Chương MỞ ĐẦu về dung dịCH


Một số đặc tính cơ bản của thuốc thử hữu cơ



tải về 277.48 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích277.48 Kb.
#32183
1   2   3   4

3.3. Một số đặc tính cơ bản của thuốc thử hữu cơ

Khi nghiên cứu các thuốc thử hữu cơ người ta thường quan tâm đến các tính chất sau đây:

Độ tinh khiết: Trừ một số ít thuốc thử, hầu hết các hợp chất hữu cơ trên thị trường là không tinh khiết. Tuỳ theo mỗi trường hợp, có thể yêu cầu được làm sạch. Ví dụ: Chloranil như là một thuốc thử dịch chuyển điện tích với amino acid nên phải làm sạch trước khí sử dụng. Đây là yêu cầu đầu tiên trong nghiên cứu các thuốc thử hữu cơ.

Độ tan: Độ tan của thuốc thử trong dung môi nào sẽ quyết định phương pháp phân tích của thuốc thử ấy. Biết được độ tan chúng ta sẽ chủ động trong nghiên cứu.

Ví dụ: EDTA không tan tốt trong nước (môi trường trung tính). Để thay đổi độ tan của nó thì cần trung hòa bằng một baz. 8-Hydroxyquinoline tan yếu trong nước, nó thường không tan trong acid acetic ở dạng băng và pha loãng bằng nước, nếu phối tử hay phức của nó không tan trong nước.

Áp suất hơi: Một phức có thể có áp suất hơi cao hơn các phức khác. Những dẫn xuất của

metoxy hay etoxy có áp suất hơi cao hơn những hợp chất “bố mẹ” của chúng. Dựa trên sự

khác nhau về áp suất hơi của các phối tử hay phức của chúng, một số chất được tách bằng

phương pháp sắc khí phổ.

Độ bền: Một số phức chelate rất bền trong dung môi trơ khi phức hình thành. Tuy nhiên,

một số phức bền với nhiệt được tách bằng phương pháp chưng cất mà không bị phân huỷ.

Một vài phức nhạy với ánh sáng và không khí thì phải được bảo quản cẩn thận.

Độ phân cực: Độ phân cực của một phân tử cho biết độ tan của nó trong dung môi. Một

phân tử phân cực sẽ có thuận lợi trong dung môi chiết. Bên cạnh đó, sự tách dựa trên sự phân cực hay không phân cực của phân tử chất được chiết được sử dụng một cách rộng rãi.



3.4. Một số thuốc thử hữu cơ thường dùng

  • EDTA

  • Nessler

  • 1,10 Phenalthroline

  • Salicylic acid

  • Dithizone

  • Cupferron

  • Hydroxy quinoline

  • 4-(2-PyridylAzo) – Resorcinol (PAR)

3.5. Cách pha chế thuốc thử hữu cơ

3.5.1. 4-(2-PyridylAzo) – Resorcinol (PAR)



  • Thuốc thử 4-(2-pyridylazo)-rezocxin (PAR) là chất bột màu đỏ thắm, tan tốt trong nước, ancol và axeton, dung dịch thuốc thử có màu vàng da cam, bền trong thời gian dài.



  • Thuốc thử được dùng ở dạng muối natri với công thức phân tử C11H8N3O2Na.H2O

Tuỳ thuộc vào độ pH của môi trường, thuốc thử PAR có thể tồn tại ở các dạng:



  • pH < 2: tồn tại ở dạng H5R3+; H4R2+; H3R+

  • pH = 2,1 - 4,2: tồn tại ở dạng H2R (λmax = 383nm, ε = 1,57.104l.cm-1.mol-1)

  • pH = 4,2 - 9,0: tồn tại ở dạng HR-max = 415nm, ε = 2,59.104l.cm-1.mol-1)

  • pH = 10,05 - 13,5: tồn tại ở dạng R2-max =485nm, ε =1,73.104l.cm-1.mol-1)

Khả năng tạo phức:

  • Thuốc thử PAR được sử dụng như là thuốc thử có độ nhạy cao cho phép xác định đo màu các kim loại.

  • Tuy nhiên, thuốc thử này có nhược điểm là độ chọn lọc kém, do đó, chỉ sử dụng có hiệu quả cao khi tách, loại các yếu tố ảnh hưởng ra khỏi nguyên tố cần xác định (như chiết, sắc ký trao đổi ion... )

  • PAR tạo phức với nhiều kim loại, có các cực đại ở xung quanh 500 nm và hệ số hấp thụ mol phân tử ở những bước sóng này cỡ vài chục nghìn. Các phức của PAR với các kim loại thường tuân theo định luật Bia ở khoảng nồng độ 10-6 đến 10-4 M và những phức này thường khá bền

  • Do thuốc thử PAR là một thuốc thử có khả năng tạo phức với nhiều kim loại có độ nhạy cao, nên việc sử dụng PAR vào mục đích phân tích các nguyên tố ngày càng rộng rãi nếu người ta tìm được các điều kiện tối ưu.

  • Ở Việt Nam, đã có một số nhà khoa học sử dụng PAR để nghiên cứu xác định các nguyên tố như vàng, đồng, kẽm, thủy ngân, sắt(II). Để nâng cao độ nhạy cũng như độ chọn lọc, nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu sự tạo phức đa ligand giữa PAR và các nguyên tố bằng phương pháp đo quang.

Bảng 3.1. Khả năng tạo phức của PAR với một số ion



  • Ví dụ: Cấu tạo phức của PAR với ion Fe3+. Công thức của phức là: [Fe(PAR)2], ứng với công thức cấu tạo là:



3.5.2. EDTA (etylendiamintetraaxetic)

EDTA là bột tinh thể màu trắng, tan tốt trong nước và các dung dịch kiềm. pH của dung dịch của nước ≈ 6. Tinh thể ngậm nước C10H14N2Na2 . 2H2O (trọng lượng phân tử 372,242) giữ nguyên thành phần khi sấy không quá 800C.

Được tạo ra bằng sự methyl hoá cacboxyl tương ứng với polyamine, hoặc ngưng tụ kiềm của acid haloacetic hoặc bằng phản ứng trung hoà Strecker với KCN và HCHO (formaldehyde).

EDTA được dành riêng để chuẩn trong chuẩn độ phức chất. EDTA cũng như các complexon khác cũng được sử dụng như những tác nhân che trong những trường hợp khác của hoá học phân tích.

Acid tự do của EDTA là bột tinh thể có màu trắng và hầu như không tan trong nước và các dung môi hữu cơ. Nó tan trong acid vô cơ hoặc dung dịch kiềm. Các mẫu chứa một thuốc thử phân tích “EDTA” thường là một dihydrate, muối dinatri của EDTA (Na2H2L.2H2O)

Nó có thể được tinh chế một cách dễ dàng bằng sự kết tinh từ nước (11,1g/100g ở 20oC; 27,0g/100g ở 98oC) và thành 99,5% tinh khiết sau khi sấy ở 80oC. Sấy ở 100oC hoặc cao hơn dẫn đến kết quả mất một phần nước hydrated.

Các thuốc thử loại complexon, có hình dạng của acid tự do, là bột tinh thể trắng và rất ít tan trong nước, các dung môi hữu cơ thông thường và tan nhiều hơn khi độ kiềm của dung dịch tăng.

Do các thuốc thử có tính lưỡng tính tự nhiên, chúng cũng tan trong acid vô cơ.

Giống như các acid amino khác, các complexon tồn tại như ion lưỡng tính.

Pha chế dung dịch EDTA

a. Chuẩn bị dung dịch EDTA bán trên thị trường:

Hòa tan 37,22g EDTA trong nước và pha loãng trong bình định mức 1lít, ta được dung dịch 1M. Dung dịch này không cần phải tiêu chuẩn hóa.

Chuẩn bị dung dịch EDTA 0,05M và các dung dịch loãng hơn cũng tiến hành tương tự. Cần bảo quản các dung dịch EDTA trong lọ thủy tinh Jena đã xông hơi nước. Thủy tinh thường mà dùng để bảo quản lâu dung dịch thì bị tách ra một lượng ion Ca2+ đáng kể làm thay đổi độ chuẩn của dung dịch.

b. Điều chế dung dịch 0,1M từ axít etylendiamintetraãetic và dung dịch NaOH

Cho 14,162g axít etylendiamintetraaxetic tinh khiết đã sấy khô ở 1000C vào bình định mức 500ml và khuấy axít trong nước. Thêm vào bình 2,00g NaOH bằng cách dùng buret lấy từ dung dịch chuẩn NaOH 1N; khuấy cho tan hết rồi đổ nước tới vạch.

3.5.3. Dithizone (1,5–diphenylthiocarbazone)

Công thức phân tử: C13H12N4S. Khối lượng phân tử: 256,32

Dạng bột tinh thể màu tím đen có ánh kim, điểm nóng chảy 165oC đến 169oC, thăng hoa ở 40 đến 123oC (0,02 Torr). Thực tế không tan trong nước ở pH nhỏ hơn 7 (5 đến 7,2.10-5g/l), nhưng tan hoàn toàn trong kiềm (pH >7, > 20 g/l) có màu vàng của ion dithizoneate (HL-) (λmax = 470 nm, ε = 2,2.104) và tan trong nhiều dung môi hữu cơ khác.

Được dùng trong thương mại. Được tổng hợp bằng phản ứng giữa carbon disulfide và phenyldrazine, kèm theo đun nóng cẩn thận để oxy hóa hỗn hợp phản ứng.

Được sử dụng rộng rãi trong phương pháp chiết trắc quang để xác định các kim loại nặng như: Cd, Cu, Hg, Pb và Zn vì có tính chọn lọc và độ nhạy cao.



3.5.4. Hydroxylquinoline

Công thức phân tử: C9H7NO. Khối lượng phân tử: 145,16



Hydroxylquinoline là một thuốc thử để tách chiết, chiết trắc quang, và là chất tạo tủa cho nhiều ion kim loại ngoại trừ các cation hoá trị một. Độ chọn lọc có thể được cải thiện bằng cách chọn giá trị pH thích hợp và dùng những tác nhân che.

Hydroxylquinoline có thể tìm thấy trong công nghiệp. Thu được từ sự sunful hóa quinoline, và bằng phản ứng kiềm nóng chảy.

Hydroxylquinoline là tinh thể không màu hoặc kết tinh ở dạng bột trong suốt, điểm nóng chảy từ 74 đến 76oC, điểm bay hơi khoảng 267oC, thăng hoa trên 310 (2.10-2 Torr); hầu như không tan trong nước và erther; dễ dàng tan trong những dung môi hữu cơ và nhiều acid như acetic acid hoặc những acid vô cơ.

Sự hoà tan trong dung môi khan thì không màu, nhưng sẽ có màu vàng trong môi trường ẩm. 8–Hydroxyquinoline ổn định ở thể rắn cũng giống như ở trạng thái dung dịch, nhưng nên bảo quản chỗ tối; pKa (N+H) = 4,85 và pKa (OH) = 9,95 (µ = 0,1NaClO4, 250).

3.5.5. Cupferron

Công thức phân tử: C6H9N3O2. Khối lượng phân tử: 155,16



Cupferron có thể tạo phức, tạo kết tủa với các ion kim loại và dùng để chiết các kim loại

Cupferron là bột trong suốt màu vàng nhạt, điểm nóng chảy từ 163 đến 164oC, thăng hoa trên 30oC.

Thuốc thử này không bền dưới ánh sáng và không khí. Để giảm tối thiểu nhược điểm này, thuốc thử thường được chứa trong chai màu nâu với một ít hạt amoni carbonat như là một chất bảo quản.

Acid tự do (HL) là một chất rắn không bền màu trắng (điểm nóng chảy ở 51oC) và tự động phân hủy thành nitrobenzenediazonium, 4,4–dinitrodiphenylamine và các chất khác. Nó tan rất ít trong nước, nhưng dễ tan trong các dung môi hữu cơ khác. Nó là acid đơn chức, có pka = 4,16 ( = 0,1 NaClO4, 25oC), KD(CHCl3/H2O) pH > 3 với HCl hoặc HClO4 = 142 (nhiệt độ phòng) KD(ethylacetat/nước) = 285,6 và KD(CCl4/H2O) = 2300 (15oC).

Cupferron là phối tử hai răng với các vị trí phối trí của oxi với nhóm nitroso và oxi không mang điện tích. Hầu hết các ion kim loại trong bảng tuần hoàn được kết tủa với Cupferron trong dung dịch nước.

Cũng như một thuốc thử phân tích, Cupferron không quá chọn lọc, nhưng tính chọn lọc hơi cao hơn trong dung dịch có tính acid mạnh so với trong dung dịch có tính acid yếu. Dưới điều kiện trên, chỉ Fe(III), Hf, Ga, Nb, Sn, Ta, Ti, V và Zr kết tủa. Khi tính acid giảm, các ion khác đều bị kết tủa.

Cupferrate không quá bền khi sấy khô, chúng thường bốc cháy thành oxit trong phép phân tích trọng lượng.

Kim loại Cupferrate không mang điện tích và bão hoà phối trí, có thể được chiết trong dung môi trơ, được minh họa dưới đây:



3.5.6. 1,10-phenaltroline

Công thức phân tử: C12H8N2. Khối lượng phân tử: 180,21



1,10-phenaltroline là chất bột màu trắng. Khi kết tinh thường ngậm 1 phân tử nước (C12H8N2 .H2O), ít bay hơi theo nước. Khó tan trong nước (0.3g/100g H2O). Tan tốt trong ethanol và acid loãng.

Là thuốc thử điển hình để xác định Fe(II). Nhạy hơn NH4CNS trong acetone. Phức tồn tại dạng cation và tồn tại trong khoảng pH rộng từ 2÷9, có hấp thụ cực đại tại 508nm và ɛ=1.1*104 l.mol-1.cm-1. Phức rất bền, có cường độ màu không thay đổi trong nhiều tháng. Khoảng tuân theo định luật Lambert – Beer là 0,13÷5 g/mL.

1,10-phenaltroline chỉ có phản ứng lên màu với Fe2+, do đó có thể xác định hàm lượng Fe2+ khi trong dung dịch tồn tại Fe3+. Muốn xác định Fe tổng, cần phải chuyển Fe3+ về Fe2+ bằng dung dịch hydroxylquinoline, hydroxylamine clohydric, hydrazin hoặc acid ascorbic.

Thuốc thử này cũng tác dụng với Pd cho hợp chất ít tan. Để tách Pd ra khỏi Rh và phân tích vi lượng Pd.

1,10-phenaltroline là thuốc thử của Cu trong nhiều trường hợp

Phản ứng tạo phức với Fe2+:

Pha chế dung dịch 1,10-phenaltrolein 0,5%

− Cho 0,1g (1-10 phenaltrolein) vào cốc chứa nước cất, đun nóng đến khoảng 80oC.

− Khuấy cho tan

− Từ từ thêm vào vài giọt HCl đặc, cho đến khi thấy dung dịch không vẫn đục, trong suốt.

− Thêm nước đủ 20mL



3.5.6. Nessler

Thuốc thử Nessler dùng để xác định NH4/NH3

Cách pha thuốc thử Nessler: Hòa tan 10g KI trong 10mL nước, vừa thêm từng ít một vừa khuấy dung dịch bão hòa HgCl2 cho tới khi xuất hiện tủa đỏ bền. Thêm 30g KOH cho tan tủa hết, sau đó thêm 1mL dung dịch bão hòa HgCl2. Pha loãng vừa đủ 200mL bàng nước.

Trong nước NH3 có thể xác định được nhờ phương pháp đo quang. NH3 tác dụng với thuốc thử Nessler trong môi trường kiềm cho ra sản phẩm có màu vàng. Đo độ hấp thu của dung dịch khi phản ứng xảy sau 10phút tại bước sóng 430nm.

Phản ứng Nessler:

Nguyên lý: NH3 + dd Nestler (HgCl2 + KI + KOH) → NH2Hg2IO (ioduadimercua amonium màu vàng) + KCl + H2O

Ion NH4+ phản ứng với thuốc thử nessler tạo thành phức dạng keo màu vàng cam.

Đo hấp thu của phức ở λmax = 400 - 410 nm





Chương 4: PHA CHẾ DUNG DỊCH ĐỆM

4.1. Định nghĩa

Dung dịch đệm là một dạng dung dịch lỏng chứa đựng trong đó một hỗn hợp axit yếu và bazơ liên hợp của nó hoặc bazơ yếu và axit liên hợp.

Ví dụ: Dung dịch chứa hỗn hợp một acid yếu (acetic) với muối của nó (natri acetat) trong dung dịch có các cân bằng:

CH3COOH + H2O CH3COO- + H3O+

Axit Bronsted Bazơ liên hợp

Dung dịch chứa bazơ yếu (ví dụ amoniac) với muối của nó (ví dụ muối amoni clorua), trong dung dịch có cân bằng:

NH3 + H2O NH4+ + OH-

Hai dung dịch trên đều được gọi là dung dịch đệm



4.2. Tính chất dung dịch đệm

Dung dịch đệm là dung dịch có pH không biến đổi (hoặc biến đổi ít) trong các trường hợp:

1. Khi pha loãng;

2. Khi thêm vào một lượng nhỏ axit hoặc bazơ. Dung dịch đó có nồng độ axit và bazơ liên

hợp với nó cao và xấp xỉ bằng nhau là tốt nhất.

Ảnh hưởng của sự pha loãng: Giá trị pH của dung dịch đệm thực tế không thay đổi khi pha loãng.

Ví dụ: pH của dung dịch chứa 0,400 M axit focmic và 1,00 M natri focmiat bằng bao nhiêu? Tính pH của dung dịch khi pha loãng 50 lần?

Nồng độ của ion hiđro trong dung dịch đó được xác định bằng cân bằng của phản ứng:

H2O + HCOOH ↔ H3O+ + HCOO

hằng số cân bằng của cân bằng đó là:

Theo điều kiện bài tập:



Từ đó: [H3O+] = 7,08.10–5 mol/l

→ pH = –log(7,08.10–5) = 4,15

Sau khi pha loãng 50 lần:

CHCOOH = 0,400/50 = 8,00.10–3 M

CHCOONa = 1,00/50 = 2,00.10–2 M

Nếu giả thiết rằng, hiệu số [H3O+] – [OH] nhỏ so với CHCOOH và CHCOONa ta có:

[H3O+] = 7,08.10–5 mol/l; pH = 4,15.

Kết luận: Giá trị pH của dung dịch đệm hầu như không thay đổi khi pha loãng 50 lần.

Thêm axit và bazơ vào dung dịch đệm: Khả năng của dung dịch đệm giữ không đổi giá trị

pH khi thêm axít hoặc bazơ.



Ví dụ: Hãy tính xem pH biến đổi như thế nào nếu thêm vào 400 ml dung dịch đệm chứa

NH3 0,200 M và NH4Cl 0,300 M.

1. 100 ml NaOH 0,0500 M;

2. 100 ml HCl 0,500 M.

Chúng ta tính giá trị pH ban đầu, khi giả thiết rằng:

[NH3] = 0,200 M

[NH4]+ ≈ [NH4Cl] = 0,300 M

và thay thế những giá trị đó vào phương trình hằng số phân li:



[OH] = 1,17.10–5 mol/l; pH = 14,00 – (–log1,17.10–5) = 9,07







Kết luận: pH của dung dịch đệm khi thêm axít hoặc bazơ thay đổi không đáng kể. Dung dịch đệm có khả năng ổn định pH của dung dịch khi thêm axít hoặc bazơ.



4.3. Ứng dụng của dung dịch đệm

Khả năng chống lại sự thay đổi pH đột ngột giúp dung dịch đệm được dùng phổ biến trong các quá trình hoá học và cần thiết cho các chu trình hoá sinh. Đệm lý tưởng cho một độ pH xác định cần phải có một con số pKa bằng với pH, vì thế mới tạo được dung dịch có khả năng đệm tối đa.

Dung dịch đệm giúp giữ nguyên độ pH cho các enzym trong các cơ thể sống hoạt động. Nhiều enzym chỉ hoạt động trong một điều kiện cố định; nếu độ pH vươn ra xa mốc ban đầu, enzym sẽ bị chậm hoá, ngừng làm việc hoặc tệ hơn là bị biến tính, do đó mãi mãi mất đi khả năng xúc tác.

Hỗn hợp đệm của axit cacbonic (H2CO3) và bicacbonat (HCO3) hiện diện trong huyết tương, nhằm duy trì pH trong giữa 7,35 và 7,45.

Trong công nghiệp, dung dịch đệm được dùng trong các quá trình lên men và được dùng trong từng trường hợp nhuộm riêng lẻ. Chúng cũng được dùng trong ngành hoá phân tích và chuẩn độ pH.

4.4. Các loại dung dịch đệm thường gặp

Đệm axetat

Đệm photphat

Đệm photphat - xitrat

Đệm amonia

Đệm xitric

Đệm borat

Đệm photphat – borat

Tris đệm

4.5. Cách pha dung dịch đệm


  • Dựa vào phương trình Henderson-Schwazenbach:

Trong phương trình trên pKa là hằng số nên tỷ số quyết định giá trị pH của dung dịch, nhưng trong thực tế, điều đó chỉ đúng trong một khoảng xác định. Khi tỷ số này rất lớn hoặc rất nhỏ, phương trình trên trở thành không đúng và không thể áp dụng được.

  • Phải tra pKa dạng axít trước.

  • Ta tính toán nồng độ A- và nồng độ HA theo công thức trên.

  • Từ thể tích đệm cần pha, ta tính lại lượng tác chất cần lấy.

  • Pha đệm trong dung môi phù hợp.

  • Đo pH lại để xác định pH đúng của đệm.

Chương 5. PHA CHẾ DUNG DỊCH CHUẨN

5.1. Định nghĩa

Dung dịch chuẩn là dung dịch có nồng độ chính xác dùng trong phân tích

Dung dịch chuẩn phải được pha chế và bảo quản đặc biệt cẩn thận.

Mức độ tin cậy của 1 phương pháp phân tích được quyết định bởi mức độ tin cậy của nồng độ dung dịch chuẩn.

Người ta pha dung dịch chuẩn có nồng độ rất gần đúng so với nồng độ yêu cầu. Sau đó người ta chuẩn độ lại bằng “dung dịch chuẩn gốc”.

5.2. Chất chuẩn gốc

Chất chuẩn gốc là chất rất tinh khiết, có thể trực tiếp cân rồi hòa tan để thu được dung dịch có nồng độ chính xác.

Độ đúng của kết quả phân tích chuẩn độ phụ thuộc rất nhiều vào chất chuẩn gốc được dùng để thiết lập (trực tiếp hoặc gián tiếp) nồng độ dung dịch chuẩn. Các chất được chấp nhận là chất chuẩn gốc tốt cần phải thoả mãn một loạt những đòi hỏi quan trọng:

1. Chúng phải có độ tinh khiết cao nhất, hơn nữa phải có những phương pháp đơn giản, tin cậy để khẳng định độ tinh khiết của chúng.

2. Phải bền, nghĩa là không tác dụng với các cấu tử của khí quyển.

3. Không chứa nước hiđrat. Không phải là chất hút ẩm hoặc có xu hướng phong hoá khó làm khô và khó cân.

4. Phải dễ kiếm (giá thành vừa phải).

5. Có phân tử gam mol đủ cao. Khối lượng chất cần thiết để chuẩn hóa hoặc để điều chế dung dịch có nồng độ đã cho sẽ càng lớn nếu phân tử gam của nó càng lớn. Khi khối lượng tăng sai số của phép cân sẽ giảm, phân tử gam càng cao có khả năng làm giảm sai số cân càng lớn.

Chỉ có một số ít chất thỏa mãn hoặc hầu như thoả mãn các yêu cầu đó và do đó số chất đủ quy cách dùng làm chất chuẩn gốc bị hạn chế.

Trong một số trường hợp, thay thế cho chất chuẩn thứ nhất phải dùng chất kém tinh khiết

hơn. Độ tinh khiết của chất chuẩn thứ hai đó cần phải được xác định bằng con đường phân tích cẩn thận.

Dung dịch chuẩn lý tưởng để phân tích chuẩn độ cần phải có những tính chất sau:

1. Sau khi điều chế nồng độ của nó phải không biến đổi trong thời gian bảo quản lâu (trong một vài tháng hoặc hàng năm), không cần phải chuẩn hóa lại.

2. Phản ứng nhanh với chất cần xác định để thời gian chờ đợi sau khi thêm từng phần nhỏ

thuốc thử phải ngắn.

3. Phản ứng giữa thuốc thử và chất cần xác định cần phải xảy ra đủ hoàn toàn để có thể

xác định điểm cuối đủ thoả mãn.

4. Phản ứng giữa thuốc thử và chất cần xác định cần phải xảy ra hợp thức, nếu khác đi thì

không thể tính trực tiếp khối lượng chất cần xác định.

5. Cần phải có phương pháp xác định điểm tương đương của phản ứng giữa thuốc thử với

chất cần xác định, nghĩa là có phương pháp xác định điểm cuối đủ thoả mãn.

Hiện nay, chỉ có một số ít trong những thuốc thử đã được sử dụng thoả mãn hoàn toàn tất cả các yêu cầu đó.



5.3. Các loại dung dịch chuẩn

Dựa vào mục đích sử dụng dung dịch chuẩn trong phân tích, có thể chia dung dịch chuẩn làm 3 loại chính:

Các dung dịch chuẩn dùng trong chuẩn độ thể tích. Ví dụ: dung dịch AgNO3, KMnO4, NaCl, NaOH, HCl, H2SO4, Na2S2O3, EDTA, K2Cr2O7, I2, H2C2O4

Các dung dịch chuẩn dùng trong phương pháp phân tích quang học: dung dịch Fe2+, NO3-, NO2-, NH3, SO42-, PO43-



Các dung dịch chuẩn dùng trong phương pháp phân tích thiết bị phân tích sắc kí:

Các chất chuẩn cho phân tích GC, LC thường được ghi rõ trên nhãn do pha chế trong các dung môi khác nhau.

Pha chế chất này trong các dung môi hữu cơ sử dụng bình định mức đã được hiệu chuẩn.

Thao tác pha chế phải nhanh và chính xác do đó người pha chế phải được đào tạo và có kỹ năng, thao tác tốt mới thực hiện được chính xác quá trình pha chế này.

Các dung dịch chuẩn thường dùng: acid benzoic, aicd sorbic,aflatoxin, các hóa chất bảo vệ thực vật, các loại kháng sinh

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 277.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương