Chương thu nhận và nuôi cấy phôi in vitro phôi soma


Hình 3. Hạt nhân tạo cây cà phê



tải về 0.6 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu09.12.2017
Kích0.6 Mb.
#35026
1   2   3   4   5   6   7   8
Hình 3. Hạt nhân tạo cây cà phê

Lọc lấy các cụm tế bào phôi hoá nhỏ hay cụm tế bào tiền phôi, có kích thước đồng nhất bằng lưới lọc (Lọc bỏ các cụm quá lớn hoặc quá nhỏ bằng các mắt lưới khác nhau)



                1. - Đưa các cụm tế bào vào môi trường chín của phôi (Phôi phát triển, tích luỹ các chất dự trữ và thuần thục)

          1. - Làm khô, bọc bằng màng nhân tạo

  1. - Bảo quản hạt nhân tạo

  • - Làm cho hạt nhân tạo nẩy mầm. Người ta thấy rằng phôi vô tính cũng trải qua các giai đoạn phát triển như phôi hữu tính: bắt đầu từ khối tế bào hình cầu, chuyển sang dạng hình tim, hình thuỷ lôi (hình thuôn dài có rãnh), sau đó xuất hiện dạng lá mầm, tích luỹ các chất tương tự nội nhũ, đạt trọng lượng khô khoảng 1-2 mg/ phôi (Lai and McKersie, 1994). Tỷ lệ phôi nảy mầm phụ thuộc vào một số yếu tố như chất lượng phôi, nồng độ sodium alginate; nồng độ chất khoáng trong vỏ bọc nhân tạo, thường là các chất khoáng với thành phần và hàm lượng hoạt chất như ở môi trường nuôi cấy; thời gian xử lý hạt trong dung dịch CaCl2… (Castillo cs., 1998).

    Trong việc sản xuất các hạt nhân tạo thông qua phôi vô tính từ nuôi cấy dịch lỏng, thì nồi phản ứng sinh học (bioreactor) là thiết bị không thể thay thế được.

    Do phôi vô tính cũng có thể nảy mầm và phát triển thành cây hoàn chỉnh, nên kỹ thuật hạt nhân tạo đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công ở nhiều nước.



    Có nhiều loại polymer tự nhiên đã được thử nghiệm dùng cho công nghệ phôi vô tính, trong đó alginate được coi là tốt nhất. Alginate là một polymer sinh học, được chiết từ rong biển mà chủ yếu là các loài thuộc chi Sargassum. Aliginate do các phân tử manuronic acid gắn với nhau tạo thành, giống như các phân tử glucose tạo nên cellulose. Đặc điểm quan trọng nhất của alginate là chúng ở dạng hòa tan trong nước khi kết hợp với các ion hóa trị một (monovalent) như: Na+, K+, … và lập tức chuyển sang dạng không tan trong nước khi kết hợp với các ion hóa trị hai (divalent) hoặc đa hóa trị (polyvalent) như: Ca2+, Mg2+, Al3+,… Nếu nhỏ một giọt dung dịch sodium alginate vào dung dịch CaCl2 thì sodium alginate ở phần diện tích ngoài của giọt sẽ chuyển hóa ngay thành calcium alginate và tạo nên một màng không thấm nước. Các viên alginate được hình thành.

    *Nghiên cứu áo bao hạt nhân tạo

    Những nghiên cứu hạt giống nhân tạo bắt đầu 1985, Drew (1979) tạo hạt có chứa phôi bằng nhiều giọt và tái sinh thành cây khi đưa vào môi trường không có carbohydrate, Kitto (1981) bao phôi hay từng cụm tế bào. Redenbang (1986) thành công khi dùng các giá thể hòa tan trong nước như Ca-alginate hay Na-alginate để tạo hạt.

    Dùng hệ thống SEM hay tia X nghiên cứu cấu tạo của hạt tự nhiên cho thấy có 3 lớp: lớp nhu mô giậu, lớp chịu áp lực và lớp nhu mô mềm. Ba lớp này được cấu tạo bởi K, Ca ,S và P… Nhiều chất liệu đã được nghiên cứu để có thể tạo ra lớp vỏ hạt tương tự như trong tự nhiên.

    * Bao hạt và làm khô hạt nhân tạo

    Có nhiều máy cơ giới có thể bao hạt 10 hạt/giây, sẽ có nhiều cải tiến khi sản xuất trên qui mô lớn. Hiện tại người ta nhỏ hạt bằng tay. Na- alginate được làm tan trong nước với nồng độ 2-4 %, dùng pipet nhỏ giọt vào dung dịch CaCl2 (2,5%) sẽ sinh ra phản ứng trao đổi ion Na-Ca.





    Hình.3.6 Qui trình bao hạt bằng Na- alginate

    Sau đó hạt hình thành và đủ độ cứng thích hợp rồi chuyển qua ngâm trong nước làm cứng hạt và ngăn chặn phản ứng. Dùng Ca-alginate thì thường hạt luôn ẩm ướt bề mặt, hiện nay người ta dung 1 loại polymer Elavax 4360 để bao cứng lớp alginate. Giai đoạn kế tiếp là làm khô hạt để giúp hạt nhân tạo dễ dàng tồn trữ và nảy mầm khi cần thiết. Người ta đặt hạt cây caroot trên khay cóchứa 25% polyoxyethylene để làm mất nước, khi làm ướt lại thì hạt được tái sinh và phát triển thành cây hoàn chỉnh.

    * Tồn trữ và nảy mầm hạt nhân tạo

    Chưa phát hiện được phương pháp hoàn chỉnh nhất, thường được tồn trữ trong lạnh, nhưng với thời gian dài thì khả năng nảy mầm giảm đáng kể. Có báo cáo cho thấy tồn trữ 6 tháng trong parafilm thì hạt nảy mầm với tỉ lệ cao.





    Каталог: Data -> News -> 388 -> files
    News -> Nghị quyết của quốc hội số 23/2003/QH11 ngàY 26 tháng 11 NĂM 2003 VỀ nhà ĐẤT DO nhà NƯỚC ĐÃ quản lý, BỐ trí SỬ DỤng trong quá trình thực hiện các chính sáCH
    News -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định về trang phục đối với Sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng
    News -> BỘ chính trị ĐẢng cộng sản việt nam
    files -> Phần nuôi cấy tế BÀo chương giới thiệu chung và LỊch sử phát triểN
    files -> Chương MỘt số phưƠng pháp canh tác hiệN ĐẠI 1 Thủy canh
    files -> Phần chuyển gen ở thực vật bậc cao chương MỞ ĐẦU
    files -> Chương nuôi cấy tế BÀo và chọn dòng tế BÀo nuôi cấy tế bào đơn
    files -> Chương những khái niệm cơ BẢn học thuyết tế bào

    tải về 0.6 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3   4   5   6   7   8




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương