).

Nhân giống bằng phôi vô tính có các ưu điểm chính sau:

- Hệ số nhân giống cao. Các mô và tế bào sinh dưỡng nuôi cấy in vitro có thể tạo ra phôi vô tính một cách trực tiếp hoặc thông qua giai đoạn trung gian là mô sẹo. Tế bào mô sẹo có thể phân chia theo cấp số nhân và khi phân hoá thành phôi vô tính sẽ tạo ra số lượng phôi vô tính khổng lồ trong thời gian ngắn. Ví dụ, ở cà phê người ta có thể tạo được 600.000 phôi vô tính từ 1 gram sinh khối ban đầu trong vài tháng với tỷ lệ tái sinh cây từ phôi vô tính đạt 47% (Ducos cs, 1993).

- Phôi vô tính chứa một lượng chất dinh dưỡng tương tự với nội nhũ của phôi hữu tính, có mầm chóp rễ và chồi đỉnh, do vậy có thể nảy mầm trực tiếp thành cây (Ammirrato, 1983).

- Phôi vô tính sau khi tạo hạt nhân tạo có thể bảo quản và lưu giữ dài hạn.



  1. - Khả năng công nghiệp hoá và tự động hoá quá trình nhân giống quy mô lớn, đặc biệt là nhân giống bằng bioreactor (Takayama and Akita , 1994).

Các yếu tố di truyền, đặc tính của mô nuôi cấy, thành phần môi trường và các yếu tố hoá lý khác nhau có tác động mạnh mẽ lên quá trình phân hoá tế bào thành phôi vô tính. Thidiazuron là một chất có hoạt tính cực mạnh đối với tạo phôi vô tính ở một số cây trồng, đặc biệt là cây lâm nghiệp và cây ăn quả (Huetteman và Preece, 1993), cây chè (Sandal cs., 2001). Kỹ thuật tạo phôi vô tính đã được áp dụng thành công trong nhân nhanh hàng loạt cây trồng, ví dụ: nhân giống xoan ấn Độ (Azadirach thaindica A. Jus.) (Murthy and Saxena, 1998), thông (Garin cs.,1998), đu đủ (Jordan and Velozo, 1996; Castllo cs, 1998), loa kèn (Tribulato cs.1997)...

Каталог: Data -> News -> 388 -> files
News -> Nghị quyết của quốc hội số 23/2003/QH11 ngàY 26 tháng 11 NĂM 2003 VỀ nhà ĐẤT DO nhà NƯỚC ĐÃ quản lý, BỐ trí SỬ DỤng trong quá trình thực hiện các chính sáCH
News -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định về trang phục đối với Sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng
News -> BỘ chính trị ĐẢng cộng sản việt nam
files -> Phần nuôi cấy tế BÀo chương giới thiệu chung và LỊch sử phát triểN
files -> Chương MỘt số phưƠng pháp canh tác hiệN ĐẠI 1 Thủy canh
files -> Phần chuyển gen ở thực vật bậc cao chương MỞ ĐẦU
files -> Chương nuôi cấy tế BÀo và chọn dòng tế BÀo nuôi cấy tế bào đơn
files -> Chương những khái niệm cơ BẢn học thuyết tế bào

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương