Chương MỞ ĐẦu về dung dịCH


h. Nồng độ phần tỉ (nồng độ ppb)



tải về 277.48 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích277.48 Kb.
#32183
1   2   3   4

h. Nồng độ phần tỉ (nồng độ ppb):

Là khối lượng (µg) chất tan có trong 1kg dung dịch hay ppb là số µg chất tan có trong 1L dung dịch



1.10. Mối quan hệ giữa các nồng độ

* Giữa nồng độ phân tử gam và nồng độ %:



M : khối lượng phân tử chất tan

CM : nồng độ mol của dung dịch

d : khối lượng riêng của dung dịch

C%: nồng độ % của dung dịch

* Giữa nồng độ đương lượng và nồng độ % của dung dịch:



D: đương lượng gam

* Giữa CM và CN:

CN = n.CM

n: Số điện tích mà 1 ptg chất trao đổi

hoặc n: Số e mà 1 phân tử gam chất trao đổi

Ví dụ 1: Ta có dung dịch 0,5M H2SO4. 1 mol H2SO4 ứng với số đương lượng gam là 2. Do đó CN = 2. 0,5 = 1N.

Ví dụ 2: Dung dịch sử dụng bình acqui là dung dịch H2SO4 3,75M, có khối lượng riêng là: 1,230 g/ml. Tính nồng độ %, nồng độ molan và nồng độ đương lượng của H2SO4 trong dung dịch trên.

Giải:

Khối lượng của 1 lít dung dịch: 1000 * 1,230 = 1230g



Khối lượng của H2SO4 trong 1 lít dung dịch: 3,75 * 98 = 368g

Khối lượng của H2O trong 1 lít dung dịch: 1230 - 368 = 862g

Do đó:



1.11. Công thức pha chế hóa chất

1.11.1. Pha dung dịch có nồng độ mol/L

Đối với chất rắn: Pha V(mL) dung dịch (A) có nồng độ CM từ tinh thể rắn (A) có độ tinh khiết (p%). Khối lượng chất rắn cần lấy là:

m = (g)


Sau đó, cho vào bình định mức, pha nước cất đến vạch V(mL) thì thu được V(mL) dung dịch (A) CM

Đối với chất lỏng: Pha V(mL) dung dịch (A) CM từ dung dịch (A) C% có d (g/mL). Dùng pipet hút từ dung dịch (A) C% một lượng:

V0 =

Cho vào bình định mức, pha nước cất đến vạch V(mL) thì thu được V(mL) dung dịch (A) có nồng độ CM

1.11.2. Pha dung dịch có nồng độ đương lượng CN

Đối với chất rắn: Pha V(mL) dung dịch (A) có nồng độ CN từ tinh thể rắn (A) có độ tinh khiết (p%). Khối lượng chất rắn cần lấy là:

m = (g)


Sau đó, cho vào bình định mức, pha nước cất đến vạch V(mL) thì thu được V(mL) dung dịch (A) CM

Đối với chất lỏng: Pha V(mL) dung dịch (A) CN từ dung dịch có nồng độ (A) C% có d(g/mL). Dùng pipet hút từ dung dịch (A) có nồng độ C% một lượng V0 cho vào bình định mức, pha nước cất đến vạch, với V0 là :

V0 =



1.11.3. Pha dung dịch có nồng độ phần trăm khối lượng – khối lượng C%

Đối với chất rắn không ngặm nước: Pha mdd (g) dung dịch (A) có nồng độ C% từ tinh thể rắn không ngặm nước (A) có độ tinh khiết (p%). Khối lượng chất rắn cần lấy là:

mct = (g)



Đối với chất rắn ngặm nước: Pha mdd (g) dung dịch (A) có nồng độ C% từ tinh thể rắn ngặm nước (A) có độ tinh khiết (p%). Khối lượng chất rắn cần lấy là :

mct = x (g)

Trong đó M1 là khối lượng phân tử ngậm nước

M2 là khối lượng phân tử không ngậm nước



1.11.4. Pha dung dịch có nồng độ phần trăm thể tích – thể tích (C%)

Pha V(mL) dung dịch (A) C1% d1 (g/mL) từ dung dịch đậm đặc có nồng độ (A) C2% có d2 (g/mL). Dùng pipet hút từ dung dịch đậm đặc (A) có nồng độ C% một lượng

V2 =

Cho vào bình định mức, pha nước cất đến vạch V(mL) thì thu được V(mL) dung dịch (A) có nồng độ C1 %



1.11.5. Pha dung dịch có nồng độ (ppm)

Pha V (mL) dung dịch có nồng độ ppm từ tinh thể rắn (A) có độ tinh khiết (p%). Khối lượng chất rắn cần lấy là:

m = (g)

Sau đó, cho vào bình định mức, pha nước cất đến vạch V(mL) thì thu được V(mL) dung dịch (A) Cppm



1.12. Thao tác pha chế dung dịch

Các lưu ý khi pha hóa chất:

  • Yêu cầu sử dụng.

  • Độc tính của hóa chất gốc và dung môi hòa tan.

  • Tính bền vững, độ tinh khiết & khả năng hòa tan của chất gốc.

  • Cấp độ chính xác cần có của hàm lượng hóa chất phải pha chế.

  • Vật chứa đựng và điều kiện bảo quản phù hợp.

Yêu cầu sử dụng hóa chất:

Phải yêu cầu người sử dụng cung cấp mục đích sử dụng hóa chất:



  • Làm dung dịch nền.

  • Làm chất chuẩn.

  • Làm chất chỉ thị.

Căn cứ theo đó ta xác định:

  • Lượng hóa chất cần pha.

  • Dung môi hòa tan.

  • Yêu cầu chính xác về hàm lượng.

Tính độc hại của hóa chất và dung môi: Phải xem xét trên nhãn chai hóa chất để có biện pháp phòng bị kịp thời khi pha chế và cất giữ, bảo quản sau pha chế

Chất gốc:

  • Phù hợp với yêu cầu sử dụng: Ví dụ pha dung dịch chuẩn Zn trong nền HNO3 thì không dùng ZnCl2 hay ZnSO4.

  • Đang ở dạng gì: rắn, lỏng?

  • Có độ tinh khiết cao (99% đến 99.9999%) tùy yêu cầu sử dụng.

  • Không có tạp chất gây hại đến yêu cầu sử dụng.

  • Không hút ẩm, chảy rữa, phân hủy….

  • Hòa tan được trong dung môi cần sử dụng.

  • Độ bền của hóa chất cần pha chế: hấp phụ, phân hủy ….

Dung môi hòa tan:

Dung môi hữu cơ:



  • Phân cực, không phân cực.

  • Dễ bay hơi, khó bay hơi.

  • Độ tinh khiết:

Nước

  • Nước cất 1 lần.

  • Nước cất 2 lần.

  • Nước siêu sạch (khử ion).

Vật chứa đựng:

  • Phải không bị dung môi ăn mòn.

  • Không làm mất mát, phân hủy hóa chất.

  • Kín, bọc Pb chống phóng xạ (nếu có).

Các thao tác pha chế hóa chất:

  • Cân, hút chất gốc.

  • Hòa tan chất gốc trong dung môi phù hợp.

  • Chuyển định lượng dung dịch vào bình mức, ống đong ….

  • Định mức.

  • Ghi nhãn và lưu hồ sơ.

Chương 2. PHA CHẾ DUNG DỊCH CHỈ THỊ

Trong phương pháp chuẩn độ thể tích, người ta dùng chỉ thị để xác định điểm tương đương, từ đó có thể xác định được nồng độ của chất cần phân tích.

Chỉ thị là chất được cho vào dung dịch khi tiến hành định lượng. Sự thay đổi về pH, thế oxy hóa – khử…sẽ làm thay đổi màu của chỉ thị.

Các chỉ thị thường dùng trong phương pháp chuẩn độ thể tích:

Chỉ thị nội: chỉ thị cho vào dung dịch khi tiến hành định lượng

Chỉ thị ngoại: chỉ thị để ngoài, dùng dụng cụ như đũa thủy tinh lấy dung dịch rồi cho tác dụng với thuốc thử như trường hợp dùng giấy tẩm hồ tinh bột.

Có thể chia chỉ thị làm các loại sau:


  • Chỉ thị axít - bazơ

  • Chỉ thị oxy hóa - khử.

  • Chỉ thị kết tủa.

  • Chỉ thị tạo phức.

2.1. Chỉ thị axít – bazơ

Chất chỉ thị màu thường dùng trong phương pháp acid – base là chất chỉ thị acid – base hay chất chỉ thị pH. Đó là những hợp chất hữu cơ biểu lộ tính acid yếu hoặc base yếu có thể thay đổi màu theo pH của dung dịch.

Bản thân các chất chỉ thị này là các acid yếu hoặc các base hữu cơ yếu mà ở dạng phân tử hoặc ion chúng có màu khác nhau. Điều này do sự phân ly hoặc liên hợp của chất chỉ thị kèm theo sự chuyện vị cấu trúc bên trong dẫn đến sự đổi màu.

Phản ứng điển hình của chỉ thị acid – base dưới dạng sau:

Hind + H2O H3O+ + Ind-

hoặc:


Ind- + H2O Hind + OH-

Trong các dung dịch acid mạnh, chỉ thị Hind là dạng chiếm ưu thế, tương ứng với “màu acid” và Ind- sẽ là “màu kiềm” của nó. Trong các dung dịch kiềm các ion Ind- sẽ chiếm ưu thế tương ứng với “màu kiềm” của chất chỉ thị đó.



Bảng 2.1. Một số chất chỉ thị thường dùng trong phương pháp acid – base

Chỉ thị

Màu chỉ thị trong môi trường acid

Khoảng pH đổi màu chỉ thị

Màu chỉ thị trong môi trường kiềm

Metyl da cam

Đỏ da cam

3,1 – 4,4

Vàng

Phenolphtalein

Không màu

8,2 - 10

Tím đỏ (hồng)

Giấy quỳ

Đỏ

5 - 8

Xanh

Tashiro

Tím

5,5

Xanh lục

Metyl đỏ

Đỏ

4,4 -6,2

Vàng

Alizarin vàng

Vàng

10,1 - 12

Tím

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi màu của chất chỉ thị:

  • Ảnh hưởng của các ion trong dung dịch: Các chất điện lý trong dung dịch có tác dụng đến màu sắc của chất chỉ thị trên hai khía cạnh: Thay đổi cường dộ màu của một trong hai dạng màu của chất chỉ thị; Ảnh hưởng đến cân bằng của chất chỉ thị. Do đó trong nhiều trường hợp phải hiệu chỉnh lại pH của khoảng đổi màu của chất chỉ thị.

  • Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi thay đổi nhiệt độ của dung dịch sẽ làm thay đổi sự đổi màu của chất chỉ thị, vì làm thay đổi khả năng phân ly của dung môi, của acid, base, muối và cả của chất chỉ thị.

  • Ảnh hưởng của dung môi: Khi thay đổi dung môi thì sự phân ly của acid – base thay đổi. Chỉ thị acid – base do đó cũng thay đổi theo dung môi. Đó là nguyên nhân gây nên sự ảnh hưởng của dung môi đến sự đổi màu của chỉ thị.

Phenolphtalein: Công thức phân tử C20H14O4 dạng HIn. Công thức cấu tạo:

Tính chất: Không tan trong nước, tan trong rượu, ở dạng không màu. Tùy theo hàm lượng trong rượu mà có khoảng pH chuyển màu khác nhau:



  • 0.1% trong rượu: 8.0 - 9.9: không màu đỏ.

  • 1% trong rượu: 7.0 – 9.0: không màu hồng.

Phản ứng chuyển màu: HIn H+ + In- khi đạt tới pH trong khoảng chuyển màu (8.0 hay 7.0)

Phenolphtalein là một axít hữu cơ yếu, không màu trong dung dịch axít và có màu trong môi trường kiềm. Trong môi trường kiềm mạnh màu của chúng bị mất chậm.

Trong dung dịch nó tồn tại cân bằng:

Metyl da cam: Công thức phân tử C14H14N3NaO3S. Công thức cấu tạo:



Tính chất: Dạng bột màu đỏ, tan trong nước. Khoảng chuyển màu: đỏ (pH < 3.1) cam (3.1 < pH < 4.4) vàng (pH > 4.4).

Dùng để chuẩn độ acid yếu & acid đa chức.

2.2. Chỉ thị oxy hóa - khử

Trong đại đa số các trường hợp chất chỉ thị trong phương pháp oxy hóa khử là những chất oxy hóa hoặc khử mà dạng oxy hóa và dạng khử của nó có màu khác nhau. Vì vậy màu của chất chỉ thị phụ thuộc vào thế oxy hóa khử của dung dịch. Mỗi chất chỉ thị oxy hóa khử có một khoảng đổi màu xác định.

Một số chỉ thị oxy hóa – khử hay sử dụng:

- Diphenylamin: Được sử dụng dưới dạng dung dịch 1% trong axít sunfuric đặc. Chất này có thể tiêu chuẩn E0 = + 0,76V. Dạng oxy hóa có màu tím, dạng khử không màu.

- Diphenulbenzidin: Chất chỉ thị có công thức cấu tạo:

Được sử dụng dưới dạng dung dịch 1% trong axít sunfuric đặc. Chất này có thể tiêu chuẩn E0 = + 0,76V. Dạng oxy hóa có màu tím, dạng khử không màu.



- Phức Fe2+ với 2,2 - dipiridin: Công thức cấu tạo:

Chất chỉ thị này có E0 = + 1,06 V. Dạng oxy hóa có màu xanh nhạt, dạng khử có màu đỏ.



- Bản thân dung dịch tiêu chuẩn cũng vừa là chất chỉ thị: KMnO4 vừa là dung dịch tiêu chuẩn vừa là chất chỉ thị (ion MnO4- có màu đỏ tím còn ion Mn2+ không có màu).

- Chất chỉ thị ngoại không là chất oxy hóa - khử: Thường dùng trong phương pháp iốt (chất chỉ thị là hồ tinh bột hấp thụ tạo hợp chất có màu xanh đen).

I2 - 2e ↔ 2I-



Ví dụ: Chuẩn độ I2 bằng dung dịch tiêu chuẩn natrithiosunfat (Na2S2O3).

Na2S2O3 + I2 → 2NaI + Na2S4O6

Cho chất oxy hóa cần định phân tác dụng với lượng dư ion I- rồi chuẩn độ lượng I- vừa tạo thành bằng dung dịch chuẩn thiosunfat với chất chỉ thị là hồ tinh bột.

2.3. Chỉ thị kết tủa

Chỉ thị kết tủa là chỉ thị đặc trưng cho phản ứng chuẩn độ kết tủa. Chỉ thị sẽ tạo kết tủa với ion kim loại dư (khi dư 1 giọt chất chuẩn) cho ra kết tủa có màu khác biệt rõ rệt so với kết tủa đang chuẩn độ.

Ví dụ: Phương pháp Mohr: Trong phép chuẩn độ này người ta dùng chất chỉ thị là CrO42- CrO42- tác dụng với Ag+ cho kết tủa Ag2CrO4 màu đỏ gạch có độ hòa tan 8,4.10-5mol/L lớn hơn độ hòa tan của AgCl (1.10-5 mol/L):

2Ag+ + CrO42- = Ag2CrO4

Khi cho từ từ ion Ag+ vào dung dịch chuẩn độ các ion Cl-, CrO42- thì AgCl sẽ kết tủa trước, Ag2CrO4 sẽ kết tủa sau.

Phương pháp Volhard: Dựa trên phản ứng giữa Ag+ và SCN-, dùng ion ion Fe3+ làm chất chỉ thị.

Ag+ + SCN- ↔ AgSCN (rắn)

Sau khi đạt điểm tương đương, lượng CNS- dư sẽ tạo với Fe3+ phức sunfuaxianua sắt có màu đỏ máu.

Fe3+ + 3SCN- ↔ Fe(SCN)3

Như vậy điểm tương đương của phép chuẩn độ được xác định căn cứ vào sự tạo thành phức Fe(SCN)3 có màu đỏ. Phép chuẩn cần được thực hiện trong môi trường axít để ngăn ngừa sự kết tủa Fe(III) dưới dạng hiđroxit.



2.4. Chỉ thị tạo phức

Là chỉ thị đặc trưng cho phản ứng chuẩn độ tạo phức. Chỉ thị sẽ tạo phức có màu với ion kim loại dư (khi dư 1 giọt chất chuẩn) hoặc bị đẩy ra khỏi phức chất thành dạng có màu.

MIn- + Y’ MY + In’

Chất chỉ thị thường được sử dụng rộng rãi là Eriocrom black T (ký hiệu H2Ind-): là một loại acid đa bậc yếu. Trong dung dịch có pH < 7 tồn tại dưới dạng:



Chất chỉ thị này có phạm vi đổi màu khác nhau:



Khi sử dụng chất chỉ thị này trong chuẩn độ xác định hàm lượng các cation kim loại thường dùng pH = 6,3 – 11,6 nên tồn tại dạng HInd2- có màu xanh. HInd2- tạo phức kém tan, kém bền với cation kim loại có màu đỏ. Như vậy nếu chỉnh dung dịch chuẩn độ có pH = 6,3 – 11,6 khi cho chất chỉ thị Eriocrom black T vào dung dịch sẽ có màu đỏ nếu trong dung dịch có các cation kim loại. Dùng EDTA chuẩn độ dung dịch này thì việc kết thúc chuẩn độ khi dung dịch chuẩn độ có màu đỏ chuyển sang màu xanh.

Eriocrom black T tạo phức đỏ hoặc hồng với ion kim loại Mg2+, Zn2+, Cd2+ thường được dùng để chuẩn độ trực tiếp các ion đó trong môi trường pH = 10 dùng hỗn hợp đệm ammonia.

Ví dụ 1: Chuẩn độ cation Ca2+ và Mg2+ trong nước tự nhiên bằng EDTA, chất chỉ thị là Ericrom black T.

Trước tiên ta dùng dung dịch đệm có pH = 10 để điều chỉnh pH của dung dịch chuẩn độ có pH là 10. Cho vài giọt chất chỉ thị Ericrom T black vào:

HInd2- + Me2+ ↔ MeInd- + H+

Me2+: Ca2+, Mg2+

MeInd- có màu đỏ.

Dùng dung dịch tiêu chuẩn H2Y2- chuẩn độ dung dịch này. Tại điểm tương đương H2Y2- chiếm hết Me2+ đẩy HInd2- ra có màu xanh:

H2Y2- + MeInd- ↔ MeY2- + HInd2- + H+

Việc kết thúc chuẩn độ khi dung dịch chuẩn độ đổi màu từ đỏ tím sang xanh lam. Có thể dùng chất chỉ thị Murexít (ký hiệu H4Ind-) trong phép chuẩn độ complexon.

Murexít là muối amoni của axít pupuric C8H5O2N5, là một loại bột màu đỏ thẫm. Dung

dịch nước murexít có màu tím thay đổi theo môi trường: ở pH ≤ 9 màu tím đỏ, pH = 9 -10: màu tím, pH > 11: tím xanh. Trong môi trường axít mạnh H4Ind- có công thức cấu tạo như sau:



H4Ind- tác dụng với cation kim loại thành phức màu hồng. Dùng EDTA chuẩn độ dung dịch thì tại thời điểm tương đương EDTA dành hết cation kim loại đẩy H4R- ra nên dung dịch chuẩn độ có màu tím.

Murexít là chất chỉ thị tốt cho việc chuẩn độ trực tiếp các ion Ca2+, Cu2+, Ni2+, Ag+.

Ví dụ 2: Chuẩn độ dung dịch Ca2+ trong nước tự nhiên bằng dung dịch tiêu chuẩn EDTA với chất chỉ thị murexít. Đầu tiên dùng dung dịch NaOH điều chỉnh pH của dung dịch chuẩn độ có pH = 12. Cho tiếp một ít murexít vào:

H4R- + Ca2+ ↔ CaH2R- + 2H+

Dung dịch chuẩn độ lúc này có màu hồng.

Dùng dung dịch tiêu chuẩn H2Y2- để chuẩn độ dung dịch này. Tại điểm tươngđương:

CaH2R- + H2Y2- ⇔ CaY2- + H4R

Dung dịch lúc này có màu tím.

Việc chuẩn độ kết thúc khi dung dịch chuẩn độ đổi từ màu hồng sang màu tím.

Cách pha chế dung dịch chỉ thị:

TN1: Pha chế chỉ thị Methyl orange (MO) 0,1%

− Cân 0,1g Methyl orange (MO) trong cốc 250mL, thêm nước cất để được 100mL dung dịch chỉ thị. Khuấy đều dung dịch.

− Bảo quản chỉ thị trong chai nhựa hoặc thủy tinh có nắp đậy kín.

TN2: Pha chế chỉ thị hồ tinh bột 1%

− Cân 1g hồ tinh bột trong cốc 250mL.

− Tẩm một ít nước cất, rồi khuấy thành hồ.

− Thêm nước nóng để được 100mL dung dịch.

− Đem đun sôi trong 10 phút. Để nguội, nhỏ thêm 5 giọt formaldehit

− Bảo quản chỉ thị trong chai thủy tinh có nắp đậy kín.



TN3: Pha chế chỉ thị K2CrO4 10%

− Cân 1g K2CrO4 trong cốc thủy tinh 50mL.

− Thêm nước cất để được 10mL dung dịch chỉ thị. Khuấy đều cho tan hết.

− Bảo quản chỉ thị trong chai thủy tinh có nắp đậy kín.



TN4: Pha chế chỉ thị Eriochrome Black T (ET.00) dạng rắn

− Cân 0,1g ET.00 dạng rắn, rồi đem nghiền mịn trong cối sạch.

− Cân 10g NaCl rắn trong chén nung sạch. Đem sấy ở nhiệt độ 1050C trong 30 phút. Để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng

− Trộn trong cối sứ thành bột mịn, bảo quản trong chai nâu



TN5: Pha chế Chỉ thị Eriochrome Black T 0,3% (ET.00)

− Cân 0,3g Eriochrome Black T, dùng 20mL alcol hòa tan trong cốc 100mL, thêm nước cất đến vạch 100mL và khuấy đều dung dịch.

− Bảo quản chỉ thị trong chai thủy tinh, đậy nắp kín.

TN6: Pha chế chỉ thị Murexit 1% (ở dạng hỗn hợp rắn)

− Nghiền 0,1g chỉ thị với 10g NaCl khan (loại tinh khiết) trong cối sứ thành bột mịn. Hỗn hợp rắn có nồng độ chỉ thị là 0,1%.

− Bảo quản chỉ thị trong chai thủy tinh, đậy nắp kín và để trong bình hút ẩm.

TN7: Pha chế chỉ thị Methyl red (MR) 0,1%

− Cân 0,01g methyl red cho vào cốc 250mL, thêm 10mL alcol 95%, khuấy đều cho tan.

− Bảo quản trong chai có nắp đậy kín.

TN8: Pha chế chỉ thị Phenolphtalein (PP) 1 %

− Cân 0,1 g Phenolphtalein (PP) pha trong 10mL alcol 95%, khuấy tan.

− Bảo quản trong chai nhựa hoặc thủy tinh màu tối, đậy kín nắp.

TN9: Pha chế chỉ thị Metylen xanh 1% (MB)

− Cân 1g MB cho vào bình định mức 100ml, định mức tới vạch bằng nước cất

− Bảo quản trong chai nhựa hoặc thủy tinh màu tối, đậy kín nắp.

TN10: Pha chế chỉ thị Alizarin vàng 0,1%

Hòa tan 0,1g chỉ thị trong 100mL nước cất.



Chương 3. PHA CHẾ DUNG DỊCH THUỐC THỬ HỮU CƠ

3.1. Định nghĩa

Một hợp chất hoá học được sử dụng để phát hiện, xác định hay để tách trong quá trình phân tích hoá học một chất hay hỗn hợp của nhiều chất được gọi là thuốc thử phân tích. Do đó thuốc thử phân tích bao gồm cả những chất chỉ thị, chất điều chỉnh pH, dung dịch rửa kết tủa…

Vậy một hợp chất chứa carbon (CO2, CO, CaCO3) bất kỳ hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp được sử dụng trong hoá phân tích được gọi là chất phản ứng phân tích hữu cơ hoặc gọn hơn là thuốc thử hữu cơ.

Nghiên cứu phản ánh giữa thuốc thử hữu cơ với ion vô cơ và ứng dụng nó vào phân tích thực chất là nghiên cứu quá trình tạo phức. Sự phát triển lý thuyết hoá học trong những năm gần đây và đặc biệt là sự ứng dụng thuyết trường phối tử vào việc nghiên cứu các kim loại chuyển tiếp và phức của chúng đã giúp các nhà khoa học nói chung và phân tích nói riêng hiểu sâu sắc những yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của phức chất, bản chất phổ hấp thụ của chúng và những tính chất qúy giá khác. Chúng ta sẽ nghiên cứu thuốc thử hữu cơ trong khung cảnh của những lý thuyết hiện đại này.



3.2. Ưu điểm của thuốc thử hữu cơ

  • Độ tan rất nhỏ của hợp chất tạo bởi thuốc thử hữu cơ và ion vô cơ rất nhỏ. Vì vậy, người ta có thể rửa kết tủa cẩn thận để tách hết các chất bẩn mà không sợ mất đi một lượng đáng kể ion cần xác định. Ngoài ra, hiện tượng kết tủa theo khi dùng thuốc thử hữu cơ cũng rất ít.

  • Thuốc thử hữu cơ thường có trong lượng phân tử lớn do đó thành phần phần trăm của ion được xác định trong hợp chất tạo thành với thuốc thử hữu cơ bao giờ cũng thấp hơn trong bất kỳ hợp chất nào tạo thành bởi thuốc thử vô cơ.

  • Thành phần phần trăm của ion được xác định thấp trong sản phẩm cuối cùng làm giảm sai số tính toán, nghĩa là làm tăng độ chính xác của phương pháp phân tích.

  • Sản phẩm màu của thuốc thử hữu cơ với ion vô cơ, có cường độ màu lớn và trong nhiều trường hợp có cường độ phát hùynh quang lớn, do đó người ta có thể phát hiện cả những lượng vô cùng nhỏ ion vô cơ và định lượng chúng bằng phương pháp đo màu hoặc đo huỳnh quang một cách thuận lợi.

  • Thêm vào đó, những sản phẩm màu phần lớn là những hợp chất nội phức nên khá bền và dễ chiết bằng dung môi hữu cơ

  • Do thuốc thử hữu cơ có độ chọn lọc khá cao nên người ta có thể chọn trong mỗi trường hợp riêng biệt, thuốc thử thích hợp nhất và tìm những điều kiện thuận lợi nhất cho phản ứng tiến hành và do đó phản ứng phân tích đạt độ nhạy và độ lựa chọn cao.

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 277.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương